Và vào thời điểm mà tháng chay Ramadan của người Hồi giáo bắt đầu thì người Hồi giáo tại Hoa Kỳ lại càng hiểu rõ hơn về đặc tính thiểu số của họ. Lá thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí thính giả nghe câu chuyện với TTV Maura Farrelly về vấn đề này.
Đối với các tín đồ Hồi giáo thì tháng chay Ramadan là khoảng thời gian để cầu nguyện, suy ngẫm và hy sinh. Theo tập tục thì những người lớn khỏe mạnh sẽ phải nhịn đói trong ngày, không những chỉ nhịn đói mà còn phải nhịn uống nước nữa. Nhưng ngay khi mặt trời vừa lặn thì người Hồi giáo phải ăn không cần biết là họ ở đâu và đang làm gì.
Theo cô Sumara Rhajua, một kỹ sư phần mềm sống tại thủ đô Washington, D.C tục lệ phải ăn vào lúc mặt trời lặn sau 1 ngày nhịn đói trong tháng chay Hồi giáo đôi khi lại rất rắc rối. Tôi thường đi làm bằng xe điện ngầm. Mà luật thì lại cấm ăn uống trên xe. Khổ một nỗi là vào thời điểm phải chấm dứt khoảng thời gian nhịn ăn trong ngày thì lại là lúc tôi đang ngồi xe điện ngầm về nhà, tôi đành phải lén bỏ một quả chà là vào miệng, thế là người hành khách ngồi kế bên tôi lườm nguýt tôi một cách rất ư khó chịu. Thành thử tôi phải giải thích cho họ biết về tháng chay Ramadan. Một số người thì lấy làm thích thú và hỏi chuyện để tìm hiểu, còn một số thì họ chẳng hề quan tâm.
Giải thích với mọi người như vậy cũng không giúp cho việc duy trì tháng chay tại nước Mỹ dễ dàng hơn chút nào. Ở những quốc gia mà Hồi giáo chiếm đa số thì các công ty hay hãng xưởng giảm bớt giờ làm việc trong ngày để các tín đồ có thể nhịn ăn ở nhà, trong một môi trường đỡ tốn sức lao động hơn. Nhưng chuyện này không xảy ra ở nước Mỹ nơi mà tín đồ Hồi giáo chỉ chiếm chưa đầy 2% dân số. Theo bác sỹ giải phẫu Laeeq Ahmad, điều này làm cho việc nhịn ăn trong ngày vào tháng chay Ramadan của người Hồi giáo là điều hết sức thử thách, vì ông phải thực hiện những ca mổ đã được ấn định thời biểu cho ông, cho dù ông phải nhịn ăn nhịn uống suốt cả ngày trong tháng chay Ramadan.
Điều khó khăn hơn nữa là trong ngày, nhất là trong tháng chay, chúng tôi phải đọc kinh cầu nguyện, nhưng cầu nguyện ở đâu khi mà đang ở nơi làm việc? Đây cũng lại là một vấn đề khó khăn nữa. Nhưng vẫn cứ phải cầu nguyện. Điều may mắn là người Hồi giáo được phép cầu nguyện ở bất cứ chỗ nào chứ không bắt buộc phải đến đền thờ hay một nơi đặc biệt nào. Tôi cảm thấy rằng hầu hết mọi người ở đây đểu cảm thông và tôn trọng chúng tôi, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có người nhìn chúng tôi với con mắt khó chịu, coi việc cầu nguyện của chúng tôi như một thái độ kỳ dị. Nhưng sống đời là vậy, biết nói sao.
Thêm một cái khó nữa cho các tín đồ Hồi giáo tại Hoa Kỳ là họ không được hưởng cái lệ đặc biệt như ở nhiều quốc gia mà Hồi giáo chiếm đa số. Ở những nước như vậy thì những ai không phải là tín đồ Hồi giáo theo trông đợi, trong tháng chay Ramadan, họ phải ăn uống ở những nơi kín đáo riêng tư để tránh không làm cho những tín đồ đang nhịn ăn uống phải thèm mà có khi vi phạm giới luật. Nhưng ở nước Mỹ thì mọi người đều có quyền ăn uống thoải mái ở hầu hết mọi nơi công cộng. Nhưng theo giáo sỹ Shamshad Nasir, đứng đầu giáo đoàn Hồi giáo tại ngoại ô thủ đô Washington thì trong nhiều khía cạnh, những khó khăn này lại tạo cho người Hồi giáo ở Mỹ thêm cơ hội gần gũi với thượng đế hơn.
Dĩ nhiên là khi một người nào đó đang cố nhịn ăn, nhịn uống để theo đúng tập tục Hồi giáo mà lại thấy người khác thoải mái ăn uống thì ít nhiều tín đồ này cũng cảm thấy khó khăn. Nhưng đây chính là điều hay của Hồi giáo, bởi vì đang đói thấy người khác ăn mà tự kiểm soát được mình vì tin theo thượng đế thì người ấy sẽ được hưởng phúc nhờ sự tự chế này. Vì thế tôi có thể nói rằng theo một cách thế khác, sống trong xã hội này tôi được hưỡng phúc đức nhiều hơn khi mà có những tín đồ Hồi giáo không theo đúng tập tục nhịn ăn trong tháng chay. Điều này cũng chứng tỏ là chúng tôi can đảm hơn là những tín đồ ở những chỗ khác nơi mà mọi người đều nhịn ăn, không ai đem thức ăn ra trước mắt quí vị.
Giáo sỹ Shamshad cho rằng thuộc về nhóm thiểu số cũng giúp cho người Hồi giáo tại Hoa Kỳ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của một tín đồ Hồi giáo, vì họ rất hay được yêu cầu giải thích về tập tục tôn giáo trong tháng chay Ramadan cho những người bạn và đồng nghiệp của họ không phải là tín đồ Hồi giáo. Nhưng ngay cả khi mà tín đồ Hồi giáo không theo đúng tập tục trong tháng chay Ramadan, như anh Amjad Chadry thì anh cũng hiểu rất rõ về bản sắc Hồi giáo của anh. Và sự thực anh cho rằng anh hiểu rõ về bản sắc này khi ở nước Mỹ còn hơn là khi anh sống tại Pakistan.
Tại sao hả? Thì như quí vị biết đấy, nước Mỹ là một quốc gia rất cởi mở, và có đủ mọi thứ tự do. Không ai cấm cản ai, không phải là mọi người làm như vậy thì buôc lòng anh cũng phải làm theo. Có những xã hội đặt ra giới hạn là ở đó và bắt buộc anh không được vượt ra xa. Nhưng tôi đã đến một xứ sở mà đời sống hết sức cởi mở, tôi không phải chịu một áp lực xã hội nào. Vì thế tôi bắt đầu suy nghĩ rằng chính tôi phải tự định lấy cho tôi một con đường mà mình chọn.
Tự định lấy một con đường mà mình chọn đòi hỏi đến kỷ luật, và kỷ luật là một điều mà các tín đồ Hồi giáo Mỹ phải liên tục thực hành trong suốt tháng chay Ramadan.
Cộng đồng người Hồi giáo tại Mỹ và các nhóm hoạt động vì dân quyền đã chỉ trích mạnh mẽ những quy định an ninh hàng không mới áp dụng sau vụ đánh bom hụt trên một máy bay tới Mỹ vào dịp Giáng sinh.
Nhân viên an ninh Mỹ theo dõi hình ảnh hiển thị trên máy quét tại sân bay |
Theo quy định mới, những người có hộ chiếu từ 14 quốc gia - xuất phát hoặc quá cảnh từ các nước này - đều phải trải qua những biện pháp an ninh chặt chẽ như qua máy quét toàn thân, kiểm tra hành lý, kiểm tra chất gây nổ…
Tuy nhiên, các nhóm Hồi giáo tại Mỹ và những tổ chức hoạt động vì dân quyền đã tỏ ra thất vọng với quyết định trên vì cho rằng nó phân biệt chủng tộc và tôn giáo. "Theo những chỉ dẫn mới, hầu hết người Mỹ theo đạo Hồi đi thăm gia đình, bạn bè hay hành hương tới Mecca đều là đối tượng của những biện pháp an ninh đặc biệt – và đây là định kiến", Nihad Awad, giám đốc quốc gia của Hội đồng Quan hệ Hồi giáo Mỹ”, nói trong một tuyên bố. "Trong khi việc này chỉ khiến một vài người cảm thấy an toàn hơn, thì nó lại gây ra sự tách biệt, thờ ơ và bêu xấu người Hồi giáo, và cũng không có ý nghĩa lớn trong nỗ lực cải thiện an ninh hàng không”.
Mặc dù bị chỉ trích nhưng Cục Quản lý An toàn Giao thông (TSA) đã bảo vệ quyết định của mình. "Quy định mới gồm những biện pháp an ninh lâu dài được xây dựng trên cơ sở tham vấn các quan chức an ninh, những đối tác trong và ngoài nước, hiệu lực an ninh hàng không phải được bắt đầu bên ngoài biên giới của chúng ta”.
TSA khẳng định, các biện pháp an ninh đưa ra dựa trên cơ sở những nguy cơ chứ không nhằm vào vấn đề chủng tộc hay tôn giáo.
Hiệp hội Dân quyềnMỹ (ACLU) cho rằng, chính phủ cần tôn trọng những quy tắc về nghi ngờ mang tính cá nhân. "Chúng ta nên tập trung vào cơ sở bằng chứng, khoanh vùng điều tra với những cá nhân nghi ngờ, điều này sẽ có hiệu quả hơn là nghiêng về một hệ thống của những nghi ngờ số đông”, Michael German, luật sư chính sách an ninh tại Văn phòng Lập pháp ACLU nhấn mạnh.
Theo ACLU, các hoạt động khủng bố được tiến hành bởi những cá nhân đến từ các nước không có tên trong danh sách. Ví dụ như “kẻ mang bom giày”, Richard Reid, là một công dân Anh; Bốn kẻ đánh bom tàu điện ngầm London là người Anh và một phụ nữ người Bỉ năm 2005 đã thực hiện vụ tấn công liều chết tại Iraq. Những quốc gia Mỹ nêu trong danh sách gồm: Cuba, Iran, Sudan, Syria, Afghanistan, Algeria, Iraq, Lebanon, Libya, Nigeria, Pakistan, Ảrập Xêút, Somalia, và Yemen. Ngoại trừ Nigeria và Cuba, người dân ở những nước còn lại chủ yếu theo đạo Hồi.
Theo Scott Stewart - chuyên gia nghiên cứu chiến thuật tình báo thuộc Công ty Tình báo toàn cầu Stratfor, al-Qaeda và các chi nhánh của mạng lưới đã tiếp cận để hoạt động ở vô số quốc gia gồm cả Mỹ và EU. Tổ chức này không cần tự giới hạn trong phạm vi 14 nước. “Tôi không coi đây là cách làm hiệu quả”, ông nói về những quy định an ninh mới. Kẻ khủng bố luôn tìm kiếm các kẽ hở trong hệ thống an ninh ví dụ như vụ 11/9, để khống chế hành khách cũng như phi hành đoàn.
Kỳ Thư (Theo THX)
Theo vietnamnet.vn