PHÉP MÀU TRONG QUR'AN (Phần 2) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

PHÉP MÀU TRONG QUR'AN (Phần 2)

03.02.2009 20:57 - đã xem : 2995

D) Qur'an nói về bộ não.
Thượng đế phán trong Qur'an về một trong những người xấu không có đức tin đã cấm Thiên sứ Muhammad cầu nguyện ở Kaaba:
"Nhưng không! Nếu y (Abu Jahl) không chịu ngưng (phá rối) thì chắc chắn TA sẽ nắm chùm tóc trên trán (của y), một chùm tóc (của tên) láo khoét, tội lỗi." (Qur'an 96: 15-16)
Vì sao Qur'an mô tả phần trước của đầu là nói dối và gây tội lỗi? Vì sao Qur'an không nói rằng người đó nói dối và gây tội lỗi? Mối quan hệ giữa phần trước của đầu với nói dối và tội lỗi là gì?

 

Nếu chúng ta nhìn vào hộp sọ ở phía trước của đầu, chúng ta sẽ thấy vùng trán của bộ não (xem hình 12). Sinh lý học nói gì cho chúng ta biết về chức năng của vùng này? Một cuốn sách nhan đề "Bản chất của giải phẫu học và sinh lý học" của Seeley và cộng sự nói về vùng này: "Sự thúc đẩy và thấy trước để lên kế hoạch và bắt đầu các chuyển động xuất hiện trong phần trước của các thuỳ trước, vùng trán. Ðây là một vùng của vỏ não kết hợp..." (trang 410-411). Cuốn sách này cũng nói: "Về sự liên quan của nó tới sự thúc đẩy, vùng trán cũng được cho là trung tâm chức năng của sự gây gổ..." (trang 211).

Vì thế, vùng này của bộ não có trách nhiệm lên kế hoạch, thúc đẩy và bắt đầu một hành động tốt hay xấu và có trách nhiệm nói dối hay nói thật. Do đó nên mô tả phần trước của đầu là nói dối và gây lỗi khi ai đó nói dối hay phạm lỗi lầm, như Qur'an đã nói: "...một chùm tóc (của tên) láo khoét, tội lỗi".

Các nhà khoa học chỉ khám phá ra các chức năng này của vùng trán trong 60 năm trở lại đây, theo Giáo sư Kith L.Moore (Các phép mầu khoa học trong phần trước của đầu), Moore và cộng sự, trang 41).

E) Qur'an nói về biển và sông.

Khoa học hiện đại đã khám phá ra rằng tại những nơi hai biển gặp nhau, có một tấm chắn giữa chúng. Tấm chắn này chia hai biển nên mỗi biển có nhiệt độ, độ mặn và tỷ trọng riêng của nó. Ví dụ, nước biển Ðịa trung hải ấm, mặn và nhẹ hơn so với nước biển của Ðại tây dương. Khi nước biển Ðịa trung hải đi vào Ðại tây dương qua bãi cạn Gibraltar, nó chuyển động vài trăm kilomet vào Ðại tây dương với độ sâu 1000 m và với độ nóng, độ mặn và các đặc điểm tỷ trọng nhẹ hơn của nó. Nước biển Ðịa trung hải giữ trạng thái bền ở độ sâu này (xem hình 13).

Mặc dù có các con sóng lớn, các dòng chảy khoẻ và thuỷ triều trong những biển này, chúng vẫn không bị trộn lẫn hay vượt qua tấm chắn này.

Thiên kinh Qur'an đã nói rằng có một tấm chắn giữa hai biển khi chúng gặp nhau và chúng không xen vào nhau. Allah đã phán rằng:

"Và Ngài để cho hai biển nước (mặn và ngọt) tự do giao lưu. Giữa hai chúng có một tấm chắn (phân ranh) mà chúng không thể vượt qua được" (Qur'an, 55:19-20)

Nhưng khi Qur'an nói về vật chia cách giữa nước ngọt và nước mặn thì có nhắc tới sự tồn tại của "bức chắn tách biệt" với tấm chắn. Allah đã phán trong Qur'an:

"Và Ngài là Đấng đã cho hai biển nước tự do chảy: một loại với nước ngọt, dễ uống và loại kia với nước mặn, chát. Và Ngài dựng một bức chắn tách biệt hai dòng nước, không cho trộn lẫn với nhau" (Qur'an, 25:53)

Ai đó có thể đặt câu hỏi là tại sao kinh Qur’an lại đề cập đến sự phân chia khi nói về việc phân tách giữa nước ngọt và nước biển, mà lại không đề cập đến khi nói về sự phân chia giữa hai vùng biển?

Khoa học hiện đại đã tìm ra rằng tại vùng cửa sông, nơi mà nước ngọt và nước biển gặp nhau, điều kiện có vẻ hơi khác so với những gì phát hiện tại nơi hai vùng biển gặp nhau. Yếu tố phân biệt nước ngọt và nước biển ở khu vực cửa sông là vùng phân chia với sự gián đoạn về độ đậm đặc, phân tách giữa hai lớp nước.  Sự phân chia này (vùng phân chia) có độ mặn khác nhau từ nước ngọt và từ nước biển.

Thông tin này mới chỉ được khám phá gần đây với sự trợ giúp của những thiết bị tiên tiến để đo nhiệt độ, độ mặn, độ đậm đặc, độ hòa tan của ô-xy...  Mắt người không thấy được sự khác nhau giữa hai vùng biển khi chúng gặp nhau, đúng hơn là cả hai vùng biển này dường như là một với chúng ta. Tương tự như vậy, mắt người không phân biệt được sự phân chia giữa nước ngọt và nước biển ở khu vực cửa sông, cũng như vùng phân chia này.

F) Qur'an nói về Các biển sâu và Sóng ngầm.

Allah đã phán trong Qur'an: "Hoặc (tình trạng của y) giống như cái u tối dưới biển sâu không đáy. Y bị bao phủ phía trên bởi một lớp sóng, phía trên lớp sóng là một đám mây (đen), lớp u tối này chồng lên lớp u tối khác. Khi đưa tay ra, y không thấy nó được..." (Qur'an, 24:40).

Câu kinh này nói đến bóng tối tìm thấy trong các biển đại dương sâu thẳm, nơi mà nếu một người dang tay ra, anh ta không thể nhìn thấy nó. Bóng tối trong các biển và đại dương sâu thẳm được tìm thấy ở độ sâu khoảng 200 m hay sâu hơn. Tại độ sâu này, hầu như không có ánh sáng (xem hình 15). Dưới độ sâu 1000 m thì hoàn toàn không có ánh sáng (Các đại dương, Elder và Pernetta, trang 27). Loài người không thể lặn sâu hơn 40 m mà không có sự trợ giúp của tàu ngầm hay các dụng cụ đặc biệt. Loài người không thể sống trong phần tối sâu của các đại dương ngoài thiết bị trợ giúp, ví dụ như ở độ sâu 200 m.

Hình 15. Từ 3 đến 30% ánh sáng mặt trời được phản xạ ở bề mặt biển. Sau đó hầu hết tất cả 7 mầu của phổ ánh sáng được hấp phụ màu này sau màu kia trong 200 m đầu tiên, trừ màu xanh (Các đại dương, Elder và Pernetta, trang 27).

Các nhà khoa học vừa mới khám phá thấy bóng tối này bằng các dụng cụ đặc biệt và tàu ngầm, có thể giúp họ lặn sâu dưới đại dương.

Chúng ta cũng có thể hiểu từ câu: "... dưới biển sâu không đáy. Y bị bao phủ phía trên bởi một lớp sóng, phía trên lớp sóng là một đám mây (đen)...",? rằng lớp nước sâu của biển và đại dương được che phủ bởi các con sóng và trên các con sóng này là các con sóng khác. Rõ ràng là lớp sóng thứ hai là các con sóng mà chúng ta thấy trên mặt biển, vì câu kinh nói rằng trên lớp sóng thứ hai là mây. Nhưng con lớp sóng đầu tiên? Các nhà khoa học mới phát hiện thấy có các sóng ngầm "xuất hiện trên các bề mặt chung - bề mặt tỷ trọng giữa các lớp có tỷ trọng khác nhau" (xem hình 16) (Hải dương học, Gross, trang 205). Các sóng ngầm che phủ các lớp nước sâu của biển và đại dương vì các lớp nước sâu có tỷ trọng cao hơn các lớp nước bên trên. Các sóng ngầm hoạt động như sóng bề mặt. Chúng cũng có thể phá vỡ, như các sóng bề mặt. Các sóng ngầm không thể nhìn bằng mắt thường mà chỉ được phát hiện bằng nghiên cứu sự thay đổi về nhiệt độ và độ mặn ở một vị trí nhất định (Hải dương học, Gross, trang 205).

G) Qur'an nói về các đám mây

Các nhà khoa học đã nghiên cứu các loại mây và nhận thấy các đám mây đem mưa được hình thành và có hình dáng theo các hệ thống chính xác và các bước nhất định kết nối với các loại gió và mây nhất định.

Một loại mây đem mưa là mây tích mưa. Các nhà khí tượng học đã nghiên cứu các đám mây tích mưa được hình thành và tạo mưa, mưa đá và chớp như thế nào.

Họ đã thấy các đám mây tích mưa trải qua các bước sau để tạo mưa:

1) Các đám mây được gió thổi: các đám mây tích mưa được hình thành khi gió đẩy một số đám mây nhỏ (mây tích) tới một vùng nơi các đám mây này tập trung lại (xem hình 17 và 18).

Hình 17. Ảnh vệ tinh cho thấy các đám mây chuyển động về vùng tập trung B, C và D. Các mũi tên chỉ hướng gió (Sử dụng ảnh vệ tinh trong phân tích và dự báo thời tiết, Anderson và cộng sự, trang 188).

Hình 18. Các đám mây nhỏ (mây cumulus) chuyển động về một vùng tập trung gần đường nằm ngang, nơi chúng ta có thể thấy một đám mây tích mưa lớn (Mây và bão, Ludlam, plate 7.4.).

2) Hợp lại: sau đó các đám mây nhỏ hợp lại hình thành một đám mây lớn hơn (xem hình 18 và 19) (Khí quyển, Anthes và cộng sự, trang 268-269, và Các yếu tố của khí tượng, Miller và Thompson, trang 141).

Hình 19. (A) Các mảnh mây nhỏ riêng rẽ (mây cumulus). (B) khi các mảnh mây nhỏ hợp lại, các dòng khí đi lên bên trong đám mây lớn hơn tăng lên, do vậy đám mây được chồng cao lên. Các giọt nước được biểu thị bằng dấu chấm (Khí quyển, Anthes và cộng sự, trang 269).

3) Chồng lên nhau: khi các đám mây nhỏ hợp lại, các dòng khí đi lên bên trong đám mây lớn hơn tăng lên. Các dòng khí đi lên gần trung tâm đám mây mạnh hơn những cái gần rìa đám mây (vì chúng được bảo vệ khỏi tác dụng lạnh của các phần bên ngoài đám mây). Các các dòng khí đi lên này làm cho thân đám mây lớn lên chiều thẳng đứng, vì thế đám mây chồng lên cao (xem hình 19 (B), 20 và 21). Sự tăng chiều cao làm cho thân đám mây rơi vào vùng lạnh hơn của khí quyển, nơi các giọt nước và mưa đá co nhỏ và bắt đầu lớn hơn và lớn hơn. Khi các giọt nước và mưa đá này trở nên quá nặng cho dòng khí đi lên đỡ chúng thì chúng bắt đầu rơi xuống thành mưa, mưa đá (Khí quyển, Anthes và cộng sự, trang 269, và Các phần tử của Khí tượng học, Miller và Thompson, trang 141-142).

Hình 20. Một đám mây tích mưa. Sau khi mấy được chồng cao lên, mưa rơi xuống từ đây (Thời tiết và khí hậu, Bodin, trang 123).

Allah đã phán trong Qur'an:

"Há Ngươi không thấy việc Allah di chuyển các luồng mây rồi kết hợp chúng lại thành một khối lớn; sau đó Ngươi thấy nước (mưa) từ giữa đó rơi xuống hay sao? ..." (Qur'an, 24:43)

Các nhà khí tượng học mới chỉ biết những chi tiết về sự hình thành mây, cấu trúc và chức năng bằng các thiết bị hiện đại như máy bay, vệ tinh, máy tính, khinh khí cầu và các dụng cụ khác, để nghiên cứu gió và hướng gió, đo độ ẩm và sự thay đổi độ ẩm, để xác định các mức và sự thay đổi áp suất khí quyển. (Xem Ee'jaz al-Qur'an al-Kareem fee Wasf Anwa' al-Riyah, al-Sohob, al-Matar, Makky và cộng sự, trang 55).

Hình 21. Một đám mây tích mưa (A Colour Guide to Clouds, Scorer và Wexler, trang 23).

Câu trước, sau khi nói về các đám mây và mưa thì nhắc đến mưa đá và chớp:

"... Và Ngài ban từ trời xuống (mây to như) những qủa núi bên trong chứa mưa đá mà Ngài dùng để đánh kẻ nào Ngài muốn. Tia chớp của nó gần làm cho hoa mặt (mọi người)" (Qur'an, 24:43)

Các nhà khí tượng học tìm thấy các đám mây tích mưa này tạo ra mưa đá, đạt tới độ cao 25,000 tới 30,000 ft (7,5 tới 9 km), như các ngọn núi, như Qur'an đã nói: "Và Ngài ban từ trời xuống (mây to như) những qủa núi" (xem hình 21)

Những câu kinh này có thể đặt ra câu hỏi: Vì sao câu kinh nói "sấm sét của nó" khi nói đến mưa đá? Có phải điều này nghĩa là mưa đá là yếu tố chính tạo sấm sét? Hãy xem cuốn sách Meteorology Today (Khí tượng học ngày nay) nói gì về điều này: một đám mây trở nên tích điện khi mưa đá rơi qua một vùng trong đám mây chứa các giọt li ti siêu lạnh và tinh thể đá. Khi các giọt chất lỏng li ti đâm vào một hạt mưa đá, chúng đông lại khi gặp nhau và toả nhiệt. Nhiệt này giữa cho bề mặt hạt mưa đá ấm hơn bề mặt của các hạt tinh thể đá xung quanh. Khi hạt mưa đá tiếp xúc với một tinh thể đá, một hiện tượng quan trọng xảy ra: các điện tích chuyển động từ vật thể lạnh hơn sang vật thể ấm hơn. Sau đó, hạt mưa đá mang điện âm. Hiện tượng này cũng xảy ra khi các giọt li ti siêu lạnh tiếp xúc với một giọt mưa đá và các mảnh đá vỡ mang điện dương. Các hạt mang điện dương này sau đó được đưa lên phần trên của đám mây bởi dòng khí đi lên. Còn lại mưa đá mang điện âm rơi xuống dưới đám mây, do đó phần dưới đám mây mang điện âm. Sau đó các điện tích âm này phóng ra thành sét (Khí tượng học ngày nay, Ahrens, trang 437). Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng mưa đá là yếu tố chính tạo thành sét.

Thông tin về sét này mới được tìm ra gần đây thôi. Tới năm 1600, các quan điểm về khí tượng học của Aristotle nổi trội lên. Ví dụ, ông nói rằng khí quyển gồm có 2 loại hơi nước, ẩm và khô. Ông cũng nói rằng sấm là âm thanh của sự va chạm giữa hơi nước khô với các đám mây xung quanh và sét là do bắt lửa và cháy hơi nước khô với ngọn lửa mỏng và tắt dần. Ðây là một số quan điểm về khí tượng học nổi lên vào thời có mặc khải của Qur'an, cách đây mười bốn thế kỷ.

Fatiha chuyển ngữ từ trang www.islam-guide.com/truth

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BẤT KỂ HOÀN CẢNH THẾ NÀO HÃY BÁM LẤY ISLAM

BẤT KỂ HOÀN CẢNH THẾ NÀO HÃY BÁM LẤY ISLAM

Người Muslim cần giữ vững đức tin và kiên định với Islam cho đến hơi thở cuối cùng. Bất kỳ ai đã bị thay đổi bởi hoàn cảnh của cuộc sống, hoặc bị lay chuyển bởi những bất hạnh và bão tố, hoặc bởi ham muốn hoặc sợ hãi, và sau đó trượt chân trong đức tin của họ sau khi đã kiên định, họ thực sự là người cẩu thả và mất mát.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: “CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN THIÊN ĐÀNG & HỎA NGỤC

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: “CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN THIÊN ĐÀNG...

Imam Al-Bukhari đã ghi trong bộ Hadith của ‘Abdullah bin Mas’ud (R) là Thiên sứ Muhammad (saw) có nói rằng Thiên Đàng không ở xa bất cứ ai trong chúng ta, mà rất gần như thể khoảng cách của hai chiếc dép mà ta mang dưới chân vậy; và Hoả Ngục cũng gần chúng ta tương tự.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BỐN DẤU HIỆU CỦA MỘT NGƯỜI...

Tôn giáo Islam là phải phục tùng Allah một cách hoàn toàn. Vì vậy, một tín đồ Muslim muốn được sự cứu rỗi nơi Allah thì phải hoàn toàn vâng lời và phục tùng Ngài. Nhưng làm sao một người có thể biết mình đã hoàn toàn phục tùng và vâng lời Allah?  Có bốn dấu hiệu cho thấy một người thực sự phục tùng và vâng lời Allah một cách hoàn toàn:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁ TRỊ CỦA LÒNG BIẾT ƠN"

Mỗi ngày khi chúng ta mở mắt ra, điều quan trọng nhất chính là chúng ta phải biết ơn Allah vì những điều mình đang có. Biết ơn là một thái độ cảm kích và trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà Allah đã ban cho. Chúng ta hãy biết ơn Allah vì Ngài ban cho chúng ta đang có một cuộc sống bình yên, đủ đầy và ổn định.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "5 YẾU TỐ THIẾT YẾU CỦA MỖI...

1/ Tôn giáo. 2/ Sinh mạng. 3/ Giống nòi. 4/ Tài sản. 5/ Trí tuệ đây là 5 yếu tố thiết yếu của nười Muslim trong sự bảo vệ của Islam...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH TẠO RA THẾ GIỚI VÀ NGÀI CHĂM...

Những người Muslim không hề nghi ngờ về sự tồn tại của Allah, họ tin Ngài thực sự là Đấng Tạo Hóa và là Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật trong đó có con người. Tuy nhiên ngoài những người Muslim, có rất nhiều người còn nghi ngờ về sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa, thậm chí là  phủ nhận sự thật này, đó là những người vô đức tin, đặc biệt là những người đi theo chủ nghĩa vô thần.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "SÁM HỐI & NHẪN NẠI CẦU XIN ALLAH"

Ông Al Agro Al Musny (R) nói: “Mỗi lần Thiên sứ (saw) cảm thấy không thoải mái trong lòng là Người thường cầu xin sự sám hối hay Istagfar từ Allah đến hơn một trăm lần trong một ngày”, mặc dù Thiên sứ (saw) của chúng ta đã được Allah hứa tha thứ cho Người rồi vậy mà Người vẫn luôn sám hối cầu xin sự tha thứ của Allah. 

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "QURAN CÓ PHẢI LÀ LỜI PHÁN CỦA...

Nếu ai đó nói: Điều gì khẳng định cho tôi biết rằng đó là lời phán của Allah chứ không phải lời của con người? Câu trả lời cho việc này gồm năm bằng chứng mà đối với một người khách quan và lí trí lành mạnh không thể nào phủ nhận rằng Kinh Qur’an là lời phán của Allah Tối Cao...