NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI LÀM HAJJ Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI LÀM HAJJ

11.11.2008 15:50 - đã xem : 5323

Được đi làm Hajj là điều mơ ước của những người Muslim tin tưởng, Allah tạo điều kiện cho ai thì người đó phải đến trình diện Ngài. Nhưng, được hồng ân đến vùng đất thánh để tham dự « Tháng hành hương » là một lẽ, còn sự hành đạo của mình có được Allah chấp nhận hay không là chuyện khác… Cầu xin Đấng Ban Bố ban cho những bề tôi trung kiên mọi sự dể dàng để hoàn thành bổn phận nền tảng thứ năm của Islam mà Ngài là Đấng nắm lấy những linh hồn của họ.

Theo tâm lý, nếu đây là lần đầu tiên mà ai đang nằm trên danh sách chờ ngày lên đường đi làm Hajj thì không tránh khỏi sự lo âu, mặc dù được đi là điều mừng rở (nhất là những người lớn tuổi, sự lanh lẹ không như những người còn trẻ). Lo vì sợ không biết đến đó có làm tròn bổn phận hay không ? Lo vì chổ ăn chổ ở quá xa lạ mà chưa bao giờ biết đến sẽ dể dẩn đến lạc đường? Lo vì đường di chuyển trên lộ trình làm Hajj có người đưa kẻ đón hay không ? Và lo là người quá đông sẽ khó khăn trong việc thi hành bổn phận (Tawaf, Sa-y hay chọi đá…). Vì những lý do trên, tôi xin mạn phép đưa vài ý kiến mà tôi đã hai lần trải qua để quí vị tham khảo hoặc lấy đó làm kinh nghiệm để thực hiện trong chuyến hành hương cho hoàn hảo.

Trước khi rời khỏi quê nhà.

1.Theo sunnah của Rosul (saw), trước khi lên đường đi hành hương thì người đi hành hương nên làm một tờ Ủy Quyền cho thân nhân còn ở lại quê nhà (cha mẹ hay vợ con…). Tờ Ủy Quyền này có tính cách Ủy thác lại cho thân nhân thay thế họ lo thanh toán những khoản nợ mà họ còn đang thiếu (nếu có mượn nợ), hoặc một tờ di chúc để chia gia tài cho thân nhân… (đây là trường hợp nếu người đi hành hương không thể trở về, Wallohu-Alam).

2.Trước khi lên đường, những người đi làm Hajj nên gặp cha mẹ, anh chị em (thân nhân) hoặc những anh chị em Muslim khác xin tha thứ bỏ qua hết những gì buồn phiền hay giận hờn của hai người trong những thời gian đã qua, và theo giáo luật thì người được xin lỗi bắt buộc phải tha thứ và xóa bỏ hết cho người được đi hành hương.

3.Ngoài quần áo đem theo vài bộ để thay đổi (không nên đem quá nhiều), hãy mang theo một cái mền mõng (coucharge) để đắp tại Muna và Musdalifah vì thời tiết ở đây rất lạnh và có gió, trong khi nam giới chỉ được khoác trên người hai mãnh vải (ehrom) mà thôi.

Nên nhớ chỉ cấm những gì có đường may theo đường co của thân thể như : Quần áo, găng tay và đội nón trong khi mặc đồ ehrom.

4.Nếu có thể nên đem theo một ổ cắm điện dài khoảng 5 đến 10 thước, vì nó rất có lợi khi đến Muna, tại đây nhờ có nó nên nối kết với ổ điện trên nóc tăng để nấu nước sôi (cà-phê hoặc mì gói), còn đồ nấu nước chúng ta có thể mua tại các cửa hàng ở Mecca hoặc Madina (giá khoảng 15 riyal), và nước dùng là nước Zam-Zam được cung cấp 24 trên 24.

Khi lên máy bay.

5.Và trước khi lên đường chúng ta hãy chọn (Niet) là « Hajj Tamatoa » (Umrah trước và Hajj sau), vì Hajj Tamatoa sẽ có nhiều điều dể dàng cho chúng ta mà không rơi vào sự gò bó của giáo luật (xin xem bài « Cách thức thi hành Hajj »). Khi bước lên tàu, xe, máy bay hay cởi thú vật nên đọc bài đu-a sau :

بِسْمِ اللهِ وَالْحَمْدُ لِلهِ: ( سُبْحَانَ الذِي سَخَّرَلَنَا هَذَا وَمَا كُنَّا لَهُ مُقْرِنِيْنَ ، وَإِنَّا إِلىَ رَبِّنَا لَمُنْقَلِبُوْنَ . الحَمْدُ لله، الحَمْدُ لله ، الحَمْدُ لله ، اللهُ أَكْبَرْ ، اللهُ أَكْبَرْ، اللهُ أَكْبَرْ.).

« Bismilla, walhamđulillah : Subhana’l lazy sokh kholana haza wa ma kunna la hu mukro nine wa inna ila robbyna la munqolibune, Alhamdulillah, Alhamdulillah, Alhamdulillah, Allohu-akbar, Allohu-akbar, Allohu-akbar ».

( سُبْحَانَكَ إِنَّي ظَلَمْتُ نَفْسِى فَأغْفِرْلِي، فِإِنَّهُ لاَ يَغْفِرُ الذُنُوْبَ إِلَّا أَنْتَ ) . الترمزي

« Subha naka inny zolamtu nafsy, fag firly, fa innahu la yag firus zunuba illa anta ».

(Vinh Quang ở Đấng Cao cả, tôi đã mang nhiều tội lỗi, xin Ngài tha thứ cho tôi, không ai có thể tha thứ ngoại trừ Ngài Duy Nhứt).

6.Bắt đầu từ giờ phút này lúc nào mình cũng có nước wudu để solah trên máy bay (nếu solah đứng không được thì nên solah ngồi, không được bỏ solah) và hướng Qiblat lúc này không quan trọng. Khi đã ổn định chổ ngồi trên máy bay thì nên đọc bài đu-a sau :

( اللَّهُمَّ إِنَّا نَسْأَلُكَ فِي سَفَرِنَا هَذاَ البِرُّ وَالتَّقْوَي، وَمِنَ العَمَلَ مَا تَرْضَي، اللَّهُمَّ هَوِّنْ عَلَيْنَا سَفَرِناَ هَذَا، وَأَطَّوُ عَنَّا بُعْدَهُ، اللَّهُمَّ أَنْتَ الصَاحِبُ فِي السَّفَرِ، وَالْخَلِيْفَةَ فِي الأَهْلِ. اللَّهُمَّ إِنِّي أَعُوْذُ بِكَ مِنْ وَعْثَاءِ السّفَر وَكآَبَةِ الْمَنْظَروَسُوْءِ الْمُنْقَلَبْ فِي المَالِ وَالْأَهْلِ ).

“Allohumma inna nas aluka fi safarina hazal birry wat taqwa, wa minal amal ma tarđo, Allohumma hawwin alai na safar rina haza wa atwa-u anna buađahu, Allohumma antas sohibu fí safary wal kholifata fil ahly. Allohumma inny a-u-zu bika min wa’sa il safar wa ka a’batul munzar wa su-y al munquo lib fil mally wal ahly”.

(Ôi Allah! Xin Ngài tạo sự du hành nầy của tôi thành sự trung trực và tốt lành được Ngài mến thích, xin Ngài tạo sự dể dàng và thu ngắn lại khỏang cách. Ngài là Đấng bảo hộ tôi trên đường đi cũng như khi tôi vắng nhà và cũng là Đấng che chở cho gia đình tôi. Xin Ngài xa lánh và che chở tôi từ sự khó khăn cực nhọc, cũng như sự ganh ghét của người đời và tạo sự tốt lành bình an cho tôi khi trở về và ban vật chất cho tôi cũng như gia đình tôi).

7. Trên đoạn đường bay nên Zikir Allah thật nhiều, khi đến ranh giới để định tâm làm Umrah (trưởng đoàn sẽ thông báo) thì phải mặc đồ Ehrom (hai mãnh vải không có đường chỉ may) và không được mặc đồ lót hay những gì có đương chỉ may theo đường co của thân thể. Và định tâm như sau: "Labai kollohumma biumroh” (Thưa Allah, tôi đã hiện diện và định tâm làm umroh). Và đọc tiếp bài đu-a sau: “Allohumma mahally haysu habastany” (Ôi Allah xin Ngài hãy thả lõng tôi từ sự ràng buộc nầy). Sau đó đọc lớn tiếng câu đu-a sau (phái nam), đối với nữ giới thì đọc thầm.

لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ لَبَّيْكَ، لَبَّيْكَ لاَ شَرِيْكَ لَكَ لَبَّيْكَ ، إِنَّ الحَمْدَ وَالْنِعْمَةَ لَكَ وَالْمُلْكَ لاَ شَرِيْكَ لَكَ .

« Labbaikolloh humma labbaik, labbaika la sharika laka labbaik, innal hamđah, wal niekmata, laka wal mulk, la sharika lak».

(Ôi Allah ! Tôi đã nghe và đã hiện diện, tôi không bao giờ tôn thờ ai đồng đẳng với Ngài, mọi sự khen thưởng, tạ ơn và ngôi vương cao cả nhứt thuộc về Ngài, tôi nhứt quyết không tôn thờ ai khác bên cạnh Ngài).

Khi đến Masjid Al-Haram (Mecca) làm Umrah.

8Plan Masjid Al Haram.Sau khi ổn định chổ ở (khách sạn) lập tức đến Kaba’b để đi Tawaf (bảy vòng). Trên đoạn đường từ khách sạn đến Masjid Al-Haram nên để ý một vật nào đó làm chuẩn để biết hướng về nếu lỡ bị lạc, khi đến cửa vào trong Masjid cũng nên chú ý cửa số mấy? Và khi nhìn thấy Kab’ah thì hãy chú ý mình đang đứng ở hướng nào của Kab’ah (lấy cửa Kab’ah làm chuẩn, tức hướng có Maqom Ibrahim), khi mình biết nhận định địa điểm rồi thì lỡ có lạc đường ở đâu mình cũng nên trở vào Kab’ah để định hướng tìm đường về, Insha-Allah.

9.Trong lúc đi Tawaf nên đi nới rộng vòng ngoài, không nên áp sát vào Kab’ah dể bị tai nạn vì chen lấn (nhất là phái nữ), không nên đem tiền bạc hay đeo vòng vàng để đi tawaf, vì chen lấn dể đánh rơi, nếu lỡ bị rơi thì không nên ngừng lại khum xuống để nhặt lại, vì chổ này nếu ngừng lại và khum xuống thì những người phía sau tiến tới đạp lên chúng ta. Và cũng không nên vì sợ bị lạc mà lấy dây cột lại thành từng nhóm dể bị vấp ngã vì nhiều người chen lấn, hãy thong thả vừa đi vừa săn sóc lẫn nhau và đọc đu-a thật nhiều, nếu gặp những gì không vừa ý thì xem như không có gì xảy ra (Sabar).

10.Sau khi đi Tawaf đến vòng thứ bảy, thì từ từ dạt ra hướng ngoài tiến về chổ có dấu hiệu đèn xanh rồi vòng ra phía sau (càng xa càng tốt) Maqom Ibrahim để soly hai rak’at. Soly xong chúng ta quay lưng lại (lưng hướng Kab’ah) đi thẳng về hướng ngược lại Kab’ah thì chúng ta sẽ thấy đồi Sofar để chuẩn bị đi Sa-y bắt đầu từ đó (trên đoạn đường đến đồi sofar nếu thấy những thùng đựng nước zamzam thì nên dừng lại uống nước zamzam một chút và nếu có thể lấy nước zamzam thắm lên đầu).

11.Trên đoạn đường đi Sa-y đến đoạn đèn xanh thì phái nam đi bước lẹ hơn một chút, còn phái nữ vẫn đi bình thường, vừa đi vừa đu-a theo ý mình muốn. Sau bảy lần đi thì sẽ kết thúc tại đồi Marwah, chúng ta đi thẳng ra ngoài cửa để cắt chút tóc (không nên cạo đầu). Thế là xong phần Umrah.

Lưu ý: Khi đi Sa-y lỡ có mất nước wudu cũng không sao, vẫn tiếp tục đi cho xong bảy lần, vì Sa-y không bắt buộc phải có nước wudu. Ngoại trừ, đang đi Sa-y mà đến giờ hành lễ (solah) nếu còn nước thì ngừng tại chổ để solah, sau khi solah thì tiếp tục đi Sa-y. Nếu đã mất nước wudu thì nên đi lấy nước wudu để solah vì solah bắt buộc phải có nước wudu, chổ lấy nước wudu nằm trên đoạn đầu đồi Marwah trở về hướng đồi Sofar (nằm bên tay phải của chúng ta).

12.Khi ra về khách sạn, nếu không biết hướng về thì nên trở vào nhìn Kab’ah để định hướng, nhưng đi vòng ngoài không nên đi vào chổ kab’ah mọi người đang đi Tawaf (nghĩa là đi lòn trong Masjid) để tìm hướng ra cửa mà mình vào bằng đường đó. (Tất cả những phần trên nên xem hình để tưởng tượng và ghi nhớ).

Xong phần Umrah, chúng ta được quyền thay đồ Ehrom (bận đồ thường) nghĩ ngơi chờ đợi ngày làm Hajj (nên giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị cho cuộc hành trình làm Hajj). Mỗi ngày nên đến Masjid để solah tập thể, vì mỗi waktu solah chúng ta được phước đến trăm ngàn lần. Allahu-Akbar.

Lời khuyên: Khi solah Magrib xong nên ở lại tại chổ chờ giờ solah Isa luôn thể, vì hai giờ này rất gần, nếu chúng ta về khách sạn rồi trở lại thì thời gian đi lại đó bằng với thời gian chúng ta ngồi chờ, thay vì ngồi lại đó dùng thời gian để solah sunnah hoặc zikir Allah hay đọc kinh Qur’an thì có phước hơn, Insha-Allah.

Thi hành Hajj.

Lich trinh lam HajjĐến ngày mùng 8 Zul Hajjah, chúng ta nên tắm rửa sạch sẽ và lấy nước wudu thay đồ Ehrom trở lại, xe sẽ đến rước chúng ta đưa đến trại Muna để ngũ đêm ở đó. Sau khi mặc đồ Ehrom nên định tâm: “Labbai kollo humma hadjah”. (Ôi Allah ! Tôi định tâm làm Hajj (vì Ngài)). Sau đó đọc câu đu-a mà Rosul (saw) đã dạy như sau:

اللَّهُمَّ حَجَّةٌ لاَ رِيَاًء فِيْهِ وَلاَ سُمْعَةً . رواه البيهقي.

« Allohumma hadjatan la riya’an wa la sam a’tan ». (Thưa Allah, tôi định tâm làm hadj vì Ngài duy nhứt chớ không vì ai hay vì tiếng tâm).

Kể từ giờ phút này luôn miệng đọc bài « « Labbaikolloh humma labbaik, labbaika la sharika laka labbaik, innal hamđah, wal niekmata, laka wal mulk, la sharika lak ».

13.Đồ chuẩn bị mang theo đến trại Muna nên giản dị chừng một túi sách tay (balô), ngoài bộ đồ Ehrom đang mặc trên người thì chúng ta mang theo chỉ một bộ đồ thường, khăn tắm, đồ vệ sinh, mền mõng (coucharge) và một sợi dây điện đã nói phần trên, một ấm nấu nước sôi bằng điện (những người chung trong đoàn xài chung ấm nước này) + Mì gói và Café hay trà Lipton (Ba loại này mua tại Mecca).

14.Trong thời gian ở trại Muna nên Zikir Allah trong lúc ngồi không, và chỉ solah theo phương thức Qosar (nghĩa là solah chung tập thể với mọi người, waktu Dhur 2 rak’at trước rồi tiếp tục Asar 2 rak’at cùng lúc. Buổi xế chiều solah tập thể Magrib 3 rak’at rồi tiếp tục Isa 2 rak’at, không có sunnah tại đó).

15.Sáng ngày mùng 9 Zul Hajjah xe ca sẽ đưa chúng ta đến trại Arafat ở đó để tụng niệm Allah (bắt buộc). Ở đây thể thức solah giống như ở Muna, thời gian còn lại nên đu-a và zikir, nhất là vào lúc xế chiều nên đứng hướng về Kab’ah đu-a thật nhiều. Trước giờ solah Magrib thì xe ca sẽ đưa chúng ta về Musdalifah để ngũ đêm tại đó (bắt buộc).

16. Tại Musdalifah chúng ta sẽ solah thể thức Qasar (Magrib+Isa) rồi ngũ tại đó cho đến giờ Farz mới được quyền rời khỏi đó. Ở đây, chúng ta nằm ngũ ngoài trời không có mái che nên có gió và lạnh, hãy cầu xin Allah thật nhiều cho sức khỏe chúng ta để hoàn thành nhiệm vụ. Và tại đây nên lụm 70 cục đá nhỏ (không phải đất) bằng hột bắp đựng vào túi nhỏ để sửa soạn liệng đá vào những ngày (mùng 10-11-12 và 13 nếu ai có thể).

Lời khuyên : Trong những ngày ở tại Muna, Arafat và Musdalifah nên ăn uống bớt lại (giống như cầm hơi để sống), vì ba nơi này mỗi lần đi vệ sinh rất khó khăn, người thì đông nhưng chổ vệ sinh thì ít nên mỗi lần đi vệ sinh bắt buộc phải sắp hàng rất dài mới đến lượt mình, ngay cả lấy nước wudu cũng vậy. Nên chú ý giờ giấc nào đông người thì nên tránh. Còn ở tại Arafat không nên đi xa khỏi trại, vì ở đây tất cả đều giống nhau dể thất lạc không biết đường trở về trại.

Đi liệng đá.

17.Sau khi rời khỏi Musdalifah để về trại Muna (ngày mùng 10) thì nên nằm nghĩ dưỡng sức và nên đi chọi đá vào lúc sau khi solah Magrib hay Isa sẽ dể dàng hơn (không đông người và không chen lấn). Mỗi lần chọi đá xong nên di chuyển qua phía bên tay phải mặt hướng về kab’ah để đu-a (mặt đối diện thẳng về hướng phía trước cùng chiều với hướng mình lên cầu để chọi đá). Xong rồi thì tiến thẳng về phía trước sẽ có đường vòng lại để ra về (không nên quay lại đi ngược chiều). Những ngày chọi đá còn lại (ngày 11-12 và 13) cũng làm giống như vậy.

Lời khuyên :

-Trong lúc đi liệng đá không nên đem theo túi sách hay những gì kềnh càng sẽ gây nhiều trở ngại.

-Trong ba ngày liệng đá không nên trở về Mecca để Tawaf và Sa-y Ifadoh, vì Masjid Al-Haram lúc này rất đông chúng ta không thể vào bên trong rồi sanh ra mất thời gian và mõi mệt, và cũng có thể có nhiều chuyện phiền phức xảy ra. Bởi vì, bắt buộc chúng ta phải trở về trại Muna trước giờ solah Magrib để ngũ tại đó.

-Sau khi liệng đá ngày đầu tiên (mùng 10) thì phái nam nên cạo đầu, phái nữ chỉ cắt một lọn tóc và chúng ta có thể thay đồ Ehrom để mặc đồ thường và nhờ người (cơ quan nào đó lo việc này) đi cắt cổ một con trừu, nên nhớ đến đây những việc cấm còn lại vẫn còn ứng dụng (như quan hệ vợ chồng, nhổ cây cắt nhánh hay cắt móng tay chân…).

18.Đến ngày 13 thì xe ca sẽ đưa chúng ta rời Muna trở về lại Mecca, chúng ta nên đi Tawaf và Sa-y Ifadoh giữa giờ soly Dhur và Asar có thể sẽ không đông người và trong thời gian lưu lại Mecca thì soly như thường lệ (5 waktu/ngày theo tập thể).

19.Cuối cùng, trước khi rời khỏi Mecca nên đi Tawaf Widah (từ biệt), không có Sa-y rồi lập tức rời khỏi Mecca.

Lưu –ý : Nếu đã làm Tawaf widah rồi nếu chưa rời khỏi Mecca mà đến giờ solah thì không được quyền quay trở lại Masjid Al-Haram để soly tập thể, chúng ta nên soly riêng rẽ tại khách sạn để chờ xe đưa chúng ta rời khỏi Mecca.

20.Thành phố Madinah là nơi chỉ đến viếng thăm Masjid An-Nabawy (Masjid của Rosul (saw)) và những di tích lịch sử, tại đây không nằm trong luật lệ đi làm Hajj, soly (tập thể) tại Masjid An-Nabawy được một ngàn phước. Và lưu ý một điều là phái nữ không nên đến thăm viếng mộ của Rosul (saw) và các vị Sahabah.

Hi vọng những lời khuyên này sẽ mang nhiều kết quả tốt đẹp đến quí vị, còn phần chi tiết đi làm Hajj nên đọc bài « Cách thức đi làm Hajj và Umrah » để hiểu tường tận hơn, Insha-Allah. (Chanlyislam sẳn sàng đón nhận những câu hỏi của quí vị).

Cầu xin Allah chấp nhận sự hành đạo của quí vị và ban cho quí vị mọi việc được dể dàng và thành công. Wallahu Alam.

Wassalam,

Abu Azizah soạn thảo.

Lich trinh lam Hajj

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BẠN BIẾT GÌ VỀ ARAFAT?"

Nhằm tạo cơ hội cho những người không có khả năng đi hành hương Hajj nên Allah đã cho phép và khuyến khích những người ở nhà nhịn chay vào ngày A’rafat (mùng 9 Zul Hijjah) vĩ đại này để cùng hưởng ân phước với các đồng đạo đang ở trên đỉnh núi A’rafat.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁO LÝ TỔNG QUÁT NỀN TẢNG THỨ NĂM - HAJJ"

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁO LÝ TỔNG QUÁT NỀN...

Việc thấu hiểu về bộ luật Islam và thông suốt mọi giáo lý là mục đích cao cả trong tôn giáo, và tôn giáo không đòi hỏi mỗi tín đồ phải học hỏi nhiều bằng chứng xác thực để thấu hiểu bộ luật Islam này mà chỉ cần họ học hỏi đầy đủ mỗi giáo lý để thông suốt được cung cách tôn thờ Allah đúng thực theo yêu cầu. Và một dấu hiệu tốt đẹp của một tín đồ Muslim có được là y được Allah ban cho sự nhận thức được bộ toàn bộ giáo luật Islam, trong đó có bộ giáo lý liên quan đến sự hành hương - Hajj hàng năm của tín đồ Muslim.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA HAJJ VÀ UMROH

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA HAJJ VÀ UMROH

Hành hương cũng là một phần tử trong đức tin và sự hành đạo, mà văn tự Arab gọi là Ibadath, hành hương không có nghĩa là để đi nhậm chức hay nêu cao danh dự của một cá nhân nào đó trong xã hội, vì hành hương là một sự hành đạo bắt buộc cho những người tin tưởng có đủ điều kiện phải thi hành một lần trong đời người.

CÁC DẤU HIỆU VÀ PHẦN THƯỞNG CHO VIỆC HÀNH HƯƠNG HAJJ ĐƯỢC CHẤP NHẬN

CÁC DẤU HIỆU VÀ PHẦN THƯỞNG CHO VIỆC HÀNH HƯƠNG HAJJ ĐƯỢC CHẤP...

1. “Các dấu hiệu cuộc hành hương Hajj được chấp nhận” là tiêu đề bài thuyết giảng của Sheikh Abdul-Muhsin Bin Muhammad Al-Qasim.2. “Phần thưởng dành cho cuộc hành hương được chấp nhận” là tiêu đề bài thuyết giảng trong ngày Jum’at 21/11/1431 Hijri của Sheikh Usa-mah bin Abdullah Khiyyat – (cầu xin Allah phù hộ và che chở cho hai ông).Đây là hai bài giảng thuyết đã trình bày những giá trị của cuộc hành hương Hajj trong giáo luật Islam.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: BÀI KHUTHBAH NÓI VỀ Ý NGHĨA NGÀY ĐẠI LỄ "EID AL-ADHA"

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: BÀI KHUTHBAH NÓI VỀ Ý NGHĨA NGÀY...

Ngày đại lễ giết tế Eid Al Adha, một ngày trọng đại và thiêng liêng của Islam, ngày mà Allah đã gọi nó là ngày đại lễ cho cuộc hành hương Hajj. Allahu-Akbar, xin tạ ơn Allah về biết bao hồng phúc mà Ngài đã ban cho, và xin tạ ơn Ngài đã ban cho người bề tôi có hai ngày đại lễ ân phúc mỗi năm: "Ngày lễ xả chay Fitri sau Ramadan và ngày lễ giết tế Adha."

NHỮNG ĐIỀU SAI SÓT VÀ KHÔNG THỰC THI KHI THI HÀNH HAJJ

NHỮNG ĐIỀU SAI SÓT VÀ KHÔNG THỰC THI KHI THI HÀNH HAJJ

Được biết, ngày nay có rất nhiều người Muslim ý thức được sự hành đạo vì Allah, nhưng việc hành đạo đó lại chẳng dựa trên một cơ sở giáo lý nào cả, họ không làm theo Qur’an cũng không theo Sunnah của Nabi (saw), đặc biệt nhất là việc hành hương Hajj, một Rukun phải đánh đổi bằng số tiền khổng lồ và trong thời kỳ Allah cho có sức khỏe dồi dào. Bài viết này do Shierk Muhammad bin Saaleh Al-U’thaimeen soạn thảo và Abu Hisaan ibn Ysa chuyển ngữ...

BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: "EID AL ADHA - NGÀY ĐẠI LỄ GIẾT CỪU"

BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: "EID AL ADHA - NGÀY ĐẠI LỄ GIẾT...

Trong thế giới Islam có hai lễ tết lớn hằng năm đó là Eid Al-Fitr và Eid Al-Adha. Eid Al-Fitr là ngày lễ ăn mừng hoàn thành bổn phận nhịn chay được diễn ra vào ngày cuối tháng Ramadan, còn Eid Al-Adha là ngày lễ giết cừu, dê, bò hay lạc đà được diễn ra vào tháng mười hai niên lịch Islam, tháng của những cuộc hành hương đến Makkah để thực hiện nghi thức Hajj tại ngôi đền thiêng liêng Ka’bah đối với ai trong tín đồ Muslim có điều kiện.

THIÊN SỨ MUHAMMAD (SAW) ĐI LÀM HAJJ ?

THIÊN SỨ MUHAMMAD (SAW) ĐI LÀM HAJJ ?

Thiên sứ Muhammad (saw) của chúng ta trước khi di cư đến Madinah thì chưa bao giờ làm Hajj, nhưng trong thời gian lánh nạn tại Madinah thì chỉ một lần duy nhất vào lúc gần cuối đời, đó được gọi là Hajj từ biệt của Người, và cơ hội này Người đã dạy các bạn hữu những nghi thức Hajj bằng lời nói và cả hành động như sau.