KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (8) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (8)

29.03.2011 03:05 - đã xem : 3631

« ASSALAMA ALA AHLID DIYAR'RY MINAL MOA'MININE WAL MUSTA-AK KHIRINE WA INSHA ALLAH HA BIKUM LAA HIQUN-NA” (Kính chào quí đạo hữu Muslim của thế giới bên kia, cầu xin với Allah ban phước lành cho quí vị đã đi trước, cũng như cho chúng tôi là những người sẽ đi sau và Insha-Alloh, chúng tôi sẽ đi theo sau quí đạo hữu).


v GIỜ KHẮC ĐƯỢC PHÉP ĐEM CHÔN THI HÀI (MAYYID)?


 


·        Đa số các vị Ulama cho rằng đối với Islam giờ khắc nào đem chôn thi hài (mayyid) cũng được, dù ban ngày hay vào ban đêm. Vì có lần vào ban đêm chính Rosul (saw) đem chôn một vị sohabah mà người này thường xuyên đọc Qur’an và tụng niệm lớn tiếng vào ban đêm.


Ông Ibnu Abbas (R) thuật lại rằng: Lúc vào ban đêm Nabi (saw) đem chôn một người anh em bạn hữu thường đọc Qur’an lớn tiếng vào ban đêm, khi Người bước xuống huyệt để đặt thi hài hướng về kiblat, Người có nói: “Allah ban hồng phúc cho người”, nhưng sau đó không ai nghe Người đọc cái gì khác lớn tiếng nữa… Kế tiếp, Người đứng hướng về Kiblat soly bốn Takbir cho thi hài. Hadith được xác nhận là loại Hassan do At-Tirmizy ghi lại.


·        Ngoài ra, ông Aly (R) cũng đã đem chôn bà Fatimah (R) vào ban đêm. Và những ông Abu Bakar, ông Osman, bà Aysah và ông Ibnu Massud (R) cũng được chôn vào ban đêm.


Cho nên dựa vào hadith trên và những bằng chứng cụ thể, đa số các vị Ulama đồng thuận cho phép được chôn thi hài vào ban đêm với điều kiện là đã thi hành tất cả những thủ tục theo tang lễ của Islam, nếu chưa hoàn thành những Hukum bắt buộc thì không được phép đem chôn trong sự gấp gáp đó, thí dụ điển hình như chưa tắm rửa cho thi hài hay chưa soly janazah cho họ…


      Có lần trong bài diễn thuyết, Rosul (saw) có nói về một vị sohabah đã chết mà chưa kịp tắm liệm đàng hoàng rồi gấp gấp đem chôn vào ban đêm, Người giận dữ và nói rằng: “Ngoại trừ trường hợp cần thiết mới được đem chôn vào ban đêm”. Do Muslim ghi lại.


     Hadith khác do ông Jabir (R) thuật lại là Rosul (saw) có nói rằng: “Không được chôn vào ban đêm ngoại trừ sự cần thiết mà thôi”. Do Ibnu Majah ghi lại.


Cho nên qua những hadith trên, chúng ta hiểu rằng: Được phép đem chôn vào ban đêm với điều kiện là phải lo đầy đủ thủ tục tang lễ cho thi hài và nếu đó là điều cần phải làm gấp.


Ø Có được phép chôn thi hài vào lúc mặt trời mọc, hoặc mặt trời đứng bóng, hoặc mặt trời lặn không?


·        Hầu hết các vị Ulama đồng cho rằng: Nếu sợ rằng để lâu ảnh hưởng đến xác chết, thì được phép chôn vào ba giờ khắc kể trên.


·        Nhưng đa số những vị Ulama khác lại nói rằng: Nếu xác chết không bị ảnh hưởng trong lúc để quá lâu, mà cố ý đem chôn vào những giờ cấm nầy thì không nên (chôn vào giờ khác sẽ tốt hơn).


·        Qua hadith của ông Ukbath (R) thuật lại là Rosul (saw) nói rằng: “Ba giờ khắc không được soly Janazah và  đem chôn là: Khi mặt trời ló dạng, phải chờ cho cao hẳn; khi mặt trời đứng bóng, phải chờ cho bóng nghiêng qua một bên và khi mặt trời lặn, phải chờ nó lặn hẳn”. Do Ahmad, Muslim và As-habus-sunnan ghi lại.


Dựa vào hadith nầy mà hệ phái Ahmad Hambaly cho rằng: Makrouh (không nên) khi chôn người chết vào ba giờ khắc nầy.


 


v CÁCH ĐÀO HUYỆT…


         Cái huyệt phải được đào làm sao cho phía trên miệng và đáy huyệt rộng hơn chính giữa huyệt, chiều sâu bằng chiều cao từ chân đến cổ của một người lớn đứng trong huyệt: Chiều ngang và chiều dài cái huyệt tùy theo kích thước của người chết.


(Những anh chị em Muslim đang sống ở các quốc gia Âu Mỹ hay không phải quốc gia Islam nên phải lệ thuộc vào luật lệ của những quốc gia nầy, cho nên chúng ta không thể nào thi hành đúng theo giáo lý Islam mà tùy vào hoàn cảnh cho phép mà thôi).


Thiên Sứ (saw) có nói:


·        [Cái huyệt đào xéo là sự thực hành của chúng ta, còn cái huyệt thông thường là của những người khác.] Hadith Soheh.


·        [Hãy đào đất thật sâu và kĩ lưỡng. Hãy chôn những người chết cùng một lượt hai hoặc ba người cùng một huyệt]


       - Có người hỏi Thiên Sứ: - Chúng tôi phải chôn ai trước?


         Thiên Sứ Muhammad (saw) trả lời: [Hãy chôn người hiểu biết Qur’an nhiều hơn người khác trước]. Do At Tirmizy và An Nasha-y ghi lại.


 


v CÁCH CHÔN…


         Khi quan tài được khiêng đến huyệt, trong chúng ta (nam giới) phải có ít nhứt là ba người xuống huyệt (nếu thi hài quá nặng thì sáu người) để đở thi hài xuống. Khi đưa thi hài xuống huyệt chúng ta hãy đọc câu sau đây: (Bismilloh wa’ ala sunna-ty rosululloh) hoặc (Bismilloh wa’ ala millaty Rosululloh).


Có nghĩa là: (Nhân danh Allah, đây là con đường sunnah của Nabi Mohammad (saw)).


         Hãy bắt đầu đưa thi hài từ phía chân của ngôi mộ tiến dần đến phía đầu mộ, rồi để thi hài từ từ xuống lòng đất và đặt nằm nghiêng theo tay mặt, mặt hướng về kiblat (ka’bah) rồi tháo các mối dây buộc áo liệm của xác chết trước khi lấp đất (nếu trường hợp chôn không để thi hài vào quan tài).


Chú ý: Như đã nói ở phần trên, những anh chị em Muslim sống ở những quốc gia không phải là Islam thì hầu hết bị bắt buộc phải để thi hài vào hòm và đóng khằng kín lại. Vì lý do đó, khi đặt thi hài vào hòm phải chú ý để thi hài nằm nghiêng theo tay mặt và tháo mở các mối dây buộc áo liệm của xác chết rồi mới đóng khằng. Sau khi đặt thi hài (nằm nghiêng) trong huyệt xong, hay để quan tài xuống huyệt thì bắt buộc phải lấp đất liền lập tức.


Theo sunnah của Rosul (saw), trong khi người ta lắp đất thì những ai tham gia hay chứng kiến chôn cất người chết thì phải nắm ba cục đất hoặc ba nắm cát rồi theo thứ tự mỗi lần bỏ xuống một cục xuống huyệt (phía đầu của thi hài) rồi đọc ba câu đu’a như sau:


     1)- Ném đất lần thứ nhứt đọc: (Min-ha kho lak-na kum), có nghĩa là: (Từ đất Allah đã tạo ra các người).


     2)- Lần thứ nhì: (Wa fi-ha nu-y ju kum), có nghĩa là: (Và (Allah) cho các người trở về với đất).


     3)- Lần thứ ba: (Wa min-ha nukh ri ju-kum ta’ rotan ukh-ro), có nghĩa là: (Và rồi từ đất Ta (Allah) sẽ cho các người sống lại một lần nữa).*Được trích ra trong kitab Al Azkar của Imam An Nawawy, trang (147).


         Sau khi lấp đất xong, chúng ta cầu nguyện với Allah, xin sự tha thứ tội lỗi cho người chết và xin sự an lành cho họ.


·        Ông Osman (R) thuật lại là Thiên Sứ (saw) có nói rằng: [Hãy cầu xin sự tha thứ tội lỗi cho người đã mất và cũng cố tinh thần cho người anh em chúng ta đang bị lấy khẩu cung]. Do Abu Dawud, Al Hakim đã xác nhận hadith nầy soheh.


Sự lấy khẩu cung nầy làm cho người Muslim quá cố ghê sợ nhứt, cho nên họ cần sự cầu nguyện không ngừng của chúng ta để cũng cố tinh thần của họ ở dưới huyệt.


·        Đây là lời thuật lại của Imam Al-Bukhory về vấn đề nầy: Khi người quá cố đã được yên nghĩ trong lòng đất, nghĩa là sau khi lấp đất xong rồi những người đưa đám tang đi về, người chết vẫn còn nghe rõ từng bước chân xa dần của thân nhân, của bạn bè, ngay lúc đó hai vị Thiên Thần hiện diện và dựng họ ngồi dậy để chất vấn, những câu chất vấn đó như sau:    


         - Ngươi nói gì về người nầy (tức Nabi Mohammad)?


o   Nếu là người có đức tin, họ liền trả lời: - Tôi xin chứng nhận đó là tôi tớ và là Sứ giả của Allah.


         Thiên Thần nói với họ: - Hãy nhìn những ngày sống trong Địa ngục của người được thay thế bằng những ngày sống trong Thiên đàng.


o   Nếu là những kẻ vô tín ngưỡng, bất tín, đạo đức giả, họ sẽ nói rằng: - Tôi không biết, tôi chỉ lập lại những gì mà mọi người nói.


         Thiên Thần sẽ nói với họ: - Ngươi không biết gì hết, ngươi không có đọc những gì ở Thiên Kinh Qur’an.


Sau đó hai vị Thiên Thần dùng chùy sắt đập vào hai mang tai của người nầy. Họ thét lên một tiếng kêu khủng khiếp mà mọi tạo vật đều nghe biết ngoại trừ loài người và các ma quỷ (djinn) mà thôi. Do Al-Bukhory ghi lại.


·        Một số các vị tiền bối của chúng ta cũng cầu xin như sau: “Thượng Đế ơi! Đây là tôi tớ đang về gần Chủ của họ là Ngài. Ngài là Bậc Chủ hoàn hảo nhất. Xin Ngài tha thứ tội lỗi cho họ và nới rộng ngôi mộ của họ.”  


 


v NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI CHÔN THI HÀI


Thường thường chúng ta thấy sau khi vừa chôn xong, trong lúc mọi người đu’a (cầu xin) cho người chết thì có những người đứng đọc Talkin (nhắc nhở) người chết câu ‘kalimah shahadah’, một số khác thì cấm nhánh cây lên ngôi mộ rồi tưới nước lên đó, rồi sau đó họ đọc Qur’an (thường thường là Surah Yasin)...???


Sau khi tìm hiểu về những việc làm nầy, chúng tôi được biết như sau:


§  Sự Talkin (nhắc nhở) sau khi chôn:    


       - Chỉ có một số ít học giả cho thông qua và những người nói rằng chúng tôi hành đạo theo phái Shafi’y là làm việc này, nhưng đây là sự bắt nguồn từ một vài vị Tabi’y* ở vùng Sham (Syria) đã thi hành khi xưa, rồi từ đó lan truyền cho đến ngày hôm nay. *(Tabi-y là: những người đã gặp Sohabah và theo Islam).


      - Thật ra có một hadith dẫn chứng về việc làm này, nhưng sau khi những người có trách nhiệm kiểm tra lại thì hadith nầy thuộc loại hadith do-if (yếu), nên có nhiều ý kiến khác nhau.


o   Theo Imam Malik và một số học giả của hệ phái Ahmad Hambaly cho rằng: Sự Talkin nầy là Makrouh (không nên làm).


o   Ông Asram hỏi ông Imam Ahmad về vấn đề nầy, được Imam Ahmad trả lời rằng: - Tôi chỉ thấy người dân ở Sham làm khi họ chôn ông Abu Al Mugairoh, còn trước đó tôi không biết có ai làm hay không? (Trích từ: Fick As Sunnah. Q(1) trang (461-462) - Al Mougny Ly ibnu Kuda’mah .Q (2) trang (506) và Al Madmoua Sharhul Muhazzab. Q (5) trang (257- 258))


 



  • Tưới nước sau khi chôn???


       - Ông Abu Ro’fa (R) thuật lại rằng: “Có lần Rosul (saw) đã cầu nguyện và tưới nước lên mộ của ông Saad”. Do Ibnu Majah ghi lại.


Nhưng ý nghĩa chữ ‘Tưới nước’ ở đây là vì bán đảo Arab và nhứt là ở Medina và Mecca, đất không phì nhiêu mầu mở, đất không được mềm như ở xứ khác, toàn là cát và đá. Ngôi mộ của họ chỉ cao hơn mặt đất có một tấc, có hai cục đá làm dấu hiệu ở đầu và chân để người ta dể nhận ra đó là ngôi mộ, cho nên Rosul (saw) đã tưới nước trên mộ cho cát bị ướt để người ta đi qua dể nhận diện đó là ngôi mộ mà thôi, và không phải bất cứ ngôi mộ nào Rosul (saw) hay sohabah cũng làm.*Trích từ: Al Mougny Ly Ibnu Kuda’mah.Q (2) trang (504)


- Hadith của ông Jabir (R) thuật lại là: “Rosul (saw) đã tưới nước lên mộ Ibrohim con của Người”. Do Imam Shafi’y thuật lại trong ‘Kitab Al Ummu’ và Baihaky cũng đã thuật lại như trên. Được xác nhận là đường dây ghi nhận hadith nầy thuộc loại hadith do-if (yếu).* Trích từ: Al Madmoua Sharhul Muhazzab. Q (5) trang (248)


 


§  Sau khi tưới nước lên ngôi mộ xong, có người thường đọc ayat Qur’an sau đây:


يَا أَيَّتُهَا النَّفْسُ الْمُطْمَئِنَّةُ (27) ارْجِعِي إِلَى رَبِّكِ رَاضِيَةً مَرْضِيَّةً (28) فَادْخُلِي فِي عِبَادِي (29) وَادْخُلِي جَنَّتِي (30)


Allah phán: “Và có lời bảo người đức hạnh: Hỡi người an nghỉ và toại nguyện kia! Hãy trở về với Rabb của ngươi, hài lòng với mình và làm hài lòng (Ngài)! Hãy nhập vào bầy tôi (đức hạnh) của TA (Allah), Và bước vào Ngôi Vườn của TA (Allah!).” S 89 (27-30)


Thật ra, Allah phán với y nghĩa tổng quát của những ayat nầy là: Allah phán về sự hứa hẹn của sự trừng phạt hay ban thưởng của Ngài. Đối với những người có đầy đủ đức tin khi họ chết đi sẽ ra đi một cách an nhàn, vững tâm... Và khi được Allah cho nhập lại linh hồn vào Ngày Phục Sinh thì họ cũng được an tâm và bình tỉnh khi bước qua cây cầu Sirotagol-Mustaqim để được gia nhập với những người đạo hạnh đã được Allah ban thưởng vào Thiên Đàng. Đó là lời phán của Allah cho những người có đức tin, đạo hạnh vào Ngày Tận Thế. Còn ngược lại, đối với những người bất tín thì sẽ nhận lấy hình phạt ghê gớm trong Địa ngục.


Khi ayat nầy được truyền xuống, ông Abu Bakar Siddiq (R) ngồi bên cạnh Rosul (saw) và nói rằng:  - Thưa Thiên Sứ, thật là một điều tốt lành cao quí. Thiên Sứ trả lời rằng: Đó là lời sẽ được nói với ông bạn vào Ngày sau vậy.” Do Ibnu Hatim ghi lại. (*)


* Trích từ:  Tabsir Muktasar Ibnu khathir. Q (3) trang (89) - Tabsir Fathul Al Quadir của As Shawka’ny. Q (5) trang (440-441) - Tabsir Ay Sirtafa’sir Likalam A’liyalkabir của ông Abubakr Al Djairy. Q (4) trang (666)


 


§  Có nên cắm nhánh cây trên mộ sau khi lắp đất xong hay không?


Ø Ông Abdulloh Ibnu Abbas (R) thuật lại rằng: “Rosul cùng với một vài sohabah đi ngang qua một nghĩa trang. Rosul (saw) ngừng lại nói: - Có hai người trong hai ngôi mộ kia đang bị hành hạ thật là đau đớn. Một người thì không giữ gìn sạch sẽ sau khi đi tiêu tiện xong (không rữa sạch, mà còn dính cả thân thể lẩn quần áo). Còn người kia thì thường đi gây chuyện, xúi dục người nầy với người nọ để gây sự chia rẽ và bất hoà với nhau. Sau đó, Người bẻ những nhánh cây tươi rồi cắm trên mộ người nầy một ít và trên mộ người kia một ít. Sohabah thấy vậy hỏi: - Thưa Thiên Sứ, Người làm như vậy có ý nghĩa gì?  Rosul (saw) trả lời: - Ta hy vọng rằng, khi nào nhánh cây nầy còn tươi, thì họ sẽ được nhẹ bớt đi sự hành hạ đau đớn của họ. Do Al Bukhory và Muslim ghi lại.


- Đây là hành động đặc biệt mà Rosul (saw) làm cho hai ngôi mộ này, vì Allah đã mở rộng lòng đất cho Người thấy họ đang bị hành hạ rất là đau đớn. Khi Rosul (saw) nhìn thấy những môn đệ của Người đang chịu hình phạt thì Người động lòng. Người lấy những nhánh cây tươi cắm lên ngôi mộ là tỏ ý cầu xin hồng phúc Allah ban cho để làm dịu bớt đi phần nào sự hành hạ đó trong thời gian mà nhánh cây còn tươi cho đến khi nó tàn héo mà thôi, và chỉ một lần này duy nhứt mà Rosul (saw) làm như vậy trong cuộc đời của Người, còn các vị sohabah của Người thì không có làm những hành động này vì họ đâu có đặc quyền như Rosul của Allah, và theo sự giải thích của ông Al Khutooby là những vị Sohabah hiểu được ý nghĩa và hành động cao quí của Rosul (saw) nên không một ai dám bắt chước Rosul (saw) dùng những nhánh cây hay bông hoa  cắm lên ngôi mộ cả.


 bởi những nhánh cây đó không đem lại ích lợi gì cho những người chết cả.


      - Đây cũng là một sự nhắc nhở và cảnh cáo môn đệ của Người rằng:  Những ai không giữ gìn và làm sạch thân thể, quần áo sau khi tiêu tiện xong, sự soly của họ không được Allah chấp nhận và rồi kết quả của sự vô ý thức là như vậy đó….


- Người kia là người chuyên đi gây sự chia rẽ, nói xấu người ta, đem chuyện người nầy đi gièm pha với người khác, để bạn bè thân thích hiểu lầm, gây sự chia rẽ hận thù với nhau, sự độc ác của họ là bị hành hạ trong Địa ngục…


- Ngoại trừ ông Buroidoh ibnu Al Hussien (R) đã để lại di chúc là khi nào ông chết thì hãy cắm hai nhánh cây trên mộ của ông ta.


- Theo ông Al Hafis giải thích trong Kitab Al Fathu là ông Buroidod hiểu rằng hành động của Rosul có tính cách tổng quát nên ông mới làm theo, và chỉ có ông ta làm duy nhất mà thôi.


- Ông ibnu Omar (R) đã ra lệnh tháo bỏ khi ông thấy người ta viết vài câu thơ mến tặng ông Abdurrohman (R) và dán trên mộ của ông ấy, và ông Omar (R) nói rằng:  Đây là hành vi vô ý thức. *Trích từ Kitab Taysirul Allam Sharhul Umdatul Ahkam của ông Abdulloh ibnu Abdurrohman ibnu Saleh Ala Bussam. Q (1) trang (41-42-43): Kitab Fick As Sunnah. Q (1) trang (470)


         Cho nên qua những hadith trên cho chúng ta hiểu rằng: Rosul (saw) không có bảo những vị sohabah làm việc này nên chúng ta không nên tự ý thêm vào điều luật để bông hoa hoặc cắm những nhánh cây trên mộ sau khi lấp đất hay chôn xong, đó là hành động Bid’ah trong Islam.


 


Do Nhóm học viên Val D'Oise (France) soạn thảo qua sự hướng dẫn của Cheikh Mohamad HOSEN


Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIẾU THẢO - CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN...

Hỡi những người con, hãy bám lấy chân của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự hài lòng của cha mẹ trước khi cơ hội không còn, bởi quả thật, không có sự chia cắt nào đau lòng bằng thời khắc chúng ta phải đắp từng nấm đất lên cơ thể của cha mẹ...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIỂM HỌA CỦA SỰ ĐEO HAY TREO...

Tamimah là những vật thể được đeo lên người hoặc treo trên xe hơi, treo trên tường nhà được làm bằng vải lụa, dây thừng,  da thú, võ cây hay võ sò, nanh vuốt hay xương động vật... mà người đeo hoặc người treo có đầu óc tư tưởng nó sẽ mang lại lợi ích chống lại sự xui xẻo đến với mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?