KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (2) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (2)

03.07.2009 02:42 - đã xem : 2703

Người xưa có câu: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, cho nên khi đau bệnh thì phải tìm cách để chữa trị, nghĩa là phải tìm đến những thầy thuốc (bác sĩ) để chẩn bệnh và kê toa thuốc. Đối với tôn giáo Islam thì vấn đề này không cấm, bởi vì khi Allah đã cho một loại bệnh nào đến nhân loại thì song song đó Ngài cũng ban cho một hay nhiều loại thuốc để trị bệnh đó. Nhưng có qua khỏi cơn bệnh hay không đó là vào sự lệ thuộc của Ngài. Vấn đề này có rất nhiều hadith ghi lại như sau:

GIÁO LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHỮA TRỊ BỆNH

*- Ông Usamah Ibnu Shariek (R) thuật lại là: “Tôi đến gặp Thiên-Sứ (saw) trong lúc mà các môn đệ của Người đang ngồi im lặng và chăm chú nghe Người giảng dạy. Sau khi salam cho họ xong thì tôi ngồi xuống để cùng lắng nghe sự giảng dạy của Người, đột nhiên trong đám có rất nhiều người Arab du mục đến từ khắp nơi hỏi Thiên-Sứ rằng: - Thưa Thiên-Sứ! Chúng tôi có được quyền trị bệnh không? Thiên sứ (saw) trả lời: [Hãy trị bệnh, vì rằng Allah tạo ra cơn bệnh thì Ngài cũng ban thuốc để trị nó, mà không phải một thứ. Hãy điều trị cho đến cùng…]. Do Ahmad, As Ha’Bussunan và At Tirmizi ghi lại.

*- Ông Jabir (R) thuật lại lời phán của Rosul (saw) rằng : [ Mỗi cơn bệnh đều có thuốc để trị và nếu uống đúng thuốc của nó thì cơn bệnh sẽ tan đi, đó cũng là do ý muốn của Allah vậy ]. Muslim ghi lại.

*- Rosul (saw) cũng đã nói rằng: [Allah không đặt để ở thế gian này một thứ bệnh nào mà Ngài không kèm theo phương thuốc để trị bệnh đó. Hãy săn sóc lấy các ngươi].  Do Ibnu Majah và Al Hakim ghi lại.

Có người hỏi rằng: “Vậy, những người Muslim được quyền trị bệnh bằng những thứ thuốc có pha trộn những chất mà Islam cấm như rượu hay gì khác không?”

Trả lời: - Không có một hệ phái nào hay một vị Ulama nào nói rằng Islam cho phép uống thuốc nào đó có chất rượu hay những chất gì đã bị Islam cấm. Bởi vì, những gì đã bị cấm (Haram), thì lúc nào cũng là Haram cả. Để chứng minh, có một hadith kể lại như sau:

*- Ông Waail Ibnu Hajar Al Hadromy (R) thuật lại là ông Tarik Ibnu Suwaid (R) hỏi Thiên-Sứ về rượu được người ta ngâm thuốc để uống có được không? Thiên-Sứ (saw) trả lời rằng: [Đây không phải là thuốc, mà nó sẽ còn làm cho người ta mang bệnh thêm].  Do Muslim, Abu Dawud và At Tirmizy ghi lại.

*- Bà Ummul Salam (R) thuật lại là Thiên-Sứ (saw) có nói rằng: [Allah không tạo sự bình phục cho các người qua những liều thuốc có những chất mà Ngài đã cấm].  Do Al Bukhory và Ibnu Habban xác nhận là hadith này hoàn toàn đúng. (Có một hadith khác của Al Bukhory thuật lại cũng cùng ý nghĩa trên nhưng qua lời thuật lại của ông Ibnu Masud (R)).

*- Ông Abu Hurairoh (R) thuật lại lời của Thiên-Sứ (saw) là: “Rosul (saw) đã cấm không được chữa trị bằng những loại thuốc không lành mạnh (có chất độc hay ma tuý) vì sợ sẽ bị ảnh hưởng sau này cho thân thể”. Do Ahmad, Muslim, At Tirmizy, và Ibnu Habban ghi lại.

Islam cũng không cấm người Muslim đi đến những bác sĩ ngoại đạo để chẩn bệnh, và cũng không có sự phê bình nào về vấn đề bác sĩ đàn ông khám bệnh cho người đàn bà hay ngược lại (nếu là trường hợp không thể được lựa chọn).

          Theo Al-Bukhory thuật lại từ bà Rubia’ah bintu Muawas ibnu Gufro’u (R): “Có lần Bà cùng với những nữ y tá khác đi tiếp tế lương thực và băng bó vết thương cho những người bị thương cũng như đã di chuyển những tử thi về Medina”.

          Tóm lại, người Muslim không được dùng những loại thuốc trị bệnh có chứa đựng những chất haram (bị cấm), và cũng không trị bệnh theo kiểu “mê tín dị đoan” như làm bùa ngải hay lên đồng lên cốt… Theo giáo lý Islam thì vấn đề nam nữ (có thể cưới hỏi được) mà tiếp xúc hay chung đụng với nhau là điều cấm đoán, nhưng trong trường hợp bệnh hoạn thì sự chẩn bệnh của bác sĩ (nam) với người bệnh nữ hay sự săn sóc (của những nữ y tá) đối với bệnh nhân (nam), hoặc vấn đề mai táng cho người chết trong trường hợp khẩn cấp hay bất khả kháng mà không đúng theo giáo lý (nam tắm cho nam, nữ tắm cho nữ), thì tất cả những điều không thể chọn lựa trên đều được du di cho phép trong sự chung đụng (giữa nam và nữ).

TRỊ BỆNH BẰNG CÁCH ĐỌC KINH QUR’AN HAY ĐU’A (CẦU XIN)

          Theo sunnah của Rosul (saw) có hướng dẫn cộng đồng của Người một phương cách trị bệnh bằng niềm tin của mình đó là: “Đọc kinh Qur’an hay đu-a (cầu xin) với Allah, sau đó thổi vào vết thương hoặc thổi vào ly nước rồi cho người bệnh uống”. Nghĩa là chỉ được quyền đọc kinh Qur’an và biết ý nghĩa của nó, cũng như những lời cầu nguyện (đu-a) mà mình hiểu được, và nó không mang ý nghĩa phản lại (shirik) với Allah.                                                

Mới nghe qua tưởng rằng đây là chuyện thần thoại, nhưng hãy xem lại những hadith đã truyền lại sau đây:

      *- Ông Awful Ibnu Malik có thuật lại rằng: “Vào thời kỳ Jahiliyah (Trước khi Rosul truyền bá Islam) chúng tôi thường đọc những bài cầu nguyện với Allah để trị bệnh. Sau khi Rosul (saw) truyền bá giáo lý Islam thì tôi có hỏi Rosul (saw) về việc này theo Islam có được không thì Rosul (saw) nói rằng: ‘Hãy đọc cho Ta nghe bài đó xem?’, sau khi nghe xong Rosul (saw) trả lời: ‘Các ngươi được quyền trị bệnh bằng cách này, nếu nó không mang ý nghĩa phản lại Allah’”.  Do Muslim và Abu Dawud ghi lại.

     *- Ông Ar Robia’u nói: “Tôi có hỏi ông Imam Shafi’y về vấn đề đọc kinh cầu nguyện để trị bệnh, ông nói: ‘Không sao cả, nếu những lời cầu nguyện đó là những lời kinh trong Qur’an (nguyên văn) hay lời tụng niệm Allah’”.

VÀI LỜI ĐU’A LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

          *- Bà Aysah (R) (Mẹ của những người tin tưởng) thuật lại rằng: “Rosul (saw) thường trị bệnh cho thân quyến của Người bằng cách: Người dùng tay mặt vuốt lên nơi đau và cầu nguyện rằng: [ Thưa Allah, Chủ của nhân loại, xin Ngài trút bỏ sự đau đớn và chữa lành bệnh này, vì không ai chữa trị được chỉ có Ngài duy nhất mà thôi và Ngài là Đấng Cứu Vớt, cầu xin Ngài Cứu Vớt vì chỉ có sự cứu vớt của Ngài mới lành được cơn bệnh này…] Do Al Bukhory và Muslim ghi lại .

          *- Ông Osman Ibnu Al A’shi đến than thở với Rosul (saw) là trên người ông có một chỗ đang đau. Rosul (saw) liền dạy ông ta rằng: ‘Hãy để tay mặt vào nơi mà ông cảm thấy đau và cầu xin “Nhân danh Allah”, rồi nói tiếp câu sau đây bảy lần: ‘Cầu xin sự huyền bí, vạn năng của Allah, xin Ngài trút bỏ sự bất lành mà hiện tại tôi đang gặp phải cũng như trong tương lai’ (ý nói về cơn bệnh). Khi trở về nhà thì tôi làm theo như Người chỉ dạy, thế là Allah cho tôi hết đau. Sau đó, tôi khuyên thân nhân và bạn bè của tôi hãy chữa trị bằng cách này”.  Do Muslim ghi lại.

          *- Ông Saad ibnu Abi Wakoosa thuật lại rằng: “Tôi bị bệnh, Rosul (saw) đến thăm tôi và đã cầu xin với Allah như sau: - Xin Allah cứu chữa Saad, xin Allah cứu chữa Saad, xin Allah cứu chữa Saad. Rosul cầu xin với Allah như vậy ba lần.  Do Muslim ghi lại.

KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐEO BÙA ĐỂ HỘ THÂN…

          Rosul (saw) cũng đã cấm không cho những người Muslim được phép đeo bùa để hộ mạng hay để tránh tà ma hay phòng ngừa có người ám hại, qua hadith sau:

          *- Ông Utbah Ibnu Amir (R) thuật lại lời nói của Rosul (saw) như sau: [Những ai đeo bùa để hộ thân thì không bao giờ Allah bảo vệ cho người đó, và những ai đeo bùa phép để tránh tà ma hay tai nạn thì Allah sẽ không xua đuổi tà ma ra khỏi người đó và cũng không ban sự an thân cho người đó]. Do Ahmad và Al Hakim ghi lại, được xác nhận là hadith soheh.

Theo văn tự Arab: “At Taminah” có nghĩa là dùng giấy hay vải viết ‘nguệch ngoạc’ vài hàng trên đó rồi cho rằng đây là bùa phép hãy đeo vào cổ tay, cổ chân hay cần cổ của trẻ em hoặc ngay cả người lớn nữa. Họ cho rằng nhờ bùa phép này mà tránh tà ma hay người khác ám hại. Nhưng hãy hiểu rằng Islam đã cấm những người tin tưởng không được sử dụng bùa ngải, và Rosul (saw) đã cầu nguyện với Allah xin Ngài hãy trừ khử những người làm bùa cũng như đeo bùa phép này, vì đó là sự mê tín dị đoan rất trầm trọng. Allah sẽ nguyền rủa những người này và không bao giờ che chở cho họ, bởi vì những người đeo bùa ngải thì luôn luôn nghĩ rằng: ‘Bùa phép đó sẽ làm bùa hộ thân cho họ hoặc che chở cho họ tránh khỏi bệnh hoạn, tai nạn hay tránh người khác có ý ám hại họ, nhưng họ đã quên rằng nếu ai vướng vào tội đó thì Allah sẽ không bao giờ tha thứ cho họ, vì những tội danh trên rồi sẽ từ từ đi đến tội phản lại (shirik) với Ngài’.

*- Một Hadith do Al Hakim và Ibnu Habban thuật lại câu chuyện của ông Ibnu Masud (R) như sau: “Có một hôm, ông Ibnu Masud bước vào nhà, thấy trên cổ vợ ông có đeo một sợi dây (bùa), ông ta nổi giận và giật nó ra rồi nói: - Gia quyến của A’la Abudolloh đã trở thành người khá giả, hiểu biết, vậy mà các người lại muốn tạo phản với Allah khi đã được Ngài cứu vớt hay sao? Rồi ông ta nói tiếp: Ta đã được nghe Rosul (saw) nói rằng: [Thật vậy, đọc bùa, đeo bùa, làm bùa yêu, tất cả đều là shirik cả]”.

Một người hỏi: “Hỡi ông Aba Abdulloh! Đọc bùa, đeo bùa, thì chúng tôi đã rõ, còn làm bùa yêu thì thế nào? Ông ấy trả lời:  - Đó là những loại bùa mà người đàn bà hoặc đàn ông làm cho chồng hay vợ của họ yêu thương nhau (đều cấm)”. Do Al Hakim và Ibnu Habban thuật lại.

          Tóm lại những điều sau đây bị cấm (Haram):

          - Đọc những câu thần chú, hay những bài bùa phép không phải lời phán của Allah và những lời cầu xin không phải ở Allah.

        - Làm bùa ngải đeo vào mình hay để ở nhà để trừ khử tà ma hay sợ ai ám hại.

        - Làm bùa yêu để quyến rũ đàn ông hay đàn bà, dù là vợ chồng cũng không được phép.

*- Ông Isa Ibnu Hamzah (R) thuật lại là: “Tôi đi gặp ông Abdulloh Ibnu Hakim, tình cờ gặp bà Hamroh ở đó, bà hỏi ông Abdulloh:  ‘Ông có đeo bùa không?’ Ông Abdulloh trả lời : - Cầu xin Allah giúp chúng ta xa lánh xa việc này, vì Rosul (saw) đã bảo: [Ai đeo bất cứ những bùa phép gì vào thân, thì họ sẽ phó thác vào những vật gì mà họ đang đeo]. Do Abu Dawud ghi lại.

(Vì khuôn khổ đề tài có giới hạn, chúng tôi không thể dẫn giải nhiều hơn. Chúng ta chỉ nên hiểu rằng khi một người làm bùa hay đeo bùa để dùng chữa trị bệnh, hay tránh tà ma ám hại… thì sau đó họ sẽ cho rằng “Nhờ bùa phép đó họ mới thoát nạn”, từ đó họ sẽ quên đi Allah và sẽ ca tụng những người thầy bùa thầy ngải đó đã làm cho họ hết bệnh, vô tình họ đã phạm tội “shirk” với Allah mà họ không hay biết. Để hiểu rõ thêm về đề tài này, xin quí độc giả tìm hiểu rõ hơn qua chương mục “Kitab Al Tawhid”).

SỐ MẠNG?

Theo Islam thì mỗi người đều có số mạng hay tất cả những gì trên thế gian này đều đã được Allah an bài. Nhưng đừng nghĩ như thế mà thụ động rồi phó thác tất cả cho Allah. Bởi vì, số mạng mà Allah an bài đó thì không một ai biết được nó sẽ diễn biến như thế nào, cho nên hãy dùng trí khôn mà Allah đã ban để lựa chọn trong những trường hợp cần thiết. Cũng nên biết rằng tất cả mọi việc đều do Allah an bài, nhưng không phải vì thế mà nhắm mắt để chờ chết. Xin dẫn chứng một vài câu chuyện như sau:

“Có một người chăn nuôi bầy cừu trong giữa cánh rừng hoang vắng và đúng lúc mà người và thú đều đói khát, như vậy người chăn cừu phải tìm nơi có nước để uống hay cứ ở lại đó chờ chết vì số mạng đã được Allah an bài??? Nếu anh muốn đi tìm nguồn nước để uống thì xung quanh anh có hai con đường để chọn: Một là đến một nơi hơi xa mà anh nghĩ rằng ở đó có thể có nguồn cung cấp nước, hai là nhắm mắt đi đại về hướng khác mà chưa biết sẽ đi đến đâu? Vậy thì, giữa hai con đường này, ít ra chúng ta cũng phải chọn nơi hi vọng có thể có nước rồi mới phó thác cho Allah, chứ không thể nhắm mắt mà đi rồi phó thác cho Allah được, bởi vì Allah ban cho con người có đầu óc thì phải tính toán và cân nhắc, cho nên Islam bảo chúng ta hãy dùng lý trí khôn ngoan để kiểm soát cuộc sống, còn mọi việc thành hay bại là do sự quyết định của Allah”. Chính vì ý tưởng này mà Rosul (saw) đã căn dặn những người chăn nuôi ngày xưa không nên cho những con lạc đà đã bị bệnh truyền nhiễm để sống chung với những con lạc đà đang khoẻ mạnh khác… (Đừng dùng ý tưởng phó thác cho Allah quyết định khi biết rõ rằng bệnh truyền nhiễm sẽ lây qua những con lạc đà đang khỏe mạnh…).

         Một câu chuyện khác: Có một người đang bị bệnh “cùi” muốn vào thành phố Medinah gặp Rosul (saw) để xin tuyên thệ gia nhập Islam. Rosul (saw) nghe rất vui nhưng Người bảo một người hãy đến đó tiếp nhận (đại diện Allah) lời tuyên thệ của người đó và khuyên bảo bệnh nhân này đừng vào thành phố Medinah, bởi vì đây là vấn đề để tránh gây hại, sức khỏe đến người khác.

*- Ông Usamah Ibnu Zaidun (R) thuật lại lời nói của Rosul (saw) về bệnh dịch tả như sau: [Allah trừng phạt dân tộc Do Thái bằng cách gieo bệnh dịch tả xuống cho họ, một khi các ngươi đang ở trong vùng bị nạn dịch đó, thì đừng có đi ra, và nếu các ngươi đang ở ngoài vùng đó thì đừng bước vào]. Do At Tirmizy ghi lại. Hadith Hasan Soheh.

Qua một hadith dài khác thuật lại: “Khi ông Omar Ibnu Al Khottob (R) dẫn đoàn quân và một số sohabah đi vào đất Sham (Syria)… khi biết ở đó đang có nạn dịch tả thì ông Omar ra lệnh dừng chân rồi hỏi ý kiến bạn hữu.

        - Có người cho rằng: - Không nên đi vào đó.

        - Người khác lại nói rằng: - Chúng ta đã đến đây rồi, không lẽ phải sợ lây bệnh mà không đi vào sao?

           Sự bất đồng ý kiến này đã làm cho ông Omar khó xử… Qua một đêm trằn trọc thì sáng hôm sau có ông Abdurrohman Ibnu Awf (R) đến gặp ông Omar (R) (hôm trước ông đã vắng mặt vì có chuyện riêng) và nói rằng : - Tôi có hiểu biết về vấn đề này, vì tôi có nghe Rosul (saw) nói rằng : [Một khi các người có nghe biết về nơi nào có bệnh dịch tả, thì đừng bước vào, và nếu các người đang ở trong vùng bị bệnh dịch tả, thì đừng có ra khỏi vùng đó]. Nghe vậy ông Omar ® nói: - Xin tạ ơn Allah, rồi ra lệnh nhổ trại trở về. Hadith này do Al Bukhory thuật lại. (Trích từ kitab Fick Sunnah. Q (1) trang (417-418).

Đã là con người thì ai lại không chết, nhưng cái chết không phải là cái đích cuối cùng, cũng không phải là giải pháp cuối cùng của ta, nhưng đó là con đường tự nhiên mà Thượng Đế đã tạo ra, ai ai cũng phải đi theo, dù sớm hay muộn. Allah có phán với ý nghĩa là: “...Quả thật, khi thời hạn do Allah ấn định đã mãn thì sẽ không còn việc gia hạn nữa, nếu các người biết”.  S : 71 (4)

Qua lời thuật của ông Ibnu Omar (R): “Thiên-Sứ (saw) đã vịn vai tôi và nói rằng: [Hãy nghĩ rằng, các người là kẻ xa lạ ở cuộc đời này hoặc cuộc sống của các người tựa như khách băng qua đường mà thôi].  Do Al Bukhory ghi lại.

          Ông Ibnu Omar (R) thường nói: “Khi đêm đã đến, đừng chờ trời sáng, khi trời đã sáng rồi thì đừng chờ đến tối. Hãy tận dụng lúc các người còn khoẻ để đền bù lại khi các người bệnh và hữu dụng cho cuộc sống trước khi chết”.

          Ý nghĩa của lời nói đó: Công việc hành đạo như hành lễ, nhịn chay, Hadj v.v…, hay những công việc liên quan đến cuộc sống mà ta bị lệ thuộc vào nó, ta phải thi hành tức khắc, đừng chờ đến mai, vì thời gian trôi qua không bao giờ trở lại, nếu ta bị lâm bệnh làm sao ta có thể hành đạo, và khi gần chết làm sao ta có thể kịp hối hận, ăn năn, hơn nữa ta không biết được ngày mai ta sẽ ra sao? Không ai biết được đâu là mồ chôn của mình cho nên ta phải lợi dụng những thì giờ quý báu mà Allah ban cho để hành đạo từ bây giờ. Vì đời chỉ là giao điểm cho mục đích cuối cùng của ta là ở Ngày Sau, nghĩa là sự sống sau Ngày Tận Thế. Vì rằng, số mạng hay giây phút mà Allah đã định sẵn cho mỗi người không ai biết trước được, khi nó đến rồi thì không nhanh cũng không trễ một giây nào, cũng như không có một ai có thể đối phó được…, vì thế tốt hơn hết cho những ai luôn nghĩ đến cái chết mà lo sợ sẽ mang tội. Nên chuẩn bị sẵn sàng để ra đi với những vốn liếng mà họ đã gặt hái trước đó. Allah đã phán:

“Hỡi nhân loại! Hãy sợ Rabb (Allah) của các người và sợ Ngày mà tuyệt đối người cha sẽ không giải cứu được con cái và con cái cũng sẽ không giải cứu được người cha. Quả thật, Lời hứa của Allah sẽ thật sự. Bởi thế, chớ để cho đời sống trần tục này đánh lừa các người và chớ để cho tên trùm lừa gạt (Shayton) đánh lừa các người về Allah – Quả thật, chỉ riêng Allah biết rõ khi nào Giờ (xét xử) sẽ xảy ra. Và Ngài cho mưa xuống và biết cái (bào thai) nằm trong dạ con (của các bà mẹ). Và không một người (linh hồn) nào biết rõ vật gì y sẽ kiếm được ngày mai; và không một linh hồn nào biết được đâu là mảnh đất mà y sẽ chết (và được chôn). Quả thật, Allah Rất mực Hiểu biết, Rất mực Am tường”.   S. 31 : 33-34

(Hết phần 2)

Do Nhóm học viên Val D'Oise (France) soạn thảo qua sự hướng dẫn của Sheirk Mohamad HOSEN

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIẾU THẢO - CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN...

Hỡi những người con, hãy bám lấy chân của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự hài lòng của cha mẹ trước khi cơ hội không còn, bởi quả thật, không có sự chia cắt nào đau lòng bằng thời khắc chúng ta phải đắp từng nấm đất lên cơ thể của cha mẹ...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIỂM HỌA CỦA SỰ ĐEO HAY TREO...

Tamimah là những vật thể được đeo lên người hoặc treo trên xe hơi, treo trên tường nhà được làm bằng vải lụa, dây thừng,  da thú, võ cây hay võ sò, nanh vuốt hay xương động vật... mà người đeo hoặc người treo có đầu óc tư tưởng nó sẽ mang lại lợi ích chống lại sự xui xẻo đến với mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?