MUJAHADATUL NAFSU (TRANH ĐẤU CHỐNG DỤC VỌNG) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

MUJAHADATUL NAFSU (TRANH ĐẤU CHỐNG DỤC VỌNG)

02.05.2010 01:34 - đã xem : 3450

Mujahađatul Nafsu (Tranh đấu chống dục vọng): Nghĩa là hãy cố gắng tối đa để củng cố cho bản thân làm những việc tốt đẹp trong đời sống, sự cố gắng tranh đấu nầy cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại và hy sinh tất cả chỉ vì thuần phục Allah duy nhứt, ở đây con người cần phải có sự chịu đựng để tránh xa những điều tội lỗi qua sự ham muốn xúi dục của dục vọng (shaiton) từ tất cả mọi mặt…

Nguồn căn bản của sự tranh đấu ở bản thân là chống lại sự ham muốn, đòi hỏi dục vọng của con người, nếu sự hành đạo mà không có sự tranh đấu ở cá nhân từ những sự thử thách gian nan, khó khăn, rắc rối, phiền muộn từ mọi phía thì cũng không đạt được sự thành công và giá trị thật sự của nó… Allah đã phán :


قال تعالى: (( وَالذِيْنَ جَاهَدُوْا فِيْنَا لَنَهْدِيَهُمْ سُبُلَنَا وَإِنَّ اللهَ لَمَعَ الْمُحْسِنِيْنَ )). العنكبوت : 69.


« Ngược lại, những ai chiến đấu cho (Chính nghĩa của) TA, thì chắc chắn sẽ được hướng dẫn đến những con đường của TA. Và chắc chắn, Allah đang sát cánh với những người làm tốt ». Suroh 29 : 69.


قال تعالى: (( أَفَرَأَيْتَ مَنِ اتَّخَذَ إِلَهَهُ هَوَاهُ وَأَضَلَّهُ اللهُ عَلى عِلْمِ وَخَتَمَ عَلَى سَمْعِهِ وَقَلْبِهِ وَجَعَلَ عَلَى بَصَرِهِ غِشَاوَةً فَمَنْ يَهْدِيْهِ مِنْ بَعْدِ اللهِ أَفَلَا تَذَكَّرُوْنَ )). الجاثية: 23.


« Thế Ngươi có thấy kẻ đã lấy lòng ham muốn của y làm thần linh của y hay không. Biết thế, nên Allah để mặc cho y lạc hướng và Ngài niêm kín cái nghe (thính giác) và quả tim (tấm lòng) của y và lấy tấm màn che mắt (thị giác) của y lại. Thế ai sẽ hướng dẫn y sau (khi) Allah (từ chối y) ? Thế, các người không ghi nhớ hay sao ? » Suroh 45 : 23.


Nếu con người buông xui theo dục vọng mà không cần cố gắng để tranh đấu chống lại sự lôi cuốn xúi dục vì danh vọng, thì giống như cuộc sống của chúng ta đã phó thác cho những thần linh hay thần tượng, và từ đó sẽ bị lôi kéo vào con đường lầm than này đến thất bại khác. Ngược lại, nếu con người cố gắng tranh đấu để chống lại những sự lôi cuốn, xúi dục của dục vọng hay shaiton, rồi phó thác nơi Allah thì Ngài sẽ củng cố và giúp đỡ soi sáng hướng dẫn chúng ta có cuộc sống trong con đường chân chánh, nếu không cố gắng và phó thác nơi Allah, thì Ngài sẽ bỏ rơi chúng ta lạc hướng và điểm cuối cùng sẽ rơi vào địa ngục…


قال تعالى: (( وَنَفْسٍ وَمَا سَوَّاهَا * فَأَلْهَمَهَا فُجُورَهَا وَتَقْوَاهَا * قَدْ أَفْلَحَ مَنْ زَكَّاهَا * وَقَدْ خَابَ مَنْ دَسَّاهَا )). الشمس: 7ـ10.


« Thề bởi linh hồn và Đấng đã hoàn chỉnh nó * Rồi Ngài làm cho nó linh cảm, bởi thế, nó ý thức được điều ác và thiện * Người nào tẩy sạch nó thì chắc chắn sẽ thành đạt * Người nào làm nó thối nát thì chắc chắn sẽ thất bại ». Suroh 91 : 7-10.


Ý nghĩa của dòng kinh cao quí nầy muốn nói là « Con người muốn trở thành người thành đạt, vẻ vang thành công ở đời nầy và ngày Sau thì cần phải tranh đấu và hy sinh ở bản thân, phải chống chọi với những sự lôi cuốn xúi dục của dục vọng từ trong tâm lẫn bên ngoài. Nếu muốn đạt được những điều trên cần phải tẩy sạch tâm hồn và lương tâm cho trông sạch, thanh tĩnh, và nếu lương tâm mờ ám không trông sạch thì sẽ làm cho linh hồn thối nát và lãnh những thất bại… »


قال تعالى: (( وَاصْبِرْ نَفْسَكَ مَعَ الذِينَ يَدْعُوْنَ رَبَّهُمْ بِالْغَدَاةِ  وَ الْعَشِيَّ يُرِيْدُوْنَ وَجْهَهُ وَلاَ تَعْدُ عَيْنَاكَ عَنْهُمْ تُرِيْدُ زِيْنَةَ اْلحَيَاةِ الدُّنْيَا وَلاَ تُطِعْ مَنْ أَغْفَلْنَا قَلْبَهُ عَنْ ذِكْرِنَا وَاتَّبَعَ هَوَاهُ وَكاَنَ أَمْرُهُ فُرُطًا )) . الكهف : 28


« Và hãy kiên nhẫn sống với những người cầu nguyện Rabb của họ sáng và chiều, chỉ mong tìm Sắc diện của Ngài và chớ vì lý do thèm muốn vẽ hào nhoáng của đời sống trần tục mà Ngươi không lấy mắt ngó ngàng đến họ ; Ngươi cũng chớ nghe theo lời của kẻ nào mà TA (Allah) đã làm cho lòng y lơ là việc tưởng nhớ TA và chỉ biết theo đuổi dục vọng của y, và công việc của y đã trở thành thái quá ». Suroh 18 : 28


Sự kiên nhẫn ở bản thân là sự đấu tranh để chống lại những sự lôi cuốn của dục vọng liên quan đến môi trường sống. Sau đây là những hadith thuật lại có liên quan đến đề tài, cần phải tham khảo:


         عن فضالة بن عبيد، قال سمعت رسول الله صلى الله عليه وسلم يقول: ( المُجَاهِد : مَنْ جَاهَدَ نَفْسَهُ لِله ـ أو قال: فِي اللهِ عَزَّوَجَل ). أحمد: 27725.


Ông Fađolah ibnu Ubaiđi ® nói : « Tôi có nghe Rosul (saw) nói Al Mujahidu có nghĩa là tranh đấu, hy sinh bản thân vì Allah (hay cho Allah) ». Do Imam Ahmad ghi lại số 27725.


Nghĩa là: Con người cần phải hy sinh để tranh đấu (ở cá nhân) vì Allah hay phải biết sợ hãi để làm vừa lòng Allah. Phải thi hành những nghĩa vụ thiêng liêng  như solah, nhịn chay, bố thí... mà Allah đã giao phó trong bất cứ hoàn cảnh hay trường hợp nào. Hãy tránh xa những gì Allah đã cấm, đó cũng là sự hy sinh tranh đấu ở cá nhân, nếu không tự tranh đấu từ sự lôi cuốn thì chúng ta sẽ mang tội bất tuân mệnh lệnh của Allah.


عن أنس بن مالك رضي الله عنه قال: قال رسول الله صلى الله عليه وسلم : ( حَفَت الجَنَّة  بِالْمِكَارَه، وَحَفت النَّار بِالْشَهْوَات ). مسلم : 2823


Ông Anas ibnu Malik ® thuật lại lời của Rosul (saw) nói: « Thiên đàng được mỡ cửa cho những ai cố gắng tranh đấu hy sinh để chống lại sự xấu xa bất lành của dục vọng, còn địa ngục mỡ cửa cho những ai theo đuổi sự ham muốn của dục vọng ‘ở bản thân’ ». Muslim số 2823.


Muốn được vào thiên đàng của Allah, chúng ta cần phải hy sinh, tranh đấu từ mọi phía, vì thiên đàng không rẻ như chúng ta tưởng tượng, vì không cố gắng tranh đấu thì làm sao đạt được sự thành công.


عن أبي هريرة رضي الله عنه ، أن رسول الله صلى الله عليه وسلم قال: ( أَلَا أَدُلُكُم عَلى مَا يَمْحُو الله بِهِ  الخَطَايَا وَيَرْفَعُ بِهِ الدَّرَجَات قَالُوا : بَلَي يَا رسول الله، قال: إِسْبَاغُ الوُضُوء عَلى المَكاَره، وَكَثَرَةُ الخِطَا إِلى المَسَاجِد ، وَانْتِظَار الصَّلاة فَذَلِكَم الرِبَاط ) . مسلم : 201.


Ông Abi Hurairoh ® thụât lại lời của Rosul (saw) với ý nghĩa như sau: « Các người có muốn biết điều mà Ta sẽ chỉ cho các người thi hành nó sẽ được Allah giảm đi tội lỗi và tăng thêm cái phước không ? ». Những bằng hữu của Người nói: - Thưa sứ giả của Allah, chúng tôi muốn biết. Rosul (saw) nói: « Nên lấy nước solah (wu-đua) dù các người cảm thấy khó khăn vất vã đi nữa rồi bước chân thường xuyên đến những masjid (Thánh đường) của Allah (để hành lễ solah tập thể) và ở lại đó để chờ buổi solah kế tiếp, đó là những điều sẽ tạo ra những sự hữu ích cho các người ». Muslim số 201.


Qua ý nghĩa của hadith cao quí trên, những ai muốn hưởng được sự hữu ích, được Allah giảm đi những tội lỗi và tăng thêm phước lành, thì trước tiên phải tranh đấu ở bản thân từ những điều vất vã khó khăn, như thường xuyên lấy nước solah (wudu) dù thời tiết nóng hay lạnh, dù khó khăn hay có gì cản trở cũng không ngần ngại mà phải ráng chịu đựng nhịn nhục chỉ vì thuần phục Allah. Không bao giờ sợ sự gian nan khó khăn để đi đến masjid hay thi hành những giáo lý mà Islam đưa ra, và cố gắng tránh xa hay kềm hãm sự đòi hỏi của dục vọng, tham lam, tranh chấp, và hơn thua với nhau những điều không có ích lợi gì cho Ngày Sau!!!


Ông Ubai ibnu Ka’bun ® thuật lại: « Có một người đàn ông nhà ở thật xa masjid mà ai ai cũng biết là không ai ở xa như ông ta, nhưng ông ấy không bao giờ đến trể hay vắng mặt trong giờ solah nào cả, cho nên một vài anh em (ngay cả tôi) cũng đề nghị là: Nếu ông bạn mua một con lừa để làm phương tiện chở ông bạn đến masjid mỗi khi đêm xuống hay những lúc thời tiết nóng gắt thì tốt biết mấy ! Ông bạn ấy trả lời: ‘Tôi không màn đến việc này, vì tôi mong muốn Allah sẽ ghi cho tôi khi tôi đi bộ đến masjid để soly và ghi cho tôi khi tôi từ masjid trở về với gia đình của tôi’. Nghe vậy Rosul (saw) nói : - Allah đã ghi chép tất cả cho ông bạn. Muslim ghi lại số 663.


Qua ý nghĩa của hadith trên được biết: Con người muốn tìm được sự ân thưởng của Allah thì cần phải nổ lực cố gắng tranh đấu ở bản thân thật nhiều, chẳng hạn chịu đựng gian khổ từ mưa gió, kiên nhẩn vì thời tiết nóng lạnh bất thường hay nhịn bỏ những giấc ngũ để thức dậy đi solah fajar (hay những giờ bắt buộc khác) dù nhà ở xa hay trong lúc những người khác đang ngũ ngon giấc…


Trong Islam không chỉ có bấy nhiêu thôi, ngay cả những giờ giấc đang ngồi học, ôn bài trao dồi kiến thức, thời giờ để viết bài nghiên cứu học hỏi… thì cũng được liệt vào những thời giờ mà Islam gọi là « Mujahađatul Nafsu hay tranh đấu, hy sinh vì Allah ». Sự quật khởi tranh đấu ở bản thân để đạt được một mục đích là làm vừa lòng Allah, sự chống lại những thử thách của danh vọng để đạt được sự thành công trong việc học hỏi, sự chống chọi lương tâm đòi hỏi của dục vọng để không bị lôi cuốn bởi shaiton hay bạn bè xấu đưa đến con đường lạc lầm thất bại và bệnh họan, nếu được như vậy thì Allah sẽ hài lòng và được Ngài trọng thưởng và những thời giờ hay sự hy sinh đó được coi như là hy sinh trên con đường phục vụ Allah.


عن سهل بن سعد رضي الله عنه ـ عن رسول الله صلى الله عليه وسلم قال: ( مَنْ يَضْمَن لِي مَا بَيْنَ لِحْيَيهِ وِمِا بَيْنَ رِجْلَيْهِ أَضْمَن لَهُ الجَنَّة ). البخاري: 6474.


Ông Sahhal ibn Sad ® thuật lại lời của Rosul (saw) nói: « Những ai bảo đảm cho Ta được giữa hai hàm râu và hai đôi chân, thì Ta sẽ bảo đảm cho người đó được vào thiên-đàng ». Al Bukhory số 6374.


Ý nghĩa của hadith nầy, Rosul (saw) muốn nói (Người nào bảo đảm được cho Người giữa hai hàm râu’ có nghĩa là: Cái miệng lưỡi của chúng ta), và (giữa hai đôi chân nghĩa là không phạm phải tội gian dâm (zinah), ăn ở bất hợp pháp) mà Islam cấm thì Người (saw) sẽ bảo đảm cho người đó được vào thiên đàng, vì cái tội mà con người hay gây ra nhiều nhứt là do cái lưỡi không xương muốn uốn nắn như thế nào tùy ý, không biết sợ tội cũng như không biết phải trái như thế nào, nhờ tài ăn nói lưu loát của mình mà làm điên đảo người khác, trắng hóa đen, đúng thành sai…Và tội lỗi thứ nhì mà con người thường hay vấp phải, đó là do dục vọng của trai gái khi đến tuổi trưởng thành, họ thường tìm cách giải quyết lén lút (một cách bất hợp pháp) không đúng theo giáo lý Islam cho phép.


Cho nên, muốn tránh hai điều quan trọng đó, con người cần phải có sự chịu đựng tranh đấu ở bản thân mới mong tránh được điều tai hại đó, nếu không có sự tranh đấu cố gắng ở bản thân, con người sẽ dể vấp phải hai tội đó mà không có cơ hội để được vào thiên đàng…


عن المغيرة بن شعبة رضي الله عنه ـ أن النبي صلى الله عليه وسلم صَلَّى حتى انتفخت قدماه فقيل له: أَتُكلَّفُ هَذَا ، وَقَدْ غَفَرَ الله لَكَ  مَا تَقَدَمَ مِن ذَنْبِكَ وَمَا تَأَخَّرَ؟. فقال: ( أَفَلاَ أَكُوْنَ عَبْدًا شَكُوْرًا ). البخاري: 412 و مسلم : 2819.


Ông Al Mugairoh ibnu Shabun ® thuật lại là Rosul (saw) thường đứng hành lễ solah đêm cho đến khi xưng cả hai chân, thấy vậy một số bằng hữu của Người nói: - Thưa thiên sứ sau Người lại ép xác, khổ cực như vậy, Allah đã tha thứ cho Người ở quá khứ và hiện tại rồi mà? Rosul (saw) trả lời: « Không lẻ Ta không phải là một trong những nô lệ không biết ơn Allah hay sao? ». Al Bukhory số 413 và Muslim số 2819.


Đó cũng là sự tranh đấu, cố gắng của Rosul (saw) để thi hành những gì tạo thêm phước lành và cũng là để tạ ơn Allah đã chọn Người làm sứ giả của nhân loại, mặc dù Người đã được Allah hứa là đã tha thứ những tội lỗi ở quá khứ và hiện tại, nhưng Người luôn luôn sợ thiếu xót, lầm lỗi với Allah nên Người hành đạo để được Ngài hài lòng… (Nhiều hadith thuật lại: Mỗi ngày Người cầu xin với Allah tha thứ ít nhứt là bảy chục lần…)


Trong khi đó, chúng ta rất dững dưng coi như không có gì, tội lỗi mỗi ngày chồng chất lên đầu như quả núi mà không bao giờ quan tâm đến… hãy thức tĩnh ngay bây giờ đừng chờ đến già mới hành đạo, vì chúng ta không biết chừng nào Allah sẽ lấy lại linh hồn của chúng ta, một hơi thở mà hằng phút hằng giây chúng ta đã thở vào và hít ra không biết bao nhiêu lần, đó là một trong những ân huệ lớn lao của Ngài… nếu Ngài chỉ lấy lại một hơi thở hay một sợi gân tế bào nào đó thì chúng ta sẽ trở thành thân xác không hồn… Nên hãy cố gắng mà hành đạo và tránh xa những tội lỗi để được hạnh phúc sung sướng vào ngày Sau.


عن عائشة رضي الله عنها قالت: ( كان رسول الله صلى الله عليه وسلم إِذَا دَخَل العَشَر: أَحْيَا اللَيْلَ،  وَأَيْقَظَ أَهْلَهُ، وَجَدَّ وَشَدَّ المِئْزَر ) . البخاري: 2024 و مسلم : 1174.


Bà Aysah ® thuật lại: « Khi bước vào mười đêm còn lại của tháng Ramadan, Rosul (saw) thường thức suốt đêm, đánh thức vợ con, hành đạo thật nhiều và tạm xa lánh cuộc sống vợ chồng ». Al Bukhory số 2024 và Muslim số 1174.


Qua ý nghĩa trên được biết là khi mười đêm còn lại của tháng Ramadan, hầu như đêm nào Rosul (saw) cũng thức suốt đêm để hành đạo, nhất là hành lễ solah suốt đêm. Người còn đánh thức vợ con thức dậy để hành đạo, và trong mười đêm đó Người tạm xa lánh cuộc sống vợ chồng để dành thời giờ vào việc hành đạo. Vì mười đêm đó là mười đêm cao quí nhứt còn lại của tháng Ramadan hồng phúc, trong đó có một đêm lẻ là đêm « Lailatulqođar », một đêm hành đạo đó bằng một ngàn tháng khác, cho nên Người cố gắng, hành đạo để tạo dựng thêm hành trang cho ngày Sau… Đây cũng là sự hy sinh, nhịn nhục chịu đựng kiên nhẫn để chống lại sự ham muốn của dục vọng cá nhân (thức suốt đêm để hành đạo và tạm quên đi cuộc sống vợ chồng…)


Mỗi khi ông Malik ibn Đinar ® ra đường hay phố chợ mà trông thấy hay nghe những điều mà ông không ưa thích thì ông tự than phiền với lương tâm của mình như sau: « Hãy nhịn nhục kiên nhẫn, quả thật nếu người nhịn nhục và tranh đấu được từ sự bất lành, thử thách nầy thì Allah sẽ tăng địa vị cho ngươi ». Faiđo Al Qođir quyển 6 trang 63).


Ông Aly ibnu Abi Talib ® nói: « Điều quan trọng đầu tiên mà các người sẽ bị thử thách đó là việc tranh đấu ở bản thân các ngươi ». (Jaamiul Al Ulum wal Hakam quyển 1 trang 196).


Nếu con người không chịu đựng, kiên nhẫn, hy sinh ở bản thân để tranh đấu từ sự thử thách, thì các người sẽ buông xuôi và thua thiệt theo sự đòi hỏi của dục vọng. Có người hỏi ông Abdulloh ibn Umar ® về vấn đề Jihad, ông Ibn Umar ® trả lời: « Hãy bắt đầu tranh đấu ở bản thân các người, và tạo sự thành công ở bản thân các người trước tiên ». (Jaamiul Al Ulum wal Hakam quyển 1 trang 196).


Có nghĩa là Jihad (sự tranh đấu), bắt đầu từ bản thân mình trước. Vậy mình tự hỏi có thể kiên nhẫn chịu đựng từ sự thử thách qua sự đòi hỏi, đua đòi của dục vọng cá nhân hay không ? Chẳng hạn cố gắng từ bỏ tất cả mọi tham vọng để bước vào hành đạo và tránh xa những gì Allah cấm, một khi chúng ta không thành công được từ những sự thử thách ở bản thân, thì sẽ không thể nào tranh đấu để thành công đựơc ở những điều khác…


Ông Ibn Mubarrak ® giải lời của Rosul (saw) đã nói :


         ( إِنَّ النَّصْر مَعَ الَّصْبر ).


« Quả thật, muốn thành công cần phải có sự hy sinh và nhẫn nại ở đó ». Ý nghĩa câu này muốn nói: Muốn thành công phải cần có sự hy sinh, chịu đựng, nhẫn nại qua hai điều sau: - Chống đối với kẻ thù rõ ràng bên ngoài; và kẻ thù nằm trong lòng của con người.


Nếu ai chịu đựng, tranh đấu chống chọi được hai điều trên thì họ sẽ thành công và chống chọi được sự thử thách của những gì bên ngoài và sự ham muốn đua đòi của nội tâm. Còn những ai không chống chọi được sự thử thách, tranh đua bên ngoài cũng như nội tâm thì họ sẽ bị thua thiệt từ bên ngoài và trở thành tù binh của dục vọng nội tâm hoặc xa hơn nữa là họ sẽ lầm lạc thất bại hoàn toàn.


Ông Yahya ibnu Muaz Ar Rozy ® nói: « Kẻ thù của con người có ba loại : - Cuộc sống (đời) ; - shaiton ; - và dục vọng của con người ».


Về đời hãy biết tự kềm chế nó, đừng đeo đuổi theo những gì mà người ta mơ mộng ảo huyền rồi chạy theo mà mờ đi đôi mắt, hai tai như điếc, trái tim bị che kín lại, không còn biết tội lỗi là gì. Hãy luôn cảnh giác và nhớ rằng, shaiton là kẻ thù không đội trời chung với con người, thà làm kẻ thù của nó chớ đừng làm bạn với nó, được như vậy mới hi vọng có sự thành công…


Con người ai cũng có dục vọng, nhưng phải biết tự kềm chế dục vọng của mình, nhiều hay ít tùy theo bản tánh của mỗi người mà Allah tạo ra, cho nên hãy cảnh giác đừng để dục vọng sai khiến trái tim và đầu óc của mình… Cho nên muốn tránh được ba điều quan trọng trên cần phải có sự tranh đấu và hy sinh ở bản thân thật nhiều…


Ông Umar ibnu Abdulaziz ® nói: « Đừng bao giờ trở thành những người đi theo sự đúng thật do sự ham muốn theo dục vọng của họ, mà anh cho họ là sai khi họ không bằng lòng vui thích (với những gì anh cho là sai), nếu được như vậy thì anh sẽ trở thành kẻ đối tác, chống lại những gì họ cho là đúng (mà anh cho là sai) và anh sẽ bị họ lên án khi anh không bằng lòng đi theo cái đúng của họ, bởi vì anh đã đi theo sự tranh đấu, hy sinh ở lương tâm của anh trong hai trường hợp bất chấp trên (đúng thật hay sai quấy) ». (Sharhu At Tahawiyah Liibn Abi Aizzu, quyển 1 trang 590).


Ông Ibn Batol nói: « Sự tranh đấu, hy sinh ở bản thân đó là sự tranh đấu lớn lao và hoàn toàn nhứt », qua lời phán của Allah như sau :


         قال تعالى: (( وَأَمَّا مَنْ خَافَ مَقَامَ رَبَّهُ وَنَهَى النَّفْسَ عَنِ الْهَوَى )). النازعات: 40.


« Còn đối với ai sợ việc đứng trước mặt Rabb của y và kiềm hãm mình tránh những dục vọng thấp hèn ». Suroh 79 : 40.


Đó là sự kềm hãm dục vọng của mình để tránh những điều mà Allah cấm, tránh những gì Islam không cho phép. Đừng bao giờ tự ý phán xét bằng lý trí khi chưa biết rõ đó là ‘haram’ hay ‘halal’ rồi chạy theo dục vọng mà không cần học hỏi cho rõ ràng những giáo lý đúng thật từ sự xuất xứ của nó. Vì đó là ý của con người chớ không phải giáo lý của Allah đưa ra, nên cần xét lại bản thân và sự hiểu biết của mình. Quan trọng là phải biết kềm hãm dục vọng cho thật nhiều để mong được Allah hài lòng và ban sự thành công ở ngày Sau. (Fathul Al Baary quyển 11, trang 345-346).


Do Ibn Hosen chuyển ngữ từ sách: “Dalilu Al Mauđu-at, trang 21-24”.


Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HỠI MUSLIM! HÃY THƯỜNG XUYÊN NGHĨ...

Hỡi người Muslim! Người khôn ngoan, lý trí và kiên quyết là người nhận ra rằng thế giới này là một lối đi, một con đường để đi qua, chứ không phải là đích đến; thế giới này chỉ là một trang trại, một vùng đất trồng trọt dành cho thế giới Đời Sau. Thiên Sứ của Allah (saw) nói: “Các ngươi hãy thường xuyên nghĩ đến kẻ hủy diệt niềm vui, nghĩa là cái chết." (Hadith do Ibnu Ma-jah ghi lại)  

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "VAI TRÒ CỦA QUR'AN & SUNNAH LÀ GÌ...

Trong Islam có hai bộ nguồn giáo luật chính đó là Qur’an và Sunnah. Ngoài ra, còn hai bộ nguồn khác là Ijma’ (sự thống nhất) và Qiyas (so sánh, suy luận).  Trong tất cả vấn đề của tôn giáo đều ưu tiên tìm kiếm bằng chứng trong Qur’an và Sunnah, đến khi hoàn toàn không tìm thấy, giới ‘Ulama mới hướng đến bằng chứng thứ ba là Ijma’; khi không có trong Ijma’ họ sẽ đến bộ nguồn thứ tư là Qiyas.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ CỦA YSA...

Ysa (Giê-su), khắp nơi trên thế giới, chúng ta đều nghe nhắc đến tên Người. Có người gọi Người là Thượng Đế, là Chúa, cũng có người đánh giá thấp về Người và xúc phạm Người. Vậy đâu là sự thật về Masih Ysa (Giê-su) con trai của bà Maryam (tức bà Maria)? Và có thật sự Ysa là con trai của (Allah) hay không?

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO "THIÊN CHÚA TRONG TÔN GIÁO ISLAM"

Trong lời chứng ngôn đức tin của Islam, hay còn gọi là Shahadah, “La ilaha illa Allah” – “Không có chúa hay thượng đế nào ngoài Allah”. Người Muslim tin rằng Allah là Đấng đã tạo ra thế giới và gửi các Sứ Giả đến hướng dẫn nhân loại.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG CLIPS VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG CLIPS VIDEO: "NHỮNG HIỆN TƯỢNG BÁO TRƯỚC...

Ngày Phán Xét Cuối Cùng, hay Ngày Phục Sinh hoặc Ngày Tận Thế đều là tên gọi của một Ngày mà thế giới này sẽ kết thúc để chuyển sang một thế giới vĩnh hằng. Và đó là Ngày chắc chắc sẽ diễn ra theo mệnh lệnh của Allah.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH VẪN LUÔN MONG ĐỢI CHÚNG TA...

Nhiều người không thể vượt qua được ham muốn của bản thân, nên mắc phải những sai lầm, phạm phải những tội lỗi, nhưng đó không phải là rơi vào bước đường cùng, không còn lối đi.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH SẼ ĐÁP LẠI LỜI CẦU XIN...

Lời cầu xin Du’a là công cụ mạnh mẽ nhất mà tín đồ Muslim có được, nhưng nó lại là một trong những hành vi thờ phượng bị hiểu lầm nhiều nhất. Đôi khi chúng ta trở nên khao khát một câu trả lời và không thể biết được câu trả lời sẽ đến như thế nào và khi nào sau khi chúng ta đã Du’a cầu xin Allah.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "HÃY LÀ CHÌA KHÓA CỦA ĐIỀU TỐT ĐẸP"

Thiên sứ của Allah (saw) nói: {Trong thiên hạ có người là chìa khóa của điều tốt đẹp và là ổ khóa điều xấu xa, và có người là chìa khóa của điều xấu xa và là ổ khóa của điều tốt đẹp. Vì vậy, xin chúc phúc cho những ai được Allah biến mình thành những chìa khóa của điều tốt đẹp, và thật khốn khổ cho những kẻ bị Allah biến hắn mình thành chìa khóa của điều xấu xa.} (Ibnu Mãjah ghi lại).