KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (4) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (4)

17.02.2010 03:37 - đã xem : 2850

Một từ ngữ Arab dịch sang tiếng Việt có nghĩa gần giống như chữ “Để tang”. Nhưng nghĩa chữ ‘để tang’ của Islam là: Trong vòng ba (3) ngày sau khi chồng chết thì người vợ không được phép trang điểm, đánh phấn tô son, sức dầu thơm, mặc quần áo đẹp hay tóm lại những gì mang ý nghĩa làm đẹp để trưng diện…

NGƯỜI VỢ ĐỂ TANG CHỒNG?  


Một từ ngữ Arab dịch sang tiếng Việt có nghĩa gần giống như chữ “Để tang”. Nhưng nghĩa chữ ‘để tang’ của Islam là: Trong vòng ba (3) ngày sau khi chồng chết thì người vợ không được phép trang điểm, đánh phấn tô son, sức dầu thơm, mặc quần áo đẹp hay tóm lại những gì mang ý nghĩa làm đẹp để trưng diện…


Nếu người vợ không có mang thai với người chồng qua đời này thì phải chờ đợi một thời gian là bốn (4) tháng mười (10) ngày mới được phép tái giá, nếu trong trường hợp người vợ đang mang thai của người chồng quá cố này thì phải chờ đợi sau khi sanh xong và qua thêm thời hạn là bốn chục (40) ngày kiêng cử nữa thì mới được phép đi thêm bước nửa (tái giá). Đó là hình thức người vợ để tang cho chồng theo giáo lý Islam.


Bởi vì, Thiên Sứ Muhammad (saw) đã nói như sau: “Người đàn bà không được để tang quá ba (3) ngày ngoại trừ cho chồng của họ, và người đàn bà đó phải thủ tiết trong vòng bốn (4) tháng và mười (10) ngày”. Do Al Bukhory và Muslim ghi lại.


Cho nên, dựa vào hadith này thì chỉ có người vợ mới được để tang cho chồng, còn cách để tang thì như sự giải thích phần trên. (Trích từ kitab Minhad Al Muslim (La voie du Musulman) bằng tiếng Arab, trang 237, của Cheik Abubakar Al Djazairi).


 


PHỤ GIÚP NẤU ĂN CHO GIA ĐÌNH ĐANG CÓ TANG


 


- Ông Abudulloh ibnu Jafar (R) thuật lại Rosul (saw) có nói rằng: Hãy nấu ăn cho gia quyến của Jafar, vì gia đình ông ấy đang bận tâm nhiều trong việc tang lễ”.  Do Abu Dawud, Ibnu Majah và At Tirmizy ghi lại.


Công việc nấu ăn, phụ giúp để tiếp tay cho gia đình đang có chuyện buồn, được khích lệ qua những điều sau:


       - Là một hành động thật tốt đẹp, tạo sự tương thân tương trợ cho gia đình anh em đang có nhiều chuyện bận tâm, phiền muộn, để tạo thêm sự đoàn kết, thân mật với nhau.  


       - Theo Imam Shafiy: Thân quyến của gia đình có người chết phải nấu bửa ăn sáng và chiều cho gia đình người chết. Đó là hành động sunnah của Rosul (saw) và những người hiền đức trước kia. 


- Tất cả những vị Ulama cho rằng: Gia đình có thân nhân chết không được nấu nướng để tiếp đãi khách đến chia buồn, vì đang buồn phiền mà còn phải bận tâm tiếp đãi khách nữa. Đó là hành động của thời cổ xưa trước Islam mà ông Jarrir thuật lại rằng: “Ngày xưa chúng tôi thường tụ tập lại ăn uống ở nhà có đám tang, nhứt là sau khi chôn xong rồi cùng nhau bàn tán hay than trách những lời vô ý thức…”  


- Từ điểm nầy, một số Ulama cho rằng: “Hành động (như trên) hay sự ăn uống ở nhà đang có người chết là sự cấm (haram)”.


- Theo ông ibnu Kudamah cho rằng: “Tang gia chỉ được nấu ăn cho những người bà con hay những vị khách ở phương xa đến dự đám tang mà không có nơi ăn uống và tạm trú mà thôi”. (Trích từ kitab Fick As Sunnah – Q.1 - trang 427 – 428)


 


ISLAM CHO PHÉP CHUẨN BỊ VẢI ĐỂ LIỆM VÀ ĐẤT ĐỂ CHÔN


 


Biết rằng chết sống là do sự định đoạt của Allah, nhưng chúng ta cũng có thể chuẩn bị trước cho việc mai táng như sau:  “Vải liệm hay đất để chôn như các vị sohabah (R) và các vị Ulama trước kia đã thi hành”.


       - Ông Imam Ahmad nói rằng: “Chúng ta có thể mua sẵn miếng đất và được quyền để lại di chúc nhắn nhủ người thân chôn tại mãnh đất mà mình đã mua”. Bởi vì, trước đây ông Osman ibnu Affan (R), bà Aysah (R), ông Omar ibnu Abdul Aziz (R) đã thực hành như vậy. (Trích từ kitab Fick As Sunnah -  Q.1 -  trang 427-428).


 


PHƯỚC PHẦN CỦA NGƯỜI CÓ CON CHẾT SỚM...


 


- Ông Anas (R) thuật lại Rosul (saw) có nói rằng: Những người Muslim nào có ba đứa con dưới tuổi trưởng thành mà chết đi, Allah sẽ bù đắp lại qua tình thương của Ngài cho cha mẹ họ vào Thiên-Đàng”. Do Al Bukhory ghi lại.


- Ông Abi Said Al Kudry (R) thuật lại rằng: “Có lần những người phụ nữ mời Rosul (saw) đến giảng dạy giáo lý cho họ nghe như sau: “Những người đàn bà nào có ba đứa con nhỏ chết đi, thì người đó sẽ có một bức màn che chở cho họ tránh khỏi lửa Địa Ngục”. Có một người hỏi: - Thưa, nếu hai đứa (con nhỏ chết) thì sao? Rosul (saw) trả lời: “Hai đứa thì cũng vậy”. Do Al Bukhory và Muslim ghi lại.


 


THỜI HẠN SỐNG CỦA NHÂN LOẠI HIỆN TẠI…


 


- Ông Abu Hurairoh (R) thuật lại Rosul (saw) nói rằng: Con người sống trong thời đại của Ta (thời đại của vị Thiên Sứ cuối cùng của Islam) là từ sáu chục (60) tuổi đến bảy chục (70) tuổi, nhưng chỉ một số ít người sống lâu hơn mà thôi”. Do At Tirmizy ghi lại.


Đó là hạn định mà đa số con người hiện tại trên thế gian đang sống, theo hadith thì có rất ít người được sống hơn bảy chục tuổi như chúng ta đã thấy. Vào thời đại của các vị Thiên-Sứ trước kia, con người đã sống cả trăm năm. Đến thời của Thiên-Sứ cuối cùng của Islam, loài người giảm vóc dáng lại và niên thọ cũng giảm bớt. Quả thật như chúng ta đã thấy ngày hôm nay, đó cũng là hiện chứng thật sự mà Thiên Sứ đã nói, không ai có thể chối cãi được.


 


CHẾT LÀ SỰ GIẢI TỎA VÀ THOÁT LY…


 


- Ông Abi Kotodoh (R) thuật lại rằng: “Có lần một đám ma đi ngang qua, Thiên-Sứ (saw) nói rằng: ‘Là một sự ra đi nhẹ nhàng và là một cơ hội được giải toả’. Sohabah không hiểu rõ ý nghĩa nên thưa với Thiên-Sứ rằng: - Thưa Thiên sứ, thế nào là sự ra đi nhẹ nhàng? Người (saw) trả lời: - Đó là nô lệ trung kiên đã nhẹ nhàng thoát khỏi cuộc sống tranh đua ở trên thế gian nầy. Sohabah hỏi tiếp: - Thưa, còn cơ hội được giải toả là sao? Người (saw) trả lời: - Đó là nô lệ phiến loạn khi chết đi thì loài người, xã hội, quốc gia, cây cối, và cả thú vật mừng rỡ được giải thoát khỏi bàn tay bạo động của người ấy”. Do Al Bukhory và Muslim ghi lại.


Tắm, soly và chôn cho người chết là thuộc về Fardu Kifayah, không bắt buộc cho tất cả, nhưng nếu cả làng hoặc cả xóm không có người nào biết về thủ tục tang lễ, thì tất cả đều có tội với Allah.  Ngược lại, nếu trong số họ mà có một người biết thì tất cả được miễn tội. Cho nên chúng ta sẽ tìm hiểu từng chi tiết của vấn đề nầy.


 


1.     TẮM MAYYID (XÁC CHẾT).


 


- Điều kiện quan trọng để tắm cho mayyid phải là người Muslim có tư cách kín miệng, không nói ra điều gì liên quan đến xác chết sau đó.


 - Bất cứ người Muslim nào chết, bắt buộc người còn sống phải tắm cho họ, ngoại trừ những người Muslim nào chết trên chiến trường (hay có nghĩa là: Tử vì đạo) vì Islam mà thôi.  


Ai là người tắm cho Mayyid?


      a)- Nếu người chết là đàn ông hoặc thanh niên độc thân, những người sau đây ưu tiên theo thứ tự sau đây phải tắm liệm cho họ là: 1)- Cha ruột. 2)- Ông nội, ông ngoại. 3)- Con trai. 4)- Cháu nội trai, cháu ngoại trai. 5)- Anh em trai. 6)- Con trai của Bác, của chú (anh em bà con).


         Những người kể trên là những người thân thuộc theo thứ tự phải tắm, nếu trường hợp họ không biết cách tắm, lúc đó mới giao quyền lại cho Imam. Theo thói quen hiện nay chúng ta thường thấy là giao cho Imam tắm liệm, nhưng thật ra người thân thuộc là người có trách nhiệm đầu tiên đối với thân nhân vừa chết và cũng chính mình là người hết lòng cầu xin với Allah để cứu vớt thân nhân của mình.


     b)- Nếu người chết là đàn bà hay cô gái độc thân, những người sau đây theo thứ tự ưu tiên được phép tắm liệm: 1)- Mẹ ruột. 2)- Bà ngoại, bà nội. 3)- Con gái riêng (con gái của chồng trước). 4)- Con gái chung (cùng cha cùng mẹ). 5)- Chị em gái.


     *-  Trường hợp người đàn bà có con riêng (con của người chồng trước), sau đó tái giá và có con khác, người ưu tiên để tắm là con gái riêng của bà, sau đó mới tới con của họ (cùng cha cùng mẹ), chớ không phải là chồng. Khi vợ chết, người chồng không còn ràng buộc gì bởi người vợ này nữa. Nhưng ngược lại, khi người chồng chết, người vợ vẫn còn sự ràng buộc với chồng, bởi vì không biết được người đàn bà đó có thụ thai với người chồng vừa mất hay không? Cho nên người đàn bà đó phải chờ ít nhứt sau ba (3) thời kỳ kinh nguyệt của họ hay lâu hơn nữa (cho đến khi thật sạch, không thấy dấu hiệu thụ thai), lúc đó mới có quyền tái giá.


      *-  Trường hợp vợ chồng có để lại di chúc cho nhau, nếu ai mất trước thì người còn sống phải tắm mayyid, thí dụ: “Nếu bà chết trước tôi thì tôi sẽ tắm cho bà, đó là lời di chúc của Thiên-Sứ (saw) với người vợ Aysah (R)”. Và ông Aly Ibnu Abi Talib (R) cũng là người đứng ra tắm cho vợ (Bà Fatimah). Do Baihaky, Dar Rukany ghi lại.


       *- Trường hợp: Nếu người Chồng là Muslim nhưng vợ là người Thiên Chúa hay Do Thái giáo?  Trường hợp này vợ chồng vẫn có quyền làm di chúc cho nhau như trường hợp ở phần trên. Bởi vì, theo giáo lý Islam thì người đàn ông Muslim được quyền cưới người phụ nữ Thiên Chúa hay Do Thái giáo làm vợ nếu người phụ nữ đó chưa muốn vào đạo Islam, nhưng không được quyền cưới người phụ nữ theo đa thần giáo hay vô thần nếu nàng chưa qui phục tôn giáo Islam trước khi đi đến hôn nhân. Ngược lại, phái nữ Muslim thì hoàn toàn bị cấm (haram) lấy chồng người ngoại đạo (kể cả Thiên Chúa hay Do Thái giáo), ngoại trừ người chồng sắp cưới ấy đồng ý theo đạo Islam trước khi làm đám cưới.


        *- Nếu gặp phải những trường hợp ngoài ý muốn sau đây thì giải quyết cách nào?    


1 Trường hợp một phụ nữ Muslim chết một nơi không có đàn bà phụ nữ và không có chồng bên cạnh, nơi đó chỉ có đàn ông Muslim xa lạ thì chúng ta phải làm sao?


2 trường hợp ngược lại, một người đàn ông Muslim chết ở nơi không có đàn ông và không có vợ bên cạnh, nơi đó chỉ có đàn bà Muslim xa lạ thì chúng ta phải làm sao?


Theo hai trường hợp trên chúng ta phải chọn một trong ba phương cách sau đây để giải quyết:


     (a)- Làm ‘tiyamam’, tức là không dùng nước để tắm xác chết mà chỉ lấy cát hay bụi để thay thế nước làm sạch thân thể của người chết. Cách thức ‘tiyamam’ là một người đại diện để hai bàn tay đụng xuống cát hoặc bụi (có thể cả bụi trên vách tường, nếu không có nơi nào khác), rồi dùng hai bàn tay đó thoa lên mặt người chết, sau đó để hai bàn tay lên chổ cát bụi khác rồi vuốt lên hai cánh tay của người chết, như vậy là xong phương cách làm ‘tiyamam’. (Do Abu Dawud ghi lại).


      (b)- Hoặc lấy vải che phủ toàn thân thể người chết lại rồi vài người đại diện dùng nước tắm theo phương thức giáo lý đã dạy.


      (c)- Hoặc không  làm ‘tiyamam’ và không tắm.


- Theo đa số Ulama thì chọn giải pháp thứ NHỨT (a): Làm ‘tiyamam’, liệm, soly rồi chon. Không cần phải tắm bằng nước.


- Một số Ulama khác dùng phương pháp thứ HAI (b): (Vì lý do bất khả kháng, nên được phép tắm liệm theo phương pháp này, vì họ cho rằng giống như trường hợp chữa bệnh hay sinh đẽ…).


- Trường hợp thứ ba © thì không được ai chọn cả, nghĩa là cách này không có giá trị. (Trích từ kitab Al Madmoua Sharhul Muhazzab - Q.5 - trang 115)


      *- Trường hợp một người đàn ông Muslim chết ở nơi đó toàn là đàn bà Muslimats và đàn ông ngoại đạo, chúng ta phải làm sao?


        - Theo giáo lý Islam cho phép người đàn ông ngoại đạo tắm cho janazah đàn ông Muslim theo sự hướng dẫn của người đàn bà Muslim (đứng ở ngoài phòng hay sau bức màn dày), sau đó những người đàn bà đứng ra soly janazah cho người đàn ông Muslim nầy.


      *- Trường hợp một người đàn bà Muslim chết ở nơi đó toàn là đàn ông Muslim lạ và đàn bà ngoại đạo, chúng ta phải làm sao?


        - Chúng ta thi hành tương tự như cách trên, nghĩa là đàn bà ngoại đạo tắm người chết do sự hướng dẫn của người đàn ông đứng ở ngoài phòng tắm hay sau bức màn dày. Sau đó một người đàn ông đứng ra soly janazah và cùng nhau chôn cất cho mayyid nầy. Theo sử ghi lại, ngày xưa trên bán đảo Arab những người Muslim và người ngoại đạo sống lẩn lộn với nhau, giống như thời nay những người Muslim sống ở những quốc gia không phải Islam là chính giáo, nên đôi khi sẽ gặp hoàn cảnh này. Nhưng xét lại thì niềm tin của những người Muslim thời nay không bằng niềm tin của những anh chị em Muslim thời xưa kia.


      *- Trường hợp hai vợ chồng đã ăn ở với nhau nhưng chưa kịp tắm junub hay wajib (tắm bắt buộc), thì một trong hai người qua đời, vậy ta phải tắm cho người chết như thế nào?


        - Trường hợp này chúng ta tắm cho người chết như phương cách giáo lý đã dạy, vì sự tắm junub hay wajib nầy chỉ bắt buộc cho người còn sống, cũng như bắt buộc cho phái nữ phải tắm khi dứt chu kỳ kinh nguyệt của họ mà thôi.


      *- Trường hợp một người Muslim có thân nhân (không phải Muslim) chết, mà trong gia đình (thân nhân ngoại đạo) không ai chịu đứng ra tắm cho người chết, lúc đó thân nhân Islam được phép tắm và chôn cất cho người thân đó, nhưng chỉ tắm và chon cất mà thôi chứ không được phép soly janazah và đu’a cầu nguyện với Allah tha thứ cho thân nhân ngoại đạo nầy. (Theo Imam Shafi’y thì người Muslim được phép đưa đám tang và chôn cất cho người ngoại đạo mà không có soly janazah).


      *- Giáo luật Islam cho phép người đàn bà tắm xác chết con trai không quá sáu (6) tuổi, nhưng ngược lại những vị ulama khuyên người đàn ông không nên tắm xác chết của những đứa trẻ gái.


      *- Theo Imam Shafi’y, thì người đàn bà trong thời kỳ kinh nguyệt hay đang trong thời gian bị Junub (hoặc đàn ông bị junub) thì họ được phép tắm janazah. Nhưng ông Al Hasan ibnu Shiry và Imam Malik cho rằng: Không nên. (Trích từ kitab Al Madmoua Sharhul Muhazzab – Q. 5 -  Trang 140)


(còn tiếp)


 

Do Nhóm học viên Val D'Oise (France) soạn thảo qua sự hướng dẫn của Cheikh Mohamad HOSEN

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NĂM MỤC TIÊU BẢO VỆ HÀNG ĐẦU...

Nhìn một cách tổng thể, hệ thống giáo luật Islam mang mục đích cải thiện mọi hoàn cảnh và điều kiện sống của con người trên đời sống trần tục, để con người đạt được hạnh phúc ở cõi Đời Sau, dựa trên cơ sở loại bỏ những điều xấu và tai hại và củng cố những điều phúc lành và tốt đẹp.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "MỘT SỐ GIÁO LÝ ISLAM LIÊN QUAN...

Một số tín đồ Muslim, theo tập tục của môi trường tại nơi đang sinh sống hoặc theo truyền thống của một nhóm người nào đó, sau khi hoàn thành việc xây cất ngôi nhà mới hoặc dọn đến một căn nhà mới mua hoặc thuê, thì họ thường tổ chức bữa tiệc cho người thân, bạn bè nhân dịp có được nhà mới hoặc nhân dịp chuyển đến ngôi nhà mới, như một sự ăn mừng và tạ ơn Allah.