KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (7) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (7)

28.05.2010 04:09 - đã xem : 5250

Kitab al Janazah phần 7 chúng tôi sẽ nói về giáo lý người chết nào được tắm rửa, liệm rồi solah janazah cho họ và thành phần nào không được hay không cần tắm hoặc liệm mà chỉ để nguyên vẹn hình hài khi chết rồi đem chôn. Cũng như trong khi đưa đám tang chúng ta nên và không nên làm gì, đây là kiến thức quan trọng chúng ta cần nên học hỏi để tránh rơi vào tội BID’AH, Insha-Allah.

THÀNH PHẦN NÀO MỚI ĐƯỢC SOLAH JANAZAH?


v THI HÀI?


Có những cách thức để thi hành Solah Janazah cho những trường hợp xảy thai như sau:


·        Tất cả các vị Ulama đồng thuận rằng: Nếu xảy thai trước bốn (4) tháng thì chỉ cần tắm rửa thai, liệm rồi đem chôn chớ không có solah janazah.


·        Nếu thai nhi đã hơn bốn tháng trở lên, khi xảy thai mà thấy thai nhi còn nhúc nhích hay la khóc, hoặc có những cử động gì mà chứng tỏ là sống rồi chết ở ngoài bụng mẹ, thì tất cả đều đồng ý rằng: “Phải tắm, liệm, soly và chôn cất giống như một người thường, và nên đặt tên cho đứa trẻ nầy trước khi tắm liệm”.


·        Nếu xảy thai sau bốn tháng mà không thấy có những cử động gì chứng tỏ rằng đứa trẻ đã sống ngoại bụng mẹ rồi sau đó mới chết thì:


      a)- Theo ông Abu Hanifah, Malik, Al Awzaay và Al Hassan cho rằng: “Không có Solah Janazah cho hài nhi đó”. Vì họ cho rằng có hadith do ông Jabir thuật lại là Rosul (saw) có nói: “Khi xảy thai mà các ngươi thấy nó có cử động (hay khóc rồi chết), thì phải soly và hưởng gia tài của nó”. Do At Tirmizy, An Nasha-y, Ibnu Majah và Al Bayhaky ghi lại.


      b)- Theo Imam Ahmad, ông Said, Ibnu Sirien và ông Ishak cho rằng: “Phải soly như một người thường”. Vì họ chứng minh Rosul (saw) có nói: “Sau khi thụ thai được bốn tháng, thì Allah đã truyền linh hồn vào nó, nên kể như một con người thật thụ.”


      - Một Hadith khác của Al Mugoroh ibnu Shabah (R) thuật lại lời của Rosul (saw) là: “Người cởi ngựa hay đi xe khi đưa đám ma phải đi phía sau thi hài, những người đi bộ thì phải đi đằng trước và bên mặt cùng bên trái của thi hài. Thai nhi bị xảy thì hãy soly cho nó, và xin sự tha thứ và hồng phúc đến với cha mẹ của nó.” Do Ahmad và Ibnu Dawud ghi lại.


v NHỮNG NGƯỜI TỬ VÌ ĐẠO?


         Tử vì đạo là những người chết khi tham gia vào sự chiến đấu vì Allah, có nhiều trường hợp khác nhau và cách thức tang lễ cũng khác biệt nhau như sau:


·        Những người chiến đấu vì Allah và chết tại mặt trận thì không cần tắm rửa sạch sẽ, mà vẫn giữ nguyên vết máu trên mình của họ rồi đem liệm và đem đi chôn.      


        - Qua lời thuật của ông Jabir (R) rằng: “Rosul (saw) ra lệnh cho chúng tôi đem chôn những anh em tử vì đạo trong trận chiến ở núi Uhud với những vết máu còn nguyên trên mình, không cần tắm rửa và cũng không solah janazah cho họ”. Do Al Bukhory ghi lại. 


      - Ông Anas (R) thuật lại rằng: “Những người tử vì đạo ở trận chiến Uhud thì không tắm rửa, chỉ liệm sơ sài với những vết máu còn nguyên trên mình và cũng không có soly cho họ”. Do Ahmad, Abu Dawud và At Tirmizy ghi lại.


     - Những người tham gia vào cuộc thánh chiến, bị thương tại trận, còn hấp hối, nói vài câu hay uống miếng nước đến khi trận chiến chấm dứt mới chết. Những người nầy cũng được liệt vào hàng ngũ của những người tử vì đạo tại mặt trận, khi chết không cần tắm rửa và không có soly.


     - Trường hợp người tham gia vào trận thánh chiến, khi bị thương được an hem đưa về đơn vị hay về nhà, sống một thời gian không kể là bao lâu, nhưng vì vết thương đó mà chết đi thì cũng được liệt vào hàng ngũ tử vì đạo, nhưng trường hợp này phải tắm rửa, liệm và soly janazah cho họ.


      - Vì Rosul (saw) có tắm và soly cho ông Saad ibnu Muaz (R) bị thương (đứt gân tay) trong trận thánh chiến, rồi được đem về băng bó và lưu lại sống vài ngày trong masjid Medina, sau khi tháo băng ra rồi mới chết. Nên Rosul (saw) đã tắm, liệm và soly cho ông ta, và ông nầy cũng được liệt vào hàng ngũ của những người tử vì đạo.


v SOLY CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ HÀNH HÌNH (TỘI PHẠM)


         Những người Muslim nào chết vì bị hành hình cũng phải tắm, liệm và soly cho họ như những người Muslim thường khác.  


     - Qua hadith của ông Jabir (R) thuật lại rằng: “Có một người đàn ông đến thú tội gian dâm với Rosul (saw), nhưng Rosul (saw) tỏ ý không tin, ông ta đã thề đến bốn lần là có thật. Rosul (saw) hỏi: [Ông có bị điên không?]. Ông ta trả lời: Thưa tôi không có điên. Rosul (saw) hỏi tiếp: [Ông đã có vợ chưa?]. Ông ta trả lời: Thưa tôi đã có vợ rồi. Sau đó Rosul (saw) ra lệnh phải hành hình bằng ném đá ở sân trống thường dùng để soly ngày Eid (tết). Khi bắt đầu ném đá thì ông ta bỏ chạy, dân chúng đuổi theo và ném đá vào ông cho đến chết. Sau khi ông ta chết rồi, Rosul (saw) mới nói: “Vậy thì Tốt rồi”, sau đó chính Rosul (saw) đã đứng ra soly janazah cho ông ấy”. Do Al Bukhory ghi lại.


       - Theo Imam Ahmad thuật lại rằng: “Rosul (saw) chỉ từ chối không soly janazah cho những người ăn cắp (chiến lợi phẩm chưa được phân chia) rồi chết và những người tự tử.”


       - Cũng có hadith khác: Rosul từ chối soly janazah cho những người thiếu nợ.


v SOLY CHO NHỮNG AI CHẤP NHẬN CÂU KALIMAH SHAHADAH


       - Đa số Ulama đều đồng ý cho rằng: “Những người ăn cắp đồ thuộc về chiến lợi phẩm rồi chết, hay những người tự vận hoặc bất cứ những người bị hành hình vì mang những tội như: Gian dâm, giết người, hay là đứa con trong tình trạng Zinah của cha mẹ (đứa con mà kết quả của cha mẹ ăn ở không làm Nikah), thì cũng phải tắm liệm và soly janazah cho họ, vì Rosul (saw) có nói: Hãy soly cho những người anh em thân thích của các người…”


Ý nghĩa của hadith nầy có tính cách tổng quát là đối với bất cứ những người anh em Muslim nào, vì Allah có phán: “Những người Muslim đều là huynh đệ với nhau.”


Ở đoạn khác Allah cũng phán với ý nghĩa là: “Những người tin tưởng (Mukmin) đàn ông cũng như đàn bà đều là thân thích của nhau.”   


        -  Đa số ulama cũng đồng quan niệm rằng:  “Phải soly cho bất cứ người nào đã thừa nhận câu ‘shahadah’ (La ila ha illolloh). Ngoại trừ khi nào biết rõ họ không phải là Muslim thì không soly cho họ”. Vì Allah (swt) đã phán:


مَا كَانَ لِلنَّبِيِّ وَالَّذِينَ آَمَنُوا أَنْ يَسْتَغْفِرُوا لِلْمُشْرِكِينَ وَلَوْ كَانُوا أُولِي قُرْبَى مِنْ بَعْدِ مَا تَبَيَّنَ لَهُمْ أَنَّهُمْ أَصْحَابُ الْجَحِيمِ (113) وَمَا كَانَ اسْتِغْفَارُ إِبْرَاهِيمَ لِأَبِيهِ إِلَّا عَنْ مَوْعِدَةٍ وَعَدَهَا إِيَّاهُ فَلَمَّا تَبَيَّنَ لَهُ أَنَّهُ عَدُوٌّ لِلَّهِ تَبَرَّأَ مِنْهُ إِنَّ إِبْرَاهِيمَ لَأَوَّاهٌ حَلِيمٌ (114)


“Nabi và những người có đức tin không được phép xin (Allah) tha thứ cho những người dân đa thần dù đó là bà con ruột thịt của họ đi nữa sau khi họ đã nhận thấy mình là những người bạn của Hoả ngục. Và Ibrohim cầu xin (Allah) tha thứ cho người cha của mình là do lời hứa mà Người đã hứa với người cha. Nhưng khi thấy rõ người cha của mình là một kẻ thù của Allah, thì người đoạn tuyệt với ông. Quả thật, Ibrohim là một người con có hiếu, hằng chịu đựng.”  S.9 (113-114)


v KHÔNG ĐƯỢC SOLY CHO NHỮNG NGƯỜI NGOẠI ĐẠO     


Islam cấp không được phép soly và cầu xin Allah tha thứ cho những người ngoại đạo dù họ là cha mẹ hay anh chị em ruột thịt của mình... Bởi, Allah (swt) phán rằng:


وَلَا تُصَلِّ عَلَى أَحَدٍ مِنْهُمْ مَاتَ أَبَدًا وَلَا تَقُمْ عَلَى قَبْرِهِ إِنَّهُمْ كَفَرُوا بِاللَّهِ وَرَسُولِهِ وَمَاتُوا وَهُمْ فَاسِقُونَ (84)


“Và chớ bao giờ cầu lễ cho một người nào của bọn chúng từ trần và chớ đứng gần ngôi mộ của y bởi vì chúng phủ nhận Allah và Sứ giả của Ngài và chết trong tình trạng phản nghịch.” S.9 (84)      


Chúng tôi xin trích một vài hadith liên quan đến vấn đề soly janazah.


- Ông Ibnu Abbas (R) thuật lại rằng: “Một người Muslim chết mà được bốn chục (40) người không có phạm tội ‘shirik’ với Allah làm lễ soly janazah và cầu xin với Allah cho họ, thì sự cầu xin và solah của họ sẽ được Allah chấp nhận ban đến cho người chết.” Do Muslim ghi lại.


- Shirik: Có nghĩa là thờ phượng Allah mà còn tin tưởng hay thờ phượng cúng lạy ai khác hay vật gì bên cạnh Allah nữa. Người Muslim nào vướng vào tội này, sau khi chết thì không được Allah tha thứ. Nếu ai đã vướng vào trọng tội Shirik, nhưng sau đó biết ăn năn, sám hối một cách thật tâm và nguyện sẽ không tái phạm nữa thì Allah mới tha thứ (trước khi chết).


v CHÔN CẤT


         Sau khi tắm, liệm và soly cho thi hài xong thì phần kế tiếp là chúng ta phải lo chôn cất thi hài. Theo Islam khi đã mãn phần (con người đã chết), thì nên chôn tử thi sớm chừng nào tốt chừng nấy, không nên chậm trể. Chiếu theo luật lệ của Islam thì người chết không cần để vào quan tài (hòm), nhưng nếu ở xứ nào thì bắt buộc chúng ta phải tuân theo luật lệ của chính quyền ở xứ mà chúng ta sẽ chôn cất thi hài.


         Khi đi đưa đám tang, theo sunnah của Rosul (saw) thì chúng ta phải đi bộ trước xe tang hay thi hài (mayyid). Trong khi đi phải trầm lặng (không được nói chuyện riêng tư) và tập trung tư tưởng về cái chết của con người, hầu tỉnh ngộ cho thân phận của một con người, vì không biết giờ phút nào sẽ đến lượt chúng ta sẽ ra đi như họ.


- Đa số các vị Ulama cho rằng: Khi đi đưa đám tang thì cấm không được nói chuyện ồn ào, mà phải tập trung tất cả tư tưởng của chúng ta vào cái chết của người anh em nầy, để nghĩ đến cái chết của chúng ta sắp đến. Trong lúc đưa đám cũng không được đọc kinh (Qur’an) gì cho người chết cả, mà phải hoàn toàn im lặng, không được nghĩ hay có tư tưởng khác ngoài vấn đề cái chết ra.


- Những người không đi dự đám tang, nếu trông thấy đám tang đi ngang qua thì nên đọc câu đu’a như sau : “Subhana hay-yil la zi la ya muutu” (Vinh quang nơi Allah, Đấng Bất Diệt).


Hoặc đọc câu : « La i la ha illol loh hul hay yil la-zi la ya muutu » (Allah là Đấng Duy Nhất, Bất  Diệt).


- Nên cầu nguyện (đu’a) cho họ, nếu họ là người mà chúng ta có thể cầu nguyện (đu’a) được. (Trích từ kitab Al Azkar của Imam An Nawawy. Trang 145-146)


         Hiện nay, mỗi khi có đám tang chúng ta thường thấy những người đi đưa đám tang thường đi sau mayyid (hay quan tài), có người thì đọc to câu ‘kalimah shahadah’, một số thì lê lếch đi theo quan tài nhưng miệng thì hàn huyên tâm sự những chuyện riêng tư. Đó là những việc làm vô ích không mang lại kết quả tốt đẹp gì cho người chết và cho cả chúng ta nữa.


Chú ý: Sau khi Solah Janazah rồi thì chúng ta (những người đi dự đám tang dù là thân nhân của người chết hay bạn bè) đều phải im lặng mà đi nhanh đến nghĩa trang (kubur) để đưa thi hài xuống huyệt, chớ không được đọc một câu kinh hay câu Kalimah-Shahadah như thường gặp, vì đó là tội Bid’ah  .    


         Chúng ta phải tập trung tư tưởng để nghĩ đến cái chết mà người thân hay người bạn của chúng ta vừa ra đi. Chúng ta chỉ nhớ đến câu ‘kalimah shahadah’ là để nhắc nhở chúng ta: ‘Allah đã tạo ra loài người, và tất cả đều phải trở về với Allah. Nhưng phải trở về với Allah với thân phận như thế nào?  Ta tự biết lấy, nếu ta có niềm tin và làm những điều mà Allah giao phó, ta sẽ trở về với Allah trong hồng phúc của Ngài và vui vẽ để được hội ngộ với Ngài. Còn ngược lại, ta sẽ lo âu, chịu đựng hình phạt khổ sở sau nầy.


         Thiên Sứ Muhammad (saw) đã khuyên nhũ chúng ta rằng: « Hãy viếng thăm người bệnh và tiễn đưa người quá cố. Điều đó cốt ý là muốn nhắc nhở cho chúng ta về cuộc sống mai hậu. » Do Muslim ghi lại.


·        Khi các người khiêng một người chết (đem đi chôn) hãy bước nhanh ; Nếu người chết có đức hạnh, các người đã giúp họ sớm được hưởng sự an nhàn, còn nếu ngược lại thì các người đã giúp họ trút bớt gánh nặng bất hạnh của họ (trên thế gian nầy). (Do Tập Thể (Jama’ah) ghi lại).


·        Thiên Sứ (saw) khuyên chúng ta đi trước quan tài, vì mỗi lần có đám tang thì Người và hai vị môn đệ thân cận là ông Abu Bakar ® và ông Umar ® cũng tiên phong đi trước quan tài. (Do Ahmad và những người khác nữa ghi lại).


·        Bà Ummul Aaty (R) thuật lại rằng: « Thiên Sứ đã không khuyến khích chúng tôi (những người đàn bà) đi đưa đám ma, nhưng Người không nhấn mạnh ». Do Al Bukhory, Muslim, Ahmad và Ibnu Majah ghi lại.


Ý nghĩa : Thiên Sứ Muhammad (saw) không thích người đàn bà hay phụ nữ đi đưa đám ma, bởi vì hầu như tất cả phụ nữ không kềm chế được sự đau khổ của mình khi người thân đã ra đi. Họ khóc lóc, kêu la, kể lễ rồi nhào tới quấn quít (ôm) xác chết (quan tài), rồi vô tình họ để quần áo xốc xếch, hở hang thân thể của họ, và cũng có nhiều phụ nữ ra sức chen lấn để đến gần huyệt hầu được nhìn xác chết lần cuối cùng. Tất cả những việc làm đó đều Haram (Cấm) trong Islam, cho nên Người không hoan nghinh cho những người phụ nữ đi dự đám tang.


         Những hình ảnh kể trên làm mất đi trật tự và trang nghiêm của sự mai táng, vì thế Thiên Sứ (saw) đã không khuyên những bà vợ của Người và những bà vợ của những vị môn đệ (sahabah) đi đưa đám dù là cho người thân thuộc của mình. Câu nói của bà Ummul Aaty nói rằng « Nhưng Người không nhấn mạnh » có nghĩa là: Thiên Sứ không khuyến khích nhưng cũng không cấm đàn bà đi đưa đám tang.


       - Theo Imam Malik, đó là sự Makrouh (không có phước, không có tội, không nên làm) cho đàn bà trẻ tuổi đi đưa đám, mà cho phép người đàn bà lớn tuổi. (Trích từ kitab Al Madmoua Sharhul Muhazzab. Q (5) trang 223-224).


      - Ông Abu Hurairoh ® thuật lại rằng: « Có lần Rosul (saw) đi đưa đám tang thì nghe ông Umar ® lớn tiếng với một người đàn bà có mặt tại đó, Rosul (saw) mới nói với ông Umar ® rằng: « Hỡi Umar, hãy để yên cho bà ta, nước mắt đang tuôn, tâm hồn đang đau khổ, trong phút chia ly nầy ». (Ý chỉ sự đau khổ của người đang mất thân nhân). Hadith soheh.


       - Nhưng theo ông Ibnu Abbas (R), thì ông không cấm người đàn bà đi đưa đám tang. (Trích từ kitab Fick As Sunnah. Q (1) trang 456-457).


Lời khuyên: Nếu quí vị phụ nữ có đi đưa đám tang thì nên cố gắng đi ở phía sau cùng của đoàn người đi đưa đám tang, và không nên nói chuyện hoặc đọc kinh, phải hoàn toàn trang nhiêm và giữ gìn im lặng. Khi quan tài đã đến gần mộ thì quí vị phụ nữ hãy tập trung lại một nơi cách xa ngôi mộ và hãy thận trọng coi chừng đứng hoặc giẫm chân lên những ngôi mộ khác.


v NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN KHI ĐƯA ĐÁM TANG


Những điều không nên nói và làm khi đi đưa đám tang qua sự dẩn chứng sau đây:  


·        Ông Ibnu Al Munzar (R) thuật lại từ ông Ibnu Abbas (R) là: “Những môn đệ của Thiên Sứ (saw) không nên nói chuyện hoặc lớn tiếng trong lúc: - Tháp tùng đưa đám ma. - Tưởng niệm (zikkir) Allah. – Đánh giặc” (Do Ibnu Munzar ghi lại).


·        Thiên Sứ (saw) có nói rằng: Khi chúng ta tháp tùng đưa đám ma, chúng ta chỉ được phép ngồi khi nào thi hài đã được đặt dưới lòng đất.” Do Al Bukhory ghi lại.


·        Ông Said ibnu Musaiyib, Said ibnu Jubair, Al Hassan, An Nakhy, Ahmad và Ishak cho rằng: “Sự cầu nguyện (đu’a) cho người chết (mayyid) trong lúc đưa đi an táng thì không nên vì đó là hành động makrouh”. Còn ông Al Awza’y cho rằng đó là Bid’ah.


·        Ông Fadal ibnu Ammru (R) thuật lại là: “Có lần ông Ibnu Umar (R) đi đưa đám ma thì có nghe người ta khuyên bảo nhau rằng: - Các người hãy cầu nguyện (đu’a) cho người chết (mayyid) đi, Allah sẽ tha thứ cho người quá cố nầy. Ông Ibnu Umar (R) liền nói: - Các người làm như vậy thì Allah sẽ không tha thứ cho mấy người đâu.”


(Ý nghĩa ở đây là ông Ibnu Umar cố ý trách những người dùng lời cầu nguyện (đu’a) không đúng chổ, và có ý nhắc nhở họ để sau nầy những người khác đừng vấp phải).


·        Ông An Nawawy nói rằng: “Chúng ta nên bắt chước làm theo những hành động của những bậc tiền nhân (Shahabah) xưa kia là im lặng, không đọc kinh hay zikir, hoặc cầu nguyện gì khi đưa đám tang. Họ im lặng một cách tuyệt đối để suy nghĩ về cái chết của người anh em mà họ đang tiễn đưa, đó là sự đòi hỏi quan trọng trong lúc nầy. Nhưng tiếc thay có nhiều người không hiểu mà cố ý đọc kinh Qur’an, cầu nguyện (đu’a), hay nói chuyện ồn ào ra khỏi mục đích. Những điều nầy, theo Rosul (saw) là điều cấm kỵ tuyệt đối không nên làm.


·        Sheik Mohammad Abduhu trả lời (fatawa) trong “Kitab Al Fathu” như sau: “Khi đưa đám tang, chúng ta nên đi đằng trước thi hài (mayyid) và không nên đọc lớn tiếng zikkir. Nếu muốn đọc zikkir Allah thì hãy zikkir (tụng niệm Allah) trong lòng. Đây là một hành động bid’ah (tà giáo), vì vào thời của Rosul (saw) đến thời của các vị sohabah, rồi thời của các vị Tabi’y và Tabi’a không một ai làm như vậy cả, cho nên chúng ta là những người đi sau phải nối bước những bậc tiền nhân.”


·        Không được mang theo hộp quẹt (lửa) để đốt đèn cầy hay nhang khói, vì đó là hành động của những người Al Ja’hiliyah (Thời trước khi Islam xuất hiện) hay những người đa thần. Ông Al Munzar có nói: “Những người đã hiểu biết thì họ đều tránh những hành động nầy”. Ông Baihaky có thuật lại: “Bà Aysah, ông Ubadath ibnu As So’mity, Abi Hurairoh, Abi Said Al Khury, As Ma’u bintu Abi Bakar (R) có để di chúc lại rằng: “Khi đưa đám tang của tôi thì mọi người đừng đem theo lửa”. Có nghĩa là những gì có thể đốt thành lửa hay có khói. (Trích từ kitab Fick As Sunnah. Q (1) trang (453-454)


-         Nếu vì lý do nào đó mà không đi đưa đám tang được mà nghe tin có người chết hoặc khi thấy một đám tang đi qua (dù rằng không phải đám tang của người Muslim) thì chúng ta cũng nên đọc câu cầu nguyện (đu’a) sau đây: “Subhana hay yul lazi la ya mu’ut” (Vinh quang nơi Allah, Đấng Vĩnh Cữu).


Hoặc có thể đọc :


     « Sub-ha-nal mulku al kud-ussu » (Vinh quang nơi Allah, Đấng Linh Thiêng)


-         Khi bước chân đến nghĩa trang hay phần đất dành chôn cho người Muslim thì chúng ta đọc câu đu’a sau đây:


« Assalamma ala ahlid diyar-ry minal moa’minine wal musta-ak khirine wa In sha Alloh ha bikum laa hiqun-na.” Do Muslim ghi lại.


(Kính chào quí đạo hữu Muslim của thế giới bên kia, cầu xin với Allah ban phước lành cho quí vị đã đi trước, cũng như cho chúng tôi là những người sẽ đi sau và Insha-Alloh, chúng tôi sẽ đi theo sau quí đạo hữu).

Do Nhóm học viên Val D'Oise (France) soạn thảo qua sự hướng dẫn của Cheikh Mohamad HOSEN

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIẾU THẢO - CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN...

Hỡi những người con, hãy bám lấy chân của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự hài lòng của cha mẹ trước khi cơ hội không còn, bởi quả thật, không có sự chia cắt nào đau lòng bằng thời khắc chúng ta phải đắp từng nấm đất lên cơ thể của cha mẹ...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIỂM HỌA CỦA SỰ ĐEO HAY TREO...

Tamimah là những vật thể được đeo lên người hoặc treo trên xe hơi, treo trên tường nhà được làm bằng vải lụa, dây thừng,  da thú, võ cây hay võ sò, nanh vuốt hay xương động vật... mà người đeo hoặc người treo có đầu óc tư tưởng nó sẽ mang lại lợi ích chống lại sự xui xẻo đến với mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?