NHỮNG LỜI ĐU-A KHI ĐI LÀM HADJI Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

NHỮNG LỜI ĐU-A KHI ĐI LÀM HADJI

05.11.2007 21:47 - đã xem : 4157

Sau đây chúng tôi xin trích dẫn những bài đu-a hằng ngày, đặc biệt là khi có mặt tại vùng đất thiêng liêng Arafat vào lúc thi hành hadj.
Rosul (saw) có nói :
قال عليه السلام: ( خير الدعاء دعاء يوم عرفة وأفضل ما قلت أنا والنبيون من قبلي : لا إله إلا الله وحده لا شريك له له الملك وله الحمد تحيي ويميت وهو على كل شيء قدير ).

«Bài đu-a tốt nhất mà Tôi và những sứ giả trước tôi đã cầu nguyện vào ngày Arafat là: La Ila ha Illolloh wahđahu la Sharikala hu lahul mulku wa lahul hamđu yuhyi wa yumittu wa hu wa ala kully shai-in qođir ».

          (Không có Thượng Đế nào khác duy chỉ có Allah Duy nhất để tôn thờ, không bao giờ đồng đẳng những thần thánh khác với Ngài. Tất cả những vương quyền cao cả và những lời khen ngợi tạ ơn về cuộc sống và cái chết đều thuộc về sự quản lý, quyền năng Cao cả của Ngài).

          Qua hadith soheh khác Rasul (saw) nói: Bốn lời mà Allah thích là:

          سبحان الله , والحمد لله , ولا إله إلا الله , والله أكبر.

          ٍSubha’nalloh, walhamđulillah, wa la ila ha illolloh wallohu akbar.

          (Quang vinh thay Allah, Xin khen ngợi và tạ ơn Allah, Không có Thượng đế khác duy chỉ có Allah Duy Nhất, Allah Tối Cao).

          Là người Muslim, chúng ta phải luôn luôn tụng niệm nhắc nhở đến Allah, với tất cả lòng trung trực, trừu mến, khiêm tốn, hy vọng và sợ ở Ngài. Không riêng gì những bài đu-a nói trên mà chúng ta cũng phải tụng niệm qua những bài đu-a khác được Rosul (saw) chỉ dạy và những vị bạn hữu của Người đã áp dụng, hay những bài đu-a mà giáo lý khuyến khích trong mọi thời gian, và nhất là trong ngày đặc biệt trọng đại ở Arafat này, nên đọc thật nhiều những bài được chọn lựa như sau:

          سبحان الله وبحمده سبحان الله العظيم

          ٍSubha’nallo wa bihamđihi subha’nallohul azim.

(Quang vinh thay Allah, xin khen ngợi và tạ ơn Ngài, Quang Vinh thay Allah Đấng Cao cả nhất).

لا إله إلا أنت سبحانك إني كنت من الظالمين.

La ilaha illa anta subha’naka inny kuntu minazzolimin.

(Không có Thượng Đế nào khác duy chỉ có Ngài, Quang vinh thay Ngài! Quả thật bề tôi là một người sai quấy).

          لا إله إلا الله ولا نعبد إلا إياه له النعمة وله الفضل وله الثناء الحسن

          La ilaha Illolloh wa la naabuđu illa iyahu lahul niamatu wa lahul fođlu wa lahus thana ul husna.

          (Không có Thượng Đế nào khác duy chỉ có Allah, không tôn thờ ai khác ngoài Ngài ra, Ngài là Đấng ban hồng phúc, ân lộc và ở Ngài mà bề tôi ca tụng khen ngợi với những lời khen ngợi tốt lành đẹp đẽ nhất).

                                                          لا إله إلا الله مخلصين له الدين ولو كره الكافرون

          La ilahu illollohu mukhlisinne lahuđ đine wa law karihul kafirunne.

          (Không có Thượng Đế nào khác duy chỉ có Allah, ở tôn giáo của Ngài duy nhất mà chúng tôi tin tưởng dù người bất tin không ưa thích).

          لا حول ولا قوة إلا بالله.

          La hawla wa la quwata illa billah.

          (Không có sự biến hoá, sức mạnh để thay đổi, ngoại trừ sự vạn năng của Ngài).

          ربنا آتنا في الدنيا حسنة, وفي الآخرة حسنة وقنا عذاب النار.

         Robbana a’tina fiđ đunya hasanatan wa fil a’khiroty hasanatan wa qui na aza ban nar.

          (Ôi Chủ nhân của chúng tôi, xin Ngài hãy ban cho chúng tôi cuộc sống hạnh phúc ở trên đời này, cũng như sự an nhàn hạnh phúc ở Ngày Sau, và tránh cho chúng tôi khỏi bị trừng phạt trong Hỏa ngục).

          Allah phán như sau:

          قال تعالى: (( وقال ربكم ادعوني أستجب لكم إن الذين يستكبرون عن عبادتي سيدخلون جهنم داخرين )). غافر: 60

          «Và Rabb của các ngươi phán: ‘ Hãy cầu nguyện TA, TA sẽ đáp lại các ngươi. Thật sự, những ai kiêu ngạo xem thường việc thờ phụng TA thì sẽ đi vào Hỏa ngục một cách nhục nhã… »  Sourate 40:60.

          وقال صلى الله عليه وسلم. ( إن ربكم تعالى حيي كريم يستحي من عبده إذا رفع يديه إليه أن يردها صفرا ).

          Rosul (saw) có nói: « Quả thật, Chủ nhân của các ngươi là Đấng Bất diệt, giàu sang phú quí cao thượng, Ngài rất thẹn khi nô lệ đưa hai bàn tay cầu xin ở Ngài lại rút về tay không ».

          وقال صلى الله عليه وسلم: ( ما من مسلم يدعو الله بدعوة ليس فيها إثم ولا قطيعة رحم إلا أعطاه الله  بها إحدى ثلاث: إما أن تعجل له دعوته, وإما أن يدخرها له في الآخرة, وإما أن يصرف عنه من السوء مثلها.

          قالوا.. إذا نكثر ؟؟ قال.. الله أكثر.

          Rosul (saw) có nói trong hadith khác: "Bất cứ người muslim nào cầu xin Allah với những lời cầu xin không mang ý đồ bất chính hay không cắt đứt quan hệ thân thuộc, Allah sẽ ban cho một trong ba điều sau:

          a)- Sẽ ban bố liền những gì họ cầu xin.

          b)- hoặc không, sẽ ban thưởng cho (người đó) vào Ngày Sau.

          c)- hoặc không, sẽ tránh cho (người đó) tai nạn (tương đương với những gì họ mong muốn).

          Nghe vậy những vị bạn hữu của Người nói: -Như vậy, chúng tôi sẽ cầu xin nhiều hơn…

          Rosul (saw) trả lời: «Allah là Đấng giàu sang trên tất cả

          Sự lễ độ trong lúc cầu nguyện (đu-a):

          Sau đây là những điều kiện cần phải có trong lúc cầu nguyện, thỉnh cầu nơi Allah:

          1)- Sự trung trực vì Allah.

          2)- Trước tiên phải thốt lên lời khen ngợi, tạ ơn Allah, cầu sự bình an cho Rosul (saw), rồi mới cầu xin và khi chấm dứt cũng với lời khen ngợi tạ ơn Allah, chúc phúc lành cho Rosul (saw).

          3)- Quả quyết và tin tưởng tuỵêt đối là những ước muốn mà mình cầu xin đó được Allah chấp nhận ban bố cho.

          4)- Luôn hy vọng và không hối hả gấp rút để có kết quả.

          5)- Cầu xin với trái tim rung động, chất phác, thành tâm.

          6)- Cầu xin trong trường hợp xúc động, rắc rối, và đầy hy vọng.

          7)- Chỉ thỉnh cầu ở Allah duy nhất.

          8)- Không được cầu xin những gì không tốt đẹp cho gia đình, tài sản, con cháu và bản thân.

          9)- Lúc cầu nguyện không được gào thét lớn tiếng, mà cầu xin trong sự khúm núm lễ độ (nhỏ nhẹ đủ một mình nghe biết).

          10)- Tự thú những lỗi lầm đã vấp phải, và ăn năn xám hối với sự quả quyết là Allah sẽ tha thứ rồi  tạ ơn Ngài.

          11)- Không kiểu cách giả tạo trong lúc cầu nguyện.

          12)- Lúc cầu nguyện luôn có thái độ khiêm tốn, lo âu sợ sệt với hy vọng.

          13)- Nếu có làm phiền hay gây tội lỗi với ai, nên xin lỗi và ăn năn.

          14)- Lặp đi lặp lại sự cầu nguyện đó ít nhất ba lần.

          15)- Lúc cầu nguyện, hướng mặt về kiblat (Kab'ah).

          16)- Đưa hai bàn tay lên khi cầu nguyện.

          17)- Nên lấy nước wuđua (solah) trước khi cầu nguyện nếu hoàn cảnh cho phép.

          18)- Luôn luôn tỏ vẻ khiêm tốn lễ độ, chất phác trong lúc cầu nguyện.

          Rosul (saw) có nói:

          قال صلى الله عليه وسلم: ( الدعاء هو العبادة ).

          «Cầu nguyện (đu-a) là sự hành đạo».

           Những điều lễ độ trong lúc đu-a.

          1)- Trước tiên cầu xin cho bản thân, xong cầu xin cho người khác: «Ôi Allah xin Ngài tha thứ cho tôi và cho ông A… »

         2)- Cầu xin trung gian qua Allah với những quí danh cao cả tốt đẹp nhất, cũng như với những đặc tính tuyệt đối của Allah, hay qua những hành đạo tốt lành của người cầu xin, hay qua trung gian của những vị hiền lương trung trực đạo hạnh còn sống (không được phép đu-a qua trung gian với ngưòi chết)

         3)- Lương thực và quần áo che thân của người cầu xin phải trong sạch (nghĩa là halal, chớ không phải do đồng tiền bất chính mà ra). 

         4)- Không được cầu xin những gì có ý đồ bất chính hay tạo sự rạn nứt, chia rẻ cắt đứt tình nghĩa ruột thịt.

        5)- Người cầu xin đó phải là người luôn nghĩ đến việc làm tốt, hướng thiện, khuyên nhủ người khác làm việc tốt lành tránh xa việc bất lành xấu xa.

          Những giờ phút linh thiêng có thể được chấp nhận nhanh chóng.

          1)- Giữa đêm khuya.

          2)- Sau mỗi lần solah xong.

          3)- Giữa Azan và Iqomah.

          4)- Một phần ba còn lại của ban đêm.

          5)- Những giây phút Azan (kêu gọi đi solah) để solah bắt buộc.

          6)- Trong lúc mưa gió.

          7)- Giờ phút cuối cùng của ngày Jum’at (thứ Sáu).

          8)- Trong lúc uống nước zam zam với sự định tâm (gì đó) một cách chân thật.

          9)- Trong lúc sujud (cúi phủ phục sát đất).

          10)- Sự cầu nguyện của người Muslim cho người anh em Muslim khác.

          11)- Đu-a vào ngày Arafat..

          12)- Đu-a trong lúc hội họp anh em Muslim trong buổi học hỏi, zikir.

          13)- Sự đu-a của cha mẹ cho con cháu, và ngược lại.

          14)- Đu-a sau khi lấy nước wuđua xong.

          15)- Đu-a sau khi liệng đá Jamrotul Assogra (cột nhỏ nhất).

          16)- Đu-a sau khi liệng đá Jamrotul Al Wustgo (cột giữa).

          17)- Đu-a trong chu vi của Kab’ah (trong vòng cung màu trắng dính với Kab’ah).

          18)- Đu-a ở đồi As-Sofah.

          19)- Đu-a ở đồi Al-Marwah.

          20)- Đu-a ở Masharil Haram (Musđalifah).

           Ngoài đó ra, người Muslim luôn cầu nguyện với Allah trong mọi lúc và mọi nơi mà giáo lý cho phép.

          Allah Đấng Cao cả lúc nào cũng bên cạnh nô lệ, qua lời phán của Ngài:

          قال تعالي: (( وإذا سألك عبادي عني فإني قريب أجيب دعوة الداع إذا دعان فليستجيبوا لي وليؤمنوابي لعلهم يرشدون )). البقرة: 186

 «Và khi bầy tôi của TA hỏi Ngươi (Muhamad) về TA, (hãy bảo họ) TA ở gần. TA đáp lại lời cầu xin của người nguyện cầu khi y cầu xin TA. Ngược lại, họ cũng phải đáp lại (Lời gọi của) TA và tin tưởng nơi TA để may ra họ được hướng dẫn đúng đường.» S.2 / A. 186

            Những lời đu-a thì có rất nhiều, chúng ta nên tìm hiểu và học thuộc lòng và nên tìm hiểu ý nghĩa của nó để áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Nếu không biết tiếng Arab, thì chúng ta có thể cầu xin bằng tiếng mẹ đẻ vào những lúc chấm dứt solah, hay bất cứ lúc nào ngoại trừ đang trong lúc solah. Hy vọng sự cầu xin (đu-a) của mình sẽ được Allah ban cho sự toại nguyện, Insha-Allah.

          Do Abu Harith chuyển ngữ từ sách Đalil Haj wal Moutamaro do Shiekh Talal ibnu Ahmad Al Aqil soạn, được cơ quan Phụ Trách về Islam, Awqof, Đawa và Irsađ xuất bản 1425 H tại Saudi Arabia từ trang 68- 71.

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BẠN BIẾT GÌ VỀ ARAFAT?"

Nhằm tạo cơ hội cho những người không có khả năng đi hành hương Hajj nên Allah đã cho phép và khuyến khích những người ở nhà nhịn chay vào ngày A’rafat (mùng 9 Zul Hijjah) vĩ đại này để cùng hưởng ân phước với các đồng đạo đang ở trên đỉnh núi A’rafat.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁO LÝ TỔNG QUÁT NỀN TẢNG THỨ NĂM - HAJJ"

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁO LÝ TỔNG QUÁT NỀN...

Việc thấu hiểu về bộ luật Islam và thông suốt mọi giáo lý là mục đích cao cả trong tôn giáo, và tôn giáo không đòi hỏi mỗi tín đồ phải học hỏi nhiều bằng chứng xác thực để thấu hiểu bộ luật Islam này mà chỉ cần họ học hỏi đầy đủ mỗi giáo lý để thông suốt được cung cách tôn thờ Allah đúng thực theo yêu cầu. Và một dấu hiệu tốt đẹp của một tín đồ Muslim có được là y được Allah ban cho sự nhận thức được bộ toàn bộ giáo luật Islam, trong đó có bộ giáo lý liên quan đến sự hành hương - Hajj hàng năm của tín đồ Muslim.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA HAJJ VÀ UMROH

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA HAJJ VÀ UMROH

Hành hương cũng là một phần tử trong đức tin và sự hành đạo, mà văn tự Arab gọi là Ibadath, hành hương không có nghĩa là để đi nhậm chức hay nêu cao danh dự của một cá nhân nào đó trong xã hội, vì hành hương là một sự hành đạo bắt buộc cho những người tin tưởng có đủ điều kiện phải thi hành một lần trong đời người.

CÁC DẤU HIỆU VÀ PHẦN THƯỞNG CHO VIỆC HÀNH HƯƠNG HAJJ ĐƯỢC CHẤP NHẬN

CÁC DẤU HIỆU VÀ PHẦN THƯỞNG CHO VIỆC HÀNH HƯƠNG HAJJ ĐƯỢC CHẤP...

1. “Các dấu hiệu cuộc hành hương Hajj được chấp nhận” là tiêu đề bài thuyết giảng của Sheikh Abdul-Muhsin Bin Muhammad Al-Qasim.2. “Phần thưởng dành cho cuộc hành hương được chấp nhận” là tiêu đề bài thuyết giảng trong ngày Jum’at 21/11/1431 Hijri của Sheikh Usa-mah bin Abdullah Khiyyat – (cầu xin Allah phù hộ và che chở cho hai ông).Đây là hai bài giảng thuyết đã trình bày những giá trị của cuộc hành hương Hajj trong giáo luật Islam.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: BÀI KHUTHBAH NÓI VỀ Ý NGHĨA NGÀY ĐẠI LỄ "EID AL-ADHA"

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: BÀI KHUTHBAH NÓI VỀ Ý NGHĨA NGÀY...

Ngày đại lễ giết tế Eid Al Adha, một ngày trọng đại và thiêng liêng của Islam, ngày mà Allah đã gọi nó là ngày đại lễ cho cuộc hành hương Hajj. Allahu-Akbar, xin tạ ơn Allah về biết bao hồng phúc mà Ngài đã ban cho, và xin tạ ơn Ngài đã ban cho người bề tôi có hai ngày đại lễ ân phúc mỗi năm: "Ngày lễ xả chay Fitri sau Ramadan và ngày lễ giết tế Adha."

NHỮNG ĐIỀU SAI SÓT VÀ KHÔNG THỰC THI KHI THI HÀNH HAJJ

NHỮNG ĐIỀU SAI SÓT VÀ KHÔNG THỰC THI KHI THI HÀNH HAJJ

Được biết, ngày nay có rất nhiều người Muslim ý thức được sự hành đạo vì Allah, nhưng việc hành đạo đó lại chẳng dựa trên một cơ sở giáo lý nào cả, họ không làm theo Qur’an cũng không theo Sunnah của Nabi (saw), đặc biệt nhất là việc hành hương Hajj, một Rukun phải đánh đổi bằng số tiền khổng lồ và trong thời kỳ Allah cho có sức khỏe dồi dào. Bài viết này do Shierk Muhammad bin Saaleh Al-U’thaimeen soạn thảo và Abu Hisaan ibn Ysa chuyển ngữ...

BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: "EID AL ADHA - NGÀY ĐẠI LỄ GIẾT CỪU"

BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: "EID AL ADHA - NGÀY ĐẠI LỄ GIẾT...

Trong thế giới Islam có hai lễ tết lớn hằng năm đó là Eid Al-Fitr và Eid Al-Adha. Eid Al-Fitr là ngày lễ ăn mừng hoàn thành bổn phận nhịn chay được diễn ra vào ngày cuối tháng Ramadan, còn Eid Al-Adha là ngày lễ giết cừu, dê, bò hay lạc đà được diễn ra vào tháng mười hai niên lịch Islam, tháng của những cuộc hành hương đến Makkah để thực hiện nghi thức Hajj tại ngôi đền thiêng liêng Ka’bah đối với ai trong tín đồ Muslim có điều kiện.

THIÊN SỨ MUHAMMAD (SAW) ĐI LÀM HAJJ ?

THIÊN SỨ MUHAMMAD (SAW) ĐI LÀM HAJJ ?

Thiên sứ Muhammad (saw) của chúng ta trước khi di cư đến Madinah thì chưa bao giờ làm Hajj, nhưng trong thời gian lánh nạn tại Madinah thì chỉ một lần duy nhất vào lúc gần cuối đời, đó được gọi là Hajj từ biệt của Người, và cơ hội này Người đã dạy các bạn hữu những nghi thức Hajj bằng lời nói và cả hành động như sau.