LỜI GIÁO HUẤN CỦA THIÊN SỨ MUHAMMAD (SAW) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

LỜI GIÁO HUẤN CỦA THIÊN SỨ MUHAMMAD (SAW)

22.12.2007 22:20 - đã xem : 3553

Cuộc sống xã hội của những người Muslim đang sinh sống tại các quốc gia Âu Mỹ, hay tại các nước không phải Islam là chính giáo thì rất phức tạp. Vấn đề phức tạp ở đây là người láng giềng, bạn bè chung sở làm hay sự giao thiệp với những người không cùng quan điểm đạo giáo…

Nhưng trong thiên kinh Qur’an, Allah đã phân chia rõ ràng về hai thành phần mà người Muslim phải đối xử với họ như sau :

« Allah không cấm các người đối xử tử tế và công bằng với những ai không giao chiến với các người và trục xuất các người ra khỏi nhà cửa của các người vì vấn đề tôn giáo, bởi vì quả thật Allah yêu thương những người công bằng » _ « Allah chỉ cấm các người kết bạn và giao hảo với những ai đã chiến đấu chống các người vì vấn đề tôn giáo và trục xuất các người ra khỏi nhà cửa của các người và tiếp tay trong việc trục xuất các người, sợ rằng các người có thể quay lại (kết thân) với chúng. Và ai quay về kết bạn với chúng thì đó là những người làm điều sai quấy ». S. 60 / A. 8-9.

 

Hai ayat trên cho biết, thành phần thứ nhất là những người không cùng đạo giáo nhưng họ có những ý tưởng cao đẹp, họ xem nhân loại tiêu biểu cho một đại gia đình, nên hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau, họ không phân biệt tôn giáo để chia rẽ, họ tạo sự đoàn kết để chung sống trong tình thương của nhân loại. Cho nên, Allah ra lệnh chúng ta phải đối xử tử tế với họ, tôn trọng và giúp đỡ họ để tạo sự công bằng trong xã hội.

 

Ngược lại, thành phần thứ hai thì Allah cấm chúng ta không được giao thiệp với những người khai chiến vì tôn giáo, những người bươi móc và chà đạp đến tôn giáo của chúng ta, những người hiếp đáp cộng đồng Muslim hay những người đối xử bạc đãi và xua đuổi chúng ta… thì thành phần này chúng ta không được kết bạn với họ.

 

 

Có một hadith nói về bà Qutaylah (mẹ của bà Asma bint Abu Bakar) có đến thăm bà ở Madinah, bà Qutaylah không phải là Muslim (Đa thần giáo) và đã ly dị với ông Abu Bakar (R) trước khi Islam đến. Mẹ của bà đã mang quà đến gồm nho khô, bơ và qaraz (đậu của một loại cây). Thoạt tiên, bà Asma đã từ chối không mời mẹ vào nhà và cũng không nhận quà. Bà nhờ một người đi gặp Aysha (R) nhờ nàng hỏi Rasul (saw) là bà phải đối xử thế nào với mẹ? Thì Rasul (saw) trả lời: - Tất nhiên, bà nên mời mẹ vào nhà và hãy nhận quà. Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.

 

Ý nghĩa của hadith cho biết là Rasul (saw) muốn những người có đức tin đích thực phải biết cư xử tốt đẹp với những người láng giềng hay người thân thuộc, dù những người đó không cùng một tôn giáo mà không có ác ý với ta. Hơn nữa, trong hadith này đề cập đến người mẹ đến thăm con để tạo sự quan hệ thân thiện của tình mẫu tử, thì không có lý do gì người con từ chối tình thương của người mẹ.

 

Nếu đi xa hơn, trong thiên kinh Qur’an đã cho phép người Muslim được quyền ăn thịt những con vật của người Ahlulkitab (Do Thái và Thiên chúa giáo) cắt cổ và cũng được quyền hỏi cưới những đàn bà của họ.

 

« Ngày nay, các người được phép dùng các món (thực phẩm) tốt và sạch. Thực phẩm của những người đã được ban cho Kinh sách được chấp thuận (Halal) cho các người (dùng) và thực phẩm của các người được chấp thuận (halal) cho họ (dùng). Các người được phép cưới các trinh nữ tự do có đức tin (không phải là nữ nô lệ) và cả các trinh nữ tự do trong số người dân đã được ban cho Kinh sách vào thời kỳ trước các người với điều kiện các người phải tặng họ phần tiền cưới bắt buộc (Mahr) với mục đích nhận họ làm vợ chứ không vì ham muốn tình dục cũng không nhận họ làm tình nhân vụng trộm. Và ai phủ nhận đức tin thì việc làm của y sẽ không có kết quả; và ở Đời Sau y sẽ là một kẻ thua thiệt ». S. 5 / A. 5.

 

Allah cho phép người đàn ông Muslim kết hôn với những nữ tín đồ Do thái hay Thiên chúa giáo là để những người cùng một nguồn gốc, cùng thờ phượng chung một Đấng Tạo Hóa (Allah) được hòa hợp trong tình thương yêu của nhân loại. (Ngược lại, người đàn bà Muslim không được quyền lấy người đàn ông Do thái hay Thiên Chúa giáo).

 

Bởi vì, người đàn ông là chủ của gia đình, phải có bổn phận lo chu toàn cho vợ con, hướng dẫn và cư xử với vợ trong tình nghĩa vợ chồng, dìu dắt và dạy dỗ con cái trong tình nghĩa cha con, hầu tạo cuộc sống an vui hạnh phúc theo giáo luật Islam. Vợ là người chung sống suốt đời với mình, hãy sống cho có tình có nghĩa và hướng dẫn họ hãy kính sợ Allah mà thi hành những giáo điều của Thiên luật, vì hai người chỉ là một qua lời phán của Allah như sau :

 

« …Họ là y phục của các ngươi và các ngươi là y phục của họ… » S. 2 / A. 187.

 

Chính vì sự liên hệ này, nó sẽ tạo điều kiện để hai gia đình quen biết rồi sẽ đi đến tình thâm giao và giúp đỡ lẫn nhau, mà Allah đã phán như sau :

 

« Và Ngài là Đấng đã tạo hóa con người bằng nước. Và Ngài thiết lập cho y mối quan hệ ruột thịt và quan hệ hôn nhân. Và Rabb (Allah) của Ngươi có toàn quyền định đoạt mọi vấn đề ». S. 25 / A. 54.

 

Chúc mừng lễ của một tôn giáo khác?

 

Qua sự quan hệ của người chồng là người Muslim và phía bên vợ (cha mẹ, thân nhân bên vợ) là một tôn giáo khác, vậy sự giao tiếp trong những ngày lễ đạo giáo của họ thì vợ con có được quyền tham gia hay chúc mừng họ hay không?

 

Dĩ nhiên, theo sự liên hệ tình nghĩa của giòng họ thì Islam khuyến khích con người hãy đối xử tử tế với họ, kính trọng và quan tâm đến họ. Nhưng, những gì có liên quan đến tôn giáo, đi ngược lại với tawhid của Islam thì chúng ta không thể tiếp tay và tham dự bất cứ trong mọi hình thức nào, vì Rasul (saw) có giáo huấn cho ông Aba Jar (R) như sau:

 

 

« Hỡi Aba Jar! hãy cảnh giác vì Allah trong mọi hoàn cảnh, hãy xa lánh những điều xấu thì sẽ gặt gái được nhiều điều tốt lành từ Allah. Allah tạo ra tất cả con người đều tốt cả. Allah tạo ra nhân loại, chớ Allah không tạo ra người Muslim… » Hadith al Bukhary và Muslim.

 

Rasul (saw) cũng khuyên những người Muslim phải đối xử tử tế và sống hòa nhã với những người không cùng tôn giáo, hãy giúp đỡ họ nếu họ yêu cầu giúp đỡ; hãy cứu giúp họ nếu họ cần cứu giúp; hãy quan tâm và chăm sóc họ nếu họ đau ốm; hãy dự đám tang của họ nếu họ qua đời (nhưng không thực hành theo lễ nghi của họ); hãy mừng cho họ nếu họ được điều tốt; hãy thương cảm họ nếu tai họa giáng xuống họ; hãy sống hòa đồng với họ, đừng xách nhiễu họ… Nhưng không được tham gia với họ trong những vấn đề liên quan đến tôn giáo của họ.

 

Có một lần, Rasul (saw) ở tại Madinah thì có những người Do thái đến gặp Rasul (saw) nói như sau: « As Salam Alaika Ya Muhammad ! Wa Alaika Sam ! ». (As Sam: sự tàn hại và chết chóc). Ý nghĩa của câu chào trên là : Sự tàn hại và chết chóc sẽ đến với ông hỡi Muhammad.

 

Bà Aysha (R) nghe được vội trả lời : - Sự tàn hại và chết chóc sẽ đến với các người, hỡi những kẻ bị nguyền rủa và kẻ thù của Allah. Rasul (saw) nhìn bà tỏ ý không bằng lòng bà trả lời với họ như vậy. Bà Aysha (R) liền nói : - Thưa Thiên sứ của Allah ! Người không nghe họ nói gì hay sao ? Rasul (saw) đáp : Ta đã nghe và đã trả lời tương tự, vì Allah luôn thích sự ôn hòa và nhã nhặn dù bất cứ trong hoàn cảnh nào.

 

Allah có phán: « Và khi các người được chào hỏi lịch thiệp, hãy đáp lại bằng lời chào tốt hơn hoặc ít ra bằng lời chào tương tự. Bởi vì quả thật, Allah là Đấng tính sổ tất cả các vấn đề ». S. 4 / A. 86.

 

Qua hadith và ayat Qur’an trên chứng minh rằng người tin tưởng là người phải có bản tĩnh dịu dàng và ôn hòa trong mọi tình huống, mà Rasul (saw) là Người mẫu mực để chúng ta noi theo. Nhưng sự hài hòa của chúng ta đối với họ không có nghĩa là chúng ta chấp nhận tham gia những vấn đề gì liên quan đến tôn giáo của họ.

 

Islam cho phép người Muslim tham gia những ngày Lễ hay Tết của một dân tộc hay của một quốc gia nào đó, cũng không cấm cá nhân hay một hội đoàn Muslim nào gửi thư chúc mừng những ngày Lễ dân tộc của họ, miễn sao ý nghĩa của những ngày Lễ hay Tết đó không liên quan đến tôn giáo, không vướng vào tội Shirk với Allah.

 

Nói rõ hơn, người Muslim không thể tham gia cùng họ ăn mừng ngày lễ « Giáng Sinh » của Thiên chúa giáo, lý do quá rõ ràng là Islam không đồng ý theo kiểu lý luận « Jésu (Nabi Isa) bị đóng đinh trên thập tự giá », vì theo Islam thì Allah có phán trong thiên kinh Qur’an như sau :

 

« Và vì họ đã nói: ‘Chúng tôi đã giết chết Masih Isa, con trai của Maryam, tức Sứ giả của Allah ;’ và thực ra họ đã không giết chết Người (Nabi Isa) cũng không đóng đinh Người trên cây thánh giá mà là một sự kiện tương tự đã được trình bày qua cho họ. Và quả thật, những ai bất đồng ý kiến về việc (sát hại Isa) hoàn toàn nghi ngờ về sự kiện đó; họ không hiểu biết chắc chắn việc đó, ngược lại chỉ nhắm mắt phỏng chừng mà thôi. Và chắc chắn họ đã không giết chết Người (Isa) ». _ « Không, Allah đã đưa Người (Isa) lên cùng với Ngài. Bởi vì, Allah Toàn Năng, Rất Mực Sáng Suốt ». _ « Và chỉ người dân Kinh sách (Do thái và Thiên chúa giáo) tin tưởng nơi Người trước khi xảy ra cái chết của Người (Isa). Và vào Ngày Phục Sinh, Người sẽ là nhân chứng đối chất lại với họ (trước Allah) ». S. 4 / A. 157 – 158 – 159.

 

Chính vì thế, Shiekh Islam ibnu At Taymiyah và học trò của ông là Ibnu Al Quayyim đã giải thích là những lễ lộc của người ngoại đạo có mang tính cách tôn giáo, đi ngược lại những gì thiên kinh Qur’an chỉ dẫn thì Islam hoàn toàn bác bỏ, nhưng không có nghĩa là tách ly họ. Chúng ta vẫn có cuộc sống hòa đồng trong vấn đề nhân loại, xã hội và tình người cũng như tình gia đình thân thuộc… Nhưng những gì liên quan vấn đề tôn giáo thì có bức tường ngăn cách.

 

Ngược lại, những ngày lễ có tính cách dân tộc hay những ngày lễ để xây dựng một xã hội lành mạnh, không mang tính chất tôn giáo (những điều liên quan đến giáo luật Islam) thì Islam chẳng những không cấm chúng ta tham gia, mà còn khuyến khích để tạo sự hòa đồng và liên hệ hợp tác trong lĩnh vực xã hội để chứng minh người Muslim có bản ngã ôn hòa và là công dân tốt.

 

Kết luận : Mục đích của những người Muslim là tôn thờ Allah, chính chúng ta đến từ Allah, vì Allah ta sống và tất cả sẽ trở về với Ngài. Chính Ngài là Đấng Cung Cấp bổng lộc cho chúng ta, không thể vì một « ngoại cảnh » mà chạy theo họ rồi Sau này sẽ trở thành « Những người khốn khổ ».

 

Allah có phán như sau :

 

« Và TA đã tạo ra loài Jinn và loài người chỉ để thờ phượng TA » _ « TA không đòi hỏi bổng lộc từ chúng và cũng không đòi chúng nuôi TA » _ « Chính Allah là Đấng Cung Cấp bổng lộc (cho tất cả), Chủ Nhân của Quyền-lực, Rất hùng mạnh » _ « Bởi thế, phần của những kẻ làm điều sai quấy giống với phần của những người bạn của chúng. Bởi thế, chớ để chúng thúc giục TA » _ « Khốn khổ cho những kẻ vô đức tin về Ngày mà chúng đã được hứa ». S. 51 / A. 56 - 60

 

 

Mohamad Hosen trích trong tập san “Al Europia”

 

xuất bản năm thứ 5 ra ngày 23 tháng 01 năm 2001.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO "THIÊN CHÚA TRONG TÔN GIÁO ISLAM"

Trong lời chứng ngôn đức tin của Islam, hay còn gọi là Shahadah, “La ilaha illa Allah” – “Không có chúa hay thượng đế nào ngoài Allah”. Người Muslim tin rằng Allah là Đấng đã tạo ra thế giới và gửi các Sứ Giả đến hướng dẫn nhân loại.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG CLIPS VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG CLIPS VIDEO: "NHỮNG HIỆN TƯỢNG BÁO TRƯỚC...

Ngày Phán Xét Cuối Cùng, hay Ngày Phục Sinh hoặc Ngày Tận Thế đều là tên gọi của một Ngày mà thế giới này sẽ kết thúc để chuyển sang một thế giới vĩnh hằng. Và đó là Ngày chắc chắc sẽ diễn ra theo mệnh lệnh của Allah.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH VẪN LUÔN MONG ĐỢI CHÚNG TA...

Nhiều người không thể vượt qua được ham muốn của bản thân, nên mắc phải những sai lầm, phạm phải những tội lỗi, nhưng đó không phải là rơi vào bước đường cùng, không còn lối đi.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH SẼ ĐÁP LẠI LỜI CẦU XIN...

Lời cầu xin Du’a là công cụ mạnh mẽ nhất mà tín đồ Muslim có được, nhưng nó lại là một trong những hành vi thờ phượng bị hiểu lầm nhiều nhất. Đôi khi chúng ta trở nên khao khát một câu trả lời và không thể biết được câu trả lời sẽ đến như thế nào và khi nào sau khi chúng ta đã Du’a cầu xin Allah.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "HÃY LÀ CHÌA KHÓA CỦA ĐIỀU TỐT ĐẸP"

Thiên sứ của Allah (saw) nói: {Trong thiên hạ có người là chìa khóa của điều tốt đẹp và là ổ khóa điều xấu xa, và có người là chìa khóa của điều xấu xa và là ổ khóa của điều tốt đẹp. Vì vậy, xin chúc phúc cho những ai được Allah biến mình thành những chìa khóa của điều tốt đẹp, và thật khốn khổ cho những kẻ bị Allah biến hắn mình thành chìa khóa của điều xấu xa.} (Ibnu Mãjah ghi lại).

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "HÃY TUÂN LỆNH ALLAH VÀ THIÊN SỨ...

Tuân lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài là một nền tảng trong các nền tảng giáo lý của tôn giáo Islam. Một người bề tôi sẽ không thể là người Muslim cho tới khi nào y tuân thủ và chấp hành các mệnh lệnh của Allah và Thiên sứ của Ngài.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LÀM THẾ NÀO CHÚNG TA NHẬN BIẾT...

Có câu hỏi: "Làm thế nào để chúng ta nhận biết Allah?", trả lời cho câu hỏi này chúng tôi chỉ liệt kê theo bốn cách có tính logic nhất như sau:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BẠN SẼ HẾT CĂNG THẲNG KHI ĐỌC...

Nếu bạn nhìn vào cuộc đời của Thiên Sứ Muhammad (saw), Người đã phải đối mặt với những cuộc thử thách lớn hơn rất nhiều so với chúng ta. Sự lo lắng của Người lớn hơn nhiều so với bất cứ điều gì chúng ta có thể tưởng tượng.