KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (5) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (5)

21.03.2010 14:38 - đã xem : 3314

Như đã biết, Islam dạy cho con người phải giữ gìn sạch sẽ lúc sống cũng như khi chết. Cho nên, phương thức tắm cho người chết là giáo lý bắt buộc cho thân nhân còn sống phải tắm cho người chết trước khi đem chôn. Ai là người có bổn phận ưu tiên để tắm cho người chết thì chúng tôi đã kê khai ở phần trước, nhưng khi tắm thì chỉ cần vài người thân thuộc là đủ, không nên hội tụ đông đảo để làm việc này.

2. CÁCH THỨC TẮM CHO NGƯỜI CHẾT (MAYYID)


Thông thường thì những ngôi thánh đường Islam (Masjid) đều có xây cất một phòng tắm cho người chết, chúng ta có thể di chuyển người chết đến đây để tắm cho họ, nếu ở xa không có phương tiện để di chuyển hay di chuyển khó khăn thì tắm tại nhà không sao cả, nhưng phải tắm người chết trong một phòng kín (che lại), nếu chết tại nhà thương thì có nơi để tắm tại nhà xác. Điều quan trọng khác là không nên cho phép những người không có trách nhiệm tắm ra vào nơi tắm người chết một cách tùy tiện, ý nghĩa là tránh tình trạng nhiều người dòm ngó người chết rồi bàn tán những chuyện không được tốt đẹp, bởi lẽ một người đã chết không nhiều thì ít cũng có một chút biến dạng hay thay đổi sắc nét.


Một người Muslim qua đời dù trẻ hay già, dù trai hay gái, dù thân thể không còn nguyên vẹn, thì cũng bắt buộc chúng ta phải tắm rửa cho họ rồi mới đem chôn cất. Ngoại trừ những người tử vì đạo trên chiến trường vì Allah bởi bàn tay của những kẻ bất tín mà thôi. Bằng chứng Thiên-Sứ (saw) có nói rằng: Không nên tắm rửa những người tử vì đạo. Bởi vì, vào Ngày Kiyamah (ngày Phục Sinh), những vết thương hay những giọt máu của những người tử vì đạo là những mùi thơm của ‘Misc’ (trầm hương)”. Do Ahmad ghi lại.


Ghi chú: Những ai có trách nhiệm tắm thi thể người chết thì nên sửa soạn những đồ dùng cần thiết cho đầy đủ như: Vải liệm (kafan), khăn để tắm, đồ cạo râu, kéo, xà bông, bông gòn, lông não, nước thơm...), và sau đó khiêng để thi hài (mayyid) lên bàn tắm hoặc để thi hài trên miếng ván kê cao ngang thắt lưng để dể xoay sở trong việc tắm liệm rồi định tâm (Nieat) như sau: ‘Bismillah hirahman nirrahim, tôi nguyện tắm cho Mayyid tên..... vì Allah’.


Những điều cần biết trước khi tắm thi hài.


       - Theo ý kiến của Imam Abu Hanifah là nên dùng nước âm ấm để tắm rửa thi hài, còn những Imam khác thì khuyên dùng nước lạnh, ngoại trừ người chết đã bị bệnh lâu ngày thì nên dùng nước ấm.


       - Theo Imam Shafi’y thì phải cắt ngắn lại những móng tay và móng chân của thi hài, còn Imam Abu Hanifa không thì cho là không cần phải cắt ngắn mà chỉ rửa sạch sẽ mà thôi.


       - Theo Imam Shafi’y nói rằng: Nếu thi hài là đàn ông mà có râu tóc dài thì nên cắt ngắn lại, còn theo những Imam khác thì không cần thiết phải cắt bớt. Nếu có cắt râu, tóc, móng tay, móng chân thì cũng không cần thiết phải đem chôn chung với thi hài mà chôn ở đâu cũng được.


       - Nếu thi hài là phụ nữ có tóc dài mà đang bới tóc hoặc đã cột dính chùm lại thì phải tháo gở ra rồi gội rửa bằng xà bông sau đó lau khô rồi để xỏa dài xuống thân và thắt lại thành ba (3) bím, một bím ở ngay giữa, hai bím còn lại thì ở hai bên. (Chiếu theo Sunnah của Rosul (saw), do Al Bukhory ghi lại).


       - Nếu thi hài nam chưa cắt bì (khi-tan). Theo Imam Shafi’y thì nên cắt bì cho họ. Nhưng giáo lý này theo các Imam khác cho đó là sunnah, chỉ thực hành cho người còn sống, cho nên không bắt buộc cho người chết.


       - Nên mang găng tay hoặc lấy vải bao tay lại để tắm rửa cho người chết (không được đụng thi hài với đôi tay trần).


- Trong thời gian tắm thi hài nên dùng tấm vải (Drap) che đậy thi thể của người chết lại, nhứt là những vùng kín của người phụ nữ từ cổ đến chân, còn phái nam là phần hạ bộ.


Thể thức tắm thi hài.


·        Trước tiên là rửa hạ bộ (nơi kín và hậu môn) của thi hài (nhớ đeo găng tay và dùng khăn nhỏ chà xà bông để rửa). Khi làm vệ sinh phần này chúng ta nên dùng hai bàn tay đè lên bụng thi hài vài lần để những chất dơ có thể thoát ra.


Chú ý: Nếu sau khi đã tắm xong hoàn toàn mà thấy chất dơ vẫn còn xuất ra, thì chúng ta nên tắm thêm hai lần nữa cho đủ ba lần, sau ba lần vẫn còn thấy chất dơ xuất ra thì phải tắm thêm hai lần nữa cho đủ năm lần, sau năm lần vẫn còn ra chất dơ thì phải tắm thêm hai lần nữa cho đủ bảy lần. Nếu sau bảy lần mà vẫn còn ra chất dơ hoặc chảy máu thì lấy đồ băng lại mà không tắm nữa.


·        Sau khi rửa phần kín xong thì cũng dùng khăn và xà bông rửa những phần còn lại từ đầu xuống chân, cách thức tắm rửa thi thể từ đầu xuống chân là xối nước và chà xà bông từ bên phải trước (giống như phương cách lấy nước wudu).


·        Sau đó chúng ta lấy nước wudu cho thi hài, phần này chúng ta có thể lấy nước wudu sau khi rửa phần hạ bộ cũng được (không bắt buộc lấy trước hay sau khi tắm).


·        Nếu thi hài ra chất mani (xuất tinh tự nhiên) thì không sao, bởi vì chất mani không phải là chất dơ, ta chỉ rửa sạch hạ bộ và lấy nước wu-đu lại cho họ mà thôi.


·                 Khi lấy nước wu-đu cho người chết có nên xúc miệng thi hài hay không? Ở đây có hai ý kiến cho rằng: “Theo Imam Shafi’y thì nên dùng vải quấn vào ngón tay rồi chà lên hai hàm răng thi hài. Nhưng theo Imam Abu Hanifah thì chỉ chà sơ trên môi của thi hài là được rồi”. Vấn đề này chúng ta chọn cách nào cũng được.


·        Sau khi hoàn tất phần tắm và lấy nước wu-đu cho người chết thì chúng ta dùng khăn bàng lau khô thân thể của họ.


Các vị Ulama khuyên những người tắm cho xác chết, khi về nhà nên tắm rửa lại cho sạch sẽ và thay quần áo, còn quần áo mặc lúc tắm nên đem giặt nó, vì có thể mùi hôi tanh hoặc chất dơ đã dính vào quần áo trong lúc tắm thi hài.


3. KAFAN (VẢI LIỆM)


‘Kafan’ là miếng vải trắng dùng để liệm người chết, vải càng mau mục chừng nào thì càng tốt chừng nấy. Theo sunnah của Rosul (saw) vải kafan thì màu trắng, cũ hay mới cũng được, cần nhứt là phải sạch sẽ. Vì Thiên-Sứ (saw) có nói rằng: “Các người hãy mặc đồ trắng. Quần áo trắng thì tốt, và khi liệm thân nhân của các người cũng nên dùng vải trắng”. Do Ahmad, Abu Dawud, At Tirmizy thuật lại trong hadith soheh của ông Ibnu Abbas (R).


v Ai là người xuất tiền ra để mua vải liệm cho người chết?


       - Nếu là người đàn ông chết thì lấy tiền của người đàn ông nầy mua vải.


       - Nếu là người đàn bà có chồng chết mà không có tiền riêng thì người chồng xuất tiền ra mua vải để liệm. Nhưng nếu người vợ có tiền riêng thì phải lấy tiền riêng của bà ấy để mua vải liệm.


        - Nếu người qua đời (nam hay nữ) không có tiền của để lại thì lúc đó vai trò của “Baitul-mal” (Ngân khố quốc gia hay Quỷ xã hội cộng đồng) phải đứng ra lo mua vải liệm cho người thiếu thốn nầy.


v Qui định số lượng vải liệm như sau: - Đàn ông thì chỉ ba (3) lớp vải. - Đàn bà thì phải năm (5) lớp vải, tuỳ kích thước của thi hài mà cắt vải liệm.


Theo Hadith thì Rosul (saw) có nói rằng: Khi các người liệm thi hài thì hãy bao phủ bằng ba lớp” (Do Ahmad và Hakim ghi lại). Cho nên, khi Thiên-Sứ (saw) qua đời đã được các vị Sahabah chỉ dùng ba lớp vải trắng của người Yemen chế tạo để liệm cho Người, mà không có bận áo và khăn quấn đầu.


Theo ý kiến của Imam Abu Hanifah thì người chết được quyền mặc đồ hành lễ (solah) thay thế vải Kafan, nhưng ông khuyên nên mặc thêm cái áo, cái chăn và khăn quấn đầu để che kín thi hài lại. Trong trận chiến ở núi Uhud, có một vị sohabah (bạn đồng hành của Rosul (saw)) Mos’ib ben Omeir (R) đã từ trần tại chiến trường, xác của ông được bao phủ bằng chiếc áo khoác hơi ngắn nên chỉ bao phủ được từ đầu và một phần thân thể. Thiên-Sứ Muhammad (saw) thấy vậy có nói rằng: Hãy bao phủ cho người anh em của chúng ta từ đầu tới bàn chân, nếu cái áo hơi ngắn thì hãy lấy lá cây lạc thơm (lidkhir) bao phủ phần còn lại”. Do Al Bukhory ghi lại. (Hadith này muốn nói cho chúng ta biết rằng: Phải liệm người chết một cách kín đáo).


v Trường hợp một người đang đi làm Hadji (nghĩa là đang mặc đồ ehrom tại Mecca mà chưa kết thúc ngày ở Arafah) thì đã từ trần, chúng ta phải làm sao?


        - Chúng ta hãy tắm rửa theo thủ tục rồi mặc lại đồ ehrom cho họ, trường hợp này không được che (đậy) mặt thi hài, chỉ tắm rửa theo thủ tục rồi quấn bộ ehrom của họ, sau đó soly Janazah cho họ rồi đem đi chôn. Khi đến Ngày Phục Sinh, Allah sẽ cho họ sống lại với hình hài này.


v Theo giáo lý Islam thì cấm người đàn ông Muslim không được bận quần áo bằng tơ lụa và khi chết cũng cấm dùng tơ lụa để làm vải liệm. Ngược lại, người đàn bà thì được phép ăn mặc bằng tơ lụa, nhưng khi chết thì không được dùng tơ lụa để làm vải kafan, bởi vì Thiên-Sứ Muhammad (saw) có nói rằng: “Hãy dùng vải liệm đừng quá đắt tiền, hãy dùng những loại vải mau tan rả”. (Hadith này có ý khuyên bảo chúng ta không nên phung phí tiền bạc để mua tơ lụa đắt tiền, hãy dùng loại vải mau mục chừng nào tốt chừng nấy). Do Abu Dawud ghi lại.


Ông Abubakar (R) đã nói: “Người sống thì cần ăn mặc đồ mới hơn người chết. Còn vải liệm chỉ cần nhanh chóng rả mục theo xác chết là tốt”. Do Al Bukhory ghi lại.


v Sau khi tắm rửa và lấy nước wu-đu cho thi hài (mayyid) xong thì chúng ta làm bước kế tiếp là tẩn liệm vải (kafan) cho thi hài.  Trước khi quấn vải chúng ta đặt thi hài nằm ngữa trên bàn tắm rồi để hai tay của họ khoanh lại giống như trong tư thế soly, không được dùng dây trói buộc tay chân của họ lại, nếu thi hài là phái nữ thì nên để thêm cái gối nhỏ trên ngực của họ. Chúng ta được phép dùng dầu thơm loại không có chất cồn (Alcool) tha vào những nơi trên thân thể của thi hài đã từng chạm đất khi lạy (hành lễ) Allah (Trán, mũi, bàn tay, đầu gối và bàn chân...). Sau đó quấn (ba lớp hay năm lớp vải liệm trắng) mà chúng ta đã chuẩn bị rồi lấy dây vải buộc tạm chặc trên đỉnh đầu, ngang bụng và dưới bàn chân để khi khiêng hay di chuyển thi hài sẽ không bị sút hay tuột hở những lớp vải (kafan) mà chúng ta đã quấn trên thi thể của người chết. Nhưng nên chú ý, sau khi đặt thi hài vào hòm hay đặt vào huyệt để chôn thì bắt buộc phải tháo những gút buộc ba nơi ra.


Chú ý: Ở những xứ Islam thì không cần để thi hài vào hòm (quan tài) đem đi chôn, họ chỉ làm theo phương cách sunnah của Rosul Muhammad (saw) là sau khi tắm rửa, quấn kafan thì họ làm lễ Solah Janazah rồi để thi hài thẳng xuống huyệt (lòng đất) và cho mặt của thi hài quay về hướng Qiblat (Kab’ah), sau đó lấp đất lại. Nhưng những người Muslim sinh sống tại các nước Âu Mỹ thì bắt buộc phải để thi hài vào quan tài đóng kín lại rồi mới được đem đi chôn. Cho nên, vấn đề này cũng nên chú ý một chút, khi đặt thi hài vào hòm chúng ta nên đặt thi hài nằm nghiêng về phía bên mặt rồi dùng bông gòn tấn xung quanh để giữ nguyên tư thế đó, và khi để quan tài xuống lòng đất thì nên để gương mặt của thi hài hướng về ‘Qiblat Kab’ah’.


-         Những người đứng ra tắm thi hài thì nên lấy lại nước wuđu, dù rằng trước đó đã có nước wuđu, bởi lẽ trong lúc tắm thi hài thì có thể dính những chất dơ xuất ra của thi hài.


4. SOLY JANAZAH   (HÀNH LỄ JANAZAH)


Hành lễ Janazah thì không có kiêng cữ giờ giấc nào cả, ban đêm hay ban ngày cũng được. Hành lễ Janazah trong Masjid hoặc ở nhà thương cũng được, nhưng không được tổ chức Soly Janazah tại nghĩa trang (trên những ngôi mộ hay ở trước mặt có những ngôi mộ).


·        Vấn đề này theo ý kiến của ông Abu Hanifah cho rằng: Hành lễ trong Masjid thì Makrouh (không tốt) vì sợ làm dơ Masjid. Và ông Abu Hurairoh (R) thuật lại một hadith nói rằng: “Hành lễ Janazah trong Masjid không có giá trị”, do Imam Abu Dawud ghi lại, nhưng hadith nầy thuộc loại ‘do’if’, nghĩa là YẾU) không thể áp dụng được, bởi vì Bà Aysah (R) đã chứng minh rằng: “Ông Suhay Ibnu Baydoa (R) là người đã theo Islam từ thưở ban đầu, và đã ly hương qua xứ Habashi (Ethopia), khi ông trở về Medina tham gia trận chiến Badar và chết tại đó vào năm thứ 9 Hidroh. Lúc ấy Thiên Sứ Muhammad (saw) đã đứng ra hành lễ Janazah cho ông Suhay Ibnu Baydoa tại trong Masjid”. Do Muslim ghi lại.


·        Khi ông Saad ibnu Wakos qua đời thì bà Aysah (R) đã ra lệnh đem thi hài của vị sohabah nầy vào Masjid để bà Soly Janazah cho ông ấy.


Chú ý: Theo giáo luật Islam thì đàn bà được phép hành lễ Janazah, nhưng chỉ hành lễ riêng biệt theo phái nữ mà thôi, họ không được phép hành lễ chung với nam giới, dù là sắp hàng phía sau nam giới. (Ngày xưa, các người vợ của Thiên-Sứ Muhammad (saw) chỉ được hành lễ Janazah chung nhau mà không có lẫn lộn nam giới trong đó).


Ø Phần cách thức hành lễ Janazah xin bạn đọc xem bài “CÁCH THỨC HÀNH LỄ CHO NGƯỜI CHẾT (SOLAH JANAZAH)” mà chanlyislam đã đăng bên chương mục “Bài nhiều người xem”.


Theo sunnah thì không nên bu đông như thế này (đàn ông và đàn bà ), mà chỉ vài người có trách nhiệm lo việc Kafan mà thôi.



Do Nhóm học viên Val D'Oise (France) soạn thảo qua sự hướng dẫn của Cheikh Mohamad HOSEN

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIẾU THẢO - CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN...

Hỡi những người con, hãy bám lấy chân của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự hài lòng của cha mẹ trước khi cơ hội không còn, bởi quả thật, không có sự chia cắt nào đau lòng bằng thời khắc chúng ta phải đắp từng nấm đất lên cơ thể của cha mẹ...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIỂM HỌA CỦA SỰ ĐEO HAY TREO...

Tamimah là những vật thể được đeo lên người hoặc treo trên xe hơi, treo trên tường nhà được làm bằng vải lụa, dây thừng,  da thú, võ cây hay võ sò, nanh vuốt hay xương động vật... mà người đeo hoặc người treo có đầu óc tư tưởng nó sẽ mang lại lợi ích chống lại sự xui xẻo đến với mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?