Đối với Islam thì luật áp dụng trừng phạt cũng có tính cách ngang nhau với người ngoại tình nam và nữ, nhưng sự trừng phạt đó được Thiên kinh Qur’an đề cập như sau:
(الزَّانِيَةُ وَالزَّانِي فَاجْلِدُوا كُلَّ وَاحِدٍ مِّنْهُمَا مِئَةَ جَلْدَةٍ وَلَا تَأْخُذْكُم بِهِمَا رَأْفَةٌ فِي دِينِ اللَّهِ إِن كُنتُمْ تُؤْمِنُونَ بِاللَّهِ وَالْيَوْمِ الْآخِرِ وَلْيَشْهَدْ عَذَابَهُمَا طَائِفَةٌ مِّنَ الْمُؤْمِنِينَ) (النور: 2)
“Đối với người phụ nữ và người đàn ông mắc tội zinah (gian dâm), hãy đánh cả hai một trăm roi và chớ động lòng thương hại họ trong việc chấp hành Lệnh phạt của Allah nếu các người (thực sự) tin tưởng nơi Allah và Ngày Phán Xét cuối cùng. Và hãy mời một số người tin tưởng đến chứng kiến việc trừng phạt hai (tội nhân này)” (Quran 24:2).
Tuy nhiên, định nghĩa của Qur’an về ngoại tình rất khác với định nghĩa của Kinh sách. Theo Qur’an, ngoại tình là sự bao gồm một người đàn ông hoặc người đàn bà đã lập gia đình với một người ngoài hôn nhân. Trong khi ‘Kinh sách’ chỉ coi người ngoài hôn nhân của người đàn bà có gia đình là ngoại tình. “Khi người ta gặp một người nam nằm cùng một người nữ có chồng, thì người nam luôn với người nữ, cả hai đều phải bị chết. Ấy, ngươi sẽ làm trong sạch khỏi cái ác từ Israel” (Deut. 22:22).
Theo định nghĩa của Kinh sách, nếu một người đàn ông có gia đình ngủ với một người phụ nữ chưa có gia đình thì không bị coi là tội phạm. Người đàn ông có gia đình quan hệ ngoài hôn nhân với một phụ nữ độc thân thì không phải là ngoại tình, người phụ nữ độc thân cũng không phải là kẻ ngoại tình. Tội ngoại tình chỉ xảy ra khi một đàn ông, có gia đình hay độc thân, ngủ với một phụ nữ có gia đình. Trong trường hợp này, đàn ông bị coi là ngoại tình thậm chí khi anh ta chưa có gia đình và phụ nữ bị coi là ngoại tình.
Nói tóm lại, ngoại tình là bất kỳ quan hệ tình dục nào trái phép liên quan đến phụ nữ có gia đình. Quan hệ ngoài hôn nhân của đàn ông có gia đình thực chất không phải là một tội trong Kinh sách. Vì sao có hai chuẩn đạo đức? Theo bộ Bách khoa về Do Thái giáo, vợ được coi là sở hữu của chồng và ngoại tình tạo ra một vi phạm độc quyền của chồng với cô ấy; người vợ khi là sở hữu của chồng không có quyền gì với chồng. [Jeffrey H. Togay, “Adultery”, Encyclopaedia Judaica, Vol. II, col. 313. Also, see Judith Plaskow, Standing Again at Sinai: Judaism from a Feminist Perspective (New York: Harper & RowPublishers, 1990) pp.170-177.]
Đó là, nếu một đàn ông quan hệ với một phụ nữ đã có chồng thì anh ta vi phạm tài sản của một người đàn ông khác và sẽ bị phạt. Tới ngày nay ở Israel, nếu một người đàn ông có vợ tự cho phép mình quan hệ ngoài hôn nhân với một phụ nữ chưa chồng, con của ông ta với người phụ nữ đó được coi là hợp pháp. Nhưng nếu một phụ nữ có chồng có quan hệ với đàn ông khác dù có vợ hay chưa thì con của cô ta với người này không những bất hợp pháp mà còn bị coi là con hoang và bị cấm cưới bất kỳ người Do Thái nào trừ người cải đạo và cưới con hoang khác. Sự cấm này truyền cho 10 đời con cháu của đứa trẻ tới khi sự hư hỏng của ngoại tình được coi là yếu đi. [Hazleton, op. Cit., pp. 41-42.]
Mặt khác, Qur’an không bao giờ coi bất kỳ người phụ nữ nào là sở hữu của bất kỳ đàn ông nào. Qur’an hùng hồn mô tả mối quan hệ giữa hai vợ chồng như sau:
(وَمِنْ آيَاتِهِ أَنْ خَلَقَ لَكُم مِّنْ أَنفُسِكُمْ أَزْوَاجاً لِّتَسْكُنُوا إِلَيْهَا وَجَعَلَ بَيْنَكُم مَّوَدَّةً وَرَحْمَةً إِنَّ فِي ذَلِكَ لَآيَاتٍ لِّقَوْمٍ يَتَفَكَّرُونَ) (الروم: 21)
“Và trong Ayat (Dấu hiệu) của Ngài có điều này: Ngài đã tạo từ bản thân của các người những người vợ cho các người để các người sống an lành với họ và Ngài đã đặt giữa các người tình yêu thương và lòng bao dung. Quả thật, nơi sự việc đó là những Ayat (Dấu hiệu) cho một số người biết ngẫm nghĩ.” (Qur’an 30:21).
Đây là quan niệm của Qur’an về hôn nhân: tình yêu, lòng nhân từ và sự thanh bình chứ không phải là sự sở hữu và tiêu chuẩn kép.
9. LỜI THỀ
Theo Cựu ước, một đàn ông phải hoàn thành bất cứ lời thề nào anh ta đã thề với Thượng Đế. Anh ta không được sai lời thề. Mặt khác, lời thề của phụ nữ không cần phải ràng buộc với cô ấy. Nó phải được cha cô ấy chấp thuận nếu cô ta đang sống trong nhà cha, hay bởi chồng cô ấy nếu cô ấy đã kết hôn. Nếu cha/chồng cô ấy không chứng thực lời thề của con gái/vợ, tất cả lời thề của cô ta trở nên vô hiệu và không có giá trị:
“Nhưng nếu cha nàng cấm nàng khi ông nghe về nó thì không lời thề hay bằng chứng nào của nàng mà nàng tự ép buộc mình có giá trị… Chồng nàng có thể khẳng định hay huỷ bỏ bất kỳ lời thế nào nàng đã thề hay bất kỳ bằng chứng có thề thốt để từ chối bản thân cô” (Num. 30:2-15).
Vì sao lời nói của phụ nữ không gắn liền với cô ta? Câu trả lời thật đơn giản: vì cô ta thuộc sở hữu của cha trước hôn nhân hay của chồng sau hôn nhân. Sự kiểm soát của cha đối với con gái là tuyệt đối tới mức nếu ông ta muốn, ông ta có thể bán con gái. Giáo sĩ từng viết rằng: “Đàn ông có thể bán con gái, nhưng phụ nữ không thể bán con gái mình; đàn ông có thể hứa hôn cho con gái mình, nhưng đàn bà thì không.” [Swidler, op. Cit., p.141.]
Các tác phẩm văn học của giáo sĩ Do Thái cho thấy hôn nhân là kết quả của sự chuyển giao quyền kiểm soát từ cha sang chồng: “hứa hôn làm cho một phụ nữ sự bị sở hữu bất khả xâm phạm – tài sản không thể xâm phạm -- của chồng cô ta…” Rõ ràng, nếu phụ nữ bị coi là tài sản của ai khác thì cô ta không thể thề nếu chủ nhân của cô ta không chứng nhận.
Cần chú ý rằng tài liệu của Cựu ước về lời thề của phụ nữ có tác động tiêu cực đến phụ nữ Do Thái- Thiên Chúa giáo tới đầu thế kỷ này. Một phụ nữ có chồng trong thế giới phương Tây không có địa vị hợp pháp. Không hành động nào của họ có giá trị pháp lý. Chồng họ có thể từ chối bất kỳ hợp đồng, thoả thuận mà cô ấy đã làm. Phụ nữ ở phương Tây (lớp thừa tự lớn nhất của di sản Do Thái-Thiên Chúa giáo) không thể làm hợp đồng liên kết vì họ thực tế bị sở hữu bởi một người khác. Phụ nữ phương Tây đã chịu đựng trong gần hai ngàn năm vì quan điểm của Cựu ước về vị trí của phụ nữ so với cha và chồng họ. [Matilda J. Gage, Woman, Church, and State (New York: Truth Seeker Company, 1893) p.141]
Trong Islam, lời thề của mọi người muslim, nam hay nữ, đều gắn liền với họ. Không ai có quyền phản đối lời thề của người khác. Không giữ được lời thề long trọng của người nam hay người nữ thì phải chuộc tội như trong Qur’an đã nói:
" لاَ يُؤَاخِذُكُمُ اللّهُ بِاللَّغْوِ فِي أَيْمَانِكُمْ وَلَـكِن يُؤَاخِذُكُم بِمَا عَقَّدتُّمُ الأَيْمَانَ فَكَفَّارَتُهُ إِطْعَامُ عَشَرَةِ مَسَاكِينَ مِنْ أَوْسَطِ مَا تُطْعِمُونَ أَهْلِيكُمْ أَوْ كِسْوَتُهُمْ أَوْ تَحْرِيرُ رَقَبَةٍ فَمَن لَّمْ يَجِدْ فَصِيَامُ ثَلاَثَةِ أَيَّامٍ ذَلِكَ كَفَّارَةُ أَيْمَانِكُمْ إِذَا حَلَفْتُمْ وَاحْفَظُواْ أَيْمَانَكُمْ...." (المائدة: 89 (
“… Ngài bắt phạt các người về các lời thề nghiêm trọng của các người. Để chuộc tội, phải nuôi ăn mười (10) người nghèo theo cân lượng trung bình mà các người dùng để nuôi gia đình hoặc phải may mặc cho họ hoặc giải phóng một người nô lệ. Nhưng ai không có phương tiện thì phải nhịn chay 'Siyâm' ba ngày liên tục. Đó là cách chuộc tội cho các lời thề nghiêm trọng mà các người đã phạm. Hãy coi chừng lời thề của các người…” (Qur’an 5:89)
Bạn đạo của Nabi (saw), nam và nữ, thường đích thân thề về lòng trung thành với Người. Phụ nữ cũng như nam giới có thể tự thân đến chỗ Người và thề:
« Hỡi Nabi (Muhammad!) Khi những người phụ nữ tin tưởng đến gặp Ngươi để xin tuyên thệ (Bay’ah) với Ngươi, gồm việc họ sẽ không gán chung với Allah bất cứ cái gì (trong việc thờ phụng Ngài), và sẽ không ăn cắp, và sẽ không ngoại tình (hay thông gian), và sẽ không giết con của họ, và sẽ không nói xấu kẻ khác, cố tình bịa đặt điều gian dối giữa tay và chân của họ (cho rằng con ngoại tình là con của chồng), và sẽ không bất tuân Ngươi (Muhammad) về điều gì tốt (Ma’ruf) thì hãy chấp nhận lời tuyên thệ (Bay’ah) của họ và hãy xin Allah tha thứ cho họ. Quả thật, Allah Hằng Tha Thứ, Rất Mực Khoan Dung ». (Qur’an 60:12).
Đàn ông không thể thề thay mặt cho con gái hay vợ. Họ cũng không thể vức bỏ lời thề con cái hay vợ.
Ba tôn giáo chia sẻ một đức tin không thể lay chuyển về tầm quan trọng của hôn nhân và cuộc sống gia đình. Các tôn giáo này cũng đồng tình về vai trò đầu tầu của người chồng trong gia đình. Tuy nhiên, sự khác nhau hiển nhiên tồn tại giữa ba tôn giáo về giới hạn của vai trò đầu tầu này. Truyền thống Do Thái-Thiên Chúa không giống với Islam, hầu như mở rộng vai trò này của người chồng vào việc sở hữu người vợ
Truyền thống Do Thái về vai trò của người chồng đối với người vợ có gốc rễ từ quan niệm anh ta sở hữu cô ta như sở hữu nô lệ. [Louis M. Epstein, The Jewish Marriage Contract (New York: Arno Press, 1973) p.149.]
Quan niệm này là lý do đằng sau việc chuẩn kép trong luật về ngoại tình và đằng sau khả năng của chồng bãi bỏ lời thề của vợ. Quan niệm này là lý do từ chối không cho vợ kiểm soát tài sản của cô ấy hay nguồn thu nhập của cô ấy. Ngay sau khi phụ nữ Do Thái kết hôn, cô ta hoàn toàn mất quyền kiểm soát tài sản và nguồn thu của mình vào tay chồng. Giáo sĩ Do Thái đã khẳng định quyền của chồng với tài sản của vợ như một hệ quả của quyền sở hữu người vợ: "Vì người đó có quyền sở hữu người phụ nữ thì sao họ lại không sở hữu tài sản của cô ta?", và "Vì anh ta giành được người phụ nữ thì vì sao không giành luôn được tài sản của cô ấy?" [Swidler, op. Cit., p.142.]
Do vậy, hôn nhân làm cho người phụ nữ giàu nhất trở nên không một xu dính túi. Talmud mô tả tình hình tài chính của một người vợ như sau: “Làm sao mà phụ nữ có thể có thứ gì; bất cứ thứ gì của cô ấy đều thuộc về chồng cô ta? Những gì của anh ta là của anh ta và những gì của cô ta thì cũng là của anh ta… Thu nhập của cô ta và những gì cô ta có thể tìm thấy trên phố cũng là của anh ta. Những đồ vật trong nhà, thậm chí là những mẩu bánh mì trên bàn là của anh ta. Nếu cô ta mời khách đến nhà và cho anh ta ăn, cô ta đã ăn trộm của chồng mình…” (San 71a, Git 62 a)
Bản chất của vấn đề là tài sản của phụ nữ Do Thái có nghĩa là để hấp dẫn người cầu hôn. Một gia đình Do Thái có thể chia cho con gái họ một phần đất của cha để dùng làm của hồi môn khi kết hôn. Của hồi môn này làm cho con gái Do Thái trở thành gánh nặng khó chịu cho cha họ. Người cha phải nuôi nấng con gái hàng năm và sau đó chuẩn bị kết hôn cho cô ta bằng việc cung cấp của hồi môn to lớn. Do vậy, một cô gái trong gia đình Do Thái là khoản nợ và không tài sản. [Epstein, op. Cit., pp. 164-165.]
Khoản nợ này giải thích vì sao sự ra đời của một bé gái không được ca tụng với niềm vui trong xã hội Do Thái xưa (xem phần “Con gái đáng hổ thẹn?”. Của hồi môn là quà tặng đám cưới dâng lên chú rể dưới dạng thuê mướn. Người chồng có thể hành động như chủ sở hữu thực tế của hồi môn nhưng anh ta không thể bán nó được. Cô dâu có thể mất quyền kiểm soát của hồi môn vào thời điểm hôn nhân. Hơn nữa, cô ta có bổn phận làm việc sau khi kết hôn và tất cả thu nhập của cô ấy đều đến tay người chồng để đền đáp sự cưu mang của người chồng mà đó là nghĩa vụ của anh ta. Cô ta chỉ có thể lấy lại tài sản của mình trong hai trường hợp: li dị hoặc chồng chết. Nếu cô ta chết trước, anh ta sẽ thừa kế tài sản của cô. Trong trường hợp chồng chết, vợ có thể lấy lại tài sản trước khi cưới nhưng cô ta được quyền thừa kế bất kỳ phần nào trong tài sản sở hữu bởi người chồng quá cố. Phải nói thêm rằng chú rể cũng phải tặng quà cưới cho cô dâu, nhưng anh ta là chủ sở hữu thực tế của món quà này chừng nào họ còn là vợ chồng. [Ibid., pp. 112-113. Xem cả Priesand, op. cit., p.15.]
Thiên Chúa giáo cho tới gần đây vẫn theo đức tin giống như của Do Thái giáo. Cả trong luật tôn giáo và dân sự ở Đế chế La Mã thiên chúa giáo (sau
Dưới luật giáo hội nhà thờ, người vợ có quyền lấy lại của hồi môn của mình nếu cuộc hôn nhân bị huỷ bỏ trừ khi cô ta phạm lỗi ngoại tình. Trong trường hợp này, cô ta để mất quyền về của hồi môn nằm trong tay người chồng. [Ibid., p.480.]
Dưới luật giáo hội và luật dân sự, phụ nữ Thiên Chúa giáo có chồng ở châu Âu hay Mỹ bị mất quyền về tài sản tới tận cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ví dụ, quyền của phụ nữ dưới luật của Anh Quốc được biên soạn và công bố năm 1632. “Những quyền này’ bao gồm: “Cái gì người chồng có thuộc sở hữu của anh ta. Cái gì người vợ có thuộc quyền sở hữu của chồng”. [R. Thompson, Women in Stuart England and
Người vợ không chỉ mất tài sản sau khi kết hôn, mà còn mất nhân phẩm của mình. Không có hành động nào của cô ta có giá trị pháp lý. Chồng cô ta có thể bác bỏ bất kỳ sự mua bán hay quà tặng nào của cô ta khi không gắn liền giá trị pháp lý. Người nào có hợp đồng với cô ta bị coi là tội phạm vì tham gia vào một sự gian lận. Hơn nữa, cô ta không thể kiện hoặc bị kiện dưới tên của mình, cũng không thể kiện chồng mình. [Mary Murray, The Law of the Father (London: Routledge, 1995) p.67.]
Một phụ nữ có chồng bị đối xử như một đứa trẻ dưới con mắt của luật. Đơn giản người vợ thuộc về chồng và do đó cô ta mất tài sản, nhân cách pháp lý và tên họ. [Gage, op. cit., p.143.]
Islam, từ thế kỷ thứ 7 đã trao cho phụ nữ có chồng quyền cá nhân độc lập mà Do Thái-Thiên Chúa giáo Tây phương gần đây mới có. Trong Islam, cô dâu và gia đình cô ấy không có bổn phận tặng chú rể bất cứ thứ gì. Cô gái trong gia đình muslim không phải là của nợ. Phụ nữ được Islam đề cao đến mức cô ta không cần phải tặng quà để hấp dẫn người chồng tương lai. Đó là chú rể phải tặng quà cô dâu một món quà cưới. Món quà này được coi là tài sản của cô ấy và chú rể hoặc gia đình cô dâu không có phần hoặc không được kiểm soát nó. Ngày này trong một số xã hội muslim, quà cưới bằng kim cương trị giá hàng trăm ngàn đô la không phải là hiếm. [For example, see Jeffrey Lang, Struggling to Surrender, (Beltsville, MD: Amana Publications, 1994) p.167.]
Món quà cưới vẫn là của cô dâu thậm chí nếu sau này cô ấy li dị đi nữa. Người chồng không được phép chia phần tài sản của vợ trừ khi cô ấy đồng ý tặng. [Elsayyed Sabiq, Fiqh al Sunnah (Cairo: Darul Fatah lile’lam Al-Arabi, 11th edition, 1994), vol. 2, pp. 218-229.] Qur’an đã phán về vị trí của nó về vấn đề này rất rõ ràng:
" وَآتُواْ النَّسَاء صَدُقَاتِهِنَّ نِحْلَةً فَإِن طِبْنَ لَكُمْ عَن شَيْءٍ مِّنْهُ نَفْساً فَكُلُوهُ هَنِيئاً مَّرِيئاً " (النساء: 4)
“Và hãy tặng cho các người vợ tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào cho các người, thì hãy hoan hỉ hưởng nó một cách bổ ích.” (Qur’an 4:4)
Tài sản và thu nhận của vợ hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của cô ấy và chỉ cô ấy được sử dụng vì nuôi dưỡng vợ con là nghĩa vụ của chồng. [Abdel-Haleem Abu Shuqqa, Tahreer al Mar’aa fi Asr al Risala (Kuwait: Dar al Qalam, 1990) pp.109-112.]
Dù người vợ có giàu đến đâu thì cô ta không có bổn phần hành động như người đồng chu cấp cho gia đình trừ khi cô ấy tự nguyện làm như vậy. Vợ hoặc chồng thừa kế của nhau. Hơn nữa, một phụ nữ có chồng trong Islam giữ quyền pháp lý cá nhân độc lập và giữ nguyên tên họ. [Leila Badawi, “Islam”, in Jean Holm and John Bowker, ed., Women in Religion (London: Pinter Publishers, 1994) p.102.]
Một thẩm phán người Mỹ có lần bình luận về quyền của phụ nữ Muslim nói rằng: "Quả thật phụ nữ giống như mặt trời, vì cô ta độc lập, và cô ta giữ được quyền pháp nhân cả mình, và tên họ của dòng họ mình, mặc cho cô ta có thể cưới đến mười lần” [Amir H. Siddiqi, Studies in Islamic History (Karachi): Jamiyatul Falah Publications, 3rd edition, 1967) p.138.]
Dr. Sherif Abdel Azeem – Trường ĐH Queens,
Chuyển ngữ: Mieu Abbas và Fatihah Tran
Hà Nội, tháng 6 năm 2009