MASJID ISLAH (BÌNH SƠN) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

MASJID ISLAH (BÌNH SƠN)

05.11.2007 15:20 - đã xem : 5595

Dọc theo quốc lộ 51 từ Sài Gòn (Tp Hồ chí Minh) vừa qua khỏi chợ Long Thành gần một cây số thì có con đường tẻ bên trái đi thêm 8 cây số thì đến nhà máy Cao su Bình Sơn, chúng ta qua cây cầu đúc là một con đường đất dài khoảng một cây số thì đến Ấp 6b hay còn gọi là Ấp Chàm, xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điều làm cho mọi người trầm trồ, bỡ ngỡ khi trong khung cảnh còn nghèo khó hiện diện một ngôi Thánh Đường Hồi giáo đẹp lộng lẫy, đó là Masjid ISLAH.

Trong thoáng suy tư, như được sống ngược về dĩ vãng, tiền thân của Masjid Islah vào năm 1976, tôi còn nhớ rất rõ là một Surao (tiểu Thánh Đường), không rõ do thói quen, ý thích hay do cách nhìn của mỹ thuật mà tín đồ Hồi giáo Chăm tại đây xây dựng Surao theo dạng nhà sàn, mặc dầu nền đất của Surao rất cao dù có mưa thật lớn cũng không sợ ngập (rất tiếc là không có một tấm ảnh nào minh chứng cho hình ảnh độc đáo này).

 

Vì là dân thành thị chánh tông và chưa đi đâu xa khỏi cái đất Sài Gòn nhỏ bé nên khi về làm cư dân nơi mảnh đất này năm 1976, tôi thật là ngạc nhiên khi nhìn tận mắt, sờ tận tay những căn nhà sàn của anh em Hồi giáo Chăm tại đây (bởi tôi lai Ấn và được anh em tại đây gọi thân mật là chà Lị Klink. Nghĩa là: Thằng, anh hay em Ali người Ấn Độ).

 

Những căn nhà sàn này, cái sàn chỉ cao khoảng từ 5 đến 6 tấc là cùng, riêng cái sàn của Surao cao khoảng hai mét rưỡi đến ba mét, kích thước của Surao: chiều ngang khoảng hai mét rưỡi, chiều dài khoảng tám mét và sức chứa tối đa khoảng hai mươi người, bước lên Surao là một cái cầu thang bằng những cây tròn, đường kính khoảng chừng năm hay sáu tấc mà cầu thang đó không có điểm để tay vịn, phải là người giữ được thăng bằng vào hạng khá mới đi lên xuống cầu thang này một cách bình thường được.

 

Mỗi người đi đến Surao để Solah, nếu ai cẩn thận thì mang theo một ấm nước để rửa chân lại sau khi đã lấy nước Wuđu ở nhà, vì tại đây đất pha lẫn cát rất nhiều trên đường đi, mà tại Surao thì chưa có chỗ nào để lấy nước tẩy uế… Nếu đi bằng dép đến Surao mà không rửa chân lại thì chắc chắn trong Surao sẽ đầy cát, sau này có một anh em Muslim đã tặng cho Surao khoảng mười cái ấm nước được đặt ngay dưới chân cầu thang để mọi người đỡ phải vất vả xách nước mang theo, bởi có người đi đến Surao rất xa và phải vượt qua con suối bằng một cây cầu khỉ mà phần ly kỳ của nó cũng không kém cái cầu thang lên Surao...

 

Điều gây ấn tượng cho tôi đến tận bây giờ là với chiều cao của Surao như vậy mà những cây cột, kèo lại không được to cho lắm, vì cây được đốn ở rừng địa phương mà rừng ở đây lưa thưa và chưa già nên mỗi lần có một ngọn gió gọi là “hơi lớn” đi qua (điều này thường xảy ra vì vị trí của Surao ở một nơi trống trải) thì những người đang ở trên cái Surao nhà sàn này có cảm giác như là mình đang ở trên một chiếc võng đung đưa nhè nhẹ lại còn kèm theo tiếng kẽo kẹt của các loại cây đang cọ xát với nhau làm cho ấn tượng thêm khó phai nhòa.

 

Insha Allah! Trong hoàn cảnh đó, Đức Tin là một thể hiện ẩn tàng nhưng là một sức mạnh vô biên mà Allah chỉ dành tặng cho những người nào thật sự có Đức Tin mới cảm nhận được.

 

Alhamdulillah, trải qua bao thời kỳ thay đổi, ngày nay cái ”Surao nhà sàn” năm nào đã chuyển mình thành một Masjid mang tên Islah qua sự đóng góp của các tín đồ trong và ngoài khu vực, và nhất là sự tài trợ của một hội Từ Thiện tại Kuwait, thật đúng Allah là Đấng Ban Bố cho tất cả mọi tạo vật!

 

 

 

Masjid Islah

 

Masjid Islah đã thay đổi kích thước và diện tích là:

 

Chiều ngang : 12 mét ;  Chiều dài : 15 mét

 

 

Diện tích trung tâm : 90 mét vuông.

 

 

Diện tích vành bọc : 180 mét vuông.

 

 

Sức chứa tối đa : 200 người.

 

 

Vị Imam đầu tiên : Trần văn Sa (Isa).

 

 

Imam hiện tại và cũng là Imam đời thứ tư : Ashari.

 

 

Gần Masjid là một căn nhà trệt, lợp tôn mà chúng ta gọi là Madrasah (trường dạy Thiên kinh Qur’an và giáo lý), căn nhà này được chia thành hai phòng để dạy học, mỗi phòng có diện tích khoảng chừng 20 mét vuông (4x5m2).

 

 

Học sinh đang theo lớp Muqaddam : 15 em ; Qur’an : 10 em ; Giáo lý: 15 em.

 

 

Madrasah Islah

 

Cả ba lớp học trên đều do Toun Mohamed Shukri phụ trách. Tổng cộng có 40 học sinh của một cộng đồng chỉ gồm 60 gia đình hoặc 200 nhân khẩu, quả là một cộng đồng nghèo nhưng họ không nghèo đức tin!

 

Hôm 04-01-2007 là ngày khánh thành Masjid Islah, hàng ngàn người Muslim khắp nơi từ Châu Đốc đến Phan Rang về đây tham dự cùng các cấp chính quyền xã, huyện, tỉnh và đại diện của ban giám đốc nhà máy cao su Bình Sơn.

 

 

Tuy rằng so với những nơi khác, Masjid Islah chỉ thuộc vào hàng “khiêm tốn” mà thôi, nhưng xin mọi người biết cho rằng nơi đây từng là vùng “kinh tế mới tự túc” năm nào, sự nghèo khó vẫn còn hiện diện đâu đây, có được một Masjid như thế này quả thật là điều không tưởng!

 

 

Mặc dù cuộc sống hôm nay vẫn còn nhiều lo toan, vất vả… nhưng trong ánh mắt của người Muslim tại đây long lanh niềm vui sướng, tự hào và hãnh diện như thay bao lời khi nói về Masjid Islah.

 

 

 

 

 

 

                                                                                    Ali DT

 

 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
HỘI THIỆN NGUYỆN NHÂN ÁI - THỈNH CẦU RAMADAN 2024 - RAMADAN APPEAL 2024

HỘI THIỆN NGUYỆN NHÂN ÁI - THỈNH CẦU RAMADAN 2024 - RAMADAN APPEAL 2024

Với sự hào phóng của mình, Quý tín hữu sẽ cung cấp Iftar cho những người ghé thăm ngân hàng thực phẩm của chúng tôi để tìm kiếm bữa ăn tiếp theo của họ. Lòng tốt của Quý tín hữu sẽ mang lại niềm hy vọng cho các góa phụ, bà mẹ đơn thân, trẻ mồ côi, trẻ nhỏ, người già và người bệnh đang phải vật lộn với tình trạng suy dinh dưỡng.

LỜI KÊU GỌI HỖ TRỢ TRẺ MỒ CÔI MUSLIM Ở VIỆT NAM / AN APPEAL TO SUPPORT MUSLIM  ORPHANS IN VIETNAM

LỜI KÊU GỌI HỖ TRỢ TRẺ MỒ CÔI MUSLIM Ở VIỆT NAM / AN APPEAL TO...

Ngôi nhà tốt nhất đối với những người Muslim là ngôi nhà mà trẻ mồ côi được đối xử tốt, và ngôi nhà tồi tệ nhất đối với những người Muslim là ngôi nhà mà trẻ mồ côi bị đối xử tệ bạc.

THƯ NGÕ KẾT NỐI YÊU THƯƠNG ĐẾN EM MO HA MÁCH KA RIÊM XUÂN LỘC ĐỒNG NAI

THƯ NGÕ KẾT NỐI YÊU THƯƠNG ĐẾN EM MO HA MÁCH KA RIÊM XUÂN LỘC...

Hôm nay Nối Vòng Tay Chân lý xin gửi đến những nhà hảo tâm trong và ngoài nước về một trường hợp em Chàm Mo ha mách Ka riêm 17 tuôi, cư ngụ tại Xuân lộc tỉnh Đồng nai rất đáng thương tâm vì mang chứng bịnh tim cần phải mổ khẩn cấp,

CLIPS VIDEO: LỜI CẢM TẠ CỦA VỢ CHỒNG MU TA PHA - PHATIMAH ĐÃ GIÚP ĐỠ XÂY NGÔI NHÀ TÌNH THƯƠNG

CLIPS VIDEO: LỜI CẢM TẠ CỦA VỢ CHỒNG MU TA PHA - PHATIMAH ĐÃ GIÚP...

Lời cảm tạ đến những nhà hảo tâm đã giúp đỡ xây ngôi nhà tình thương cho vợ chồng anh MU TA PHA và chị PHATIMAH cư ngụ tại tổ 6 ấp Châu Giang xã Châu Phong Huyện Tân Châu Tỉnh An Giang đã nhờ Chanlyislam đăng ngày 25 tháng 7 năm 2023.

THƯ NGÕ CỦA MỘT CẶP VỢ CHỒNG CÓ BA CON NHỎ CẦU CỨU GIÚP ĐỠ

THƯ NGÕ CỦA MỘT CẶP VỢ CHỒNG CÓ BA CON NHỎ CẦU CỨU GIÚP ĐỠ

Chanlyislam xin chia sẻ với các nhà hảo tâm trong và ngoài nước về một cặp vợ chồng có ba con nhỏ sống trong gia cảnh nghèo khổ tại Tổ 6 - Ấp Châu Giang, Xã Châu Phong, Huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang.

LỊCH TRÌNH TỔ CHỨC CẮT DA BAO QUI ĐẦU MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM MUSLIM TỪ 6 ĐẾN 15 TUỔI

LỊCH TRÌNH TỔ CHỨC CẮT DA BAO QUI ĐẦU MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM MUSLIM...

Nhân dịp “Eid Al-Adha của đồng bào Chăm Muslim An giang”. Nhóm Thiện Nguyện Nhân Ái (Al-Barr ch@rity Group) kết hợp với nhóm Bác sĩ Muslim Bệnh viện Đa khoa huyện An Phú xây dựng kế hoạch tổ chức cắt da bao qui đầu cho trẻ Muslim từ 06 tuổi đến 15 tuổi.

JAMA'AH AL MUBARAK / THƯ NGỎ KÊU GỌI TÀI TRỢ KINH PHÍ XÂY DỰNG MẶT TIỀN NGÔI NHÀ CỦA ALLAH

JAMA'AH AL MUBARAK / THƯ NGỎ KÊU GỌI TÀI TRỢ KINH PHÍ XÂY DỰNG...

Như quí anh chị cô bác đã biết, Jama’ah Muslim Al-Mubarak tọa lạc tại thôn Bình Minh - xã Phan Hòa - huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận có nguồn gốc là dân tộc Chăm theo tôn giáo Bàni của ông bà tổ tiên truyền lại từ bao đời…

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC ISLAM TRONG VẤN...

Ngày nay, khi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, người Muslim cũng tiếp xúc với những cuộc tranh luận nhiều hơn. Có những cuộc tranh luận văn minh, nhưng cũng có những cuộc tranh luận thì không như vậy. Liệu chúng ta có cần thiết phải tranh luận đến cùng để phân định đúng sai cho bằng được trong mọi trường hợp?