NHỮNG CUNG CÁCH TỤNG NIỆM VÀ CẦU XIN ĐẾN ALLAH Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

NHỮNG CUNG CÁCH TỤNG NIỆM VÀ CẦU XIN ĐẾN ALLAH

15.05.2008 03:17 - đã xem : 3599

Theo Islam, sự tụng niệm và cầu xin với Allah thì có rất nhiều cung cách, nếu ai áp dụng đúng theo những cung cách và thành tâm với Ngài thì sẽ được Allah chấp nhận và đáp lại, còn những ai ngụy tạo và giả dối hoặc không thành tâm với Ngài thì chắc chắn sẽ không được Ngài chấp nhận và đáp lại lời tụng niệm và cầu xin đó, sau đây là những bằng chứng từ Qur’an và Hadith.

1- Qua những sử học ghi lại thì các vị Thiên Sứ và những người đức hạnh khi muốn cầu xin việc gì từ Allah thì họ bắt đầu bằng những lời ca tụng, tán dương về Rabb, (Thượng đế của nhân loại), rồi sau đó mới cầu xin đến Rabb của họ.

Nabi Ibrohim (A) trước khi cầu xin Allah điều gì Người bắt đầu bằng lời ca ngợi như thiên kinh Qur’an đã được nhắc đến như sau: {(Allah) là Đấng tạo ra tôi, rồi hướng dẫn tôi. Và là Đấng ban cho tôi thức ăn và thức uống. Và khi tôi bệnh Ngài là Đấng chữa trị. Và là Đấng làm cho tôi chết, sau đó phục sinh tôi lại. Và là Đấng mà tôi hy vọng, ao ước được tha thứ mọi tội lỗi đã phạm ở Ngày Xét Xử.} Trích từ chương Al-Shu-a-ró ayat 78 - 82.

Kế tiếp Nabi Ibrohim (A) cầu xin: {Lạy Thượng Đế bề tôi! Hãy ban cho bề tôi kiến thức và ban cho được ở cùng với những người đức hạnh. Và hãy dạy bề tôi lời ca tụng hay nhất để thế hệ mai sau làm theo. Hãy giữ lời tụng niệm đó còn mãi ở trần gian và hãy ban cho bề tôi hưởng thụ niềm hạnh phúc của thiên đàng vào Ngày Sau. Và hãy tha thứ cho cha của bề tôi, chính ông ấy là người lầm lạc. Và xin Ngài đừng ruồng bỏ bề tôi vào Ngày xét xử.} Trích từ chương Al-Shu-a-ró ayat 83 - 87.

Qua cung cách đó Allah đáp lại lời cầu khẩn của Nabi Ibrohim (A) ngoại trừ một điều là Allah không chấp nhận lời thỉnh cầu tha thứ cho thân phụ của Nabi Ibrohim (A):

{Rồi TA đã ban cho dòng dõi của Ibrohim Kinh Sách và kiến thức.}  Trích từ chương Al-Nisa ayat 54.

{Và Quả thực, vào Ngày Sau Ibrohim thuộc nhóm người đức hạnh.}  Trích từ chương Al-Baqoroh ayat 130.

{Hồng ân và phúc lành của Allah đã ban các ngươi hỡi dòng dõi Ibrohim.}   Trích từ chương Hud ayat 73.

{Khi đã được chứng minh rằng cha (của Ibrohim) là kẻ thù của Allah thì Người đã đoạn tuyệt với ông ta.}  Trích từ chương Al-Tâubah ayat 114.

Tương tự, Nabi Musa (A) cũng ca tụng Allah trước khi thỉnh cầu, Allah phán: {Ngài là Đấng Bảo Hộ cho chúng tôi, do đó hãy tha thứ và thương xót chúng tôi.}  Trích từ chương Al-Áraf ayat 155.

Dưới đây trích lại những lời biện hộ của Nabi Muhammad (saw):

((أَنَّ الْخَلاَئِقَ تَسْأَلُ الأَنْبِيَاءَ –عَلَيْهِمُ السَّلاَمُ- الشَّفَاعَةَ إِلَى رَبَّهَا فِي عرصات القِيَامَةِ، فَكُلُّ وَاحِدٍ يَذْكُرُ ذَنْبَهَ وَيَقُولُ: اِذْهَبُوا إِلَى غَيْرِي، قَالَ: فَأَقُولُ: ((أَنَا لَهَا فَأَسْتَأْذِنُ عَلَى رَبَّي، فَإِذَا رَأَيتُهُ وَقَعْتُ سَاجِداً فَيَدَعُنِي مَا يَشَاءُ، ثُمَّ يُقَالُ: ارْفَعْ رَأْسَكَ، وَسَلْ تُعْطَهْ، وَقُلْ تُسْمَعْ، وَاشْفَعْ تُشَفَّعْ، فَيُلْهِمُنِي مَحَامِدَ أَحْمَدُهُ بِهَا، فَأَحْمَدُهُ بِتِلْكَ الْمَحَامِدِ.)) رواه البخاري ومسلم.

((Vào Ngày Xét xử, tất cả con người yêu cầu các vị Nabi (Thiên sứ của họ) biện hộ cho họ trước Allah, nhưng đều bị ‘Nabi’ của họ khước từ. Các vị Nabi đều kể ra những tội lỗi mà họ đã phạm làm cho Allah giận, rồi những Nabi ấy bảo: “Hãy đi tìm người khác ngoài Ta.” Cuối cùng Ta lên tiếng (tức Nabi Muhammad ): “Ta sẽ biện hộ cho các bạn rồi Ta đến xin phép Thượng Đế Ta. Khi gặp Ngài Ta cúi đầu quỳ lạy ca tụng Ngài, Ngài bỏ mặt Ta đến khi Ngài hài lòng. (Ngài ra lệnh cho Đại Thiên Thần Jibril bảo): hỡi Muhammad hãy ngẩn đầu lên, hãy thỉnh cầu sẽ được đáp ứng, hãy nói sẽ được đáp lại, hãy biện hộ sẽ được đồng ý, lúc đấy có lời dạy Ta cách ca tụng, tán dương Allah và Ta làm theo lời chỉ dẫn.”)) Hadith do Al-Bukhory và Muslim.

Ông Fadolah bin Ubaid (R) kể lại:

عَن فَضَالَةَ بْنَ عُبَيْدٍ صَاحِبَ رَسُولِ اللَّهِ  يَقُولُ: سَمِعَ رَسُولُ اللَّهِ  رَجُلاً يَدْعُو فِي صَلاَتِهِ لَمْ يُمَجِّدْ اللَّهَ تَعَالَى وَلَمْ يُصَلِّ عَلَى النَّبِيِّ  فَقَالَ رَسُولُ اللَّهِ : ((عَجِلَ هَذَا)) ثُمَّ دَعَاهُ فَقَالَ لَهُ أَوْ لِغَيْرِهِ: ((إِذَا صَلَّى أَحَدُكُمْ فَلْيَبْدَأْ بِتَمْجِيدِ رَبِّهِ جَلَّ وَعَزَّ وَالثَّنَاءِ عَلَيْهِ ثُمَّ يُصَلِّي عَلَى النَّبِيِّ ، ثُمَّ يَدْعُو بَعْدُ بِمَا شَاءَ)) رواه أبو داود والترمذي وصححه الألباني.

Rosul (saw) nghe người đàn ông cầu xin trong lúc dâng lễ Solah mà không bắt đầu bằng lời ca tụng, tán dương và cũng không cầu xin bình an cho Nabi, Thiên Sứ (saw) bảo: “Y đã quá vội vàng.(sau khi xong lễ Solah) Nabi (saw)cho gọi anh ta lại, rồi bảo: Khi các bạn cầu xin hãy bắt đầu bằng lời ca tụng tán dương Allah trước, kế tiếp cầu xin bằng an cho Nabi rồi sau đó cầu xin những gì muốn. Hadith do Abu Dawud và Al-Tirmizy ghi lại và đã được Shaikh Al-Albany xác thực.

2- Thành tâm, hy vọng, sợ hãi, khúm núm và hạ mình khiêm tốn trước Allah. Allah phán: {Quả thực, họ tranh đua nhau làm việc tốt. Họ cầu xin TA vừa hy vọng vừa sợ hãi và họ hạ mình khiêm tốn trước TA.} Trích từ chương Al-Ambiyá ayat 90.

3- Cố gắng, kiên trì và đừng bao giờ nói: « Hãy ban cho bề tôi nếu Ngài muốn »

Nabi (saw) nói:

قَالَ النَّبِيُّ : ((لاَ يَقُلْ أَحَدُكُمْ: اللَّهُمَّ ارْحَمْنِي إِنْ شِئْتَ لِيَعْزِمْ الْمَسْأَلَةَ فَإِنَّهُ لاَ مُكْرِهَ لَهُ)) رواه البخاري ومسلم.

Đừng bao giờ nói trong lời cầu xin: cầu xin Allah hãy tha thứ cho bề tôi nếu Ngài muốn, ngược lại hãy cố van xin vì Allah không đố kỵ khi ban phát.Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

Thiên Sứ (saw) nói:

قَالَ رَسُولُ اللَّهِ : ((إِذَا دَعَا أَحَدُكُمْ فَلْيَعْزِمْ الْمَسْأَلَةَ، وَلاَ يَقُولَنَّ: اللَّهُمَّ إِنْ شِئْتَ فَأَعْطِنِي، فَإِنَّهُ لاَ مُسْتَكْرِهَ لَهُ)) رواه البخاري ومسلم.

Khi cầu xin các bạn hãy cố van xin trong lời thỉnh cầu và đừng bao giờ nói: Thưa Allah! Hãy ban cho bề tôi nếu Ngài muốn. Quả thực, Allah không đố kỵ khi ban phát. Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

4- Hy vọng rằng Allah sẽ đáp lại lời cầu xin và không được tuyệt vọng về lòng khoan dung, rộng lượng của Allah cho dù sự đáp lại có bị trể nải, phải biết rằng mọi việc đã được Allah an bài. Vì Nabi  nói:

قٍَالَ النَّبِيِّ : ((لاَ يَزَالُ يُسْتَجَابُ لِلْعَبْدِ مَا لَمْ يَدْعُ بِإِثْمٍ أَوْ قَطِيعَةِ رَحِمٍ مَا لَمْ يَسْتَعْجِلْ)) قِيلَ يَا رَسُولَ اللَّهِ مَا الاسْتِعْجَالُ؟ قَالَ: ((يَقُولُ قَدْ دَعَوْتُ وَقَدْ دَعَوْتُ فَلَمْ أَرَ يَسْتَجِيبُ لِي فَيَسْتَحْسِرُ عِنْدَ ذَلِكَ، وَيَدَعُ الدُّعَاءَ)) رواه البخاري ومسلم.

Lời cầu xin của bầy tôi luôn được đáp lại ngoại trừ cầu xin điều tội lỗi hoặc cầu xin đoạn tuyệt quan hệ dòng tộc và Istéjal.người hỏi: “Istéjal là gì thưa Thiên Sứ?” Thiên Sứ (saw) đáp: Người cầu xin nói: tôi cầu xin hoài mà chẳng thấy gì cả, thế là y hối tiếc về vấn đề đó và chấm dứt lời cầu xin. Hadith do Muslim ghi lại.

5- Cầu xin cho những người có đức tin khác cùng với bản thân. Allah phán: {Và hãy cầu xin tha thứ cho bản thân ngươi (hỡi Muhammad) và cho tất cả những người có đức tin cả nam lẫn nữ.} Trích từ chương Muhammad ayat 19.

6- Bắt đầu bằng lời Tâuhid như Nabi Yunus  cầu xin, Allah phán: {(Yunus ở trong bụng cá voi) thỉnh cầu Allah trong sự u tối: không có Thượng Đế nào xứng đáng được thờ phụng mà chỉ có Ngài, vinh quang thay Ngài. Quả thực, bề tôi là người sai quấy.} Trích từ chương Al-Ambiyá ayat 87.

Allah đáp lại lời cầu xin: {Bởi thế, TA đáp lại lời cầu xin và cứu Người ra khỏi (bụng cá).}  Trích từ chương Al-Ambiyá ayat 88.

7- Thì thầm trong lời cầu xin kể cả người bên cạnh cũng không nghe được. Allah phán: {Hãy cầu xin Thượng Đế của các ngươi bằng sự khúm núm và thầm kín.} Trích từ chương Al-Áraf ayat 55.

8- Khi tụng niệm hoặc cầu xin nên ngồi hướng về Qiblah, khúm núm, khiêm tốn và lễ độ, và ngồi với tư thế nào cũng được.

9- Hãy kiên nhẫn và nhẫn nại trong khi khi cầu xin (đu-a).

10- Đưa hai tay và hướng về Qiblah.

Ông Umar bin Al-Khottob (R) kể lại: Trong trận chiến Badr, Thiên Sứ (saw) nhìn về kẻ địch và họ hàng ngàn trong khi Sohabah chỉ có ba trăm mười chín người đàn ông. Nabi  hướng về Qiblah và đưa cao hai tay than khóc với Thượng Đế của Người: Thưa Allah! Hãy thi hành lời giao ước mà Ngài đã hứa với bề tôi. Thưa Allah! Hãy đưa cho bề tôi những gì Ngài đã hứa. Thưa Allah! Nếu Ngài hủy diệt hết nhóm người Muslim này sẽ không có ai tôn thờ Ngài trên trái đất.Cứ thế Rosul  khóc lóc với Thượng Đế đến nổi rơi cả áo khoác trên vai mà Thiên Sứ  không biết. Lúc đó, Abu Bakar ® đến cúi lấy áo khoác rồi choàng lại cho Nabi , từ đó ông luôn đứng phía sau Nabi (saw) và khuyên: ‘Thưa Nabi của Allah! Nabi than khóc với Thượng Đế thế là đủ rồi, chắc chắn Allah sẽ thi hành lời giao ước đã hứa.’ Khi đó, Allah mặc khải xuống: {Khi các người cầu xin Thượng Đế các ngươi giúp đỡ thì được Ngài đáp lại: “TA sẽ cử phái hàng ngàn Thiên Thần nối tiếp nhau xuống giúp đỡ các ngươi.”} Trích từ chương Al-Anfal ayat 9. (Hadith do Muslim ghi lại.)

Và Nabi (saw) nói:

قَالَ النَّبِيِّ : ((إِنَّ اللَّهَ حَيِيٌّ كَرِيمٌ يَسْتَحْيِي إِذَا رَفَعَ الرَّجُلُ إِلَيْهِ يَدَيْهِ أَنْ يَرُدَّهُمَا صِفْرًا خَائِبَتَيْنِ)) رواه أحمد وأبو داود والترمذي وصححه الألباني.

Quả thực, Allah là Đấng E Thẹn, là Đấng Rất Rộng Lượng, Ngài xấu hổ khi ai giơ tay cầu xin Ngài mà Ngài không đáp lại. Hadith do Abu Dawud, Al-Tirmizy và Ahmad ghi lại và được Shaikh Al-Albany xác thực.

11- Nơi cầu xin phải sạch sẽ và yên tịnh (tránh dơ bẩn và ồn ào), điều đó chứng tỏ sự tôn trọng Allah. Tốt nhất nên cầu xin ở các Thánh Đường và những nơi thiêng liêng. Ông Abu Maysaroh nói: “Đừng bao giờ tụng niệm Allah ngoại trừ ở những nơi sạch sẽ, tốt đẹp.

12- Miệng phải sạch sẽ, nếu không được sạch hãy tẩy sạch bằng Sivak (Sivak là loại cây mà Nabi (saw) rất thích trà răng bằng nó), hoặc bằng nước.

13- Lời tụng niệm được khuyến khích thi hành trong mọi hoàn cảnh, ngoại trừ những trường hợp sau đây: đang tiểu hay đại tiện, đang quan hệ vợ chồng, đang ngồi nghe ‘Khutbah’ ngày thứ sáu và đang đứng hành lễ Solah.

(Ibn Ysa Trích từ quyển ‘Al-Wabil Al-Sib của Sheikh Ibn Qoiyim’.)

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIẾU THẢO - CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN...

Hỡi những người con, hãy bám lấy chân của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự hài lòng của cha mẹ trước khi cơ hội không còn, bởi quả thật, không có sự chia cắt nào đau lòng bằng thời khắc chúng ta phải đắp từng nấm đất lên cơ thể của cha mẹ...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HIỂM HỌA CỦA SỰ ĐEO HAY TREO...

Tamimah là những vật thể được đeo lên người hoặc treo trên xe hơi, treo trên tường nhà được làm bằng vải lụa, dây thừng,  da thú, võ cây hay võ sò, nanh vuốt hay xương động vật... mà người đeo hoặc người treo có đầu óc tư tưởng nó sẽ mang lại lợi ích chống lại sự xui xẻo đến với mình.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỪNG NÊN HỜ HỬNG LỄ NGUYỆN...

Tahajjud là một kiểu lễ nguyện Salah tự nguyện đặc biệt vào ban đêm. Tahajjud bắt nguồn từ tiếng “Juhud” có nghĩa là từ bỏ giấc ngủ, vì vậy Tahajjud mang ý nghĩa rằng lễ nguyện Salah vào ban đêm sau khi đã ngủ một giấc.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "VỊ NGỌT CỦA ĐỨC TIN HAY VỊ...

  Có người hỏi ông Bilal: “Này Bilal lẽ nào xưa kia ông đã không cảm thấy đau đớn khi bị hành hạ kéo lê trên đất, bị đá đè và bị xem thường hay sao?” Ông Bilal đáp: “Lúc đó, trong tim tôi có vị ngọt của đức tin và vị đắng của hình phạt, khi tôi lấy cả hai trộn lẫn nhau thì tôi chỉ còn thấy mỗi vị ngọt của đức tin nên không còn cảm thấy vị đắng của hình phạt nữa.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG ĐÊM HUYỀN...

Sidrah Al-Muntaha là vị trí cao nhất ở trên trời trước khi đến với Arsh của Allah - Ngai Vương của Allah. Trong Đêm Quyền Lực - Laylatul-Qadr, đại Thiên Thần Jibril (A) từ Sidrah Al-Muntaha đi xuống qua bảy tầng trời, qua Sama Addunya – tầng trời hạ giới, có nghĩa là bầu trời của thế giới này.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "7 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG CÔNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) đã nói: “Có hai ân huệ phúc lành mà mọi người không tận dụng được, đó là sức khỏe và thời gian rãnh rỗi.” (Albukhari). Vì vậy, thời gian và sức khỏe là hai thứ sẽ mang lại Barakah cho chúng ta nếu chúng ta thực sự biết tận dụng chúng một cách hợp lý.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ISLAM & BẢO HIỂM"

Nhiều người Muslim ngày hôm nay đang sống trong các đất nước, các quốc gia không phải Islam. Có nhiều hợp đồng giao dịch, trao đổi mà họ không rõ là chúng có hợp pháp trong giáo luật Islam hay không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LOÀI CHÓ TRONG GIÁO LUẬT ISLAM"

Giáo luật Islam có những qui định gì về loài chó? Có phải người Muslim không được phép nuôi chó trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức? Có phải chó là loài đáng ghét và đáng kinh tởm mà người Muslim nên tránh xa hoặc cần phải giết khi gặp chúng hay không?