Chuyến đò từ từ rời bến nhưng tôi vẫn còn đăm chiêu nhìn lờ mờ cảnh vật hai bên bờ sông, những chiếc xuồng con lất phất những đóm đèn vàng và xa tít chỉ thấy ánh sáng lờ mờ trong những hạt sương rơi lất phất… Tôi bừng tỉnh khi nghe tiếng ‘Azan’ (tiếng gọi báo hiệu đến giờ hành lễ) lồng lộng trong đêm vắng và cũng là đúng lúc ‘đò’ cặp bến tiển khách sang sông, dù lầm lủi từng bước ra khỏi thân phà nhưng đầu óc lân lân cứ nghĩ đây giống chổ nào nhỉ ? Cũng mùi vị sáng sớm pha lẫn tiếng Azan, chỉ có vùng đất của người Muslim sinh sống mới có bầu không khí linh thiêng này… thật giống như tôi đang ở Mecca hay Madina nếu tôi nhắm mắt lại.
Nhưng không như sự tưởng tượng của mình, vì trước mắt là những cảnh đau thương giành dựt cho cuộc sống, dù bầu trời còn tối chỉ có ánh đèn đường heo hút nhưng kẻ bán người bưng, người già trẻ nít đều cầm trong tay những chồng vé số, thanh niên bô lão thì hành nghề xe ôm, xe kéo, xe thùng… người kêu, kẻ kéo… Tôi vội lao lên một chiếc ‘xe ôm’ rồi yêu cầu ‘tài xế’ trực chỉ về phía Thánh đường Muhammadiah (Châu Phong), vì tôi có hẹn một người bạn là sáng sớm nay tôi sẽ đến đó để Solah Fajr. Vừa đến nơi cũng đúng lúc tiếng gọi ‘Azan’ lần thứ hai cất giọng, dù mới 4 giờ rưỡi khuya nhưng trước sau trái mặt đều có tiếng động của những đôi dép lê lếch vệ đường, đó là những thanh thiếu niên và nam phụ lão ấu trong làng lần lượt « chim quy về tổ » để trình diện Đấng An Bình (Allah).
Đã hơn hai thập kỷ, gia đình tôi chung sống trong một cộng đồng « đa tôn giáo » nên không nếm được mùi này, nay nhờ hồng phúc Allah ban cho nên được chứng kiến anh em bốn bể cùng một nhà đang qui thuận đến trình diện Đấng Tối Cao trong màn đêm loe loét vài ánh đèn đường. Dù chúng tôi không cùng sắc tộc, không cùng phong tục tập quán… nhưng chúng tôi có một phương thức chung trong việc thờ phượng Đấng Tạo Hóa, đó là chấp nhận nghe và hành đạo theo sự hướng dẩn của vị Thiên sứ kính yêu (saw), và nhất là cố gắng tránh xa những hủ tục, tập tục hay phong tục có tính cách dị đoan và cuồng tín mà ai đó đã « lòn » vào hàn gắn cho tôn giáo, Alhamdulillah.
Trở về hiện thực qua giọng điệu du dương của vị Imam đang cất tiếng thanh tao, một đoạn trong chương hai của thiên kinh Qur’an nói về ZAKAT và SHADAKOH đã đánh trúng vào tâm điểm mà ý nguyện của chúng tôi muốn thi hành trong ngày hôm nay, một nhiệm vụ có tính cách cá nhân trong việc làm từ thiện, nhưng nó có sự liên kết với chính quyền các cấp để phân phát lương thực đến tận tay người nghèo một cách có tổ chức, và sinh động.
Ý nghĩa hai đoạn kinh đó như sau :
يَسْأَلُونَكَ مَاذَا يُنْفِقُونَ قُلْ مَا أَنْفَقْتُمْ مِنْ خَيْرٍ فَلِلْوَالِدَيْنِ وَالْأَقْرَبِينَ وَالْيَتَامَى وَالْمَسَاكِينِ وَابْنِ السَّبِيلِ وَمَا تَفْعَلُوا مِنْ خَيْرٍ فَإِنَّ اللَّهَ بِهِ عَلِيمٌ (215
Họ hỏi Ngươi (Muhammad), vật gì họ phải chi dùng vào việc bố thí ? Hãy bảo họ : « Bất cứ vật gì các ngươi chi ra từ tài sản của các ngươi, thì là cho cha mẹ và bà con ruột thịt và trẻ mồ côi và người thiếu thốn và người lỡ đường. Và bất cứ vật nào các ngươi tiêu ra từ tài sản của các ngươi thì quả thật Allah biết rõ hết » Qur’an chương 2, đoạn 215
وَمَثَلُ الَّذِينَ يُنْفِقُونَ أَمْوَالَهُمُ ابْتِغَاءَ مَرْضَاةِ اللَّهِ وَتَثْبِيتًا مِنْ أَنْفُسِهِمْ كَمَثَلِ جَنَّةٍ بِرَبْوَةٍ أَصَابَهَا وَابِلٌ فَآَتَتْ أُكُلَهَا ضِعْفَيْنِ فَإِنْ لَمْ يُصِبْهَا وَابِلٌ فَطَلٌّ وَاللَّهُ بِمَا تَعْمَلُونَ بَصِيرٌ (265
« Và hình ảnh của những ai chi dùng của cải của họ nhằm làm hài lòng Allah và để củng cố tâm hồn của họ thêm vững chắc giống như một ngôi vườn được tọa lạc trên một gò đất cao và phì nhiêu ; khi mưa rào tuôn lên nó, nước mưa làm tăng vụ mùa gấp đôi ; nhưng nếu không có mưa rào thì mưa rươi cũng đủ làm cho nó tăng trưởng. Và Allah thấy rõ điều các ngươi làm. » Qur’an chương 2, đoạn 265
Sao trùng hợp thế, vì hôm nay có chương trình phát gạo cho dân tộc Chăm thuộc những hộ nghèo ở xã Châu Phong là do sự định tâm Shadakoh của những « người tin tưởng » nhân dịp về thăm gia đình và quê hương yêu dấu. Đây là buổi phát gạo cho 160 hộ nghèo qua sự tuyển chọn do Cơ quan chính quyền địa phương nắm vững danh sách những hộ xứng đáng được nhận phần quà của những « nhà hão tâm » phân phát.
Đúng như dự định của ban tổ chức, khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 08/08/2009 những hộ « chăm » nghèo, hộ gặp khó khăn, những người già cả… đã tề tựu đông đủ trước công sở cơ quan chính quyền trong xóm, nơi mà được chính quyền tổ chức làm nơi phát gạo cho dân nghèo. Đối diện công sở đó là một bàn dài với sự hiện diện của :
-Cơ quan Công An Huyện Tân Châu,
-Cơ quan Công An xã Châu Phong và Trưởng ấp Phũm Soài…
-Imam Masjid Niekmak đại diện cho cộng đồng người Chăm trong xóm.
Đúng 8 giờ, sau khi người hướng dẩn chương trình (đại diện chính quyền) đọc lời khai mạc buổi lễ phát gạo cho dân tộc Chăm nghèo tại xã Châu Phong có một ý nghĩa « tình thương dân tộc », đây dù là một phần nhỏ ‘shadakoh’ không đáng kể, nhưng rất là to tác đối với người nghèo. Dù buổi lễ phát gạo thô sơ, nhưng nó kết thúc với một ý nghĩa « Lá lành đùm lá rách » để những gia đình nghèo tại đấy yên tâm bước vào tháng nhịn chay Ramadan nhiều hồng phúc.
Hình ảnh những cụ già lưng khom tóc bạc, những gương mặt cằn cổi dãi nắng dầm sương, những cô nhi góa phụ trượt mất tình thương, và những hộ nghèo không nơi nương tựa… lần lượt nhận lãnh phần quà trong niềm vui thầm kín, dù rằng giá trị không đáng là bao (160 hộ nghèo, mỗi hộ nhận 10 kg gạo + 2 kg đường, một hộp sửa và 50 ngàn đồng VN). Dù là số lượng khiêm tốn cho mỗi hộ nghèo để trang trải trong tháng nhịn chay Ramadan, nhưng những giọt nước mắt pha lẫn nụ cười của những người trong tay đang ôm một phần quà nặng trỉu. Đặc biệt hình ảnh ghi nhận được trong ngày là sự tận tâm tổ chức chu đáo của chính quyền, một hình ảnh « Nhà nước lo cho dân mà quên đi sự mệt mõi ».
Nắng đã lên, mặt trời sắp đứng bóng, cũng là thời điểm kết thúc buổi lễ phát gạo và nhường thời gian lại để bà con về sửa soạn đến giờ hành lễ ‘Solah Jum’at’ (hành lễ tập thể ngày thứ sáu trong tuần). Cái hay, cái đẹp của người Muslim là ở chổ đó, dù đi xa hay bận bịu công việc… nhưng đến giờ hành lễ thì cũng phải ‘gát’ lại những cái vui cái lợi để lo nhiệm vụ bắt buộc của mình, cho nên sự khác biệt của những người Muslim và những người ngoại đạo là chổ đó, Alhamdulillah.
Chiều đến, sau khi xong nhiệm vụ solah Ars (xế chiều), tôi được sự hướng dẩn của anh đại diện cộng đồng Chăm tại đó, anh trưởng ấp và anh đại diện công an huyện cùng nhau đi thăm những người già cả có cuộc sống đơn chiếc, những trẻ em mồ côi và những người tàn tật… (xem hình), vì thời gian không cho phép nên chúng tôi chỉ đến được khoảng chục gia đình, hi vọng lần sau nếu có dịp tôi nguyện sẽ đến thăm những người có hoàn cảnh tương tự mà chưa được biết đến, Insha-Allah.
« Một miếng khi đói bằng một gói khi no » hay « Thương người như thể thương thân » là những câu tục ngữ mà từ nghìn đời xưa để lại.
Hỡi những anh chị em tin tưởng đang có cuộc sống đầy đủ nệm ấm chăn êm, hãy nhìn lại mà thương sót những đồng bào có cuộc đời bất hạnh, hãy quan tâm đến những trẻ em đang thiếu tình thương yêu của cha lẩn mẹ, những người vào tuổi đã xế chiều mà côi cút không người thân, và những phế nhân nằm liệt không còn hi vọng phục hồi sức khỏe… Những hình ảnh đau thương ấy đang cần sự che chở và giúp đỡ của những người có tấm lòng nhân ái. Dù đi đâu, về đâu cũng nên nhín chút thời giờ để nhớ về phương trời quê cha đất tổ hiện có rất nhiều người đang dang tay chờ đón tình thương yêu đồng loại, một đồng hay một vòng tay ôm ấp cũng là sự chia sẽ với họ trong tình thương yêu nhân loại...
Hỡi anh chị em thân mến, đừng hà tiện những gì mà Allah ban cho chúng ta, vì Allah có phán như sau :
قال تعالى: (( هَآأنْتُم هَآؤُلآَءِ تُدعُونَ لِتُنْفِقُوا فَي سَبِيلَ اللهِ فَمِنْكُم مَن يَبْخَلْ فَإِنَّمَا يَبْخَل عَن نَفْسِهِ واللهُ الغَنِيُ وَأَنْتُم الفُقَرَآءُ وَإِن تَتَوَلَّوا يَسْتَبْدِلُ قَومًا غَيْرَكُم ثُمَّ لاَ يَكُونُوا أَمْثَالَكُم )). محمد: 38.
« Này các người ! Các người là những người được kêu gọi chi dùng (tài sản) cho Chính nghĩa của Allah nhưng trong các người có một số keo kiệt (ôm giữ của). Và ai keo kiệt thì chỉ keo kiệt bất lợi cho bản thân mình mà thôi, bởi vì Allah Giàu Có và Đầy đủ trong lúc các người là những kẻ nghèo khó. Và nếu các người quay lưng (bỏ Islam và không tuân lệnh của Allah) thì Ngài sẽ đưa một đám người khác đến thay thế các người rồi họ sẽ không giống như các người ». Qur’an, S.47 : 38
Cầu xin Allah chấp nhận những việc làm từ thiện của chúng ta, amin.
Abu Azizah
HÌNH ẢNH LỄ PHÁT GẠO CHO NHỮNG HỘ NGHÈO TẠI XÃ CHÂU PHONG NGÀY 08/08/2009
Đại diện chính quyền địa phương và những Giáo cả (Hakim) đại diện cho cộng đồng Chăm xã Châu Phong
Những hộ nghèo và già cả đến dự lễ phát gạo
Mỗi phần là 10 kilo gạo, 2 kilo đường, 1 hộp sửa và 50 ngàn đồng
Những hộ nghèo đến nhận gạo
Các cháu phụ giúp di chuyển gạo về nhà
Những anh chị Công an Huyện, Xã mĩm cười thi hành nhiệm vụ vì đây là niềm vui được chia sẽ với bà con nghèo.
*****
NHỮNG HÌNH ẢNH NGƯỜI GIÀ ĐƠN CHIẾC, TẬT NGUYỀN VÀ TRẺ EM MỒ CÔI
Một cụ già sống đơn chiếc không ai chăm sóc tại xã Phú Hiệp (Châu Giang)
Cụ già đã gần 80 tuổi sống một mình phía dười nhà sàn, cụ quanh quẩn trên một cái giường chung quanh che sơ sài để tránh gió lùa mà thôi...
Cụ mù đôi mắt được một người bạn (nữ) mù một mắt chăm lo hàng ngày...
Dù cụt cả đôi chân nhưng anh cùng vợ con sống hạnh phúc trong một ngôi nhà tình thương vừa được nhà nước cấp
Ba chị em mồ côi cha mẹ về sống với bà nội, bốn bà cháu sống trong một ngôi nhà nhỏ được dừng bằng "tôn", dù cuộc sống bà cháu rất vất vã nhưng các cháu cố gắng học hành để không phụ lòng bà nội.
Vợ mất sớm, chồng tảo tần nuôi con mà không đi bước nửa...