Alhamdulillah, xin chân thành khen ngợi và tạ ơn Allah, cầu xin chúc phúc lành cho Thiên sứ cuối cùng, cùng gia quyến, những bạn hữu và những người noi theo con đường giảng dạy của Người cho đến ngày Sau.
Như chúng ta được biết, Islam được đặt trên năm nền tảng căn bản chính: 1. Câu Shahadah (Chấp nhận chỉ có Allah duy nhứt để tôn thờ và Muhammad là thiên sứ của Allah) - 2. Solah (Hành lễ) - 3. Siyam (Nhịn chay tháng Ramadan) - 4. Zakat (Bố thí) - 5. Hadji (Hành hương).
Trên đây là những bổn phận cao quí mà Allah bắt buộc những người tin tưởng phải thi hành trong suốt quá trình của cuộc sống, duy điều thứ năm (Hành hương) thì chỉ bắt buộc một lần trong đời người cho những ai có đủ điều kiện. Nếu người Muslim nào có đủ điều kiện mà trì hoản hay trốn tránh không muốn thi hành nhiệm vụ thứ năm nầy, thì khi chết đi sẽ bị liệt vào hàng ngũ của những người được ban kinh sách (Do Thái hay Thiên chúa giáo).
Qua bài phỏng dịch nầy, chúng tôi không nói về cách thức thi hành Hadj, mà chỉ nêu lên những giá trị cao quí khi đi làm Hadj, vì nó có sự liên quan với cuộc sống trên trần gian và tôn giáo.
Sự ích lợi cao quí của Hadj:
Allah đã phán trong thiên kinh Qur’an như sau:
قال تعالى: (( وَأَذَّنْ فِي النَّاسِ يَأْتُوْكَ رِجَالًا وَعَلى كُلِّ ضَامِرٍ يَأْتِيْنَ مِنْ كُلِّ فَجٍّ عَمِيْقٍ. لِيَشْهَدُوا مَنَافِعَ لَهُمْ وَيَذْكُرُوا اسْمَ اللهِ فِي أَيَّامِ مَعْلُوْمَاتِ عَلى مَا رَزَقَهُمْ مِنْ بَهِيْمَةِ الأَنْعَامِ فَكُلُوا مِنْهَا وَأَطْعِمُوا الْبَائِسَ الفَقِيْرَ )). الحج: 27ـ28.
« Và hãy tuyên bố với nhân loại việc thi hành Hadj. Họ sẽ đi bộ hoặc cưỡi từng con lạc đà gầy ốm băng qua từng hẻm núi sâu thẳm để đến cùng (dâng lễ) với Ngươi. Để cho họ chứng kiến những mối lợi được ban cấp cho họ và để họ tụng niệm tên của Allah trong một số ngày ấn định và (nhắc tên của Allah) trên những con thú nuôi mà Ngài đã cung cấp cho họ (để làm vật tế). Do đó, hãy ăn thịt của chúng (sau khi tế) và phân phối (thịt của chúng) cho những người nghèo ». Suroh 22 : 27-28.
1)- Ông Ibnu Abbas ® giải thích ý nghĩa câu : (لِيَشْهَدُوا مَنافِعَ لَهم ) : Đó là những sự lợi ích được ban cho họ ở trên đời nầy cũng như ngày Sau. Sự lợi ích ở ngày Sau là được Allah hài lòng qua sự thi hành Hadj, còn sự lợi ích trên trần gian là hưởng được sự thanh thản, yên tĩnh trong lòng sau khi thi hành xong nghĩa vụ cao quí đó, ngoài ra còn sự vui vẻ hạnh phúc khác là chia sẻ thịt (Qurb’an) dâng hiến cho những người nghèo và thu lợi trong việc buôn bán (trao đổi mậu dịch) với nhau.
2)- Ông Muja’hid ® và các vị Ulama (Học giả Islam) khác cũng giải thích ý nghĩa trên là sự thu lợi ở trên thế gian và ngày Sau, qua lời phán của Allah :
قال تعالى: (( لَيْسَ عَلَيْكٌمْ جُنَاحٌ أَنْ تَبْتَغُوا فَضْلًا مِنْ رَبِّكُم )). البقرة: 199.
« Các ngươi không mắc tội nếu các ngươi tìm kiếm thiên lộc của Rabb (Allah) của các ngươi (qua việc mua bán đổi chác trong thời gian làm Hadj)». Suroh 2 :199.
(Ngày xưa ở Mecca có vài ba chợ buôn bán rất tấp nập nhứt là vào mùa làm Hadj, khi Islam ra đời thì những vị bạn hữu của Rosul (saw) lo sợ việc mua bán sẽ làm mất đi tính thuần khiết của Hadj, nên họ có hỏi Rosul (saw) là trong khi đi làm Hadj có được buôn bán hay không ? Sau đó, Allah truyền xuống đoạn kinh nầy để xác nhận là việc làm ăn buôn bán trong khi đi làm Hadj thì không có tội, nhưng cũng đừng vì lo buôn bán mà lãng quên những việc hành đạo khác như sự tụng niệm Allah hay solah tập thể... (Tafsir Ibnu Kathir, Trang 179, Quyển 1).
وقال تعالى: (( وَيِذْكُرُوا اسْمَ الله فِي أَيَّامِ مَعْلُوْمَاتِ عَلى مَا رَزَقَكُمْ مِنْ بَهِيْمَةِ الأَنْعَام )). الحج: 28
Vì Allah phán với ý nghĩa : « ...Và để cho họ tụng niệm tên Allah trong một số ngày ấn định và nhắc tên Allah trên những con thú mà Ngài đã cung cấp cho họ để làm vật tế lễ». Suroh 22 : 28.
Theo sự giải thích của các vị Ulama, những ngày ấn định ở đây bao gồm từ ngày mùng 9 đến 12 hoặc 13 của tháng Zul Hadjah. Theo sunnah là vào những ngày đó, đối với những người thi hành Hadj thì nên zikir (tụng niệm, tán dương) Allah thật nhiều, còn những người không đi làm Hadj, nên nhịn chay vào ngày mùng 9 (Ngày Arafat), vì giá trị của nó rất lớn lao, Allah sẽ tha thứ cho những tội lỗi ở quá khứ và hiên tại. (Do Imam Muslim ghi lại). (Tafsir Ibnu Kathir, trang 450, quyển 2).
2)- Theo sự giải thích của sheikh Muhammad Amine As Shankity: Những nguời Muslim đến thi hành Hadj bằng mọi phương tiện để được Allah hài lòng, qua những ý nghĩa hy sinh vật chất đến tinh thần của họ, và họ được đoàn tụ hội nhập với cộng đồng Muslim để chia sẻ việc thi hành Hadj, việc tế lễ dâng hiến cho Allah, tụng niệm danh Allah, dù đó là người đi làm Hadj hay ở nhà, tất cả đều được hưởng phần thịt do họ tế lễ, ngoài ra họ còn giúp đỡ những người nghèo ở khắp nơi bằng cách cho thịt vào hộp rồi gởi đến những người nghèo đang cần những món thịt đó. (Tafsir Ađ Wa’ul Ba’yan trang 489, quyển 5).
Sự ích lợi khi đi làm Hadj.
1)- Nhân dịp đi làm Hadj, chúng ta sẽ có dịp gặp gỡ những người anh em Muslim khắp nơi hội tụ tại Mecca để làm tròn bổn phận thứ năm của Islam, đó là dịp chúng ta được làm quen với những anh em đến từ khắp nơi trên thế giới, tại đây chúng ta sẽ thấy những người anh em có đủ màu da sắc tộc, đủ thành phần trong xã hội, giàu nghèo và mọi tầng lớp trí thức trong xã hội hay những người anh em thiếu may mắn trong vấn đề học thức…, tất cả đều gặp nhau ở một nơi, cho nên nhân dịp nầy họ có thể làm quen để trao đổi kiến thức giáo lý với nhau.
Vì Allah phán trong kinh Qur’an:
قال تعالى: (( يَأَيُّهَا النَّاس إِنَّا خَلَقْنَاكُمْ مِنْ ذَكَرٍ وَأُنْثَى وَجَعَلْنَاكُمْ شُعُوْبًا وَقَبَائِلَ لِتَعَارَفُوا ..)). الحجرات: 13.
« Hỡi nhân loại ! TA đã tạo hóa các người từ một người nam và một người nữ và làm cho các người thành quốc gia và bộ lạc để các người nhận biết nhau (như anh em)». Suroh 49 : 13.
Ý muốn nói, Allah tạo cho chúng ta có dịp gặp gở trong lúc thi hành Umroh hay Hadj, đây là dịp tốt lành để trao đổi tư tưởng và thông hiểu tình cảm với nhau, nhờ đó có thể sẽ siết chặt tình nghĩa huynh đệ Muslim để cùng nhau chia sẻ tương thân tương trợ khi có chuyện bất lành xảy ra.
قال صلى الله عليه وسلم : ( الأَرْوَاحُ جُنُودَ مُجَنَّدَةٌ، فَمَا تَعَارَف مِنْهَا اِئْتَلَفْ، وَمَا تُنْكَرَ مِنْهَا اِخْتَلَف ) متفق عليه.
Rosul (saw) có nói với ý nghĩa: ((Tinh thần đòan kết là linh hồn của sự thắng lợi, những người quen biết thân thiết nhau thì tạo thành sự đòan kết, còn những người không thích quen biết thân thiết với ai, thì sẽ sống lẻ loi)). Al Bukhory và Muslim.
Cho nên đối với những người đi làm Hadj, khi ngồi kế bên nhau (dù quen biết hay không), sau khi solah xong nên bắt tay (salam) chào hỏi với nhau để tăng thêm tình huynh đệ đồng đạo như Islam đã dạy.
قال صلى الله عليه وسلم : ( وَالذِي نَفْسِي بِيَدِهِ لاَ يَدْخُلُونَ الجَنَّة حَتَّى تُؤْمِنُوا، وَلاَ تُؤْمِنُوا حَتَّى تَحَابُوْا ، أَلَا أَدُلُّكُمْ عَلى شَيْءٍ إِذَا فَعَلْتُمُوهُ تَحَابَبْتُم ؟ أَفْشُوا السَلاَم بَيْنَكُم ). مسلم.
Rosul (saw) nói : ((Ta thề với Đấng nắm lấy linh hồn của Ta, là không có ai được vào Thiên Đàng ngoại trừ người có đức tin, muốn trở thành người thật thụ có đức tin nơi Allah, họ phải thương yêu lẫn nhau, Ta có thể giúp các người cách thức để tạo tình thương… Đó là chào hỏi hay cho salam cho nhau)). (Đó là phương tiện làm quen để thân thiết với nhau). Do Muslim ghi lại.
2)- Nhân dịp đi làm Hadj cũng là dịp để « Đoàn kết » hàng ngũ Islam duy nhứt. Theo sự giải thích của Shiekh Muhammad Amin như sau: « Một trong những điều cao quí ích lợi của Hadj là dể dàng tạo sự thuận tiện cho người Muslim hội họp với nhau từ khắp nơi đến một địa điểm duy nhứt, đó cũng là tạo sự đòan kết thống nhứt hàng ngũ Islam, từ đó những người Muslim có dịp trao đổi và bổ túc quan điểm cho nhau về cuộc sống hiện tại và tương lai. Thật ra, nếu không có dịp đi làm Hadj, thì ít ai quan tâm đến ai và sẽ mất đi tình thương yêu huynh đệ và xem như không có sự đoàn kết của người anh em Muslim. Đây là sự tốt lành mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho cộng đồng chúng ta, đó cũng là điều huyền bí mầu nhiệm mà Allah đã an bày, xếp đặt trong nền tảng thứ năm nầy ». (Chiếu theo tafsir Ađ Wa’ul Ba’yan).
3)- Hadj cũng là ngày đại hội long trọng nhứt của người Muslim, nhân cơ hội nầy những người đi làm Hadj sẽ có dịp gặp gỡ những anh em khác để cùng nhau hợp tác và bàn thảo tìm cách giải quyết êm đẹp trong vấn đề tranh chấp của cộng đồng liên quan đến giáo lý trong cuộc sống hàng ngày. Hoặc cùng nhau tìm biện pháp để chống đỡ với những người đang phá đạo, những người có hành vi không tốt đối với người Muslim và Islam...
قال تعالى: (( وَتَعَاوَنُوا علَى الْبِرِّ وَالتْقَوَى)). المائدة : 2.
Vì Allah đã phán: «... hãy giúp đỡ nhau trong đạo đức và sợ Allah». Suroh 5 : 2.
قال صلى الله عليه وسلم : ( أُنْصُر أَخَاكَ ظَالِمًا أَوْ مَظْلُومًا، قِيْلَ : كَيْفَ أَنْصُرهُ ظَالِمًا ؟ قال: تَحْجُرْهُ عَنْ الظُلْمِ فَإِنَّ ذَلِكَ نَصْرَهُ ) . البخاري.
Và Rosul (saw) nói : ((Hãy can thiệp khi thấy người đàn áp hay bị đàn áp? Sohabah hỏi: Thưa Rosul! Sao lại can thiệp với người đàn áp người ta? Rosul (saw) trả lời: - Can thiệp đừng cho họ đàn áp là đem lại sự vẻ vang cho họ)). Do Al Bukhory ghi lại.
4)- Đại hội Islam.
Nhân dịp gặp gở nầy, người Muslim nên ngồi chung với nhau để giải quyết cuộc tranh chấp, bất công giữa anh em với nhau, vì biểu tượng của Hadj là sự thống nhứt và đòan kết, nên chúng ta thường thấy có những buổi gặp gở và giảng thuyết về giáo lý để người Muslim học hỏi, cùng ngồi chung với nhau và cũng vì Allah mà chung sống đòan kết, bỏ hết những sự hiềm thù, tranh chấp với nhau vì Allah luôn luôn bên cạnh những người thấm tình đòan kết.
5)- Thịt của vật tế lễ.
Một trong những điều ích lợi của Hadj là dâng hiến vật tế lễ, trước hết là để tẩy sạch tâm hồn ích kỷ, hà tiện của chúng ta, sau đó những thịt của con vật được tế đó sẽ biếu cho những nguời nghèo ở đó ăn, còn lại sẽ đông lạnh vào hộp rồi gởi đi cho những người nghèo ở khắp nơi trên thế giới, qua lời phán của Allah:
قال تعالى: (( فَكُلُوا مِنْهَا وَأَطْعِمُوا البَائِس الفَقِيْر)). الحج: 28
« Hãy ăn những vật ấy và chia phần cho những kẻ nghèo khổ». Suroh 22 : 28.
قال تعالى: (( لَكُمْ فِيْهَا مَنَافِعُ إِلى أَجَلٍ مُسِمَّى )). الحج: 32.
« Vật thượng hiến sẽ giúp cho các ngươi trong một thời gian đã định». Suroh 22 : 32.
6)- Thương mại.
Như đã nói ở phần trên, vấn đề thương mại trong lúc di làm Hadj không có điều gì gọi là ngăn cấm hay có tội cả, ngược lại Islam luôn khuyến khích việc trao đổi buôn bán hàng hóa, làm kinh tế giữa anh em Muslim trên thế giới để cổ động việc trao đổi kinh doanh, thương mại với nhau và tạo công ăn việc làm hay tăng cuộc sống kinh tế của gia đình. Dĩ nhiên, những hàng hóa phải có tính chất lương thiện lành mạnh (halal), không phải những gì có hại (haram) cho sức khỏe cuộc sống hạnh phúc của con người, nhiều loại hàng hóa mà những người Muslim đang sống tại đó không có, cần phải du nhập hàng hóa từ xứ khác, nên sự trao đổi rất cần thiết để tạo lợi ích cho cá nhân và cộng đồng để có thêm phương tiện sống qua ngày ở đó.
Hôm nay, có một số vị Ulama đưa ra ý kiến nên có hội chợ thương mại vào những ngày đại lễ Hadj, nhưng vì lý do nào đó mà chưa có tổ chức được, họ chỉ tổ chức những buổi hội thảo văn hóa do các vị Ulama khắp nơi đến thuyết giảng và trao đổi văn hóa với nhau mà thôi.
قال تعالى: (( وَلاَ تَعَاوَنُوا عَلى الإِثْمِ وَالْعُدْوَان )). المائدة: 2
Allah phán với ý nghĩa : « ...và chớ tiếp tay nhau gây tội ác và hận thù». Suroh 4 : 2.
Qua ý nghĩa cao quí của ayat trên, Islam cấm tuyệt đối người Muslim không được tiếp tay với những ai gây ra sự bất công, bất lành, tạo chia rẻ hận thù trên trái đất dù trên phương diện vật chất hay tinh thần.
7)- Tốt lành cho những người đi làm Hadj nên mua cây ‘siwak’, đây là loại cây nhỏ bằng những cây bút, nó có mùi thơm đặc biệt và Rosul (saw) thường dùng nó để chà răng trước khi solah, và có nhiều người dùng nó chà răng thường xuyên để quên đi mỗi khi nghiện thuốc lá. Cây ‘siwak’ dùng để chà răng nầy có mùi thơm thiên nhiên và rất hữu ích cho răng, nó được Rosul (saw) khuyến khích qua nhiều hađith được thuật lại, một trong những hadith đó là :
قال صلى الله عليه وسلم :
1)ـ ( لَوْلَا أَنْ أَشُقُّ عَلى أُمَّتِي لَأَمَرتَهُم بِالسَّوَاكِ عِنْدَ كُلِّ صَلاَة ). متفق عليه.
a)- Rosul (saw) nói : ((Nếu Ta không sợ gây rắc rối cho cộng đồng của Ta, là Ta đã ra lệnh bắt buộc phải dùng siwak để chà răng trước mỗi lần solah)). Al Bukhory và Muslim.
Mặc dù nó không bắt buộc, nhưng đó là hành động sunnah mà người Muslim nên bắt chước theo Rosul (saw) mà chà răng bằng siwak trước mỗi lần solah.
2)ـ ( السِّوَاكُ يُطَيِّبُ الفَمْ وَيَرْضَي الرَب ) . الطبراني .
b)- Qua hadith khác Rosul (saw) nói : ((Siwak làm cho thơm miệng và được Allah hài lòng)). At Tobrony.
Sau khi chà răng xong, nên cắt bỏ phần đầu của cây siwak và rửa sạch nó trước khi dùng vào lần khác, đó cũng là sự vệ sinh trong Islam.
8)- Trái chà là là món ăn truyền thống của người Arab, đó cũng là một loại trái cây đặc biệt được buôn bán khắp nơi trong lúc làm Hadj, người đi làm Hadj nên mua về để biếu bà con, đây cũng là một món quà cao quí để người thân thưởng thức món ăn tuyệt hảo của người Arab đã có từ ngàn năm nay.
Trong những loại trái chà là, Rosul (saw) có phân chia một vài loại để làm thuốc trị bệnh, và Người cũng khuyên mỗi khi xã chay nên ăn chà là và uống nước lạnh trước, đó cũng là liều thuốc làm dịu bớt đi bệnh đau tim và tăng thêm chất ngọt sau một ngày nhịn ăn, và Người cũng đã nói mỗi ngày nên ăn nó để phòng ngừa khỏi bị ám hại như hađith sau đây:
قال صلى الله عليه وسلم: ( مَنْ تُصْبِحَ كُلَّ يَوْمٍ بِسَبْعٍ تَمْرَاتِ عَجْوَةٌ لَمْ يِضُرُّهُ فِي ذَلِكَ اليُوْم سُمُّ وَلاَ سِحْرٌ) . متفق عليه.
Rosul (saw) nói : ((Những ai ăn mỗi buổi sáng bảy trái chà là ‘uđjwah’, thì ngày đó sẽ không bị ám hại bởi những thuốc độc hay bùa ngãi)). Al Bukhory và Muslim.
Hiện nay, những loại chà là quí báo nầy rất hiếm, nên dò hỏi những người chuyên môn để mua cho đúng loại của nó.
(Xem tiếp phần hai)