NƯỚC Ả RẬP THỜI TIỀN ISLAM (1) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

NƯỚC Ả RẬP THỜI TIỀN ISLAM (1)

06.02.2009 22:51 - đã xem : 3334

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu ngày càng gia tăng trong các cộng đồng người Muslim nói tiếng Việt, nhất là các bạn trẻ Muslim tha thiết muốn soi sáng niềm tin chân lý cao đẹp của mình. Hôm nay, chanlyislam sẽ lần lượt đăng tải nhiều phần những lời phân tích nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn, khoa học và có hệ thống, dựa vào đầy đủ các nguồn dử kiện, biểu lộ một trình độ hiểu biết uyên thâm, một tấm lòng thành trong sáng của một người Muslim mộ đạo. Đây là một công trình nghiên cứu mang tính hàn lâm, lý luận khoa học, nói lên quan điểm khách quan của người Muslim trong thời kỳ hiện đại.

Cái nôi của nền văn minh nhân loại.

Vấn đề căn nguyên và phát triển của nền văn minh nhân loại liên tục làm bận tâm các nhà nghiên cứu trong thời hiện đại. Các học giả từ lâu đã nghĩ Ai-Cập là cái nôi của nền văn minh nhân loại từ sáu ngàn năm nay rồi và buổi ban sơ là thời nguyên sứ không thể có hiểu biết khoa học.

Map Arabie saudiNgày nay tuy nhiên, các nhà cổ học đã nghiên cứu tại Iraq và Syria với hi vọng tìm ra được mấu chốt về căn nguyên của các nền văn minh Mesopotamia và Phoenecia, xác định xem các nền văn minh này đã có trước hay sau nền văn minh Ai-Cập, cùng các ảnh hưởng qua lại ra sao. Dù kết quả nghiên cứu cổ học như thế nào chăng nữa về thời kỳ này của lịch sử, vẫn có một sự kiện đã không bao giờ bị thách thức bởi các khám phá cổ học tại Trung-Quốc hoặc Viễn Đông : Cái nôi của nền văn minh nhân loại sớm sủa nhất dù là ở Ai-Cập, Phoenecia hoặc Mesopotamia, thì đều có liên quan đến Địa Trung Hải. Chắc chắn Ai-Cập là nước đầu tiên đã xuất cảng văn minh sang Hy-Lạp và La Mã và nền văm minh hiện đại có quan hệ rất chặt chẽ với thời cổ học này. Cho dù cuộc nghiên cứu cổ học ở Viễn Đông có thể phát hiện những gì đi nữa về vùng này, thật khó mà xác định có các mối quan hệ giữa các nền văn minh này với Ai-Cập, Mesopotamia và Hy-Lạp. Không còn cần nêu câu hỏi xem các nền văn minh cũ của Cận Đông này đã chịu ảnh hưởng thế nào bởi nền văn minh Islam. Thật vậy, nền văn minh Islam là nền văn minh duy nhất đã thay đổi hướng tiến sau khi tiếp xúc với các nền văn minh kia. Nền văn minh thế giới đang chế ngự hoàn cầu ngày nay là kết quả ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn minh Cận Đông cổ và nền văn minh Islam.

Các vùng lòng chảo Địa Trung Hải và Viễn Đông

Các nền văn minh trải dài từ nhiều năm qua trên các bờ Địa Trung Hải hoặc sát cạnh bên tại Ai-Cập, Mesopotamia và Hy-Lạp đều đã đạt đỉnh cao thành quả đáng cho ta khâm phục ngày hôm nay dù là trong lãnh vực khoa học, công nghiệp, nông nghiệp, mậu dịch, chiến tranh hay bất cứ hoạt động nào khác của con người. Nguyên động lực đã mang sức mạnh đến cho các nền văn minh này chính là tôn giáo. Quả thật, các hình tượng của các nguyên động lực này đã thay đổi từ thuyết ba ngôi của Ai-Cập cổ đại thể hiện trong huyền thoại Osiris, Isis và Horus và tiêu biểu cho tính liên tục của cuộc sống trong cái chết và phục sinh và tính trường cửu thông qua sinh sản, cho đến đạo Đa thần Hellas được nói lên trong các biểu hiện cảm quan về Chân, Thiện và Mỹ. Thực sự là đã có thay đổi trong các thời kỳ nối tiếp suy tàn và tan rã đến mức độ mà các biểu hiện cảm quan Hellas trở thành thô thiển. Không nói đến các biến thể này, tôn giáo vẫn còn là nguồn gốc hình thành định mạng thế giới. Trong thời đại chúng ta, tôn giáo vẫn đóng vai trò đó. Nền văn minh hiện hữu, mặc dầu một đôi khi đối nghịch lại với tôn giáo hoặc tìm cách vứt bỏ và xa lánh tôn giáo. Mặt khác, tôn giáo vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nền văn minh của chúng ta và có lẽ một ngày nào đó còn có thể ngay cả đồng hóa nó nữa.

Trong môi trường mà nền văn minh từ hàng ngàn năm qua đã dựa trên nền tảng tôn giáo, có ba tôn giáo nổi danh thế giới đã vươn lên. Tại Ai-Cập, đã xuất hiện Nabi (Thiên sứ) Musa (Moise) nguyên đã được nuôi dưỡng và đưa vào khuôn khổ nền nếp kỷ luật trong nhà của Pharaoh, được dạy dỗ trong tính duy nhất của Thượng Đế và được giới tu học Pharaoh chỉ dạy về các bí ẩn của vũ trụ. Đến khi Thượng Đế cho phép Nabi Musa (A) công bố đạo cho người dân, thì Pharaoh cũng vừa tuyên bố với họ: « Ta là thượng đế tối cao của các ngươi » (Qur’an 79/24). Nabi Musa (A) đã đấu tranh chống Pharaoh và giới thống trị của ông ta, cho đến cuối cùng đã phải cùng với con cháu Israel  di cư sang đất Palestine.

Tại Palestine, đã xuất hiện Nabi Isa (Giê-Su) là tinh thần và tiếng nói của Thượng Đế, được ban cho Maryam (Maria). Khi Thượng Đế nâng Nabi Isa (A) lên đến Thượng Đế, các môn đệ đã truyền đạo của Nabi và trong quá trình đã gặp phải thành kiến và sự chống đối mãnh liệt nhất, khi Thượng Đế cho phép đạo Islam được truyền bá, Hoàng đế La-Mã lúc đó đang ngự trị thế giới, đã cải nhập vào đạo và niềm tin mới. Đế quốc La-Mã noi theo và đạo của Giê-Su lan rộng cả Ai-Cập, Syria và Hy-Lạp. Từ Ai-Cập, lan truyền sang Abyssinia và tiếp tục phát triển qua các thế kỷ. Nhưng ai tìm kiếm sự che chở và tình thân thiết của La-Mã thì đều đã gia nhập hàng ngũ đức tin mới.

Đạo Thiên Chúa và Đạo Zoroastrian

Đối diện với đạo Thiên chúa phát triển do bởi ảnh hưởng và quyền lực La-Mã, tôn giáo của Ba Tư đứng vững nhờ sự yểm trợ của quyền lực tinh thần của Ấn Độ và Viễn Đông. Nền văn minh của Ai-Cập mở rộng đến Phoenesia và nền văn minh Mesopotomia, từ nhiều thời kỳ qua đã ngăn cách Đông và Tây và ngăn ngừa mọi đương đầu nghiêm trọng trong ý thức hệ và nền văn minh của họ. Ai-Cập và Phoenesia đi vào đạo Thiên Chúa đã hủy bỏ rào cản này và đưa đạo Thiên Chúa của phương Tây và đạo Zoroastrian của phương Đông vào tình trạng mặt đối mặt với nhau.

Qua nhiều thế kỷ, Đông và Tây đối đầu với nhau mà không xen lẫn đạo của nhau. Mỗi bên đều mang mối e sợ đạo của bên kia mang đến một rào cản tinh thần đến thay thế rào cản cũ đã do các nền văn minh Cận Đông cổ xưa cung ứng. Do đó, mỗi bên đã bị buộc phải hướng sự phát triển tôn giáo trong lãnh địa của riêng mình, cách xa lãnh thổ của bên kia. Mặc dầu có đánh nhau nhiều trận, mỗi bên đều đã dốc hết toàn lực của mình và vẫn không có khả năng đối đầu với bên kia trên bình diện tôn giáo hoặc văn minh. Mặc dầu Ba Tư đã xâm chiếm và cai trị Syria, Ai-Cập và sáp cận Byzantium, các vị vua đã không bao giờ nghĩ đến việc mỡ mang tôn giáo hoặc cải đạo người Thiên Chúa. Trái ngược lại, kẻ xâm lăng đã tôn trọng đạo giáo của người bị trị và giúp đỡ họ trùng tu đền miếu mà chiến tranh đã tàn phá. Họ đã ban cấp quyền tự do lưu giữ các lễ nghi tôn giáo của họ. Quan trọng hơn hết trong tác động vào đạo giáo thuộc dân là việc người Ba Tư tịch thâu “Cây Thánh Giá” và mang về cất giữ ở Ba Tư. Khi tình thế đã thay đổi, người Byzantines thắng trận, họ đã lấy lại “Cây Thánh Giá” này. Vì vậy, sự xâm chiếm tinh thần của phương Tây đã được giới hạn ở phương Tây, và bên Đông thì giới hạn ở phương Đông. Rào cản tinh thần đã ngăn cách họ một cách rõ rệt cũng như rào cản văn minh địa lý vậy. Về phương diện tinh thần, cả hai con đường ngang bằng nhau và tính ngang bằng này ngăn ngừa mọi va chạm giữa họ.

Byzantium, Thừa kế của La-Mã

Tình trạng này vẫn không thay đổi đáng kể cho đến thế kỷ thứ sáu công nguyên. Trong khi đó, sự cạnh tranh giữa phương Đông và các vương quốc La-Mã phương Tây đã gia tăng cường độ. La-Mã, nguyên đã thống trị phương Tây cho đến nước Gaule (Pháp cổ) và nước Anh qua nhiều thế hệ và đã ngạo nghễ quay nhìn lại thời đại của Julius Ceasar, đã bắt đầu lần hồi đánh mất vinh quang của mình. Nên vinh quang của Byzantium đã gia tăng và sau khi quyền lực La-Mã bị tan rã, tiếp theo các trận đột kích của người Vandal và ngay cả thành La-Mã đã bị chiếm đóng, Byzantium trên thực tế là thừa tự duy nhất còn lại của Thế giới La-Mã bao la rộng. Hẳn nhiên, các diễn biến này đã tác động đến đạo Thiên Chúa, nguyên đã vươn lên trong lòng của La-Mã, nơi mà các tín đồ của Giê-Su đã thống khó trong nạn chuyên quyền.

Các hệ phái của đạo Thiên Chúa

Đạo Thiên Chúa đã bắt đầu phân chia thành các hệ phái khác nhau, và mối hệ phái đến phiên mình cũng lại bắt đầu tế phân thành các chi phái có những ý kiến khác nhau về tôn giáo cùng các nguyên lý và các nền tảng của nó. Do thiếu vắng các nguyên lý chung, đã nảy sinh các quan điểm bất đồng, các hệ phái trở thành đối kháng nhau. Tính lạc hậu tinh thần của họ đã biến các học thuyết đối chọi nhau thành những đối kháng cá nhân được bảo vệ bởi các thành kiến mù quáng và tính bảo thủ chết cứng. Một vài hệ phái còn đi đến chỗ phủ nhận Giê-Su có một thân xác khác hơn hình bóng thánh thần đã hiện ra trước con người. Các hệ phái khác đã xem bản thân và linh hồn của Giê-Su có quan hệ chặt chẽ với nhau đến mức chỉ có trí tưởng tượng sâu sắc nhất mới có thể nắm được đúng ý nghĩa của nó. Trong khi một vài hệ phái tôn thờ Maryam, thì hệ phái khác lại phủ nhận việc Maryam vẫn còn trinh sau khi Chúa ra đời. Do đó, các cuộc tranh cãi đã chia rẽ tín đồ của Giê-Su, gây nên tan rã và suy thoái trong các quốc gia và thời đại. Thực sự, đây là các tranh cãi bằng miệng xuất phát từ việc gán cho các từ ngữ những ý nghĩa bí ẩn và riêng tư thoát khỏi các liên quan theo lập luận thông thường, chống lại lý trí và chỉ được dung nạp bởi ngụy biện hão huyền.

Một tu sĩ của Nhà Thờ đã viết mô tả tình trạng ngày đó như sau: “Thành phố và các vùng phụ cận tràn ngập tranh luận – tại chợ, trong cửa hàng may mặc, tiệm đổi tiền, quán hàng trái cây… Bạn hỏi đổi một nén vàng với người đổi tiền thì bạn sẽ được hỏi trong con người của Giê-Su cái gì đã được tạo ra và cái gì không được tạo ra. Bạn ghé qua tiệm bánh để mua một ổ bánh mì và hỏi giá tiền thì sẽ được người bán bánh trả lời: ‘Bạn có đồng ý ngôi Đức Chúa Cha vĩ đại hơn ngôi Đức Chúa Con và ngôi Đức Chúa Con lệ thuộc vào ngôi Đức Chúa Cha hay không?’ Bạn hỏi người hầu của bạn xem nước lạnh hay ấm để tắm thì người hầu của bạn sẽ trả lời: ‘Đức Chúa Con đã được tạo nên từ không có gì cả.’”

Sự suy tàn đã giăng xuống đạo Thiên Chúa, khiến chia cắt thành các hệ phái và phe nhóm đã không lay chuyển các nền tảng chính trị của Đế Quốc La-Mã. Đế Quốc vẫn mạnh và đan chen chặt chẽ trong khi các hệ phái tranh cãi về các quan điểm bất đồng giữa họ với nhau và với các hội đồng thỉnh thoảng được lôi vào để giúp giải quyết. Trong một thời gian khá lâu, không có hệ phái nào đủ mạnh để bắt buộc các hệ phái kia thỏa hiệp. Đế Quốc đã bảo vệ họ tất cả và ban cấp cho họ tự do biện luận với nhau về các chủ thuyết của họ, một biện pháp nguyên đã tăng cường quyền lực dân sự của Đế Quốc mà không làm giảm uy tín của tôn giáo. Mỗi hệ phái và phe nhóm tìm cách mua chuộc thiện cảm và sự khích lệ của Đế Quốc. Thật vậy, mỗi bên đều tự cho Hoàng Đế là ông chủ và là người bênh vực mình. Chính sự gắn bó chặt chẽ của Đế Quốc đã giúp đạo Thiên Chúa lan rộng đến tầm mức xa nhất của quyền lực Đế Quốc. Từ căn cứ địa ở Ai-Cập thuộc La-Mã, đạo Thiên Chúa do đó đã vươn ra đến Abyssinia độc lập và từ đó ra đến Hồng Hải là vùng đã được đầu tư quan trọng cũng như Địa Trung Hải. Cũng cùng tính gắn bó đế quốc đó đã làm cho đạo Thiên Chúa có thể chuyển dịch từ Syria và Palestine một khi đã cải nhập đạo cho người dân, để đến bộ tộc Ghasan và các bờ biển Euphrates kế cận. Nơi đó, đạo Thiên Chúa đã cải nhập đạo người Ả-Rập Hirah, Banu Lakhm và Banu Mundhir từ đó đã di dân khỏi sa mạc và lịch sử của họ đã được phân chia giữa độc lập và sự giám hộ của Ba Tư.

Sự suy tàn của đạo Zoroastrian

Tại Ba Tư, đạo Zoroastrian cũng chịu tác động của suy tàn. Mặc dầu việc tôn thờ thần lửa tiếp tục làm cho các hệ phái có một bề ngoài thống nhất, nền đạo và tín đồ đã bị phân mảnh chống đối lẫn nhau. Thoạt nhìn có vẻ không bị tác hại bởi sự tranh cãi bao quanh các sự nhân cách hóa và các ý nghĩa bên trong, cơ cấu chính trị đất đai vẫn vững mạnh. Mọi hệ phái đều tìm kiếm sự che chở của Hoàng Đế Ba Tư và vị Hoàng Đế này sẵn sàng ban cấp sự che chở đó, nhưng chỉ riêng để tăng cường quyền lực của họ và sử dụng phe này chống phái kia khi nào việc đó mang lợi ích chính trị cho họ hoặc khi nào để tránh một mơi đe dọa chính trị từ một hệ phái nhất định. Cả hai quyền lực, đạo Thiên Chúa và Zoroastrian, một bên Tây và một bên Đông, mỗi bên đều liên minh với một số quốc gia nhỏ hơn đặt dưới ảnh hưởng của mình, bao quanh bán đảo Ả-Rập vào đầu thế kỷ thứ sáu Tây lịch. Mỗi bên đều có những ý niệm riêng về chủ nghĩa thực dân và bành trướng. Ở mỗi bên, các tín đồ cố gắng nhiều để phổ biến đức tin và chủ nghỉa mà họ tin tưởng. Mặc dầu có sự kết nạp tín đồ như vậy, bán đảo Ả-Rập vẫn an toàn không bị xâm chiếm, ngoại trừ ở các vùng ven biên. Như một pháo đài vững mạnh, nó vẫn an toàn chống lại mọi mời gọi tôn giáo, dù là từ đạo Thiên Chúa hay Zoroastrian. Chỉ có một vài bộ tộc đã đáp ứng mời gọi, nhưng con số không đáng kể, một hiện tượng gây ngạc nhiên trong lịch sử. Để hiểu điều đó, ta cần nắm vững tình hình và tính chất xứ Ả-Rập và ảnh hưởng của thiên nhiên trên các cuộc sống, đạo lý và tư tưởng của người dân của nó.

(Xem tiếp phần hai)

Trích từ sách “Sự nghiệp Nabi Muhammad (saw)” của Tiến sỉ Muhammad Husayn Haykal do Dohamide Abu Talib dịch thuật.  

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG CLIPS VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG CLIPS VIDEO: "HÃY NGHĨ VỀ THỜI KHẮC BẤT...

Hỡi người Muslim! Cái chết là điều hiển nhiên của mỗi một con người. Việc phải nếm trải cái chết là quy luật mà Allah, Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, đã định cho con người và tất cả mọi sinh vật, không ai trong con người cũng như không một sinh vật nào trong tạo vật của Allah có thể tránh khỏi. Allah đã phán: "Mỗi linh hồn đều phải nếm cái chết." (Chương 3 – Ali ‘Imaran, câu 185).

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: “TRẦN GIAN LÀ NGỤC TÙ CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ ĐỨC TIN

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: “TRẦN GIAN LÀ NGỤC TÙ CỦA NHỮNG...

Trải nghiệm sống trên thế giới trần gian này, cuộc sống Dunya này, đối với mỗi người đều rất khác nhau. Và chúng ta, những người Muslim, thường cảm thấy không hài lòng với cuộc sống của mình khi nhận thấy rằng người khác đang tận hưởng những gì chúng ta không có. 

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NGUỒN GỐC CỦA SHIRK - CON NGƯỜI...

Nhân loại lúc ban đầu là một cộng đồng duy nhất theo Tawhid chân chính, tức là chỉ tôn thờ một mình Allah duy nhất và vâng phục mệnh lệnh của chỉ một mình Ngài. 

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NÊN ĐỒNG HÀNH VÀ YÊU THƯƠNG...

Thiên Sứ của Allah (saw) nói: “Hình ảnh về một người bạn đồng hành tốt và một người bạn đồng hành xấu giống như hình ảnh của một người mang xạ hương và một người thợ rèn. Người mang xạ hương sẽ biếu tặng nó cho ngươi hoặc ngươi sẽ mua nó từ anh ta và hoặc là ngươi sẽ ngửi thấy một mùi dễ chịu từ anh ta, và người thợ rèn khi thổi lửa sẽ làm cháy quần áo của ngươi hoặc ngươi sẽ ngửi thấy mùi hôi từ nơi anh ta.” (Albukhari, Muslim).

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "THẬN TRỌNG MA LỰC ĐỒNG TIỀN SẼ...

Sự cám dỗ của tiền bạc là một trong những cám dỗ lớn mà người Muslim đã và đang đối mặt, và sự cám dỗ của danh vọng cũng là một trong những cám dỗ lớn đã phá hủy nhiều luân lý, đạo đức của người Muslim. Đây là sự cám dỗ mà Thiên Sứ (saw) cao quí của chúng ta đã lo lắng trước đây...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "SÁU CÁCH GIÚP TĂNG BỔNG LỘC"

Thiên sứ (saw) nói: {Ngôi nhà có xướng đọc Qur’an trong đó được nhiều điều tốt, bổng lộc gia đình thêm dồi dào, Thiên Thần tham gia cùng họ và lũ Shaytan tháo chạy; và quả thật, ngôi nhà không có xướng đọc Qur’an trong đó khiến bổng lộc gia đình bị thu hẹp, điều tốt bị ít đi, Thiên Thần thì ngoãnh mặt và lũ Shaytan tham gia cùng họ.} (Abdur Razzaq).

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NGƯỜI NGHÈO ĐỪNG TỰ TI - NGƯỜI...

Giàu và nghèo, tài giỏi và kém cỏi, thông minh và khờ khạo, quyền uy và yếu thế, cao sang và thấp hèn, đông con và ít con cái hay không có con, tất cả đều là quy luật cân bằng trong cuộc sống ở thế giới Dunya mà Allah, Đấng Thông Thái, Đấng Toàn Tri, đã sắp đặt và an bài.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "TÔI LÀ MUSLIM"

Tôi là Muslim bởi tôn giáo của tôi là Islam, dạy tôi cần phải sống trên thế giới hiện tại này, và sau khi chết tôi sẽ chuyển đến một thế giới khác, một thế giới vĩnh cửu, trong đó nơi ở của con người sẽ là Thiên Đàng hoặc Hỏa Ngục. Và tôn giáo Islam đã ra lệnh cho tôi thực hiện những điều phải và nên làm; đồng thời cấm tôi những điều cần tránh và không nên...