NGHỀ NÀO CŨNG QUÍ??? Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

NGHỀ NÀO CŨNG QUÍ???

25.10.2009 04:25 - đã xem : 5428

Mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi người có một ước mơ, mỗi người có một tâm tư thầm kín mà không ai giống ai được. Câu chuyện của ba cô gái Chăm sau đây mỗi người một hoàn cảnh, nhưng nhìn chung cùng một tâm quyết, thực sự đây là một bài học rất hay dành cho những bạn trẻ đang trên con đường khẳng định bản thân mình.

Đáng lẽ ra nằm trong lứa tuổi của sự háo thắng, lứa tuổi của sự bồng bột hay lứa tuổi dể bị cám dỗ trong một xã hội đang phát triển về mặt vật chất... Nhưng ba cô gái Chăm mà tôi sắp nêu lên có một tư duy thầm kín, có một tấm lòng nhân hậu, và cùng chung một lý tưởng mong mõi được học tập tốt để sau này có dịp phục vụ cho cộng đồng của họ, nhất là muốn sau khi tốt nghiệp sẽ được công tác tại quê nhà để cùng chia sẽ và hướng dẩn các trẻ em (Chăm) trong việc học tập phổ thông (tiếng Việt) cũng như về căn bản giáo lý Islam, Insha-Allah.

Và cũng đáng lẽ ra những ý tưởng tốt đẹp mà ba cô gái Chăm này đã chối từ chạy theo danh vọng để gặt hái được nhiều tiền, ba cô đã chiến thắng được lòng ích kỷ của con người, ba cô đã hi sinh thời gian của mình để chịu nhiều sức ép của những bạn bè hay người thân chung quanh, miễn sao đạt được tâm nguyện "Xóa nạn mù chữ (Việt) của những trẻ em Chăm", các cô hi vọng nhờ sự hướng dẩn của các cô thì các em sẽ có một tương lai tươi sáng, đó là một ý tưởng cao đẹp và đầy lòng nhân ái, dù tuổi xuân đã đi qua nhưng các cô vẫn còn nhớ về ký ức… Trong khi đó, cộng đồng hàng xóm chung quanh cho đây là một nghề « thấp hèn » trong các ngành nghề ??? Chẳng khuyến khích, chẳng vui mừng lại còn chỉ trích, thử hỏi "Sau khi thành tài các cô sẽ phục vụ cho ai???"

Nhưng tôi còn nhớ đọc đâu đó một câu : "Một khi con người ta hào hứng, say sưa, nghiêm túc với công việc của mình thì khi đó, họ chẳng còn bận tâm tới việc mình đang ở thứ bậc nào nữa. Họ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc, tự hào ngay trong chính công việc của mình rồi, không cần bất cứ sự tung hô nào khác ở bên ngoài nữa cả".

Thật vậy, đó chính là cảm xúc của một người làm việc chân chính mà xã hội đang rất cần. Vậy mà không hiểu tại sao hiện nay có rất nhiều bạn trẻ cứ mãi đâm đầu thi vào những trường cao cấp nhiều năm liền trong khi sức mình có hạn và xã hội còn nhiều công việc khác phù hợp hơn đang chờ đón mình? Đâu phải mọi người đều được xã hội vinh danh khi trở thành ông này bà kia với quyền cao chức trọng hay bằng cấp cao sang, mà hãy làm tốt công việc với sức lực thực tế của mình, giống như ba cô gái Chăm vào tuổi đôi mươi đã rời quê tìm chân lý cho cuộc sống, như vậy xã hội mới phát triển tốt toàn diện được.

Có lần tôi đã đặt câu hỏi cho ba cô gái Chăm ấy như sau: « Lý do nào các cháu bỏ công cấp sách tới trường ? Có ước vọng gì cho tương lai và có cảm nghĩ gì để giúp ích cho cộng đồng của mình hay không ? Và hãy cho biết động lực nào các cháu chọn ngành Sư Phạm??? »

Và được nhận sự trả lời vui vẻ của ba cô gái Chăm ấy, tôi xin trích ra đây để các bạn cảm nghỉ như thế nào về ba bài « Luận án » mà ba cô đã "khổ cực nặn óc" để viết về cảm nghỉ của mình. Riêng cá nhân tôi thì « Nghề nào cũng quí », miễn sao đó là tâm nguyện tốt đẹp và hài hòa giữa Đạo và Đời. Chúc ba cô tròn ý nguyện và cầu xin Allah ban phúc cho ba người con gái ở lứa tuổi trăng tròn đang "chơi vơi" bên đóng sách vỡ để tìm đường chân lý. 

*******

1

Bissmilllah…

Assalamu Alaikum…

Trước hết cháu cám ơn Allah cho cháu được học đến nơi đến chốn, được vào học ngành mà cháu vốn thích từ nhỏ. Cháu cám ơn ba mẹ không quảng khó khăn để cố gắng nuôi cháu ăn học, dù vất vả nhưng chưa bao giờ ba mẹ buộc cháu phải nghỉ học sớm để đi làm phụ giúp gia đình.

         Cháu xin nêu lên ý nghĩ đầu tiên của mình đối với ngành cháu đang học: 1. “Lúc nhỏ khi bắt đầu đi học cháu đã thích thích ngành này, chỉ đơn thuần là được chấm bài cho các em (mình là người quyết định những điểm số 8,9,10) hiiii…”

2. “Lớn lên chút xíu cháu càng thích ngành này nhiều hơn, đi đâu ai cũng gọi mình là “cô” (nghe thích quá đi chứ)”.

Khi học xong Phổ Thông, cháu thấy khả năng của mình không thể học tốt các ngành khác, vì đòi hỏi học lực phải cao, phải biết tính toán như ngành Kinh tế, Ngân hàng… chẳng hạn (môn toán của cháu vốn rất tệ), một phần khi làm một nghề nào đó cao xa rồi sẽ chạy theo danh vọng mà làm mất đi nhân phẩm của mình. Bản chất người phụ nữ vốn mềm yếu, cháu sợ mình không làm chủ được bản thân, nếu vướng vào dấu chân của ‘Shayton’ thì sẽ vượt giới hạn cho phép của Islam (đua đòi, chạy theo tiền tài, làm những điều tội lỗi, tham thú vui trần tục…)

         Cho nên cháu chọn làm giáo viên, cháu sẽ được dạy gần nhà, được sống gần với gia đình. Còn nếu chọn ngành học khác thì phải lên tận Thành  Phố làm mới có được lương cao, mà sống xa gia đình thì cháu không thích, vã lại học Sư Phạm thì không cần đóng học phí. Nhiều khi thấy ba mẹ đã già mà vẫn chưa được nghỉ ngơi, vẫn lận đận lao đao, tháng nào cũng sống tha hương lấy quê lạ làm nhà, vài tháng mới được về nhà một lần để đoàn tụ với tụi cháu (đôi khi ba mẹ về thì cháu đang học nên không về được, có khi cháu được về thì ba mẹ cháu đang ở nơi xa…)

         Cháu nghĩ là giáo viên, lương tuy không nhiều nhưng vẫn là tiền trong sạch và cao cả, dù gì cũng giúp được mẹ phần nào. Ba mẹ  thường nói với cháu nếu sau này ra trường nhớ tiếp ba mẹ trả nợ nhe để ba mẹ được nghỉ ngơi ở quê, ba được đi solah ở Masjid, được rảnh ngồi nghe và đọc Qur’an, khỏi phải lo hôm nay bán ở đâu ngày mai bán xóm nào (rồi ba cười), nghe vậy mà cháu thấy tội nghiêp ba mẹ quá.

         Ở xóm thấy cháu chọn ngành Sư Phạm nhiều người cười cháu lắm, họ nói lương ngành đó có bao nhiêu mà chọn, sao không chọn ngành khác như Dược sỉ, Kinh tế… có người thì nói ‘học nhiều chi cuối cùng rồi cũng theo chồng...’ Cho nên ngành này ít ai thích học. Quả thật cháu buồn lắm khi nghe họ nói vậy, nhưng ba mẹ thường hay khuyên cháu là “Ai nói gì kệ họ miễn sao mình có một nghề lương thiện và tự nuôi sống bản thân là được”. Cháu nhớ lúc nhỏ (lớp 5) một lần cháu đã khóc vì làm toán không được và xin ba mẹ cho cháu nghỉ học (sao học thấy khó quá), được mẹ khuyên (nói khác hơn là Allah đã định sẵn) nên giờ này cháu mới được ngồi học đây, biết đến máy vi tính, tìm được trang web Chanlyislam và được quen với chú (Allhamdulillah).

 Động lực thứ nhất mà cháu ráng cố gắng học hành, trước tiên là muốn phụ giúp ba mẹ để sau này ba mẹ khỏi đi làm ăn xa nhà (đây là động lực mạnh nhất của cháu). Động lực thứ hai là ở quê cháu không có trường cấp một chỉ dành riêng cho những em bé Chăm nên tất cả đều học chung trường công lập phổ thong, cho nên rất khó khăn cho mấy em Chăm nhỏ khi bước vào học lớp một, vì các em không biết nghe và nói tiếng Việt, nhiều khi cô giáo hỏi mấy em mà các em không hiểu cô hỏi gì cả, nhưng các em cũng cố gắng trả lời lại bằng tiếng Chăm, đôi khi thấy mắc cười lắm. Cho nên cũng vì lý do này mà cháu mới chọn ngành Sư Phạm (vì lớp một, hai là những lớp sau này cháu sẽ dạy, Insha Allah).

Hi vọng sau này khi gặp vấn đề khó khăn trong giảng dạy, cháu cũng có thể dùng lời lẽ Chăm để giải thích lại cho các bé hiểu, đồng thời dạy chúng tập nói tiếng Việt nữa. Và một điều tâm quyết khác nữa là, nếu cháu được dạy các em bé Chăm thì khi lúc nào rảnh rổi hay những giờ ra chơi thì cháu sẽ dạy cho các em bé Chăm biết đọc câu “Kalimah”. Chẳng qua cháu thấy nhiều em bé đã học lớp ba rồi mà chưa biết đọc câu Kalimah là gì, có lần cháu thử hỏi một em nhỏ ở xóm “Em biết đọc câu Kalimah không?”, cháu ấy lại hỏi ngược lại cháu: “Câu đó là gì chị?”. Hiiii, đáng lẽ ra phần dạy chúng học câu này là trách nhiệm của cha mẹ chúng, nhưng cháu muốn dạy chúng vì vừa tạo sự gần gủi giữa cô và trò, vừa cho bé hình thành dần nền tảng ban đầu của Islam…

Suy nghĩ của cháu chỉ bấy nhiêu không biết cháu có thực hiện được trong tương lai sau này không nhưng lúc nào cháu cũng cầu xin Allah cho điều cháu ước mơ sẽ trở nên tốt đẹp. Hai năm nữa cháu được ra trường, Insha Allah, tuy không lâu nhưng không hẳn là thời gian ngắn ngủi, vì khoảng thời gian đó cùng nghĩa là ba mẹ cháu phải vất vả vì cháu hai năm nửa.

Những dòng trên đây nghĩ sao cháu viết vậy chắc lạc đề với câu hỏi của chú mất rồi. Chú đừng cười nếu cháu viết dài dòng nhe. Cháu xin tóm lại câu trả lời về phần câu hỏi của chú: “Động lực và ước vọng về tương lai của bản thân cháu”

- Sau này có nghề nghiệp ổn định tự nuôi sống mình, được phụ mẹ bằng đồng lương ít ỏi mà cháu tự làm ra.

- Giúp các em bé Chăm nói và hiểu được tiếng Việt.

Wassalam chú,

2

Bismillah…

Assalamu Alaikum…

Đầu năm 12 thật sự cháu chưa định hướng cho mình chọn ngành nào? Trong thời gian ấy cháu thường xuyên vào trường mầm non xem chị cháu dạy học và phụ chị cháu làm đồ dùng dạy học (đồ chơi). Ngày nào cháu cũng vào trường xem chị dạy như thế, cháu nhìn các bé trong lớp rất vui và dễ thương, hồn nhiên cháu thấy rất thích từ những sự hồn nhiên của trẻ thơ đó, cháu bắt đầu có cách nhìn mới về tương lai của bản thân đó là cháu quyết định chọn ngành Sư Phạm Mầm Non.

Sở dĩ cháu chọn ngành này chắc có lẽ xuất phát từ lòng yêu nghề mến trẻ giống như chị cháu, chỉ có yêu nghề mến trẻ mới có thể chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn. Thời gian cứ trôi qua, mùa thi tuyển sinh cũng đã đến, cháu rất lo không biết có đủ tự tin để thi hay không vì ở ngành học này ngoài thi môn toán và văn ra còn thi môn năng khiếu, trong lúc thiếu tự tin ấy thì gia đình và đặc biệt là bố mẹ cháu động viên cháu hết lời và cháu bắt đầu có suy nghĩ  “Nếu mình nghỉ học không học tiếp tục nữa, không lẽ bố mẹ mình nuôi mình suốt đời hay sao, và sao này mình phải làm gì để phụ giúp gia đình?” và những suy nghĩ ấy cứ hiển diện trước mắt, nhưng đó chỉ là những suy nghĩ vu vơ mà thôi, nếu mình bỏ học thì chẳng khác gì mình bỏ công học 12 năm trời, vì thế chỉ có con đường duy nhất đó là tiếp tục học, cố gắng thi vào trường Đại Học để mong sao này góp một phần kinh phí nhỏ nhoi phụ giúp kinh tế gia đình. Chính sự động viên bố mẹ và gia đình giúp cháu vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống cũng như trong học tập, và mọi sự cố gắng ấy nay đã thành hiện thật. Trong quá trình cháu học ngành này không ít người hỏi cháu với những câu hỏi kỳ lạ và cháu cũng không hiểu sao họ lai có suy nghĩ như vậy, có lần cháu về quê có người hỏi cháu như sao “Tại sao không chọn ngành Kinh tế hay ngành khác mà chọn ngành mẫu giáo?”. Thật sự mà nói cháu không buồn chút nào vì cháu chọn ngành học này hoàn toàn phù hợp với khả năng và năng khiếu mà Allah đã ban cho cháu, từ bé cháu đã có khiếu làm đồ chơi và hát cũng tạm đó là điều thứ nhất, điều thứ hai ở đây là: “Insha Allah, sau này nếu cháu ra trường có thể được công tác tại mình đang sống và điều cuối cùng là ở gần nhà thuận tiện việc hành đạo và sinh hoạt hơn”, mặc kệ họ có suy nghĩ như thế nào đi chăng nữa cháu vẫn tôn trọng ngành mình đã chọn, dù cho nghề giáo viên là một ngành thấp nhất trong tất cả các ngành, nhưng họ có biết hay không? Nghề giáo viên mầm non là một nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề, vì nó không chỉ đơn thuần là một giáo viên mầm non, mà nó đòi hỏi một người giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, như thế mới giáo dục trẻ con được tốt hơn, vì trẻ con như búp trên cành tâm hồn của trẻ còn nhỏ cho nên mọi hành vi của giáo viên được các bé noi theo và điều đó cháu cần học nhiều ở người chị của mình. Trong thời gian học ở trường Đại Học, mong ước của cháu rất nhỏ nhoi đó là sau khi ra trường cháu được công tác ở trường “Mầm Non Dân Tộc Chăm”, cháu muốn góp phần công sức nào đó nơi mình sống và lớn lên, vì cháu nghĩ những đứa trẻ ở lứa tuổi cháu ngày xưa không được học mẫu giáo, tới tuổi là vào thẳng lớp một vì không biết nghe và biết nói tiếng Việt nên không ít những người bạn cùng tuổi cháu phải bỏ học và hiện giờ nạn lấy chồng sớm cũng trở thành phong trào, vì không có công ăn việc làm nên gia đình cho lấy chồng sớm để cho chồng nuôi hi hi, chuyện đó cháu nói cho vui thôi, nè để cháu kể một câu chuyện còn vui hơn chuyện hồi nãy nữa không biết chú đọc xong chú có cười cháu không đây!!! “Cháu nhớ ngày xưa cháu không thích đi học một chút nào, ngày nào đi học cháu cũng khóc chỉ vì lí do rất đơn giản đó là không biêt nói và biết nghe tiếng Việt, ngày hôm đó cháu đi học trễ không dám vào lớp học và cứ đứng trước cửa lớp chị ‘Salyha’, lúc  bấy giờ chị Salyha đã học lớp 5 rồi, lúc đó cháu cứ đứng ở đó khóc hoài khóc mãi, một lúc sao cô giáo gọi chị Salyha ra ngoài khuyên em để được vào lớp học, nhưng chị khuyên thế nào cháu cũng không vào học, chị  không khuyên nổi em mình và thế là hai chị em ôm nhau mà khóc, cuối cùng hai chi em xin cô về nhà…”, đó là một kỷ niệm khó phai, chính vì muốn cho con em dân tộc được đi học đầy đủ và sử dụng ngôn ngữ tiếng Viêt được tốt hơn, cho nên cháu không ngần ngại chọn ngành Sư Phạm Mầm Non lập tức. Nhưng chú ơi, trẻ em người Chăm bây giờ lanh lắm, lanh hơn cháu ngày xưa rất nhiều, mới vào học được vài tháng mà biết nói chuyện tiếng việt còn hơn tiếng chim hót nữa, hi hi.

Cháu chỉ có bấy nhiêu để trả lời câu hỏi của chú thôi không biết có lạc đề không nữa, he he. Cuối thư cháu chúc chú cùng gia đình luôn luôn khỏe, thành công trên mọi lĩnh vực.

Wassalam chú,

3

Bismillah…

Asalamu Alaikum chú!

   Chú ơi, câu hỏi của chú đã dành cho tụi con quả thật là…hihi.., con suy nghỉ hả; đến nổi hả; tóc của con bạc đi vài cọng đây này huhu… chú biết không từ lúc cha sanh mẹ đẻ tới giờ khi bước vào con đường học vấn, chú biết con ghét nhất môn gì không ? Đó là môn văn đấy, vì lời lẽ của con rất ít ỏi, vì môn văn đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều.

Hihi… nói mà mắc cỡ, chú biết không, từ lúc bước vào học vấn mỗi lần tới tiết kiểm tra hay thi môn văn là ngày đó con hết ăn mất ngủ luôn, vì con phải học thuộc lòng từ đầu đến cuối bài văn để làm trả nợ … cho thầy cô, hihi…

Nhưng con rất thích ghi nhật ký, mặc dù lời lẽ của con không nhiều và không hay nữa, hihi… vì mỗi lần ghi nhật ký thì lòng mình sẽ cảm thấy thanh thản hơn và mình cảm thấy mình đã thực hiện một phần điều gì đấy. Chú biết không? Cuộc sống của con rất lãng mạng và có nhiều ước mơ nữa, mặc dù ước mơ đó không thể nào thành hiện thật hihi…, nhưng trong các ước mơ đó thì ước mơ trở thành người giáo viên đã trở thành hiện thật, con đã thầm cảm ơn Allah đã ban cho con điều ước mà bấy lâu nay con đã thầm ước, và con cảm thấy rất vui và thỏa mãn về ngành giáo viên mà mình đã chọn. Lúc học ở trường Đại học con đã học đậu bên ngành ‘Tài Chính Ngân Hàng’, nhưng con không muốn học bên ngành đấy, cho nên con làm đơn xin chuyển qua ngành giáo viên tiểu học và trường đã bắt con phải làm đơn cam kết, lúc đó con rất bối rối vì không biết phải chọn ngành nào, lúc đó con đem hai ngành so sánh, và con nghĩ ngành Tài Chính Ngân Hàng tuy lương cao hơn giáo viên nhưng thời gian làm việc rất nhiều, không có thời gian ở nhà nhiều và khó xin việc làm nữa, còn ngành giáo viên tuy lương thấp hơn Tài Chính Ngân Hàng nhưng con sẽ có thời gian ở nhà nhiều, và dễ xin việc làm. Vả lại, trường tiểu học gần nhà con nữa và đó cũng là ngành con đã ước mơ từ nhỏ (chú đừng nói con là stupic nha, vì lúc mà con quyết định chọn ngành giáo nhiều người nói con stupic quá luôn, người ta nói ngành Ngân Hàng sang trọng và cao cả nữa tại sao không chọn mà đi chọn ngành thấp bé như vậy), nhưng người ta đâu biết ngành đó có nhiều mặt không thuận tiện như thế nào, và cuối cùng gia đình con kêu con chọn ngành giáo viên luôn, và con cũng không biết tại sao con lại thích ngành giáo viên đến như thế hay là con có duyên với ngành giáo viên con cũng không biết nữa.

Con đã chọn ngành giáo viên là vì:

Thứ 1: Con rất thích trẻ con, vì trẻ con rất ngây thơ hồn nhiên và dễ thương nữa.

Thứ 2: Nghề giáo viên có thời gian nhiều ở nhà để solah, có thời gian để gần gũi cha mẹ anh chị em và có thời gian để phụ giúp gia đình…, còn các ngành khác con thấy tối ngày đi suốt và tháng hè không được nghỉ hè.

Thứ 3: Vì trẻ con dân tộc Chăm lời lẽ tiếng việt chưa có biết nhiều, vả lại phải đụng đầu với những tính toán và giáo viên dân tộc Kinh (Việt) dạy đôi khi nói nó không hiểu tiếng việt nhiều nên con là người Chăm chỗ nào nó không hiểu con có thể giải thích bằng tiếng Chăm cho nó hiểu, vả lại quê con không có giáo viên dân tộc Chăm nên trường đang cần giáo viên dân tộc Chăm.

Thứ 4: Con muốn truyền lại những kinh nghiệm hay kiến thức ít ỏi đã có của mình để giáo duc những trẻ em nên người, để sau này những trẻ em đó có thể đóng góp phần ít ỏi đó vào cộng đồng.

Thứ 5: Chú thấy hình ảnh con qua webcam lớn con hay nhỏ con nhỉ, thật ra ở ngoài con nhỏ con lắm, nên thân thể của con chỉ thích hợp bên ngành gõ đầu trẻ thôi, không thích hợp bên ngành khác đâu.

Chú ơi con thích nghề giáo viên vậy chứ trong đầu con mỗi khi nghĩ tới lúc ra trường dạy các em bé con rất sợ vì nó quậy lắm không biết con có sức chịu đựng không nữa hihi…, nhưng cũng đành chịu thôi vì đó là ngành con thích, con chọn, nên con phải thử sức với ngành mình đã chọn để thực hiện được ước mơ của mình.

Hihi… bài khóa luận của con thật mắc cười phải không chú, hihi... Chú đừng có đọc bài khóa luận của con sau khi xả nhịn chay nha, không thôi mắc công trào ra hết, hihi.

Thôi lời lẽ của con chỉ có tí nị bấy nhiêu thôi, đó là rất nhiều và không thể nhiều hơn được nữa, hihi. Chúc chú nhiều sức khỏe và nhiều Salamat, hưởng một tháng chay đầy ân phước và nhiều sự bình an nhất (con ăn cắp câu chúc của chú đấy, hihi….)

Wassalam chú,

Abu Azizah soạn thảo

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: "LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIA TĂNG ĐỨC TIN IMAN"

Người Muslim đều phải đối mặt với sự suy giảm Iman của mình. Tất cả chúng ta đều trải qua những thăng trầm của cuộc sống và Iman của chúng ta thường có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi điều đó. Bất kể ai đó tự cho mình là người ngoan đạo hay có lòng Taqwa như thế nào, thì chắc chắn không thể tránh khỏi việc trải qua sự gia tăng và suy giảm Iman trong suốt cuộc đời của mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HÃY CHỌN CON ĐƯỜNG BÌNH AN VÀ ÂN...

Trong thực tế có một số người đã lầm tưởng hoặc bị đánh lừa khiến họ mù quáng làm theo hành vi sai lệch mà không biết và thế là họ đã rơi vào điều mà Thiên Sứ (saw) đã cảnh báo trong một Hadith sau đây:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN"

Thời gian có giá trị nhiều hơn tiền bạc, bởi vì chúng ta có thể thêm tiền nhưng chúng ta không thể có thêm thời gian. Thời gian là miễn phí, nhưng nó vô giá, chúng ta không thể sở hữu nó nhưng chúng ta có thể sử dụng nó, và một khi chúng ta đánh mất nó chúng ta không bao giờ có thể lấy lại, và thời gian không chờ đợi một ai.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HẠN HÁN CẦU MƯA"

Khi người dân Israel bị hạn hán trầm trọng, người dân Israel kéo đến gặp Thiên Sứ Musa u nhờ cầu xin Allah ban cho mưa. Thiên Sứ u tập trung toàn bộ dân Israel gồm 70 ngàn người để cùng Người cầu xin có mưa. Lúc đó, ở trên trời đang có những cụm mây đen, nhưng khi Thiên Sứ Musa u cùng mọi người bắt đầu cầu xin có mưa thì bổng dưng bầu trời lại trong sáng.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO "CHỈ CẦN MỞ ĐÔI MẮT TRÁI TIM VÀ...

Chắc chắn, do sự khác biệt về ý thức hệ và nhận thức luận, cách nhìn của mọi người về thực tế cuộc sống trong thế giới này rất khác nhau, thường dẫn đến việc tạo ra các nền văn hóa và văn minh không chỉ khác biệt không thể hòa giải mà còn xung đột.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "CHÂN LÝ ISLAM PHẢN BIỆN KHOA HỌC"

Khoa học vật chất nói rằng vũ trụ sinh ra từ hư không, trong khi chính khoa học cho con người biết rằng vật chất không bị hủy diệt cũng không được tạo ra từ hư không, điều này khiến các nhà khoa học bối rối, vì vật chất không được tạo ra từ hư không, làm thế nào mà vũ trụ lại sinh ra từ hư không?

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG HẠT CHUỔI...

Một số Học giả cho rằng được phép sử dụng tràng hạt (Masbahah), nhưng họ nói rằng tốt hơn là sử dụng các ngón tay để đếm số lần tasbeh, và cũng có nhiều Học giả cho rằng sử dụng Masbahah để đếm số lần tasbeh là Bid'ah (đổi mới trong tôn giáo.)

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: KHUTHBAH

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: KHUTHBAH "HÃY THỜ PHƯỢNG ALLAH ĐẾN...

Sau khi tháng Ramadan qua đi cộng đồng Islam được chia ra thành hai nhóm người rõ rệt: Một nhóm rất hoan hỉ, rất vui mừng vì họ được ăn uống tự do trở lại; họ vui mừng vì đã trút bỏ được gánh nặng hành đạo mệt mỏi trong Ramadan.