NHỮNG VIỆC NÊN LÀM TRONG MƯỜI NGÀY CUỐI CỦA THÁNG RAMADAN Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

NHỮNG VIỆC NÊN LÀM TRONG MƯỜI NGÀY CUỐI CỦA THÁNG RAMADAN

15.09.2009 00:13 - đã xem : 3902

Hỡi những anh chị em Muslim thân mến ! Mười ngày cuối của tháng Romadon có rất nhiều điểm đặc biệt hơn so với những ngày khác trong tháng Ramadan, bởi vì những hadith đã ghi lại rằng:

Khi xưa Nabi (saw) rất chú tâm vào mười ngày cuối của tháng Ramadan, Người (saw) thường xuyên làm (hành đạo) những việc mà Người không có thực hành như thế vào những đêm khác.

 

Tạ ơn Allah Đấng Chúa Tể của vủ trụ, cầu xin phúc lành và bình an cho Nabi Muhammad (saw), cho dòng dõi và bằng hữu của Người, 'wa amma ba'd':

 

 

Theo phu nhân của Nabi (saw), bà Ayshah (R) kể: "Trước kia, Thiên Sứ của Allah rất năng nổ trong mười ngày cuối mà trong những ngày khác (của Romadon) Người không năng nổ giống như vậy." Hadith do Muslim ghi lại.

 

 

Nhân cơ hội quí báo này chúng ta hãy dành phần lớn thời gian trong ngày đêm nhằm làm những điều qui phục Allah với những việc thiện như: « Étikaaf, dâng lễ Solah thật nhiều, đọc Thiên Kinh Qur'an, tán dương tụng niệm Allah... »

 

 

Và đặc biệt nhất trong mười ngày cuối hồng ân này là có ‘Đêm Định Mệnh’, nó tốt đẹp hơn cả một ngàn tháng, đêm đặc biệt này là phần thưởng Allah dành riêng cho cộng đồng Muhammad (saw) trong khi những cộng đồng trước kia không được hưởng điều đó.

 

 

Người bị mất quyền lợi là người đánh mất đi những đêm quí báo này vì nhiều lý do không đáng như lang thang đầu đường xó chợ hoặc lo chuyện tầm phào vô bổ hoặc ngồi lê đôi mách nói xấu người này người kia... trong khi y không biết được rằng y có thể sống đến tháng Romadon năm sau hay không hoặc sẽ bị gì đó không thể nhịn được thì sao.

 

 

Étikaaf

 

 

Étikaaf: là tạm cắt đứt quan hệ với mọi người, tạm định cư tại một trong những Masjid nhằm dành tất cả thời gian làm những việc qui phục Allah như: « dâng lễ Solah, đọc Qur'an, tán dương Allah... » với định tâm được Allah ban thưởng và tiếp nhận được đêm định mệnh. (Trích từ quyển Majalis tháng Romadon trang 157 của Shaikh Muhammad bin Soleh Al-Uthaimeen).

 

 

Việc làm tốt đẹp nhất trong mười ngày cuối của tháng Romadon là Étikaaf. Nhưng việc làm này đã bị rất nhiều người quên lãng nhất là trong thời đại của chúng ta. Shaikh Soleh Al-Fawzaan nói: "Làm sống lại Sunnah đã bị mọi người quên lãng trong thời đại này còn tốt hơn cả việc đi làm Umroh, bởi vì Nabi (saw) chưa từng làm Umroh trong tháng này mà Người chỉ làm Étikaaf cho đến khi trở về trình diện với Allah."

 

 

Nơi Étikaaf là một trong những Masjid bất cứ nơi nào trên thế giới để dâng lễ solah tập thể, vì Allah đã phán với ý nghĩa chung chung rằng:

 

 

{Và các ngươi đang Étikaaf ở Masjid} Al-Baqoroh: 187.

 

 

Etikaaf ở Masjid là tốt nhất nên chọn những Masjid sẽ có tổ chức dâng lễ Jum-ah (dâng lễ Solah ngày thứ sáu), vì nếu tạm trú ở Masjid nào mà không có dâng lễ Jum-ah ngày thứ sáu thì sự làm Etikaaf của mình không được hoàn thiện vì Etikaaf là không được ra khỏi Masjid. Nhưng nếu Étikaaf ở những Masjid không dâng lễ Jum-ah thì được phép đi Masjid khác chỉ vào lúc sáng sớm mà thôi.

 

 

Đối với người Étikaaf nên dành hết thời gian cho việc tán dương Allah, dâng lễ Solah và những việc tôn thờ khác, tránh xa mọi điều vô nghĩa không có lợi về mọi mặt nhưng quan tâm đến gia đình và những điều có lợi khác thì không sao, vì Hadith của bà Sofiyah – mẹ của những người có đức tin – nói như sau:

 

 

عَنْ صَفِيَّةَ بِنْتِ حُيَيٍّ قَالَتْ: ((كَانَ رَسُولُ اللَّهِ مُعْتَكِفًا فَأَتَيْتُهُ أَزُورُهُ لَيْلاً فَحَدَّثْتُهُ ثُمَّ قُمْتُ فَانْقَلَبْتُ فَقَامَ مَعِي)) متفق عليه.

 

 

"Trước kia, tôi đến thăm Thiên Sứ của Allah vào ban đêm trong lúc Người đang Étikaaf, sau khi trò chuyện xong tôi đứng dậy đi về thì Người đứng dậy cùng tôi." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

 

 

Cấm người làm Étikaaf quan hệ tình dục và những việc tương tự như mơn trớn, ôm, hôn... Còn việc đi ra khỏi Masjid thì được Ulama chia ra làm ba loại như sau:

 

 

·        Thứ nhất: Khi gặp phải việc bắt buộc phải đi như : Dâng lễ Solah Jum-ah, ra ngoài ăn uống nếu không có ai đem đến cho họ, đi lấy nước Wuđu hay vệ sinh. (Được phép)

 

 

·        Thứ hai: Ra ngoài làm những điều có ý nghĩa khác như : Đi viếng thăm người bệnh, hay dự tang lễ thì không được phép. Nhưng nếu đã đặt điều kiện (Niek hay định tâm) trước khi Étikaaf thì được phép.

 

 

·        Thứ ba: Ra ngoài vì những lý do làm mất đi ý nghĩa của Étikaaf như: về nhà, mua bán, quan hệ với vợ... tuyệt đối không được phép cho dù có đặt điều kiện trước hay không cũng vậy.

 

 

Solah lúc khuya và sự ưu đãi của đêm định mệnh

 

 

Được phép dâng lễ Solah vào lúc khuya trong mười ngày cuối của Romadon, được thể hiện qua Hadith của bà Ayshah ® như sau:

 

 

عَنْ عَائِشَةَ  قَالَتْ كَانَ النَّبِيُّ : ((إِذَا دَخَلَ الْعَشْرُ شَدَّ مِئْزَرَهُ وَأَحْيَا لَيْلَهُ وَأَيْقَظَ أَهْلَهُ)) رواه البخاري.

 

 

"Khi đến mười ngày (cuối Romadon) Người xa lánh những việc quan hệ (tình dục), mà Người thường đánh thức gia đình thức dậy để dâng lễ Solah vào ban đêm." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.

 

 

Dâng lễ Solah với ngụ ý tiếp đón đêm định mệnh, đêm đã được Allah và Thiên Sứ của Ngài rất xem trọng. Allah phán:

 

 

{Quả thật, TA đã ban nó (Qur'an) xuống vào một đêm định mệnh. Và điều gì cho Ngươi (Muhammad) biết đêm định mệnh là gì? Đêm định mệnh tốt hơn một ngàn tháng bình thường. Trong đêm đó các Thiên Thần và (Đại Thiên Thần Jibroil) Ruh mang Quyết định của Allah (về tất cả mọi vấn đề) xuống trần gian theo phép của Thượng Đế của Họ. Sự bằng an, nó kéo dài cho đến ánh bình minh lên.} Al-Qodr: 1 – 5.

 

 

Thiên Sứ (saw) nói:

 

 

قَالَ: ((وَمَنْ قَامَ لَيْلَةَ الْقَدْرِ إِيمَاناً وَاحْتِسَاباً غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ))

 

 

Và ai đứng dâng lễ Solah vào đêm định mệnh bằng sự tin tưởng và hy vọng được phần thưởng từ Allah sẽ được tha thứ cho tất cả tội lỗi đã phạm. Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

 

 

Hãy vì đêm quí báu này mà mọi người hội tụ lại dâng lễ Solah và những người nhịn chay hãy nên Étikaaf, vì một đêm tốt đẹp hơn một ngàn tháng, đêm mà Allah dành riêng cho cộng đồng Muhammad (saw) trong khi những cộng đồng khác không được hưởng. Theo Imam Malik ghi lại trong Muwattó như sau:

 

 

((إِنَّ رَسُولَ اللَّهِ  أُرِيَ أَعْمَارَ النَّاسِ قَبْلَهُ أَوْ مَا شَاءَ اللَّهُ مِنْ ذَلِكَ فَكَأَنَّهُ تَقَاصَرَ أَعْمَارَ أُمَّتِهِ أَنْ لاَ يَبْلُغُوا مِنْ الْعَمَلِ مِثْلَ الَّذِي بَلَغَ غَيْرُهُمْ فِي طُولِ الْعُمْرِ فَأَعْطَاهُ اللَّهُ لَيْلَةَ الْقَدْرِ خَيْرٌ مِنْ أَلْفِ شَهْرٍ))

 

 

"Allah cho Thiên Sứ (saw) xem tuổi thọ của những thế hệ trước hoặc những gì Ngài muốn, hình như là tuổi thọ của cộng đồng Người ngắn (hơn so với những cộng đồng trước) không thể đạt được những phần thưởng như những người có tuổi thọ dài hơn đạt được nên Allah đã ban cho đêm định mệnh tốt hơn một ngàn tháng."

 

 

Và người chiến thắng là người bắt đuổi kịp đêm định mệnh, đạt được phần thưởng vĩ đại này và được Allah tha thứ tất cả tội lỗi đã phạm. Đêm may mắn này có trong mười đêm cuối của Romadon trong những ngày lẻ như được chứng minh qua Hadith sau:

 

 

قَالَ : ((فَالْتَمِسُوهَا فِي الْعَشْرِ الأَوَاخِرِ فِي الْوَتْرِ)) في الصحيحين.

 

 

Nabi (saw) nói: "Hãy cầu xin nó (đêm định mệnh) trong những ngày lẻ của mười ngày cuối (tháng Romadon)." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

 

 

Đa số Sohabah và Ulama nói: ‘Nó rơi vào đêm hai mươi bảy’, tiêu biểu như ông Ubai bin Ka'b nói:

 

 

((وَاللَّهِ إِنِّي لأَعْلَمُ أَيُّ لَيْلَةٍ هِيَ، هِيَ اللَّيْلَةُ الَّتِي أَمَرَنَا بِهَا رَسُولُ اللَّهِ  بِقِيَامِهَا هِيَ لَيْلَةُ سَبْعٍ وَعِشْرِينَ)) رواه مسلم.

 

 

"Thề bởi Allah chứng giám, quả thật tôi biết được nó (đêm định mệnh) là đêm nào, nó là đêm mà Thiên Sứ của Allah đã ra lệnh chúng tôi dâng lễ Solah đó là đêm hai mươi bảy." Hadith do Muslim ghi lại.

 

 

Khuyến khích vào đêm định mệnh này cầu xin cho thật nhiều, đặc biệt là cầu xin bằng lời cầu xin đã được Nabi (saw) dạy, qua Hadith của bà Ayshah:

 

 

عَنْ عَائِشَةَ  قَالَتْ: قُلْتُ يَا رَسُولَ اللَّهِ أَرَأَيْتَ لَوْ أَنِّي عَلِمْتُ لَيْلَةَ الْقَدْرِ مَا كُنْتُ أَدْعُو بِهِ رَبِّي عَزَّ وَجَلَّ، قَالَ: ((قُولِي: اللَّهُمَّ إِنَّكَ عَفُوٌّ تُحِبُّ الْعَفْوَ فَاعْفُ عَنِّي)) أحمد.

 

 

Bà Ayshah kể: « Tôi hỏi Thiên Sứ của Allah rằng: Người nghỉ sao nếu tôi biết được đó là đêm định mệnh, vậy tôi phải cầu xin Thượng Đế tôi Đấng Hùng Mạnh và Vĩ Đại ra sao? Thiên Sứ (saw) đáp: "Hãy nói: Thưa Allah! Quả thật, Ngài là Đấng Độ Lượng rất thương yêu sự tha thứ, cầu xin hãy tha thứ cho bề tôi." Hadith do Ahmad ghi lại.

 

 

Phiên âm lời cầu xin: (Ol-lo-hum-ma in-na-ka a'-fu'-wun tu-hib-bul a'f-fa fa'-fu a'n-ny)

 

 

Zakat Fitr

 

 

Bắt buộc phải xuất lương thực Zakat như Nabi (saw) và bằng hữu của Người đã làm. Lương thực Zakat là lương thực mà địa phương đó dùng làm lương thực chính như: ‘lúa mạch hoặc ngô hoặc khoai hoặc gạo...’

 

 

Không được phép xuất Zakat bằng thức ăn động vật, vì Nabi (saw) bảo xuất thức ăn cho người nghèo chứ không phải cho động vật. Cũng không được phép xuất Zakat bằng quần áo, chăn gối, chén dĩa hay những vật dụng khác bởi vì Nabi (saw) chỉ yêu cầu thức ăn mà thôi nên không được làm những gì mà Nabi (saw) không ra lệnh. Lại càng không được phép xuất Zakat bằng cách qui ra tiền rồi đem tiền để Zakat, vì điều đó làm trái ngược với mệnh lệnh của Thiên Sứ (saw) được thể hiện qua Hadith sau:

 

 

قَالَ : ((مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ)) متفق عليه.

 

 

"Ai tạo ra cái mới trong việc làm này của Ta (tức trong Islam) mà nó không có trong đạo thì việc làm đó bị trả lại y." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại, theo đường truyền khác do ông Muslim ghi lại Người nói:

 

 

قَالَ : ((مَنْ أَحْدَثَ فِي أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ)) رواه مسلم.

 

 

"Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại".

 

 

Tương tự thế xuất Zakat Fitr bằng tiền làm trái ngược lại hành động của Sohabah trong khi trước kia họ xuất một Só thức ăn. Thiên Sứ (saw) nói:

 

 

((عَلَيْكُمْ بِسُنَّتِي وَسُنَّةِ الْخُلَفَاءِ الرَّاشِدِينَ مِنْ بَعْدِي)) رواه أحمد وأبو داود وابن ماجة والترمذي.

 

 

"Mọi người hãy làm theo Sunnah của Ta và Sunnah của những vị thủ lĩnh chính thống sau Ta" (tức Abu Bakr, Uthman, Umar và Aly (R)). Hadith do Ahmad, Abu Dawud, Ibnu Majah và Al-Tirmizy ghi lại.

 

 

Người bắt buộc xuất Zakat: bắt buộc xuất Zakat đối với người Muslim dù người lớn hay trẻ em kể cả em bé vừa chào đời, dù nam hay nữ, là người tự do hay tôi tớ. Bắt buộc người chủ gia đình hoặc người cấp dưỡng cho người khác phải xuất Zakat cho người dưới sự quản lý của mình.

 

 

Trọng lượng Zakat Fitr là một Só' theo Só' được Nabi (saw) qui định và một Só' bằng với 2 kg 40.

 

 

Thời gian bắt buộc Zakat Fitr là sau khi mặt trời lặn của ngày tết (tức vào đêm 29 nếu tháng có 29 ngày hoặc vào đêm 30 nếu tháng có 30 ngày) cho đến trước lễ Solah ngày tết. Còn thời gian xuất Zakat có hai giờ: giờ tốt nhất và giờ được phép.

 

 

* Thứ nhất: Giờ tốt nhất là buổi sáng của ngày tết trước khi dâng lễ Solah, được thể hiện qua Hadith sau:

 

 

عَنْ أَبِي سَعِيدٍ الْخُدْرِيِّ  قَالَ: ((كُنَّا نُخْرِجُ فِي عَهْدِ رَسُولِ اللَّهِ  يَوْمَ الْفِطْرِ صَاعًا مِنْ طَعَامٍ)) رواه البخاري.

 

 

Ông Abu Sa-i'd Al-Khudry (R) kể: "Trong thời đại của Thiên Sứ của Allah chúng tôi xuất Zakat trong ngày Fitr (ngày tết) là một Só' thức ăn." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.

 

 

وَفِيهِ أَيْضاً مِنْ حَدِيْثِ ابْنِ عُمَرَ  ((أَنَّ رَسُولَ اللَّهِ  أَمَرَ بِزَكَاةِ الْفِطْرِ أَنْ تُؤَدَّى قَبْلَ خُرُوجِ النَّاسِ إِلَى الصَّلاَةِ)) رواه مسلم وغيره.

 

 

Theo Hadith của ông Ibnu Umar (R) như sau: "Quả thật, Thiên Sứ của Allah đã ra lệnh xuất Zakat Fitr trước khi mọi người đi dâng lễ Solah (tết)." Hadith do Muslim và những người khác ghi lại.

 

 

Vì thế, nên dâng lễ Solah tết hơi trể một tí nhằm có thời gian dài cho mọi người xuất Zakat Fitr.

 

 

* Thứ hai: Giờ được phép là xuất trước ngày tết một hoặc hai ngày.

 

 

Được ghi lại trong Soheeh Al-Bukhory từ ông Nafe' (R) như sau: "Trước kia, ông Ibnu Umar (R) xuất Zakat cho trẻ em và người lớn, đôi khi xuất cho Nabi (saw)... và xuất trước ngày tết một hoặc hai ngày."

 

 

Không được phép xuất Zakat Fitr sau Solah tết. Nếu xuất Zakat sau Solah tết không có lý do thì Zakat đó không được công nhận vì việc làm đó trái ngược với những gì Nabi (saw) ra lệnh qua Hadith của Ibnu Abbaas như sau:

 

 

عَنْ ابْنِ عَبَّاسٍ : ((مَنْ أَدَّاهَا قَبْلَ الصَّلاَةِ فَهِيَ زَكَاةٌ مَقْبُولَةٌ وَمَنْ أَدَّاهَا بَعْدَ الصَّلاَةِ فَهِيَ صَدَقَةٌ مِنْ الصَّدَقَاتِ)) رواه أبو داود.

 

 

"Ai xuất Zakat Fitr trước Solah tết thì được công nhận và còn ai xuất sau Solah thì chỉ là dạng làm từ thiện mà thôi." Hadith do Abu Dawud ghi lại.

 

 

Đối với ai chậm trể vì có lý do sẽ không sao như: Tết đến thật tình cờ trong khi y không có gì để xuất Zakat hoặc không có người nhận Zakat, hoặc nhận được tin tết thật bất ngờ không kịp xoay trở xuất Zakat trước Solah, hoặc nhờ ai đó xuất dùm nhưng người đó lại quên sẽ không sao khi xuất Zakat sau tết vì y có lý do.

 

 

Nơi xuất Zakat là xuất cho người nghèo tại địa điểm khi xuất Zakat cho dù đang ở quê nhà hay ở nơi khác cũng vậy miễn sao ở trên quê hương Muslim đặc biệt là ở nơi thiêng liêng như Makkah và Madinah hoặc cho những người nghèo thật túng thiếu. Nếu ở nơi không có người nghèo hoặc không có người xứng đáng hưởng Zakat thì được phép nhờ người khác xuất dùm mình ở nơi xứng đáng được hưởng.

 

 

Người xứng đáng được hưởng Zakat Fitr là người nghèo, người thiếu nợ nhiều không có khả năng trả.

 

 

Được phép chia một phần Zakat cho nhiều người và cũng được gom nhiều phần Zakat lại cho một người, vì Nabi (saw) chỉ qui định số lượng bắt buộc xuất Zakat nhưng lại không qui định mỗi người được nhận bao nhiêu. Đối với người nghèo sau khi nhận được Zakat được phép xuất Zakat cho bản thân hoặc cho ai đó trong gia đình lại cho người nghèo khác.

 

 

Thưa Allah! Hãy ban cho chúng tôi vững vàng trong việc qui phục Ngài trên những điều làm cho Ngài hài lòng, xin hãy đề cao bản thân, lời nói, hành động của chúng tôi, xin hãy tẩy rửa những điều xấu ra khỏi chúng tôi từ niềm tin, lời nói cho đến hành động, quả thật Ngài rất mực rộng lượng khoan dung. Cầu xin bình an và phúc lành cho Nabi Muhammad, cho dòng dõi, cho bằng hữu của Người. (trích từ Majalis tháng Romadon trang 209 – 213 của Shaikh Muhammd bin Soleh Al-Uthaimeen).

 

 

Abu Hisaan Ibnu Ysa soạn thảo
 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NHỮNG GIAI ĐOẠN NHỊN CHAY RAMADAN"

Mỗi người chúng ta cần ngồi lại tí để chiêm nghiệm về trách nhiệm mà chúng ta đang thực hiện, bởi không đơn thuần Đấng Tạo Hoá chỉ muốn chúng ta nhịn ăn nhịn uống trong tháng Ramadan mà thôi.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIAI ĐOẠN BAN HÀNH QUI ĐỊNH MỤC...

Nhịn chay tháng Ramadan là một trong năm trụ cột của tôn giáo Islam, có nghĩa là một trong năm nghĩa vụ bắt buộc mỗi tín đồ Muslim phải thực hiện.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁO LUẬT NGÀY ĐẠI LỄ EIDUL FITRI"

Đây là bài viết ngắn gọn về Giáo luật Islam liên quan đến ngày ‘Eid Fitri hồng phúc và Zakat Fitri, cả hai được rút ra từ Sunnah của Thiên sứ (saw) dưới lối viết văn dễ hiểu rõ ràng. Cầu xin Allah ban lợi ích trong bài viết này, ban cho phần thưởng những ai đọc, học và làm theo cũng như tuyên truyền và cầu xin Ngài chấp nhận mọi sự hành đạo tốt đẹp của chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT TRONG...

Tháng Ramadan có rất nhiều giá trị đặc biệt mà không có tháng nào trong năm có được như tháng Ramadan: 1- Ramadan là tháng được Allah chọn mặc khải xuống Kinh Qur’an. 2- Đây là tháng mà những Kinh Sách trước đó cũng được mặc khải.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #5"

Chủ đề thứ ba / Phần 4: Không nên và bị cấm khi nhịn chay. Phần Năm : Al-E’tikaaf Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa và giáo lý Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ hai: Điều kiện làm Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ ba: Thời gian Al-E’tikaaf, những điều khuyến khích và được phép dành cho người Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ tư: Những điều làm vô hiệu Al-E’tikaaf.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #4"

Phần Bốn: Nhịn Chay bù, khuyến khích nhịn, những điều không nên và bị cấm trong lúc nhịn. Chủ đề thứ nhất: Nhịn chay bù. Chủ đề thứ hai: Nhịn chay Sunnah (tự nguyện). 

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #3"

Chủ đề thứ hai: Những điều làm vô hiệu sự nhịn chay. Thứ nhất: Cố ý ăn uống. Thứ hai: Giao hợp. Thứ ba: Cố ý móc cho ói mửa. Thứ tư: Giác nẻ. Thứ năm: Ra máu kinh nguyệt và máu hậu sản. Thứ sáu: Định tâm xả chay. Thứ bảy: Bỏ đạo. Phần Ba: Những điều khuyến khích và không nên lúc nhịn chay.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #2"

* Chủ đề thứ năm: Những điều kiện bắt buộc nhịn chay tháng Ramadan. * Chủ đề thứ sáu: Sự xác nhận bắt đầu (vô chay) và kết thúc tháng Ramadan. * Chủ đề thứ bảy: Thời gian định tâm và giáo lý cho việc định tâm nhịn chay. § Phần Hai: Những lý do được phép ăn uống và các điều làm hư sự nhịn chay * Chủ đề thứ nhất: Những lý do được phép ăn uống trong tháng Ramadan.