Giáo sĩ Do Thái bắt buộc đàn ông Do Thái phải có con để tăng dân số. Cùng lúc đó, họ không dấu diếm việc ưa thích bé trai hơn: "Thật tốt cho những ai có con trai nhưng thật tồi nếu có con gái", "khi đứa bé trai được sinh ra, tất cả đều vui mừng… khi đứa bé gái được sinh ra tất cả đều đau buồn", và "khi bé trai chào đời, hoà bình đến với thế giới… khi bé gái chào đời, chẳng có gì đến cả."
Thực tế, quan điểm khác nhau giữa Cựu ước và Qur’an về phụ nữ bắt đầu ngay sau khi phụ nữ được sinh ra. Ví dụ, Cựu ước nói rằng thời kỳ ô uế của người đàn bà nếu sinh con gái thì dài gấp hai so với sinh con trai (Lev. 12:2-5).
Cựu ước Catholic nói dứt khoát rằng: “Việc sinh con gái là một mất mát” (Ecclesiasticus 22:3). Đối ngược với các câu gây sốc trên, đàn ông nhận được lời ca ngợi đặc biệt: "Một người đàn ông giáo dục con trai mình sẽ là sự ghen tị của kẻ thù của anh ta” (Ecclesiasticus 30:3)
Giáo sĩ Do Thái bắt buộc đàn ông Do Thái phải có con để tăng dân số. Cùng lúc đó, họ không dấu diếm việc ưa thích bé trai hơn: "Thật tốt cho những ai có con trai nhưng thật tồi nếu có con gái", "khi đứa bé trai được sinh ra, tất cả đều vui mừng… khi đứa bé gái được sinh ra tất cả đều đau buồn", và "khi bé trai chào đời, hoà bình đến với thế giới… khi bé gái chào đời, chẳng có gì đến cả." [7]
Con gái bị coi là một gánh nặng vất vả, sẽ gây hổ thẹn cho người cha: "Con gái của ngươi ương ngạnh? Hãy giám sát cẩn thận để cô ta không làm cho ngươi trở thành trò cười của kẻ thù, câu chuyện của thành phố, chủ đề của chuyện tầm phào tầm thường, và đặt ngươi vào cảnh xấu hổ công khai” (Ecclesiasticus 42:11).
"Giữ người con gái ương ngạnh dưới sự kiểm soát chắc chắn, nếu không cô ta sẽ lạm dụng bất kỳ sự xá tội nào mà cô ta nhận được. Hãy theo dõi nghiêm ngặt đôi mắt trơ tráo của cô ta, đừng ngạc nhiên nếu cô ta làm ngươi hổ thẹn" (Ecclesiasticus 26:10-11).
Điều này rất giống quan niệm đối xử với con gái như nguồn gốc gây hổ thẹn dẫn tới việc người ngoại giáo Ả Rập thời tiền Islam đã có hủ tục giết trẻ sơ sinh gái.
Qur’an cực lực chỉ trích hủ tục cực kỳ tàn ác này: Phải nói rằng tội phạm độc ác này đã có thể không dừng lại ở Arab, nó không dành cho sức mạnh của các từ ngữ nghiêm khắc mà Qur’an đã dùng để chỉ trích hủ tục này (16:59, 43:17, 81:8-9). Hơn nữa, Qur’an không phân biệt giữa bé trai và bé gái. Ngược lại với Kinh sách, Qur’an coi sự ra đời của bé gái là một món quà và ân huệ từ Thượng Đế, giống như sự ra đời của bé trai.
" وَإِذَا بُشِّرَ أَحَدُهُمْ بِالأُنثَى ظَلَّ وَجْهُهُ مُسْوَدّاً وَهُوَ كَظِيمٌ. يَتَوَارَى مِنَ الْقَوْمِ مِن سُوءِ مَا بُشِّرَ بِهِ أَيُمْسِكُهُ عَلَى هُونٍ أَمْ يَدُسُّهُ فِي التُّرَابِ أَلاَ سَاء مَا يَحْكُمُونَ" (النحل:58- 59)
“Y nhục nhã lẩn trốn thiên hạ vì hung tin vừa mới nhận. Y phải giữ nó (đứa bé gái) lại trong tủi nhục hay phải chôn sống nó dưới đất? Ôi xót xa thay điều mà y quyết định.” (Quran 16:58-59).
Qur’an thậm chí nhắc đến món quà của sự ra đời bé gái đầu tiên:
لِلَّهِ مُلْكُ السَّمَاوَاتِ وَالْأَرْضِ يَخْلُقُ مَا يَشَاءُ يَهَبُ لِمَنْ يَشَاءُ إِنَاثاً وَيَهَبُ لِمَن يَشَاءُ الذُّكُورَ (الشورى: 49)
“Allah nắm quyền thống trị các tầng trời và trái đất. Ngài tạo hoá vật gì Ngài muốn. Ngài ban con gái cho người nào Ngài muốn và con trai cho người nào Ngài muốn”. (Qur’an 42:49)
Để xóa bỏ mọi vết tích của nạn giết trẻ gái ở xã hội Muslim thời tiền Islam, Nabi Muhammad (saw) hứa với những người được ban ân huệ có con gái phần thưởng lớn nếu họ nuôi nấng chúng một cách tốt đẹp:
"Người nào nuôi dưỡng con gái và đối xử rộng lượng với chúng, họ sẽ được bảo vệ khỏi Lửa Hoả Ngục”. (Al Bukhari và Muslim).
"Ai nuôi dưỡng hai con gái đến khi chúng trưởng thành thì Ngày Phán xử cuối cùng đến, Tôi và anh ta như thế này” và Ông đan các ngón tay lại với nhau”. (Muslim)
Sự khác nhau giữa Tân Ước và Qur’an về khái niệm phụ nữ không chỉ giới hạn ở trẻ gái mới sinh mà vượt xa hơn thế. Hãy so sánh mối liên quan giữa Luật Islam và Kinh Tân Ước về việc một phụ nữ muốn học hỏi tôn giáo của mình. Nguyên lý căn bản của Do Thái giáo là kinh Tân Ước, theo Talmud, "phụ nữ không bắt buộc học kinh Tân Ước". Một số giáo sĩ Do Thái tuyên bố chắc chắn “Thà đốt kinh Tân Ước còn hơn là dạy cho phụ nữ”, và “Quả thật là không bắt buột cho người đàn ông dạy cho con gái mình kinh Tân Ước.” [8]
Quan điểm của St. Paul trong kinh Tân ước trong thời hiện đại không mấy sáng sủa hơn: “Hãy làm như trong cả Hội thánh của các thánh đồ, đàn bà phải nín lặng trong nhà thờ. Họ không được phép nói, nhưng phải phục tùng như luật pháp dạy. Nếu họ muốn học khôn điều gì, thì mỗi người trong đám họ phải hỏi chồng mình ở nhà; bởi vì đàn bà nói trong nhà thờ là đáng hổ thẹn” (I Corinthians 14:34-35).
Làm sao phụ nữ học được nếu họ không được phép nói? Làm sao phụ nữ phát triển trí tuệ nếu họ bị buộc ở trạng thái hoàn toàn tuân lệnh? Làm sao cô ấy mở rộng tầm nhìn nếu nguồn thông tin duy nhất là chồng ở nhà?
Giờ đây để công bằng, chúng ta nên hỏi: vị trí trong Qur’an có khác gì không? Một câu chuyện ngắn được kể trong Qur’an kết luận vị trí của nó một cách súc tích. Khawlah là một phụ nữ muslim, ông chồng Aws của cô ấy đã nói trong lúc giận dữ: "Nàng với tôi như cái lưng của mẹ tôi". Người Ả Rập ngoại đạo coi câu này có nghĩa là li dị, giải phóng người chồng khỏi bất kỳ trách nhiệm vợ chồng nhưng không để cho người vợ tự do rời bỏ nhà chồng hay cưới người đàn ông khác. Nghe được những lời này từ chồng mình, Khawlah rơi vào tình trạng đau khổ. Cô đi thẳng tới nhà Nabi (saw) để kiện. Nabi (saw) cho ý kiến là cô ta nên kiên nhẫn vì dường như không có cách giải quyết. Khawla vẫn tranh cãi với Nabi (saw) trong sự cố gắng giữ gìn cuộc hôn nhân bị ngưng lại. Một thời gian ngắn sau, Qur’an can thiệp vào; Lời yêu cầu của Khawla được chấp nhận. Câu kinh thiêng liêng đã huỷ bỏ phong tục bất hợp lý này. Một chương của Qur’an có tên "Almujadilah" hay "Người Phụ nữ Khiếu Nại" được đặt tên sau sự việc này:
" قَدْ سَمِعَ اللَّهُ قَوْلَ الَّتِي تُجَادِلُكَ فِي زَوْجِهَا وَتَشْتَكِي إِلَى اللَّهِ وَاللَّهُ يَسْمَعُ تَحَاوُرَكُمَا إِنَّ اللَّهَ سَمِيعٌ بَصِيرٌ (المجادلة: 1)
“Chắc chắn Allah đã nghe lời nói của người phụ nữ (tên Khaula bint Tha’laba) đã khiếu nại với Người (Muhammad) về việc người chồng của bà (tên Aus bin As-Samit) và than thở với Allah; và Allah nghe lời đối thoại giữa hai người (Muhammad và bà). Quả thật, Allah Hằng Nghe và Hằng Thấy (mọi việc).” (Qur’an 58:1)
Người phụ nữ theo quan niệm của Qur’an có quyền tranh cãi thậm chí với bản thân Nabi (saw). Không ai có quyền chỉ thị cho cô ta giữ im lặng. Cô ta không buộc phải coi chồng mình là nguồn tham khảo duy nhất cho các vấn đề luật và tôn giáo
Luật và các quy định của Do Thái coi người phụ nữ khi có kinh nguyệt cực kỳ hạn chế. Kinh Cựu ước coi bất kỳ phụ nữ nào đang có kinh nguyệt là không trong sạch và tội lỗi. Hơn nữa, sự không trong sạch của cô ta còn "gây nhiễm" cho cả người khác. Bất cứ ai hay cái gì cô ta chạm vào đều trở nên không sạch trong một ngày: "Khi nào một người nữ có kinh nguyệt, phải chịu ô uế trong 7 ngày, hễ ai đụng đến người, sẽ bị ô uế đến chiều tối. Phàm vật gì người nằm hay ngồi trên trong lúc mình không sạch, sẽ bị ô uế. Ai đụng đến giường người, phải giặt quần áo mình, tắm trong nước, và bị ô uế đến chiều tối. Ai động đến vật gì người đã ngồi trên, phải giặt quần áo mình, tắm trong nước, và bị ô uế đến chiều tối. Nếu có vật gì nơi giường, hoặc trên đồ người ngồi, hễ ai đụng đến, sẽ bị ô uế đến chiều tối." (Lev. 15:19-23)
Do bản chất "ô nhiễm", phụ nữ có kinh thỉnh thoảng bị "trục xuất" để tránh khả năng tiếp xúc với cô ta. Cô ta được gửi đến một nhà đặc biệt gọi là "nhà bẩn" trong thời gian cô ta không sạch [9]. Talmud coi phụ nữ có kinh là "tai hoạ" thậm chí khi không tiếp xúc: “Nếu một phụ nữ có kinh nguyệt đi qua hai người đàn ông, nếu khi đó là lúc cô ta mới có kinh thì một trong hai người sẽ chết, nguyên nhân do từ cô ta, và nếu cô ta sắp hết kinh nguyệt thì cô ta sẽ gây ra sự xung đột giữa họ” (bPes. 111a.)
Hơn thế nữa, chồng của phụ nữ có kinh bị cấm vào giáo đường Do Thái nếu anh ta bị vợ làm cho không trong sạch thậm chí chỉ là do hạt bụi dưới chân cô ấy. Một linh mục (thầy tu) có vợ, con gái hay mẹ đang trong kỳ kinh không thể đọc kinh ở thánh đường [10]. Dĩ nhiên nhiều phụ nữ Do Thái vẫn nói về kinh nguyệt như "sự nguyền rủa" [11].
Islam không coi phụ nữ có kinh mang bất kỳ một loại "không trong sạch truyền nhiễm" nào. Cô ta không phải loại "không thể chạm vào được" hay "bị nguyền rủa". Cô ta vẫn sống cuộc sống bình thường chỉ với một hạn chế: cặp vợ chồng không được phép quan hệ tình dục trong thời gian vợ có kinh. Bất kỳ sự tiếp xúc nào khác giữa hai vợ chồng đều được phép. Phụ nữ có kinh được miễn một số nghi thức như cầu nguyện hàng ngày và nhịn chay trong chu kỳ của mình.
Một vấn đề nữa mà Qur’an và Kinh Sách không đồng tình với nhau là vấn đề phụ nữ làm chứng. Đúng là Qur’an đã chỉ thị cho các tín đồ giải quyết các giao dịch tài chính cần 2 nhân chứng nam hoặc một nhân chứng nam và hai nhân chứng nữ:
" وَاسْتَشْهِدُواْ شَهِيدَيْنِ من رِّجَالِكُمْ فَإِن لَّمْ يَكُونَا رَجُلَيْنِ فَرَجُلٌ وَامْرَأَتَانِ مِمَّن تَرْضَوْنَ مِنَ الشُّهَدَاء أَن تَضِلَّ إْحْدَاهُمَا فَتُذَكِّرَ إِحْدَاهُمَا الأُخْرَى (البقرة: 282)
“ Và hãy gọi hai người đàng ông của các ngươi đến làm chứng; nhưng nếu không có hai người đàn ông thì chọn một người đàn ông và hai người đàn bà của các ngươi đến làm chứng” (Qur’an 2:282).
Tuy nhiên đúng là Qur’an trong các tình thế khác chấp nhận lời khai của phụ nữ như lời khai của nam giới. Trong thực tế, lời khai của phụ nữ có thể thậm chí làm mất hiệu lực lời khai của nam giới. Nếu người đàn ông buộc tội vợ mình không trong trắng, theo Qur’an anh ta được yêu cầu thề trang nghiêm 5 lần như là bằng chứng cho lỗi của vợ như anh ta nói. Nếu người vợ từ chối và thề tương tự 5 lần thì cô ta không bị coi là có tội và trong trường hợp khác thì hôn nhân bị huỷ bỏ. Allah phán:
وَالَّذِينَ يَرْمُونَ أَزْوَاجَهُمْ وَلَمْ يَكُن لَّهُمْ شُهَدَاء إِلَّا أَنفُسُهُمْ فَشَهَادَةُ أَحَدِهِمْ أَرْبَعُ شَهَادَاتٍ بِاللَّهِ إِنَّهُ لَمِنَ الصَّادِقِينَ ، وَالْخَامِسَةُ أَنَّ لَعْنَتَ اللَّهِ عَلَيْهِ إِن كَانَ مِنَ الْكَاذِبِينَ وَيَدْرَأُ ، عَنْهَا الْعَذَابَ أَنْ تَشْهَدَ أَرْبَعَ شَهَادَاتٍ بِاللَّهِ إِنَّهُ لَمِنَ الْكَاذِبِينَ ، وَالْخَامِسَةَ أَنَّ غَضَبَ اللَّهِ عَلَيْهَا إِن كَانَ مِنَ الصَّادِقِينَ ، وَلَوْلَا فَضْلُ اللَّهِ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَتُهُ وَأَنَّ اللَّهَ تَوَّابٌ حَكِيمٌ ، إِنَّ الَّذِينَ جَاؤُوا بِالْإِفْكِ عُصْبَةٌ مِّنكُمْ لَا تَحْسَبُوهُ شَرّاً لَّكُم بَلْ هُوَ خَيْرٌ لَّكُمْ لِكُلِّ امْرِئٍ مِّنْهُم مَّا اكْتَسَبَ مِنَ الْإِثْمِ وَالَّذِي تَوَلَّى كِبْرَهُ مِنْهُمْ لَهُ عَذَابٌ عَظِيمٌ (النور:6- 11)
(Kinh Qur’an (24:6-11).
Mặt khác, phụ nữ không được quyền làm chứng trong xã hội Do Thái cũ. [12] Giáo sĩ coi sự không thể làm chứng của phụ nữ là một trong 9 điều nguyền rủa mà tất cả phụ nữ phải chịu đựng vì Fall (xem phần "Di sản của Eve"). Phụ nữ Israel hôm nay không được phép đưa ra bằng chứng tại toà Do Thái. [13] Giáo sĩ thanh minh vì sao phụ nữ không thể làm chứng bằng trích dẫn Genesis 18:9-16, cho rằng Sarah - vợ của Ibrahim đã nói dối. Các giáo sĩ dùng sự việc này làm bằng chứng cho việc phụ nữ không đủ tư cách làm nhân chứng. Ở đây cần chú ý là câu chuyện được kể lại trong Genesis 18:9-16 đã được nhắc tới hơn 1 lần trong Qur’an mà không hề có điểm nào Sara nói dối (Qur’an 11:69-74, 51:24-30).
Ở phương Tây Thiên Chúa giáo, cả luật giáo hội và luật dân sự ngăn cấm phụ nữ làm chứng cho đến tận cuối thế kỷ trước. [14]. Theo Kinh sách, nếu đàn ông buộc tội vợ không trong sạch, lời khai của vợ sẽ không được xem xét. Người vợ bị buộc tội thì phải chịu thử thách. Trong thử thách này, người vợ đối mặt với một nghi thức phức tạp và nhục nhã mà được cho là chứng minh cô ta có tội hay vô tội (Num. 5:11-31). Nếu thấy cô ấy có tội sau sự thử này, cô ta sẽ bị xử tử hình. Nếu thấy cô ta vô tội, người chồng sẽ không bị phạt vì hành vi sai trái đối với vợ.
Bên cạnh đó, nếu người đàn ông lấy vợ và sau đó buộc tội cô ấy không trinh trắng, lời khai của cô ấy sẽ không được tính đến. Cha mẹ cô ấy phải mang đến bằng chứng về sự trinh trắng của cô trước những người cao tuổi trong làng. Nếu cha mẹ không thể chứng minh sự vô tội của con gái mình, cô ta sẽ bị ném đá đến chết trước nhà của người cha. Nếu cha mẹ chứng minh được sự vô tội của cô ấy, người chồng sẽ chỉ bị phạt 100 đồng tiền bạc và anh ta không thể li dị vợ cho đến khi chết:
“Khi một người nam đã cưới vợ, ăn ở cùng nàng, rồi sau lại ghét đi, phao cho những chuyện khiến nàng mất danh giá, và gièm pha nàng, mà rằng: ‘Tôi có lấy cô ấy, khi đã đến gần, thấy không còn trinh’, bây giờ cha mẹ cô sẽ lấy và bày ra những bằng chứng cô ấy còn trinh trước mặt các trưởng lão thành phố đó. Cha cô ấy sẽ nói với các trưởng lão rằng: ‘Tôi có gả con gái cho người này làm vợ, mà người lại ghét nó. Này người phao những chuyện gây cho nó mất danh giá, mà rằng: Tôi không thấy con gái ông còn trinh. Và đây là bằng chứng về trình tiết của con gái tôi. Rồi cha mẹ sẽ trải áo-xống nàng trước mặt các trưởng lão của thành đó. Bấy giờ các trưởng lão thành đó sẽ bắt người chồng mà đánh phạt, và bởi vì có gièm pha một người đồng trinh của Israel, nên sẽ phạt người 100 đồng tiền bạc và trao cho cha cô gái. Nàng sẽ tiếp tục làm vợ người, và người chẳng phép đuổi nàng đi ngày nào người còn sống. Nhưng nếu chuyện người nói là thật, nàng không còn trinh, thì các trưởng lão phải dẫn nàng ra đến cửa nhà cha nàng, và đàn ông của thành sẽ ném đá cho nàng chết, vì nàng có phạm tội gian ác tại Israel, mà hành dâm trong nhà cha mình. Ấy, ngươi sẽ làm trong sạch khỏi cái ác trong số các ngươi.” (Deuteronomy 22:13-21)
(Còn tiếp)
Dr. Sherif Abdel Azeem – Trường ĐH Queens,
Chuyển ngữ: Mieu Abbas và Fatihah Tran
Hà Nội, tháng 6 năm 2009