KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (6) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (6)

26.04.2010 03:43 - đã xem : 2653

Theo giáo luật Islam thì đàn bà được phép hành lễ Janazah, nhưng chỉ hành lễ riêng biệt theo phái nữ mà thôi, họ không được phép hành lễ chung với nam giới, dù là sắp hàng phía sau nam giới. (Ngày xưa, những người vợ của Thiên-Sứ Muhammad (saw) đã được Thiên sứ (saw) cho phép hành lễ soly Janazah nhưng không có nam giới lẫn lộn trong đó).

v Người ưu tiên làm Imam để hướng dẫn soly janazah là:


·        Nếu người chết là đàn ông thì người ưu tiên đứng ra làm Imam là: 1)- Cha - 2)- Ông nội, ông ngoại - 3)- Con trai của người chết - 4)- Anh, em trai - 5)- Bác, chú, cậu…


·        Nếu người chết là đàn bà thì người ưu tiên đứng ra làm Imam là: 1)- Con trai riêng - 2)- Con trai chung (cùng cha cùng mẹ) - 3)- Chồng - 4)- Ông nội, ông ngoại - 5)- Anh,em trai - 6)- Bác, chú, cậu…


(Theo Imam Abu Hanifah: 'Nếu đàn bà thì chồng được ưu tiên làm imam, rồi đến con riêng sau mới tới con chung').


Những người kể trên được ưu tiên theo thứ tự được làm Imam để ‘soly janazah’ cho thân nhân của họ, nếu những người kể trên không biết cách thức soly janazah thì lúc đó mới giao quyền cho người ngoài thân tộc hoặc vị Imam ở vùng đó thay thế. Vào thời của Rosul (saw), các vị sohabah thường yêu cầu Rosul (saw) đứng làm Imam để soly janazah, nhưng Người khuyên chúng ta hãy tự làm lấy cho thân nhân của chúng ta như sau: “Người ngoài không thể hướng dẫn (làm imam) trong phạm vi của chủ nhân”. Do Muslim ghi lại.


Ý nghĩa: Dù sao đi nữa người ngoài trên danh nghĩa cũng chỉ là khách tham dự, họ không có nằm trong hoàn cảnh của những thân nhân người chết, và những lời cầu xin (đu’a) của họ không có rung động như thực tế. Nói cách khác, mỗi gia đình đều có chủ nhân của họ, nên chủ nhân là người ưu tiên, dù rằng người ngoài có giỏi hơn cũng phải do sự đồng ý của chủ nhân.


Tất cả các vị học giả đều đồng quan niệm rằng: Người thân gần gủi nhứt với người chết mới đáng làm imam hơn ai cả, dù là vị lãnh đạo tinh thần trong vùng cũng phải nhường lại cho người thân thuộc làm Imam. Bởi rằng, sự hành lễ soly janazah có tính cách là sự cầu nguyện (đu'a), cho nên sự cầu nguyện trong sự xúc động và rung cảm của thân nhân sẽ có hiệu quả nhiều hơn cho người quá cố.


v Trong khi còn khoẻ hay đang bệnh, ta có quyền để lại di chúc cho người nào mình muốn làm Imam soly janazah cho chúng ta sau nầy, điển hình như trường hợp của:


- Ông Abubakar Siddik (R) đã để di chúc lại cho ông Umar Ibnu Al Khottob (R).


- Ông Umar Ibnu Al Khottob (R) đã để di chúc lại cho ông Shuhaib (R).


- Bà Aysah (R) (thân mẫu của những người tin tưởng) đã để di chúc cho ông Abu Hurairoh (R).


v Theo sunnah của Rosul (saw) thì nên ‘soly janazah tập thể’ (jama’ah). Nó gồm có những điều luật sau đây:


1)- Những người dự lễ ‘soly janazah’ nên ăn mặc quần áo và thân thể phải sạch sẽ.


2)- Phải có nước soly (wuđu), nếu đến giờ ‘soly janazah’ mà bị hư nước wuđu thì phải làm sao?


·        Theo Imam Malik và Imam Ahmad: Bắt buộc phải lấy nước wuđu lại.


·        Theo Imam Abu Hanifah: Làm tyamam cũng được.


·        Theo ông Mohammad ibnu Jabir Attobbry Shahy (phái Shi’ah) cho rằng không có nước wuđu cũng được phép soly janazah. Nhưng đa số Ulama thì không chấp nhận theo giả thuyết cuối cùng nầy.


3)- Nơi ‘soly janazah’ phải sạch sẽ.


4)- Phải hướng về Qiblat (Kab’ah). Nghĩa là đặt janazah (xác chết) ở phía trước, rồi đến Imam, sau đó đến những người soly theo đều hướng mặt về hướng Kab’ah. Và theo sunnah thì những người ‘solah janazah tập thể’ nên xếp làm ba hàng (dù không đông người - số lẽ).


5)- Người làm ‘Imam soly janazah’ phải:


·        Theo Imam Shafi’y:  Nên đứng đối diện đằng đầu của thi hài (đàn ông).


·        Theo Imam Abu Hanifah:  Đứng trực diện với thi hài (đàn ông) chỗ nào cũng được.


·        Nếu thi hài là phái nữ thì bắt buộc người làm Imam phải đứng trực diện chính giữa thân mình của thi hài mà không có ý kiến nào khác.


·        Nếu soly janazah cùng lúc có thi hài của đàn ông và đàn bà (tức số nhiều lẫn lộn nam và nữ) thì đặt thi hài đàn bà phía trước, rồi mới tới thi hài của đàn ông, sau đó mới tới Imam rồi những người soly theo đứng sau Imam.


·        Nếu có một thi hài (lại cái) cùng lúc với thi hài đàn ông và những thi hài còn trẻ thì đặt thi hài (lại cái) đằng trước, rồi đến thi hài trẻ sau đó đến thi hài đàn ông, sau đó là Imam.


‘Soly janazah’ có những điều kiện bắt buộc (Rukun), nếu thiếu một điều kiện thì soly janazah đó không có giá trị. Sau khi chúng ta biết qua những điều kiện cần thiết ở trên và sau đây là năm (5) điều kiện bắt buộc phải có trong khi ‘soly janazah’ như sau:


1)- Định tâm (Niek): Thí dụ: Tôi định tâm soly janazah cho ông (hay bà hay cô tên là…) vì Allah’.


Vì Rosul (saw) có nói: Bất cứ mọi hành động nào cũng đều phải có sự định tâm cho hành động đó… Do Al Bukhory và Muslim.


Sự định tâm nào cũng phải có ý định chính trực vì Allah thì mới có giá trị. Nó được xuất phát từ trái tim trung trực mà không cần phải thốt ra tiếng.


2)- ‘Soly janazah’ phải trong tư thế đứng mà không được ngồi để hành lễ solah. Đó là điều kiện mà đa số các vị Ulama nói rằng: ‘Bắt buộc phải đứng, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng và có lý do chính đáng mới được ngồi (như ngồi trên lưng ngựa, lạc đà hay trên xe)’.


3)- ‘Soly janazah’ khác với soly thường là không có động tác khum (cúi quặp) người (Rukur) và cúi lạy (Sujud).


4)- Bắt buộc phải có BỐN (4) Takbir (Allohu-Akb’ar).


Trước khi đi vào vấn đề Takbir (Allohu-Akb’ar), chúng ta xem lại có nên đưa hai tay ngang tầm vành tai để đọc mỗi takbir hay không?


Theo ý kiến của ông As Shawka’ny cho rằng: “Sau khi tôi đã nghiên cứu để tìm hiểu những chứng cớ thì được biết rõ ràng là theo Sunnah của Rosul (saw) thì chỉ giơ hai tay ở takbir đầu tiên mà thôi, ba takbir còn lại thì Rosul (saw) không có giơ tay lên, Người đọc takbir nhưng vẫn để yên bàn tay mặt choàng lên trên bàn tay trái ngang bụng”.


Nhưng đa số các vị sohabah thì có giơ tay lên ngang tầm vành tai mỗi lần takbir khi soly janazah. Tóm lại theo sunnah của Rosul (saw) thì chỉ giơ hai tay lên ngang tầm vành tai của takbir bắt đầu nhập lễ, còn những vị sohabah và đa số Ulama thì giơ hai tay lên mỗi lần đọc takbir, cái nào cũng được nhưng làm theo sunnah của Rosul (saw) thì sẽ được thêm ân phước.


v Takbir thứ nhứt: Giơ hai tay ngang vành tai rồi nói ‘Allohu-Akb’ar’, sau đó khoanh tay lại hay buông thẵng hai tay xuống cũng được, rồi đọc câu ‘A uzubillohi robbil alamin – Bismillahir rahman nir rohhim’, sau đó đọc bài Fatihah (*), sau khi chấm dứt bài Fatihah (surah 1) thì đọc takbir thứ hai...


·        (*) Theo hadith của ông Talha ibnu Abdulloh thuật lại: “Tôi soly janazah với ông Ibnu Abbas thì nghe ông ấy đã đọc bài Fatihah ở takbir thứ nhứt”. Do Al Bukhory ghi lại.


·        Theo Imam As Sawry, một số Ulama ở Ku’fah (Iraq) và Imam Abu Hanifah cho rằng:  “Không bắt buộc phải đọc bài Fatihah, đọc bài nào ca tụng Allah cũng được”.


·        Theo hadith của Al Bukhory và Muslim thuật lại lời nói của Rosul (saw) rằng: “Không chấp nhận những ai soly mà không đọc bài Fatihah”.


v Takbir thứ hai: Đọc ‘Allohu-Akb’ar’ rồi khoanh hai tay lại để ngang bụng (nếu ai đã đưa hai tay lên ngang vành tai), sau đó đọc bài ‘salawat’ cho Nabi (Bài salawat nầy là wajib có nghĩa là bắt buộc phải đọc) như sau:


(Allo humma solli a’la Muhammad wa a’la a’ly Muhammad, Kama sollay ta a’la Ibrohim wa a’la a’ly Ibrohim, Inna ka hamidul majid). Dứt bài salawat nầy, ta đọc takbir thứ ba.


v Takbir thứ ba: Đọc ‘Allohu-Akb’ar’ xong, kế tiếp đọc bài đu’a sau đây hay bài đu’a nào khác cũng được miễn là trùng hợp ý nghĩa, ở đây chúng tôi xin trích ra bài đu’a của Rosul (saw) do ông Abu Hurairoh (R) thuật lại đã nghe Rosul (saw) đọc như sau:


·        (Allohumma igfir li hay-yi na wa may-yi-tina wa sogir ri-na wa kabir-rina) (Thưa Allah, xin Ngài tha thứ cho những người còn sống cũng như người đã chết và xin Ngài tha thứ cho những trẻ sơ sinh và các vị bộ lão).


·        (Wa za’akar-rina, wa untha-na, wa sha hid duna, wa go’ib buna) (Và đàn ông cũng như đàn bà, và những người có mặt cũng như những người vắng mặt).


·        (Allohumma man ah-yai tahu min-na fa ah-yai hi a’lal Islam) (Thưa Allah, Ngài đã tạo ra họ cũng như chúng tôi và xin Ngài hãy ban sự sống cho họ trong Islam).


·        (Wa man ta waf fai tahu min-na fa tawaf fahu alal iman) (Và Ngài đã ban sự chết cho họ, người đã ly biệt chúng tôi, xin Ngài hãy cho chúng tôi được chết trong iman (có niềm tin vững chắc)).


·        (Allo humma laa-tah rim-na adj rohu wa laa taf ti-na ba’dahu) (Thưa Allah, xin đừng tước phế phước lộc mà Ngài đã dành cho chúng tôi và xin đừng để chúng tôi bị quyến rũ sa ngã sau khi đã được ân sủng của Ngài ban cho).


Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại. (Trích từ kitab Al Azkar của Imam Al Hafis Sheikul Islam, trang 143).


v Takbir thứ tư: Đọc xong bài đu’a thì qua takbir thứ tư ‘Allohu-Akb’ar’ rồi đọc câu đu’a sau đây:


·        (Rabbana a’tina fid dun-ya hasana tau wa fil a’khiroty hasana tau wa kina a-za ban-nar) (Thưa Thượng Đế của chúng tôi, xin Ngài ban cuộc sống hạnh phúc cho chúng tôi ở trên đời nầy và cuộc sống an vui vĩnh cữu ở Ngày sau và xin Ngài che chở cho chúng tôi tránh khỏi ngọn lửa của Địa-Ngục).


·        Nếu thi hài là trẻ nít thì takbir thứ tư chúng ta nên đọc thêm bài đu’a sau đây: (Allohumma la tah rim-na adrohu, wala taf-tina ba’dahu) (Thưa Allah, xin Ngài đừng tước phế phước lộc của nó nơi chúng tôi và đừng để cho chúng tôi vì nó mà bị xao lãng (vì cái chết của con mà đau khổ, buồn rầu và lãng quên trách nhiệm).


·        Hay có thể đọc bài đu’a khác như: (Allohumma ied alhu lana salafan wa farotan wa zakhoran) (Thưa Allah, xin Ngài hãy ban cho chúng tôi được hưởng phước đức và sự cứu rỗi của đứa trẻ nầy đã ra đi trước chúng tôi (có nghĩa là cha mẹ sẽ được hưởng phước đức của Allah dành cho người đã mất đi con nhỏ dại).


4)- Salam (chấm dứt). 


        Sau khi đọc xong bài đu’a trên thì quay đầu qua bên phải nói câu salam: (Assalam mu-alaikum woroh-matul lohi wa barakatuh) (Sự an hoà, sự phù hộ và sự tốt lành đến với các người).


Theo sunnah của Rosul (saw) chỉ cần nói salam một lần bên phải là đủ, nếu ai quay đầu qua bên trái nói thêm câu salam thì cũng không ảnh hưởng gì cả, đến đây thì phần ‘soly janazah’ đã chấm dứt.


v Thường thường chúng ta thấy Imam đọc đu’a thì các người soly tập thể theo Imam (mamoum) nói câu ‘Amin’. Điều này đúng ra thì Thiên-Sứ Muhammad (saw) không có làm, vì Người bảo: “Hãy tự mỗi người đu’a cho người chết tốt hơn, càng đông người đu’a càng tốt”.


v Trường hợp chúng ta đến trể trong lúc Imam đang ‘soly janazah’ mà chúng ta không biết họ đang soly ở vào takbir thứ mấy?


       - Theo Sunnah của Rosul (saw) thì chúng ta phải chờ đến khi Imam đọc takbir rồi chúng ta đọc takbir theo Imam, nhưng chúng ta phải bắt đầu ở takbir thứ nhứt mà không cần biết Imam đang ở takbir thứ mấy. (Có nghĩa là, chúng ta đọc Takbir thứ nhứt mà vẫn soly theo Imam, rồi đọc bài ‘Fatihah’ và tiếp tục theo thứ tự của chúng ta cho đến salam như phần trên đã giải thích, mặc dù Imam có salam trước đi nữa thì chúng ta cũng phải hoàn tất bốn takbir, như vậy sự ‘soly janazah’ của mình mới đầy đủ và hoàn tất).


        Sau đây là những trường hợp đặc biệt có thể xãy ra, để giúp đỡ quí vị hiểu rõ thêm, chúng tôi xin trích dẫn những trường hợp và phương cách giải quyết như sau:


v Trường hợp người con chết mà người cha đi vắng, vậy có nên chờ người cha về để tắm thi hài hay không?


       - Trong trường hợp này không nên chờ người cha về quá ba (3) ngày, nếu vào ngày thứ ba mà người cha không về kịp thì gia đình phải cho người tắm thi hài rồi ‘soly janazah’ mà không được chờ thêm nữa.


v Sau khi con chết đến bảy (7) ngày sau người cha mới về, vậy người cha có được ‘soly janazah’ cho đứa con hay không?


       - Nếu người cha bảy ngày sau mới về thì người cha chỉ được quyền ‘soly janazah’ cho đứa con ngay tại mộ phần của nó mà thôi. Vì có một hadith dẫn chứng rằng Rosul (saw) có ‘soly janazah’ tại ngôi mộ của má của ông Saad ibnu Waada sau một tháng bà mất. (Hadith soheh của At Tirmizy ghi lại).


       - Nhưng vấn đề này theo sự giãi thích của Imam Abu Hanifah và Imam Malik thì không được phép ‘soly janazah’ ngay tại ngôi mộ (sau khi đã chôn rồi) nếu người đó không phải là waly (giám hộ) như: “Cha, hoặc những người thân tín trực tiếp đã liệt kê ở phần trên của thi hài, nhưng chỉ trong vòng ba (3) ngày sau khi đem chôn”. (Chú ý: Đây chỉ là ý kiến của hai Imam Abu Hanifah và Imam Malik mà thôi).


v Nếu trường hợp Imam đã soly janazah tập thể cho thi hài tại Masjid rồi, nhưng thi hài vẫn còn giữ lại tại Masjid (Thánh đường) chưa đem đi chôn, sau đó có một nhóm người đến trể muốn ‘soly janazah’ cho thi hài, vậy họ có thể soly janazah nữa được hay không?


        - Theo ý của Imam Abu Hanifah là:  ‘Không nên soly’.


        - Theo ý của Imam Shafi’y là:  ‘Được quyền soly’.


        - Theo ý của đa số Ulama là: ‘Được phép soly’, vì họ dẫn chứng một hadith của ông Abu Hurairoh (R) thuật lại như sau: “Một hôm Rosul (saw) không thấy bà lão (người gốc phi châu) hằng ngày thường quét dọn Masjid, Người mới hỏi các vị sohabah: - Bà chị của chúng ta đâu rồi? - Các vị sohabah thưa rằng: - Thưa thiên sứ! Bà ấy đã chết hôm qua, chúng tôi đã đem chôn bà ấy rồi. Rosul (saw) trách rằng: - Sao các ngươi không cho Ta biết? Và rồi Người bảo các vị sohabah đưa Người ra ngôi mộ của bà lão để Người ‘soly janazah’ cho bà ấy”. (Hadith do Al Bukhory ghi lại).


v Trường hợp một người đã soly janazah tập thể cho thi hài rồi, sau đó thấy có một nhóm người khác đến soly janazah cho thi hài đó, vậy người soly janazah tập thể rồi có được phép soly janazah tập thể thêm một lần nữa hay không?


        - Trường hợp này không nên soly lại, ngoại trừ nếu đã soly riêng một mình rồi thì được phép soly jama’ah (tập thể) thêm lần nữa. Nhưng ngược lại nếu đã soly jama’ah (tập thể) rồi thì không được soly tập thể thêm lần thứ hai.


v Vấn đề soly Go’ib (soly “vắng mặt” cho người chết ở xa) chỉ được phép thực hiện trong vòng một (1) tháng mà thôi, qua hadith dẫn chứng như sau:


     - Ông Abu Hurairoh (R) thuật lại là: “Rosul (saw) ra lệnh kêu gọi những môn đệ của Người tập trung lại để ‘soly janazah’ cho ông vua An Najazah vào ngày ông ta mất ở Habashi (Ethopia), các vị sohabah đã tham gia thật đông đảo, Người xếp hàng các môn đệ và takbir bốn lần”. Hadith do Jama’ah (tập thể) ghi lại.


       - Theo ý kiến của Imam Hazjam: “Khi Soly Go’ib cũng cần phải có Imam và những người theo sau giống như Rosul (saw) và các vị sohabah đã soly cho ông vua An Najazah chết ở Ethopia vậy”.


       - Có sách viết: Theo Imam Abu Hanifah và Imam Malik thì không cho phép ‘soly go’ib’, nhưng không ghi rõ hai Imam nầy đã dẫn chứng từ đâu??? (Trích từ kitab Fick As Sunnah. Q – 1, trang 450).




Ø Phần cách thức hành lễ Janazah xin bạn đọc xem thêm bài “CÁCH THỨC HÀNH LỄ CHO NGƯỜI CHẾT (SOLAH JANAZAH)” mà chanlyislam đã đăng bên chương mục “Bài nhiều người xem”.



Do Nhóm học viên Val D'Oise (France) soạn thảo qua sự hướng dẫn của Cheikh Mohamad HOSEN

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIẾU THẢO - CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN...

Hỡi những người con, hãy bám lấy chân của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự hài lòng của cha mẹ trước khi cơ hội không còn, bởi quả thật, không có sự chia cắt nào đau lòng bằng thời khắc chúng ta phải đắp từng nấm đất lên cơ thể của cha mẹ...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIỂM HỌA CỦA SỰ ĐEO HAY TREO...

Tamimah là những vật thể được đeo lên người hoặc treo trên xe hơi, treo trên tường nhà được làm bằng vải lụa, dây thừng,  da thú, võ cây hay võ sò, nanh vuốt hay xương động vật... mà người đeo hoặc người treo có đầu óc tư tưởng nó sẽ mang lại lợi ích chống lại sự xui xẻo đến với mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?