MUHAMMAD IBN ABDUL-WAHHAB LÀ AI? Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

MUHAMMAD IBN ABDUL-WAHHAB LÀ AI?

28.10.2009 04:36 - đã xem : 3653

Muhammad ibn Abdul-Wahhab (1703-1792AD), có tên nguyên thủy là Muhammad ibn Abdal-Wahhab Al Musrofy At Tamimy An Naddy, là một nhà học giả (Sheikh) của bộ lạc Bani Tamim và cũng là một Imam nổi tiếng ở bán đảo Ả Rập thời đó. Ông được mệnh danh là « Người hồi phục hay Người tiên phong cải cách giáo luật trở về nguyên thủy của nó ».

Trong thời gian đầu làm nhà « Cải cách giáo lý » thì có rất nhiều sự chống đối từ mọi phía, nhưng về sau có rất nhiều người chấp nhận lý thuyết của ông và sau đó họ thành lập một nhóm để đi truyền bá giáo lý nguyên thủy Islam mà công trình ấy khởi đầu từ ông, bắt đầu từ đó người đời gán cho cái tên là « Hệ Phái Wahhabi » (nghĩa là nhóm người đi theo ông Muhammad ibn Abdul-Wahhab).

Ông Muhammad ibn Abdul-Wahhab sinh năm 1115H (tức 1703AD) tại làng Uyaynah (nằm gần vùng Al Riyadh - Arabie-Saudi) trong một gia đình đạo giáo và trí thức. Cha của ông là một Đại Ulama và ông nội của ông là Ali ibn Sulayman cũng là một nhà học giả (Ulama) của Najd trong thời đại đó. Trước khi lên mười tuổi thì ông Muhammad ibn Abdul-Wahhab đã học thuộc lòng toàn bộ quyển thiên kinh Qur’an và là một nhà chuyên nghiên cứu khoa học luật pháp (Hadith). Lú đó, ông rất ngưỡng mộ cha mình nên thường xuyên học hỏi từ cha về môn giáo lý thực hành (Fick), nhưng ông thường chú tâm rất nhiều vào hệ phái của Imam Ahmad Hambal (một trong bốn trường học lớn của người Hồi giáo hệ phái Sunni) hơn những hệ phái khác, và đồng thời ông bỏ rất nhiều thời giờ vào việc tham khảo những quyển Tafsir Qur’an và Hadith, đây là sự nỗ lực ngày đêm của ông để học hỏi và tìm hiểu giáo lý cho chính xác từ nguồn gốc của nó.

Khi lớn lên ông Muhammad ibn Abdul-Wahhab bắt đầu đi chu du thiên hạ để thu thập thêm kiến thức, đầu tiên là trong khu vực của Najd (khu vực của thành phố Riyadh ngày hôm nay tại phía đông Saudi Arabia), sau đó đến Mecca để làm Hajj rồi tiếp tục cuộc hành trình của mình đến Madinah và tại đây ông gặp Sheikh Muhammad Hayat Al Sindi, người mà dạy ông bộ môn « Khoa học của Hadith » (Sahih Al-Bukhari và Ilmu-Rijal), cho nên ông tiếp thu kiến thức rất nhiều về vị thầy này. Và cũng nơi đây ông cùng với Sheikh Abdullah ibn Ibrahim Al-Shammari và con trai của ông Ibrahim Al-Shammari (tác giả của Al'Adhb ul-Fa'idh fi-Sharh Alfiyyat il-Fara'idh) cùng nhau nghiên cứu và dạy các quy tắc của sự kế thừa tôn giáo.

Sau khi thu thập hết kiến thức tôn giáo tại đây thì ông quay trở về làng của ông là Uyaynah để thăm gia đình và sau đó du lịch đến những thành phố Bagdad, Mausoul và Bushroh (Iraq – 1136H / 1724 AD), nơi nào ông dừng chân thì ông đều tìm những vị học giả nơi đó để tham khảo và nghiên cứu giáo lý. Nói thì ngắn gọn chứ ông cũng tạm trú ở ba nơi đó cả thảy là gần bảy năm. Đến năm 1143H / 1730AD từ Bushroh (Iraq) ông quay trở về Harimla (Saudi) để thăm cha, vì cha của ông hiện làm Thẩm phán nơi đó, tại đây ông cũng tìm cách hướng dẩn quần chúng về môn « Tawhid » để trở về giáo lý nguyên thủy của Islam, nhưng không được bao lâu thì có lời hăm dọa sẽ giết chết ông nếu ông còn ở lại đây, cho nên ông đành phải trở về làng của ông.

Lần này trở về làng Uyaynah thì ông tìm đến vị lãnh đạo (Amir) của làng để lý giải giáo lý cho ông ta, cuối cùng hai người đồng thuận cùng nhau đi dẹp bỏ những ngôi mộ mà người dân cho là linh thiêng để thờ phụng, đồng thời dùng « bộ luật Qur’an » để xử lý (ném đá) một người phụ nữ đã có chồng mà còn ngoại tình với người khác (Zinah)… Nhưng cũng không bao lâu thì có tin ông Uraiir ibn Dajin nhận lệnh của Thủ lãnh Al Ahsha đến bảo người lãnh đạo Uyaynah là phải cấm ông Muhammad ibn Abdul-Wahab không được truyền đạo (daw’ah) tại đó, vì sợ gây phiền phức cho người bạn thủ lãnh này, thế là một lần nữa ông đành cất bước ra đi.

Trên đường trở về quê hương của ông thì một hôm đi ngang qua làng Dariyah gần Riyadh, nơi chốn của Hoàng Tộc Amir Mohammad ibn Saud (Vua của xứ này), nơi đây ông đã gặp gỡ các danh nhân và được đón tiếp niềm nở của Vua Amir Mohammad ibn Saud khi hay tin ông đến. Ông được mọi người đón tiếp trịnh trọng và được ông Mohamad ibn Suwailim Al Ariny mời về ở nhà của ông, lúc đó vào năm 1158H. Sau nhiều lần trò chuyện, Nhà Vua hứa sẽ bảo vệ ông trong việc truyền bá giáo lý cho người dân để họ hiểu mà trở về nguồn gốc chân chánh của Islam, đó là đề tài rất thú vị đối với ông và trong cuộc nói chuyện giữa hai người có ghi đoạn như sau :

-          Vua Saud nói : Chúng tôi rất hoan nghênh đón tiếp Sheikh đã dừng chân đến xứ sở của chúng tôi, hi vọng đây là vùng đất lành để Sheikh thành công trong việc chỉnh sửa phương cách hành đạo của những người dân trở về nguồn gốc của nó.

-         Muhammad ibn Abdul-Wahhab nói : Tôi thành thật cám ơn ông có lòng tốt, thật ra tất cả chúng ta đều tôn thờ câu « La Ila Ha Il Lolloh », đó là Tawhid mà những vị Thiên sứ của Allah bỏ công đi truyền bá, nếu mọi người dân chấp nhận nó rồi thi hành đúng thật thì đó là một ân phước cho đất nước này.

-         Vua Saud nói : Tôi có hai điều muốn nói với Sheikh là : « Sheikh không được bỏ rơi dân chúng ở đây, và cũng không được chọn người khác để bảo vệ ông ».

-         Muhammad ibn Abdul-Wahhab trả lời : Tôi xin hứa là lúc nào ông cũng là Thủ lãnh của tôi, nếu tôi phản bội thì sẽ bị tử hình.      

Từ đó nhà Vua trao quyền hạn cho Sheikh để truyền giảng giáo lý cho người dân dưới sự bảo vệ của ông, và họ muốn thống nhất tất cả bộ tộc Ả rập hãy đi theo biểu ngữ chỉ tôn thờ Allah duy nhứt mà thôi. Khi nhà vua Amir Muhammad ibn Saud qua đời thì người con là Amir Abdullaziz ibn Muhammad thay thế cha tiếp tục con đường hợp tác với Sheikh trong việc truyền giảng giáo lý Islam cho đến khi Sheikh chỉ còn hơi thở cuối cùng (1111H-1218H), Sheikh qua đời tại làng Dariyah này, hưởng thọ 88 tuổi.   

Với trí thông minh tuyệt vời, ông đã cống hiến cuộc đời mình cho việc học tập, nghiên cứu và viết sách. Ông là một nhà tổ chức tài ba và không bao giờ mệt mỏi khi làm việc vì Allah. Ông đã thực hiện nhiều công trình vĩ đại mà ông đã dựa vào ‘Lý thuyết giáo lý’ của ba đại Ulama như : "Imam Ahmad Hambaly (164-241H), Imam Ibn Taymiyyah (661-728H) và Imam Mohamad Ibn Qayyim al-Jawziyyah (691-751H)" để sao chép lại, và hiện nay có những bản thảo quý hiếm được bảo quản ở một số viện bảo tàng tại Saudi.

Lý thuyết và đường lối.

Thời gian được sự bảo bộc của nhà Vua, sheikh Muhammad ibn Abdul Wahhab đã thành lập một nhóm những học trò và bạn bè của ông để đi kêu gọi quần chúng hãy bỏ những hủ tục, tập tục hay phong tục trong việc thờ phượng Allah.

-         Hãy học hỏi Tawhid để biết danh tánh (Asmah) và tư cách (Sifat) tuyệt đối của Allah.

-         Hãy tìm hiểu Tawhid Ar Rububiyah để biết tôn thờ Allah duy nhứt mà Allah đã phán trong thiên kinh Qur’an như sau :

  وَلَقَدْ بَعَثْنَا فِي كُلِّ أُمَّةٍ رَسُولًا أَنِ اُعْبُدُوا اللَّهَ وَاجْتَنِبُوا الطَّاغُوتَ فَمِنْهُمْ مَنْ هَدَى اللَّهُ وَمِنْهُمْ مَنْ حَقَّتْ عَلَيْهِ الضَّلَالَةُ فَسِيرُوا فِي الْأَرْضِ فَانْظُرُوا كَيْفَ كَانَ عَاقِبَةُ الْمُكَذِّبِينَ (36)

« …Hãy thờ phụng Allah và tránh xa Tà Thần… » S 16/36.

-         Hãy làm sống dậy Faridoh Al Jihad (Tranh đấu vì Allah)

-         Bất cứ những gì đều phải quay trở về Qur’an và Sunnah, vì đó là hai nguồn gốc chánh của tôn giáo Islam mà Allah có phán như sau :

يَا أَيُّهَا الَّذِينَ آَمَنُوا أَطِيعُوا اللَّهَ وَأَطِيعُوا الرَّسُولَ وَأُولِي الْأَمْرِ مِنْكُمْ فَإِنْ تَنَازَعْتُمْ فِي شَيْءٍ فَرُدُّوهُ إِلَى اللَّهِ وَالرَّسُولِ إِنْ كُنْتُمْ تُؤْمِنُونَ بِاللَّهِ وَالْيَوْمِ الْآَخِرِ ذَلِكَ خَيْرٌ وَأَحْسَنُ تَأْوِيلًا (59)

 « Hỡi những ai có đức tin ! Hãy tuân mệnh Allah và tuân lệnh Sứ giả (của Allah) và tuân theo những viên chức có thẩm quyền trong các người. Nhưng nếu các người bất đồng ý kiến về điều gì, hãy quay về tham khảo Allah (Qur’an) và sứ giả của Allah (Hadith hay Sunnah) nếu các người tin tưởng nơi Allah và nơi Ngày Phán Xử Cuối Cùng. Đó là lối giải thích tốt nhất và đúng đắn nhất » S 4 / 59

-         Hãy dẹp bỏ tất cả những gì mà tôn giáo Islam nghiêm cấm, vì thời đó người dân thiếu hiểu biết giáo lý nên phong trào phát triển làm « Bid’ah » (đổi mới) rất nhiều, đi xa hơn nửa là tội « Shirik » với Allah như : « Đi viếng và cầu xin mồ mả của Sahabah Dorro ibn Al Azwar, Zaid ibn Al Khottob… Đi xin phước lộc qua những bụi cây của Sahabah Abi Dazanah… Đi tham gia hội chợ Mugoroh Binti Al Amir… »

Cho nên, nhóm của ông tổ chức kêu gọi mọi người Muslim phải học hỏi giáo lý Islam để biết kính sợ Allah mà hành đạo như Rosul (saw) đã chỉ dẩn. Ông cũng kêu gọi người dân không được cầu xin qua trung gian, dù người đó là Rosul (saw) chứ đừng nói đến những người thuộc hạ của Người. Ông cũng đã phá và ngăn cản tu hành theo đường lối Sufy, vì lối hành đạo đó có nhiều điều không có trong nguyên thủy của Islam. Ông giải thích rằng Rosul (saw) đã chỉ dẩn rõ ràng việc nào CẤM (HARAM) và việc nào CHO PHÉP (HALAL) để áp dụng trong đời sống mà không mắc tội với Allah, vậy mà thời đó (thời gian sau khi Rosul qua đời) mọi việc đều đão lộn cả, và ông thấy được điều đó nên ông thành lập một nhóm để kêu gọi người dân nên cảnh giác.

Phong trào này kêu gọi mọi người dân Muslim phải quan tâm trong việc học hỏi giáo lý để mỡ rộng kiến thức về tôn giáo của mình, phải suy nghĩ chính chắn trước khi hành động và không vì mù quáng mà bắt chước những sự mê tín và điên cuồng của người khác. Mới đầu, đường lối truyền bá khởi đầu tại Naddy rồi Riyadh vào năm 1187H, sau đó bành trướng khắp bán đảo Arab, đến Mecca vào năm 1219H, và Madina vào năm 1220H với sự ủng hộ của chính quyền Saudi thời đó. Dần dần Lý thuyết cải cách tôn giáo được đi xa hơn khỏi bán đảo Arab nhờ những người đến Mecca và Madina làm Hajj, khi về những người này mới chỉnh sửa gia đình của họ.

Trở về nguồn gốc.

Từ khi cái chết của cha mình, ông Abdul-Wahhab bắt đầu công khai giảng đạo như những người "tiền nhiệm". Ông khuyến khích họ trở về nguyên tắc cơ bản của Islam, Muhammad và những vị Shahabah... Nhiều học giả (Ulama) thời đó đã cho rằng ông là một hệ phái mới hay một trường học mới, những việc làm của Abdul Wahhab trong truyền giảng Chính thống là người cải cách tôn giáo đầu tiên. Sau này Charles Saint-Prot nói rằng ông là tiền thân của « Reformism », hay của « Salafiyya ». Khi ông qua đời thì toàn bộ sách vỡ « Lý thuyết tôn thờ » của ông đều được bảo vệ và bảo quản trong nhiều triều đại của bán đảo Ả Rập. Bởi vào đầu thế kỷ 20, giảng dạy của ông đã thống trị gần như toàn bộ diện tích bán đảo Arab với sự bảo vệ của Vua Saud. Những học trò của ông (Abdullah Ali, Hussein và Ibrahim) cũng đã thành công trong việc giảng dạy và nhiều hậu duệ của ông vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo của đất nước Saudi Arabia, họ chiếm thứ hạng Bộ trưởng Bộ tôn giáo, Mufti và Thẩm phán ở các tòa án Islam. Hôm nay, danh từ Wahhabism là học thuyết tôn giáo chính thức của Arabia Saudi, đó chính là con đường những ai đi theo Qur’an và Sunnah (Nguồn gốc của Islam).

Cầu xin Allah ban phần thưởng xứng đáng cho ông và những người được ông nhắc nhở rồi theo đó mà thực hành, amin.

Mohamad HOSEN soạn thảo từ quyển « Al Mausu’ah Al Maisir Fi Al Adyaan wa Mazahib Al Maasir », được nhà xuất bản Riyadh phát hành năm 1409H (trang 273-279)
Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "NABI (THIÊN SỨ) YSA CÒN SỐNG HAY ĐÃ...

Allah Toàn năng phán trong Surah Ali-Imran: {Hỡi Ysa, nay TA sẽ làm cho Ngươi chết, rồi mang Ngươi lên cùng với TA.} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 55) {“Nhưng sau khi Ngài làm cho bề tôi chết thì Ngài là Đấng Giám Sát họ và Ngài làm chứng cho tất cả mọi việc.”} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 117) {Họ chắc chắn đã không giết được Ysa, mà Allah đã đưa Y lên nơi Ngài.} (Chương 4 – Annisa’, câu 157, 158)

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "LỊCH SỬ NGÔI ĐỀN KA'BAH -...

Ka’bah hay Al-Ka’bah trong tiếng Ả Rập có nghĩa là Khối lập phương, là một tòa nhà hình hộp chữ nhật nằm trong trung tâm sân Masjid Al-Haram ở Makkah (Mecca), của vương quốc Ả Rập Xê Út. Ka’bah, là ngôi đền thiêng được người Muslim ở khắp mọi nơi trên thế giới coi là địa điểm linh thiêng nhất trên Trái đất.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "THÔNG ĐIỆP CỦA THIÊN SỨ MUHAMMAD...

Chắc chắn, con người phải có một đường lối mà họ tuân theo trong cuộc sống, điều chỉnh cuộc sống của họ và dạy họ cách đối xử với nhau, và bất cứ ai nghiên cứu bộ luật do Muhammad (saw) truyền đạt và sự hướng dẫn của Người sẽ thấy nó thực sự kỳ diệu vì nó bao gồm tất cả lợi ích của con người, mọi thứ họ cần thật chính xác, có lòng thương xót và cải thiện con người.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "DIỂN GIẢI RIYADH AS SALIHIN CHƯƠNG AL...

Đây là quyển sách tóm lược những Hadith quan trọng từ quyển Riyadh As-Salihin, bằng sự tuyển chọn rất kỹ càng và đã được giới ‘Ulama học giả chuyên môn chứng thực về tính chính xác của Hadith.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "DIỂN GIẢI RIYADH AS SALIHIN CHƯƠNG AL...

Đây là quyển sách tóm lược những Hadith quan trọng từ quyển Riyadh As-Salihin, bằng sự tuyển chọn rất kỹ càng và đã được giới ‘Ulama học giả chuyên môn chứng thực về tính chính xác của Hadith.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "DIỂN GIẢI RIYADH AS SALIHIN CHƯƠNG AL...

Đây là quyển sách tóm lược những Hadith quan trọng từ quyển Riyadh As-Salihin, bằng sự tuyển chọn rất kỹ càng và đã được giới ‘Ulama học giả chuyên môn chứng thực về tính chính xác của Hadith.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "DIỂN GIẢI RIYADH AS SALIHIN CHƯƠNG AL...

Đây là quyển sách tóm lược những Hadith quan trọng từ quyển Riyadh As-Salihin, bằng sự tuyển chọn rất kỹ càng và đã được giới ‘Ulama học giả chuyên môn chứng thực về tính chính xác của Hadith.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CHÂN LÝ KHÔNG THUỘC VỀ SỐ ĐÔNG"

Thế nào là Chân Lý? “Chân” có nghĩa là bền vững, không thay đổi, không biến dạng theo thời gian và không gian; và “Lý” có nghĩa là trật tự, là quy luật của vũ trụ. Vì vậy, “Chân Lý” có nghĩa là trật tự bền vững không thay đổi bởi không gian và thời gian.