LỜI KÊU GỌI TÌNH THƯƠNG (SODAKOH-JA’RIYAH) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

LỜI KÊU GỌI TÌNH THƯƠNG (SODAKOH-JA’RIYAH)

04.05.2009 11:38 - đã xem : 2899

Masjid Mohammadiah ở ấp Phũm Soài xã Châu Phong nép mình nằm sâu trong ngõ vắng, nhưng sáng tối trưa chiều đều tấp nập những ‘con chiên’, trẻ già dõng dạc cùng những thanh niên, hay các cháu nhỏ cùng nhau hàng ngay thẳng lối.

Tôi muốn nói những hình ảnh sinh động của một cộng đồng Muslim bé nhỏ bao bọc một Masjid khang trang, một Masjid không lớn lắm nhưng những sự hoạt động có tổ chức rất ngăn nấp và chặt chẻ, nhất là vấn đề chăm lo giáo lý cho trẻ em…


Được biết vào năm 1963 ở vùng đất «sông nước» này chỉ có 37 gia đình Muslim đã tự nguyện cùng nhau gom góp để xây dựng ngôi nhà thờ phụng Allah, dù rằng kẻ có công người có của thì cũng chỉ đủ xây cất tạm thời một căn nhà nhỏ trong khuôn khổ cho phép và dành lại một khoảng đất để làm nơi chôn cất. Đầu tiên, là một mãnh đất trống lồi lõm của một gia đình Muslim trung lưu, chủ gia đình này nhận thấy có trách nhiệm phải hiến dâng cho cộng đồng để có một nơi hành lễ tập trung khu vực, dù rằng cách đó không xa lắm cũng đã có một Masjid hiện thân ???


Ngày tháng trôi qua, từ làng xa cho đến láng giềng gần kéo về đoàn tụ như một mái ấm gia đình và con cháu tại đây sinh sôi nẩy nở nên cộng đồng trở nên đông đúc. Dĩ nhiên, là người Muslim đều thích ở gần Masjid để tiện việc hành lễ hàng ngày, và nơi đó sẽ có điều kiện dể dàng cho con em đến học Qur’an và giáo lý, đó là điều mong ước của mọi người Muslim. Dân số tăng thì nhu cầu đòi hỏi phải mỡ rộng Masjid, do đó những người có trách nhiệm bàn thảo với người dân tìm nguồn tài chính để nâng cấp Masjid.


Masjid MohammadiahAlhamdulillah, ai định tâm làm chuyện tốt thì Allah sẽ ban cho tốt đẹp, thế là năm 1993 (tức 30 năm sau) được sự đoàn kết góp công góp của của bà con, dù rằng đất nước mới giải phóng chưa được ổn định, người dân còn bửa đói bửa no, nhà cửa còn bề bộn, công ăn việc làm gặp phải khó khăn… Thế mà, Masjid vẫn là trên hết và được trùng tu nâng cấp có chiều sâu 15 mét và chiều ngang là 20 mét, một tầng lầu dành nơi hành lễ (nam và nữ) có sức chứa tối đa khoảng 300 người, phía sau là nơi lấy nước tẩy thể (wudu), tầng trệt dành chia ra ba lớp học Qur’an và giáo lý cho mọi lứa tuổi, và chỉ có mặt tiền là lối vào chính duy nhất của Masjid (xem hình). Đó là thành quả đã nói lên sự đoàn kết của cộng đồng, sự thương yêu con cháu của bậc làm cha mẹ, sự trung kiên của bề tôi đối với Thượng Đế và sự hiếu đạo của bổn phận làm người… (Cầu xin Allah ban nhiều phước lành đến các bạn và các lão nhân, amin).


Chung cu moiNhững năm vừa qua, do sự tăng trưởng dân số trong vùng mà nhà ở của người dân vẫn còn lụp xụp, nhà cửa không ngăn nắp hay diện tích quá nhỏ so với đầu người hiện có trong gia đình, chính quyền địa phương nhận thấy điều đó nên đã phát thảo chương trình di dân và xây cất một khu chung cư theo kiểu nhà sàn nhưng bằng xi măng vách đá (xem hình), khu đất này nằm ngược lại phía sau của Masjid, đối diện có trường cấp một và hai phổ thông và không quên một trường mầm non dành cho các cháu thiếu nhi, cộng thêm một khu văn hóa của người Chăm. Từ đó có khu dân cư mới do chính sách ưu đãi của chính quyền « bán nhà với giá rẽ và trả góp », nên hôm nay một số gia đình nghèo nhờ chính sách ấy mà đã yên bề gia thất.


Nhưng nói đi thì cũng nói lại, từ khi có khu chung cư này thì mọi sự di chuyển đi đến Masjid năm lần hàng ngày hay những trẻ em đến Masjid để học tập cũng có phần hơi bất tiện, nhất là vào mùa mưa. Trước đây, mọi người đến Masjid để hành lễ thì chỉ đi trên con đường làng là tới, nhưng nay phải đi một vòng vì cửa Masjid nằm ngược lại với khu dân cư. Trong hoàn cảnh đáng thương của những người già cả và những trẻ em thường xuyên đến Masjid học giáo lý hàng ngày, nhất là khi cơn mưa đổ xuống mà đi vòng như vậy thì mất thời gian và dính sình bùn vào quần áo. Để giải quyết vấn đề này, ban quản trị Masjid đã họp người dân lại và mọi người đồng ý đóng góp (theo khả năng của mỗi người) để mỡ thêm một lối đi ở cửa sau của Masjid, vì đó là con đường gần nhất để bà con tiện việc đi lại từ nhà đến Masjid (xem hình).


Nhưng việc khó khăn cho cộng đồng là mãnh đất ở phía sau này có hình dáng không bình thường, nó lõm xuống như một hố bom sâu khoảng 2 mét (nằm giữa Masjid và khu nghĩa trang), có chiều dài là 40 mét và chiều ngang là 23 mét và một con đường ngang 2 mét kéo dài từ mặt lộ đến hông sau Masjid là 38 mét (xem hình). Nếu muốn đổ cát và xây lại cho bằng với mặt bằng của Masjid hiện tại thì ước tính cũng phải tốn ít nhất là 80 ghe cát thổi, rồi đổ dalle, xây tường… Nếu làm thì làm cho tới, nhân dịp này cộng đồng cũng muốn lợi dụng phía sau còn chổ trống sẽ xây thêm một nhà bếp và một nhà để tắm «Mayyid» (người chết) để tiện bề bà con nấu nướng trong những dịp có lễ lộc hoặc dể dàng làm vệ sinh cho người chết… Sau khi tất cả cộng đồng nhất trí, thì ban quản trị của Masjid lên kế hoạch và ước tính số tiền dự định trùng tu đợt ba lên khoảng 158 triệu đồng (khoảng 9000$ US) và sau vài tháng vừa qua bà con đã đóng góp được khoảng 60 triệu đồng (nghĩa là chỉ được một phần ba số tiền dự tính).


Đã leo lưng cọp thì phải cởi, và kế hoạch ấy đã khởi công từ nhiều tháng nay với số tiền có trước là 60 triệu đồng như đã nói phần trên, nhưng mỗi ngày chờ đợi xem có ai đóng góp thêm thì không thấy nhút nhít gì, mà công trình thì đang lỡ dỡ nữa chừng…


Cho nên, đây là thời điểm những người tin tưởng có khả năng làm việc thiện có thể cứu giúp cộng đồng của mình, hi vọng sẽ có thêm một ân phước như ông  Abu Hurairoh ® thuật lại là Rosul (saw)  có nói như sau :


(Những điều tốt lành, phước thiện sẽ đem lại sự hữu ích cho người tin tưởng sau khi chết là : « Có kiến thức hiểu biết rồi phổ biến lại cho người khác, có con cái đạo hạnh, thụ hưởng Kinh sách (để phổ biến), xây cất Masjid hay nhà cửa cho những người nghèo khó, đào kinh rạch (phân phát nước) đem hữu ích cho người khác, hay lúc còn sống thường làm sođakoh... Những điều nầy sẽ đem lại sự hữu ích cho người thi hành sau khi chết). Do Al Bukhary và Muslim ghi lại


Theo giáo lý thì đây được gọi là « Sođakoh Ja’riyah » : Có nghĩa là bố thí có tính cách lâu dài, trường cữu như xây cất Masjid, Nhà thương, Trường học, Cư xá cho học sinh nghèo, Nhà cửa cho người nghèo khổ, Làm đường, Xây cầu, Đào giếng nước…


Với số tiền mà cộng đồng này đang thiếu hụt chỉ khoảng hơn 90 triệu đồng việt nam (3500$ US), con số thì không lớn lắm so với cuộc sống của những đồng hương đang sống nước ngoài, nhưng đối với bà con hiện sống tại đây thì rất vất vã và đã trút hết « hồ bao » rồi nên bây giờ cũng đã kiệt huệ. Tháng Ramadan cũng sắp đến mà công trình thì còn chình ình một đống, cho nên « Ban quản trị » xin kêu gọi tất cả những anh chị em bốn phương khi biết được thông tin này, nếu có thể mỗi người xuất Sodakoh theo khả năng của mình, dù là một đồng cũng là do lòng tự nguyện, chứ không phải cần có nhiều mới đóng góp, bởi vì tất cả việc làm của mình dù lớn hay nhỏ thì Allah cũng đều biết và Thiên thần cũng ghi lại những hành vi tốt xấu của mình mà không thiếu một điều gì cả. Cầu xin Allah ban nhiều hồng phúc đến quí vị, amin.


Theo thông tin của chúng tôi, hiện nay Ban quản trị Masjid Mohammadiah gồm có :


-          Một Imam trưởng (Giáo cả) : Haji Ismael.


-          Hai Imam phó : Haji Ahamad (phụ trách giáo lý), và Haji Ylyas (phụ trách về văn hóa – xã hội).


-         Ba Thư ký : 1. Ông Ho Saich (Tổng quát). 2. Ông Ibrohim (Ban giáo dục). 3. Ông Mohamad Idress (Ban mai táng).


-         Thủ quỉ: Imam Mohamad.


Ngoài ra ban giáo lý gồm có:


-         Ông Zackarya (phụ trách Qur’an vỡ lòng)


-         Ông Imron (phụ trách Qur’an có trình độ)


-         Ông Ylyas (phụ trách môn Fiqoh)


-         Tuôn Mach và Haji Amir (phụ trách những môn Hadith, Tawhid và Tafsir Qur’an)


Trên đây là sơ đồ hành chánh của ban quản trị Masjid Mohammadiah, ngoài ra có đến hàng trăm trẻ em đến học giáo lý và Qur’an mỗi ngày. Nếu đi sâu vào chi tiết thì những người làm việc trong ban quản trị tại đây cũng đã bỏ công và bỏ của để làm việc vì Allah, chẳng lẽ chúng ta thấy chết mà không cứu?  Thật ra, nếu có người hay có nơi cần sự giúp đỡ thì chúng ta mới có cơ hội làm việc thiện, thì đây cũng là cơ hội cho những người tin tưởng khi một đồng bỏ ra đúng chổ thì sẽ được Allah hoàn lại gấp nhiều lần vào Ngày Sau, Insha-Allah.


Mọi sự đóng góp (Sodakoh) cho công trình đang ngưng đọng này, xin liên lạc với ông Thủ quỉ của Masjid: Imam Mohamad, Masjid Mohammadiah, Tổ 5, ấp Phũm Soài, Xã Châu Phong, huyện Tân Châu, Tỉnh An-Giang, Việt Nam. Điện thoại số: (0084) 763 547 166.


Góp ý kiến: “Một cộng đồng hay một hội đoàn nào đó cử người đại diện xin nhận số tiền của những người đóng góp (chỉ cần mỗi người chừng 10$ thì gom lại cũng là số nhiều), sau đó liên lạc với ông thủ quỉ Masjid Mohammadiah (Haji Mohamad Ismael) gởi một lần cho tiện, Insha-Allah”.


Cầu xin Allah ban cho những nô lệ của Ngài giữ vững phẫm chất của người giàu lòng nhân ái, cầu xin Ngài ban nhiều điều tốt lành đến những cộng đồng đang cần sự giúp đỡ liên quan về việc quảng bá giáo lý cho con em, amin.


Abu Azizah

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐANG XÂY DỰNG DỞ DANG



Xây tường để đổ cát vào cho bằng với mặt bằng của Masjid hiện tại



Con đường kéo dài 40 mét đi ngang qua nghĩa trang



Dự tính đổ 80 ghe cát để bằng mặt với thành cầu



Anh em trong vùng, mọi người cùng ra sức để tiết kiệm phần mướn thợ



Chiều cao của vách tường đang xây cất là chiều cao để lấp cát vào



Con đường dẩn vào Masjid dài khoảng 40 mét (lối vào cửa hậu)



Đang xây tường



Kiểu nhà sàn chung cư đối diện con đường vào cửa sau Masjid


 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
HỘI THIỆN NGUYỆN NHÂN ÁI - THỈNH CẦU RAMADAN 2024 - RAMADAN APPEAL 2024

HỘI THIỆN NGUYỆN NHÂN ÁI - THỈNH CẦU RAMADAN 2024 - RAMADAN APPEAL 2024

Với sự hào phóng của mình, Quý tín hữu sẽ cung cấp Iftar cho những người ghé thăm ngân hàng thực phẩm của chúng tôi để tìm kiếm bữa ăn tiếp theo của họ. Lòng tốt của Quý tín hữu sẽ mang lại niềm hy vọng cho các góa phụ, bà mẹ đơn thân, trẻ mồ côi, trẻ nhỏ, người già và người bệnh đang phải vật lộn với tình trạng suy dinh dưỡng.

LỜI KÊU GỌI HỖ TRỢ TRẺ MỒ CÔI MUSLIM Ở VIỆT NAM / AN APPEAL TO SUPPORT MUSLIM  ORPHANS IN VIETNAM

LỜI KÊU GỌI HỖ TRỢ TRẺ MỒ CÔI MUSLIM Ở VIỆT NAM / AN APPEAL TO...

Ngôi nhà tốt nhất đối với những người Muslim là ngôi nhà mà trẻ mồ côi được đối xử tốt, và ngôi nhà tồi tệ nhất đối với những người Muslim là ngôi nhà mà trẻ mồ côi bị đối xử tệ bạc.

THƯ NGÕ KẾT NỐI YÊU THƯƠNG ĐẾN EM MO HA MÁCH KA RIÊM XUÂN LỘC ĐỒNG NAI

THƯ NGÕ KẾT NỐI YÊU THƯƠNG ĐẾN EM MO HA MÁCH KA RIÊM XUÂN LỘC...

Hôm nay Nối Vòng Tay Chân lý xin gửi đến những nhà hảo tâm trong và ngoài nước về một trường hợp em Chàm Mo ha mách Ka riêm 17 tuôi, cư ngụ tại Xuân lộc tỉnh Đồng nai rất đáng thương tâm vì mang chứng bịnh tim cần phải mổ khẩn cấp,

CLIPS VIDEO: LỜI CẢM TẠ CỦA VỢ CHỒNG MU TA PHA - PHATIMAH ĐÃ GIÚP ĐỠ XÂY NGÔI NHÀ TÌNH THƯƠNG

CLIPS VIDEO: LỜI CẢM TẠ CỦA VỢ CHỒNG MU TA PHA - PHATIMAH ĐÃ GIÚP...

Lời cảm tạ đến những nhà hảo tâm đã giúp đỡ xây ngôi nhà tình thương cho vợ chồng anh MU TA PHA và chị PHATIMAH cư ngụ tại tổ 6 ấp Châu Giang xã Châu Phong Huyện Tân Châu Tỉnh An Giang đã nhờ Chanlyislam đăng ngày 25 tháng 7 năm 2023.

THƯ NGÕ CỦA MỘT CẶP VỢ CHỒNG CÓ BA CON NHỎ CẦU CỨU GIÚP ĐỠ

THƯ NGÕ CỦA MỘT CẶP VỢ CHỒNG CÓ BA CON NHỎ CẦU CỨU GIÚP ĐỠ

Chanlyislam xin chia sẻ với các nhà hảo tâm trong và ngoài nước về một cặp vợ chồng có ba con nhỏ sống trong gia cảnh nghèo khổ tại Tổ 6 - Ấp Châu Giang, Xã Châu Phong, Huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang.

LỊCH TRÌNH TỔ CHỨC CẮT DA BAO QUI ĐẦU MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM MUSLIM TỪ 6 ĐẾN 15 TUỔI

LỊCH TRÌNH TỔ CHỨC CẮT DA BAO QUI ĐẦU MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM MUSLIM...

Nhân dịp “Eid Al-Adha của đồng bào Chăm Muslim An giang”. Nhóm Thiện Nguyện Nhân Ái (Al-Barr ch@rity Group) kết hợp với nhóm Bác sĩ Muslim Bệnh viện Đa khoa huyện An Phú xây dựng kế hoạch tổ chức cắt da bao qui đầu cho trẻ Muslim từ 06 tuổi đến 15 tuổi.

JAMA'AH AL MUBARAK / THƯ NGỎ KÊU GỌI TÀI TRỢ KINH PHÍ XÂY DỰNG MẶT TIỀN NGÔI NHÀ CỦA ALLAH

JAMA'AH AL MUBARAK / THƯ NGỎ KÊU GỌI TÀI TRỢ KINH PHÍ XÂY DỰNG...

Như quí anh chị cô bác đã biết, Jama’ah Muslim Al-Mubarak tọa lạc tại thôn Bình Minh - xã Phan Hòa - huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận có nguồn gốc là dân tộc Chăm theo tôn giáo Bàni của ông bà tổ tiên truyền lại từ bao đời…

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC ISLAM TRONG VẤN...

Ngày nay, khi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, người Muslim cũng tiếp xúc với những cuộc tranh luận nhiều hơn. Có những cuộc tranh luận văn minh, nhưng cũng có những cuộc tranh luận thì không như vậy. Liệu chúng ta có cần thiết phải tranh luận đến cùng để phân định đúng sai cho bằng được trong mọi trường hợp?