Thắm thoát mà tháng Ramadan hồng phúc của năm 2009 đã bước qua những ngày cuối cùng của nó, nó sắp sửa vĩnh biệt chúng ta ra đi và nó sẽ không bao giờ tái diển trên trái đất nầy nữa.
Còn tháng Ramadan năm tới thì không biết chúng ta có còn sống để được dịp hội kiến và tiếp đón nó nữa hay không? Vậy trong 10 đêm cuối của tháng Ramadan chúng ta phải làm gì để hi vọng được tiếp nhận một "Đêm định mệnh" mà người Muslim nào cũng chờ đợi...
Alhamdulillah, xin chân thành khen ngợi và tạ ơn Allah, đã cho chúng ta được dịp tốt lành và sức khỏe dồi dào để được nhịn chay tháng Ramadan năm nay, cầu xin sự an bình cho Rosul (saw) cùng gia quyến, bạn hữu và những người noi theo cho đến ngày Sau.
Mới ngày nào, có người thì vui vẻ hân hoan đón tiếp nó một cách nồng hậu, sau những ngày tháng dài chờ đợi mong có dịp hành đạo nhiều hơn để tăng thêm cán cân vào ngày Sau, trong khi đó cũng có những người lo lắng u sầu buồn bã vì phải thi hành những điều bắt buộc mà họ đã lơ là vào những ngày tháng khác… Cho nên những người tin tưởng thi công hành đạo một cách hòan thiện với sự vui vẻ và hăng sai để mong nhận phần thưởng vào ngày cuối cùng, khác hơn người thi hành một cách miễn cưởng.
Allah đã phán trong thiên kinh Quran với ý nghĩa như sau :
« Hỡi những ai có niềm tin ! Hãy sợ Allah và mỗi người (linh hồn) nên xét lại những điều mà y đã gởi đi trước cho y vào ngày mai. Và hãy sợ Allah ! Quả thật, Allah Rất mực am tường về những điều các người làm ».
« Và chớ đối xử như những ai đã quên lãng Allah cho nên Ngài đã làm cho chúng lãng quên bản thân của chúng trở lại. Chúng là những kẻ dấy lọan, bất tuân Allah ».
« Những người bạn của Hỏa ngục và những người Bạn của Thiên đàng không ngang bằng nhau. Những người của Thiên đàng mới là những người thắng lợi » Suroh 59 : 18-20.
Tháng Ramadan sắp sửa vĩnh biệt chúng ta ra đi, chúng ta có bao giờ đặt câu hỏi là chúng ta đã làm được gì trong tháng hồng phúc đó, tháng mà làm ít nhưng lời nhiều… Chúng ta đã đọc được bao nhiêu trang Qur’an hay đã ‘khotam’ (đọc hết quyển kinh Qur’an) bao nhiêu lần, đã solah taraweh và solah đêm, solah sunnah tataweh và hành đạo những gì khác nữa không? Chúng ta có bố thí để giúp đở những người nghèo khó chưa ? Có thăm viếng người bệnh hay thăm viếng những bà con họ hàng trong tình (rohim) ruột thịt mà bấy lâu nay đã cắt đứt không ? Biết bao nhiêu câu hỏi cần phải tự chất vấn bản thân mình trước khi bị Allah hỏi cung sau nầy…
Tháng Ramadan là tháng thiêng liêng mà chúng ta cần phải học hỏi được nhiều điều tốt lành, rút tỉa những kinh nghiệm quí báu từ đó để áp dụng vào cuộc đời. Ngay cả khi bắt đầu vào ngày nhịn chay mà không ai biết trước được nhưng những tôn giáo khác thì đã qui định ngày giờ bất di bất dịch (không thay đổi), được ấn định từ năm nầy qua năm khác. Ngược lại, Islam đã tạo cho chúng ta kinh nghiệm là biết nhịn nhục, chịu đựng hay kiên nhẫn để chờ đợi khi nào ‘thấy trăng mới được nhịn chay và thấy trăng mới được xã chay’, đó cũng là điều huyền bí của Đấng Tạo Hóa đã biến hóa, luân chuyển ngày tháng theo qui luật của Ngài, cũng như mùa màng không nhứt thiết là vào mùa Đông hay mùa Hè.
Năm sau nếu chúng ta còn sống để đón chờ tháng Ramadan của năm tới, chúng ta (những người Muslim sinh sống ở Châu âu) sẽ phải nhịn chay vào những ngày đầu của tháng tám (tháng hè) thì sẽ rất vất vã, vì ban ngày dài hơn ban đêm (Insha Allah), đó cũng là sự an bày của Allah để người muslim bíêt chịu đựng nhịn nhục dù trong bất cứ hoàn cảnh hay trường hợp nào. Hơn nữa, tại sao Allah không cho Thiên sứ Muhammad (saw) thông báo cho mọi người Muslim biết chắc chắn đêm nào là đêm Lailatulqodr (Đêm Định mệnh), như hadith đã thuật lại : « Có lần Rosul (saw) bước ra khỏi nhà với ý định là đi thông báo cho bạn hữu của người biết rõ đêm nào là đêm Lailatulqđar, nhân lúc đó có những bạn hữu của Người đang cải vã nhau nên Người đã quên và Người nói : « Ta định cho các người biết rõ đêm nào là đêm lailatulqđar nhưng khi Ta thấy các người cải vã với nhau nên Ta đã quên ngày đó đi, nhưng đó cũng là điều tốt lành mà thôi ». Rosul (saw) cho biết, vì nếu biết chắc rõ ràng đêm nào thì con người sẽ lơ là sự hành đạo trong những ngày tháng khác, mà chỉ chờ đợi đêm ngày đó để hành đạo duy nhứt mà thôi, nên không còn sự phấn đấu, thi công cố gắng nữa… Thiên đàng của Allah không phải rẻ như ta tưởng, nên phải sốt sắn và cố gắng hành đạo mới mong được Allah hài lòng chiếu cố...
Chúng ta ai ai cũng biết rõ rằng, chính Rosul (saw) cũng đã biết Người đã được Allah tha thứ tội lỗi ở quá khứ, hiện tại và tương lại, nhưng Người không gì đó mà chểnh mãng việc hành đạo, ngược lại Người luôn luôn sốt sắntrong việc hành đạo, mỗi khi đứng solah thì hai chân của Người sưng lên và bầm tím... Nhứt là vào những mười đêm cuối cùng còn laị của tháng Ramadan, Người đã tạm xa lánh vợ con để thức suốt đêm mà hành đạo, nghĩa là Người không hề nhắm mắt để ngũ hay nghỉ đến việc gia đình mà chỉ solah, tụng niệm, nhắc nhở danh nghĩa của Allah, đọc kinh Qur’an, nhưng không phải hành đạo riêng một mình mà Người còn đánh thức cả gia đình vợ, con cháu thức dậy mà hành đạo, vì những đêm cao quí cuối cùng đó không biết đêm lẻ nào sẽ là đêm lailatulqar có phước như một ngàn tháng ?
Thể theo hadith của bà Ayshah ® thuật lại lời chỉ dạy của Rosul (saw) nếu chúng ta được gặp đêm ‘lailatulqodr’ thì hãy nói : « Allohumma in naka afu wan tu hibbul afwa, faafu an na: Ôi Allah Ngài là Đấng Vị Tha xin Ngài hãy tha thứ cho chúng tôi ».
Nhưng đối với chúng ta thì chỉ cố gắng trong khả năng có thể để mong gặp được đêm linh thiêng cao quí đó, vì chúng ta cũng không biết sẽ sống đến năm tới để hành đạo nữa hay không ? Chúng ta cũng đừng bao giờ quên, thi hành những điều tốt lành khác vào ban ngày của tháng Ramadan là bố thí, thăm viếng người bệnh, giúp đở những ngừơi thiếu thốn, đặt biệc là tìm cách nối lại sợi dây liên hệ máu mũ ruột thịt, bà con thân nhân đã cắt đứt tình ruột thịt từ xưa kia, vì Islam không cho phép chúng ta giận hờn nhau quá ba ngày, còn ai cắt dứt sợi dây liện hệ thì sẽ không ngửi được mùi vị của thiên đàng. Bản tánh của Rosul (saw) là vị cao thượng rộng rãi, Người không bao giờ khước từ một ai và luôn luôn dịu dàng, thương xót người khác. vì căn bản của tôn giáo Islam là nếu ta không thương người (cả thú vật) thì Đấng Tạo Hóa sẽ không thương xót chúng ta. Dù chúng ta có hành đạo một ngàn năm đi nữa, nhưng không đựơc sự ưu ái thương xót của Allah thì chúng ta sẽ không bao giờ được bước chân vào thiên đàng…
Tháng Ramadan sắp sửa ra đi, vậy sau tháng Ramadan chúng ta có tiếp tục hành đạo tốt lành nữa hay không ? Hay quay trở về con đường lầm than tội lỗi xưa kia, dịp mai đã thay đổi con người và bản chất của chúng ta, tại sao chúng ta lại tiếp tục con đường cũ mà đi. Hãy nghỉ đến tháng Ramadan, nó đến rồi nó sẽ vĩnh biệt ra đi, con người cũng vậy, hôm nay còn sống chưa chắc chúng ta còn sống đến ngày mai, hãy nghỉ đến cái chết mà lo hành đạo cho tốt và sống cho đẹp đời. Sự hành đạo (hay Ibadath) không chỉ riêng tháng Ramadan không thôi mà nó phải tiếp tục mãi mãi cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời chúng ta, mặc dù chúng ta không cần phải làm nhiều như tháng Ramadan, nhưng quan trọng là tiếp tục cho tốt hơn ngày hôm nay. Hãy nghỉ đến sau tháng Ramadan chúng ta sẽ làm gì ???.
Bắt đầu với nền tảng căn bản đầu tiên là Shahađah hay Tawhid, là chìa khóa để vào Islam, và chết trong Islam thì Allah mới chấp nhận và cho lên thiên đàng, nếu không sẽ bị đày vào địa ngục một thời gian hay sẽ bị ở trong đó mãi mãi… Vấn đề giữa tawhid và shirk rất gần như máu với thịt, nếu chúng ta chỉ vì cuộc sống vật chất tạm thời mà không cảnh giác từ công ăn việc làm của chúng ta, chúng ta sẽ mang họa suốt đời suốt kiếp, như việc coi bói, làm thầy, vẻ bùa phép, cầu nguỵên hay phó thác cho những người mà con người tự cho là linh thiêng hay cầu xin ở mồ mã, ma quỷ… vì những người không hiểu biết sẽ bị lệ thuộc vào đó mà sẽ quên đi Allah…
Cho nên, Allah đã phán với ý nghĩa: « Ngài sẽ không tha thứ tội shirk (đồng đẳng) với Ngài, ngòai đó ra Ngài tha thứ tùy ý Ngài ». Chúng ta nên cảnh giác mà tránh xa điều nầy, tránh xa những đồng tiền không trông sạch hay bất chánh, vì nó không có hồng phúc tốt lành ở đó, và Allah không bao giờ chấp nhận nó dù ai đó dùng nó để bố thí đi nữa. Allah chỉ chấp nhận đồng tiền trông sạch mà thôi.
Vấn đề solah, ngoài năm lần ở masjid ra, chúng ta nên solah sunnah thêm nữa như sunnah tataweh (trước Fajar, trước và sau Dhur, sau Magrib, trước Isa) và solah wirt ở nhà ít nhứt một rak’at (solah cuối cùng của ngày đó), ngòai ra còn solah Dhuha (buổi sáng), solah wuđu’a (sau khi lấy nước soly xong) và nhiều solah khác nữa. Hãy cố gắng mà làm thêm để bù đắp cho cán cân thiếu hụt sau nầy. Sau tháng Ramadan, chúng ta còn nhịn chay thêm 6 ngày của tháng Shawal, nhịn sunnah ngày thứ Hai và thứ Năm, ngày 13-14-15 trong tháng, ngày A’Shura, ngày Arafat cho những ai không đi Hajj…
Nhân tháng Ramadan, vấn đề Zakat là điều thi hành bắt buộc để giúp cho những người nghèo khó khỏi bận tâm nhiều cho bửa xã chay, và để họ sảng khoái chuẩn bị cho ngày Lễ Id, dù một trái chà là hay một nụ cười cũng gọi là sođakoh, bên cạnh chúng ta không biết bao nhiêu người còn đang nghèo khó, họ cần sự gíup đở của chúng ta, hãy nghỉ đến những anh chị em đó.
Nhân tháng Ramadan đến và sắp sửa ra đi, chúng ta cũng nên học hỏi sự chịu đựng (sobar) hay kiên nhẫn từ ăn uống, lời ăn tiếng nói và học hỏi được tình thương (rohmah), thương người như thương bản thân, học cách tha thứ, vị tha, không ganh tỵ, tranh chấp nhau không có lý do chính đáng, không tự cao tự đại, luôn khiêm tốn, khiêm nhường… vệ sinh bản thân, nhà cửa, masjid và môi trường, biết ăn sài tiết kiệm mà không phung phí dù đó là nước biển. Đó là những bản tánh (Akhlaq) của người Muslim cần phải có, có tiền có tài mà thiếu đạo hạnh thì không khác gì có xác mà không có hồn…
Sau đây, chúng ta ôn lại một câu chuyện lịch sử để biết được bản tánh và sự rộng lượng của Rosul (saw) như thế nào?: « Những chị em Ansar thấy Rosul (saw) không có áo choàng để mặc, nên họ cùng nhau may tặng cho Rosul (saw) một cái áo choàng rất đẹp để mặc trong những dịp đón tiếp phái đoàn, khách phương xa đến hay đi Solah ngày lễ Id... Rosul (saw) rất vui và hân hoan khi mặc nó, bởi vì khi Người mặc cái áo choàng đó thì ai cũng tặng khen… Một hôm Người mặc áo chòang đó cùng đi chung với một số bạn hữu của Người, thình lình có một người đứng ra chặng đường rồi cho salam với mọi người, sau đó ông lên tiếng với Rosul (saw) là ông muốn Rosul cho ông cái áo của Rosul đang mặc, nghe vậy Rosul (saw) mĩm cười rồi cởi áo đó ra đưa cho ông ấy liền tức khắc, những bạn hữu của Người cũng hơi bất bình với người đàn ông đó, Rosul (saw) thấy vậy mới nhìn họ và tỏ vẻ không bằng lòng với những cử chỉ của bạn hữu… Sau đó, những bạn hữu của Rosul (saw) đến hỏi người đàn ông xin cái áo đó, thì được biết ông ta ao ước và hy vọng khi chết đi sẽ được liệm chung với cái áo mà Rosul (saw) đã mặc… Và Alhamdulillah, không lâu sau người đàn ông đó đã ra đi với ‘kafan’ là áo chòang của Rosul (saw) đã mặc ».
Chúng ta không thể so sánh với Rosul (saw) hay những bạn hữu của Người, nhưng ít nhứt cũng có một chút tình người và noi theo những sự gương mẫu của Người và bạn hữu của người, vì họ sống mà không bao giờ nghỉ đến bản thân của họ, mà họ luôn luôn nghỉ đến anh chị em khác…
Bài viết có hạn, nên trước khi dứt lời, chúng ta cùng chia nhau gia tài của Rosul (saw) để lại mà học hỏi và áp dụng, nếu áp dụng được hy vọng sẽ thành công ở đời này cũng như ngày Sau, đó là hadith do Imam Al Bukhory ghi lại với ý nghĩa như sau : « Về đời hãy nhìn những người thấp hơn chúng ta, còn về đạo thì hãy nhìn những người học cao hơn ta ».
Alhamdulillah, trong nhà chúng ta hiện nay không thiếu gì cả, tủ lạnh đầy thức ăn thức uống, ăn buổi sáng không sợ đói buổi chiều, nhà nào cũng có máy giặc, tivi, internet và điện thoại di động… Ngược lại, trên thế giới còn có biết bao nhiêu con người đang thiếu thốn, họ ăn buổi sáng nhưng không biết buổi chiều có gì để ăn hay có gì để mặc không ? Họ đang cần sự giúp đỡ của những người đang được Allah cho bổng lộc cao quí, họ rất cần sự quan tâm của chúng ta...
Về kiến thức đạo giáo, dù có học cho đến chết thì cũng chưa có học hết, nên hãy cố gắng học hỏi thêm, nhứt là thiên kinh Qur’an, hãy đọc nó ít nhứt năm mười phút một ngày khi chúng ta có dịp đến Masjid solah sớm hơn vài ba phút, hãy đọc thêm sách và tìm nghe những ông thầy giảng đạo ở Masjid, và hãy học hỏi những gì ở đời với những người hiểu biết hơn ta, vì kiến thức mà Allah ban cho chỉ giống như một giọt nước mà thôi.
Có người hỏi ông Imam Ahmad Hanbal (Imam Ahlussunnah) rằng : « Thưa thầy, chừng nào chúng ta mới được rảnh rổi an nhàn ? » Anh chị em có biết ông Imam Ahmad trả lời như thế nào không ? Ông trả lời : « Chừng nào chúng ta bước chân phải vào cửa của thiên đàng, thì lúc đó mới rảnh rổi và thảnh thơi ».
Nhân tháng Ramadan đầy hồng phúc, tha thứ và tránh xa chúng ta khỏi lửa địa ngục, chúng ta hãy nhân cơ hội ngàn vàng nầy mà tha thứ cho nhau, đừng bất chấp hay vì tự ái cá nhân mà thua thiệt sau nầy, Allah luôn luôn mỡ rộng hai bàn tay đế ban bố những nô lệ nào cầu xin và tha thứ những ai biết ăn năn xám hối quay về với Ngài.
Cầu xin với Allah, ban nhiều hồng ân phúc lộc, tha thứ những tội lỗi của chúng ta cũng như thầy cô cha mẹ của chúng ta, và những người muslim quá cố đã chấp nhận câu Kalimah Shahađah, tránh xa chúng ta từ lửa địa ngục và chấp nhận mọi hành đạo tốt lành trung trực của chúng ta, và ban cho chúng ta được hạnh phúc ở trên đời nầy cũng như ngày Sau.
Do Ibnu Hosen biên sọan.
Paris, những ngày cuối của tháng Ramadan năm 2009.