15. CHẾ ĐỘ ĐA THÊ
Vua Solomon có 700 vợ và 300 nàng hầu (1 Kings 11:3). Vua David có nhiều vợ và nàng hầu (2 Samuel 5:13). Kinh Cựu ước có một vài huấn thị cách phân chia tài sản của một người đàn ông cho con trai từ các bà vợ khác nhau (Deut. 22:7). Chỉ có một giới hạn cho sự đa thê là cấm lấy chị/em gái của vợ làm vợ lẽ (Leviticus 18:18). Talmud khuyên số vợ nhiều nhất là bốn [Swidler, op. Cit., p. 144-148]. Người Do Thái ở châu Âu tiếp tục thực hành chế độ đa thê đến thế kỷ 16. Người Do Thái ở phương Đông đều đặn thực hành chế độ đa thê tới khi họ đến Israel nơi mà đa thê bị cấm bởi luật dân sự. Tuy nhiên, khi luật tôn giáo mạnh hơn luật dân sự thì trong các trường hợp này là được phép [
Thế còn kinh Tân ước thì sao? Theo Cha Eugene Hillman trong sách ‘Chế độ đa thê được xét lại’: “Không có chỗ nào trong kinh Tân Ước có điều răn rõ ràng rằng hôn nhân phải là một vợ một chồng hay không có điều răn rõ ràng nào cấm chế độ đa thê” [Eugene Hillman, Polygamy Reconsidered: African Plural Marriage and the
Hơn nữa, Giê-su (عليه السلام) không nói gì chống lại chế độ đa thê mặc dù nó được người Do Thái thực hành trong xã hội của ông. (Cha Hillman) nhấn mạnh thực tế là nhà thờ ở Rome đã cấm đa thê để phù hợp với văn hoá Hy Lạp – La Mã (đã quy định chỉ một vợ hợp pháp trong khi không phản đối việc lấy vợ lẽ và nạn mại dâm). Ông đã trích lời St. Augustine, “Bây giờ thực sự trong thời đại của chúng ta, và để giữ phong tục La Mã, chúng ta không được phép lấy thêm vợ” [Ibid, p. 17]. Các nhà thờ châu Phi và người Thiên Chúa giáo châu Phi thường nhắc nhở các anh em châu Âu của họ về lệnh cấm chế độ đa thê của nhà thờ là một truyền thống văn hoá chứ không phải lệnh huấn thị đích thực của Thiên Chúa giáo. Qur’an cũng cho phép chế độ đa thê nhưng không bỏ qua các điều khoản:
وَإِنْ خِفْتُمْ أَلاَّ تُقْسِطُواْ فِي الْيَتَامَى فَانكِحُواْ مَا طَابَ لَكُم مِّنَ النِّسَاء مَثْنَى وَثُلاَثَ وَرُبَاعَ فَإِنْ خِفْتُمْ أَلاَّ تَعْدِلُواْ فَوَاحِدَةً…(النساء: 3)
“Và nếu các người sợ không thể đối xử công bằng với các con (gái) mồ côi, hãy cưới những người phụ nữ (khác) mà các người vừa ý hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn. Nhưng nếu các người sợ không thể (ăn ở) công bằng với họ (vợ) thì hãy cưới một người vợ mà thôi…” (Qur’an 4:3).
Qur’an ngược lại với Cựu ước, giới hạn số vợ nhiều nhất là bốn dưới điều kiện nghiêm ngặt là phải đối xử với các người vợ như nhau và công bằng. Không nên hiểu rằng Qur’an thúc đẩy người có đức tin thực hành chế độ đa thê hay chế độ đa thê được coi là lý tưởng. Nói cách khác, Qur’an đã “không phản đối” hay “cho phép” chế độ đa thê, nhưng vì sao? Vì sao chế độ đa thê được cho phép? Câu trả lời thật đơn giản, có những nơi và những lúc có những lý do thuyết phục cho chế độ đa thê. Islam như một tôn giáo cho tất cả mọi người, phù hợp cho mọi lúc, mọi nơi.
Trong hầu hết xã hội loài người, phụ nữ nhiều hơn nam giới.
1. Ở Mỹ phụ nữ nhiều hơn nam giới ít nhất là 8 triệu người.
2. Ở một nước như Guinea, cứ 122 phụ nữ mới có 100 nam giới.
3. Ở Tanzania, cứ 95.1 nam giới có 100 phụ nữ [Ibid, p. 17].
Xã hội phải làm gì về sự mất cân bằng về tỷ lệ giới như vậy?
Có một vài cách giải quyết khác nhau, một số gợi ý sống độc thân, số khác thích việc giết trẻ sơ sinh gái (đã xảy ra ở một số xã hội ngày nay trên thế giới như Trung Quốc và Việt Nam (người dịch)). Số khác có thể nghĩ về lối thoát duy nhất là xã hội nên dung thứ cho mọi loại buông thả tình dục: mại dâm, tình dục ngoài hôn nhân, đồng tính… Một số xã hội khác, như hầu hết các xã hội châu Phi hiện nay, lối thoát xứng đáng nhất là cho phép đa thê như một thể chế được chấp nhận về văn hoá và được xã hội tôn trọng.
Điều hay bị hiểu lầm ở phương Tây là phụ nữ ở các nền văn hoá khác không nhìn chế độ đa thê nhất thiết là một dấu hiệu của sự giảm giá trị phụ nữ. Ví dụ, nhiều cô dâu châu Phi trẻ, dù là người Thiên Chúa giáo, Muslim hay người mang tôn giáo khác, thích cưới một người đàn ông đã có vợ hơn - người đã tự chứng minh mình là một người chồng có trách nhiệm. Rất nhiều bà vợ châu Phi thúc giục chồng lấy vợ hai để họ không cảm thấy cô đơn. [Ibid., p. 92-97].
Một cuộc điều tra trên sáu ngàn phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 59 được tiến hành ở thành phố lớn thứ hai Nigeria cho thấy 60 phần trăm phụ nữ sẽ hài lòng nếu chồng họ lấy vợ nữa. Chỉ có 23 phần trăm tỏ ra giận dữ với ý kiến chia sẻ chồng với một vợ khác. Sáu mươi bảy phần trăm phụ nữ trong cuộc điều tra ở Kenya xem đa thê là tích cực. Trong một cuộc điều tra tiến hành ở vùng nông thôn Kenya, 25 trong số 27 phụ nữ coi chế độ đa thê tốt hơn chế độ một vợ một chồng. Những phụ nữ này cảm thấy chế độ đa thê có thể là một trải nghiệm hạnh phúc và có lợi nếu các bà vợ hợp tác với nhau. [Philip L. Kilbride, Plural Marriage For Our Times (
Chế độ đa thê ở hầu hết xã hội châu Phi là một thể chế được tôn trọng tới mức một số nhà thờ Tin lành ngày càng trở nên khoan dung với nó. Một giám mục của nhà thờ giáo phái Anh ở Kenya nói rằng: “Mặc dù chế độ một vợ một chồng có thể lý tưởng cho sự biểu lộ tình yêu giữa hai vợ chồng, nhưng nhà thờ nên xem xét rằng trong một số xã hội nào đó sự đa thê được xã hội chấp nhận và rằng niềm tin sự đa thê trái ngược với đạo Thiên Chúa không còn trụ được lâu hơn”. [The Weekly Review, Aug. 1, 1987]
Sau khi nghiên cứu cẩn thận về sự đa thê ở châu Phi, đức cha David Gitari của nhà thờ giáo hội Anh đã kết luận rằng chế độ đa thê như một thực hành lý tưởng, mang đặc điểm của Thiên Chúa giáo hơn so với ly dị và cưới lại đối với các bà vợ và con cái bị bỏ rơi. (Kilbride, op. cit., p. 126). Tôi biết vài bà vợ châu Phi có giáo dục tốt mặc dù sống ở phương Tây trong nhiều năm không phản đối chế độ đa thê. Một trong số họ sống ở Mỹ, chính thức ủng hộ chồng lấy vợ hai để giúp cô ấy nuôi dưỡng con cái.
Vấn đề mất cân bằng tỷ lệ giới trở nên thực sự khó giải quyết ở thời điểm chiến tranh. Các bộ tộc bản xứ da đỏ ở Mỹ thường trải qua việc tỷ lệ giới mất cân bằng lớn sau những mất mát thời chiến. Phụ nữ của các bộ tộc này thực tế được hưởng địa vị khá cao, đã chấp nhận chế độ đa thê là sự bảo vệ tốt nhất chống lại sự ham muốn trong các hành động không đứng đắn. Những người châu Âu định cư, không đưa ra bất kỳ lựa chọn nào khác, đã chỉ trích chế độ đa thê của người da đỏ này là ‘không văn minh’. [John D’Emilio and Estelle B. Freedman, Intimate Matters: A history of Sexuality in
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, số phụ nữ nhiều hơn nam giới là 7,3 triệu người ở Đức (3,3 triệu là goá phụ). Cứ 100 đàn ông tuổi từ 20 tới 30 thì có 137 phụ nữ trong nhóm tuổi này [Ute Frevert, Women in German History: from Bourgeois Emancipation to Sexual Liberation (New York: Berg Publishers, 1988) pp. 263-264]. Nhiều phụ nữ cần đàn ông không chỉ như một người bạn mà còn là người chu cấp cho gia đình trong thời kỳ nghèo khổ và khó khăn chưa từng có. Những người lính của quân đồng minh chiến thắng đã lợi dụng chỗ yếu của phụ nữ này. Nhiều cô gái và goá phụ trẻ có quan hệ nam nữ bất chứng với các thành viên của lực lượng chiếm đóng. Nhiều lính Mỹ và Anh trả cho ham muốn của họ bằng thuốc lá, sô cô la và bánh mì. Trẻ con thì vui mừng với những quà tặng mà những người lạ này mang đến. Một đứa trẻ 10 tuổi khi nghe nói về những món quà như vậy từ các trẻ khác đã ước mơ từ đáy lòng là mẹ nó kiếm được một người đàn ông Anh để khỏi bị đói lâu thêm [Ibid, p. 257-258].
Chúng ta phải hỏi chính lương tâm mình điểm này: “Cái gì đề cao phụ nữ hơn? Một người vợ hai được chấp nhận và tôn trọng như trong cách của người da đỏ, hay một con điếm thực sự như cách của quân đồng minh "văn minh"? Nói cách khác, cái gì đề cao phụ nữ hơn, mệnh lệnh của Qur’an hay lý thuyết dựa vào văn hoá của Đế chế La Mã?
Thật thú vị khi chú ý rằng trong một hội nghị thanh niên quốc tế tổ chức ở Munich năm 1948, vấn đề mất cân bằng về tỷ lệ giới ở Đức đã được thảo luận. Khi mọi người không thống nhất được giải pháp nào thì một số người tham gia gợi ý chế độ đa thê. Phản ứng ban đầu của cuộc họp là hỗn hợp sốc và phẫn nộ. Tuy nhiên, sau khi xem xét cẩn thận về đề nghị này, những người tham gia đồng ý rằng đó là giải pháp duy nhất có thể. Do vậy, chế độ đa thê được bao gồm trong các tiến cử cuối cùng của hội nghị. [Sabiq, op. cit., p. 191]
Thế giới ngày nay sở hữu nhiều vũ khí huỷ diệt hàng loạt hơn trước kia và sớm hay muộn thì các nhà thờ châu Âu sẽ bị buộc phải chấp nhận chế độ đa thê là giải pháp duy nhất. Cha Hillman đã sâu sắc nhận ra thực tế này, “Có thể tưởng tượng rằng các kỹ thuật diệt chủng này (hạt nhân, sinh học, hoá học…) có thể tạo ra một sự mất cân bằng mạnh giữa các giới đến nỗi hôn nhân đa thê sẽ trở thành một phương tiện cần thiết để tồn tại… Sau đó, trái với phong tục và luật lệ trước đây, thái độ thiên về tự nhiên và đạo đức quan trọng hơn có thể nổi lên ủng hộ chế độ đa thê. Trong hoàn cảnh như vậy, các nhà lý luận và lãnh đạo nhà thờ sẽ nhanh chóng tạo ra các lý do nặng ký và văn bản Cựu ước để thanh minh một khái niệm mới về hôn nhân.” [Hillman, op. cit, p.12].
Cho tới ngày nay, chế độ đa thê tiếp tục là một phương thuốc khả thi cho một số bệnh xã hội của các xã hội hiện đại. Các bổn phận chung mà Qur’an nhắc tới cùng với việc cho phép đa thê vào lúc này trong một số xã hội phương Tây thiết yếu hơn ở Châu Phi. Ví dụ ở Mỹ hiện nay, có một thảm hoạ giới tính nghiêm trọng trong cộng đồng da đen.
1. Cứ 21 nam thanh niên da đen có 1 người có thể chết trước tuổi 21.
2. Với những người tuổi từ 20 đến 35, giết người là nguyên nhân đứng đầu gây tử vong. [Nathan hare and Julie Hare, ed., Crisis in Black Sexual Politics (San Francisco: Black Think Tank, 1989) p. 25]
3. Bên cạnh đó, nhiều nam giới da đen thất nghiệp, vào tù hay sử dụng ma tuý. [Ibid, p. 26]
4. Kết quả là, cứ 4 người phụ nữ da đen thì có 1 người vào tuổi 40 vẫn chưa kết hôn, ở phụ nữ da trắng tỷ lệ này là 1 trên 10 . [Kilbride, op. cit., p. 94]
5. Hơn nữa, nhiều phụ nữ trẻ da đen trở thành mẹ độc thân trước tuổi 20 và cần người chu cấp.
Kết cục cuối cùng của các bi kịch này là sự tăng số phụ nữ da đen tham gia ‘chia sẻ đàn ông’ [Ibid, p. 95]. Đó là nhiều phụ nữ da đen độc thân không may mắn vướng vào quan hệ với đàn ông có vợ. Các bà vợ thường không biết sự thật về những phụ nữ khác đang cùng ‘chia sẻ’ chồng với mình. Một số nhà quan sát cuộc khủng hoảng chia sẻ đàn ông ở cộng đồng người Mỹ gốc Phi kiên quyết đề nghị chế độ đa thê liên ứng làm giải pháp tạm thời cho sự thiếu đàn ông da đen tới khi có những đổi mới toàn diện hơn ở xã hội Mỹ. [Ibid] Chế độ đa thê liên ứng nghĩa là một chế độ đa thê được phê chuẩn bởi cộng đồng và tất cả các bên liên quan đều đồng ý, không giống như sự chia sẻ đàn ông bí mật thường thấy gây thiệt hại cho cả vợ và cho cộng đồng nói chung. Vấn đề của sự chia sẻ đàn ông trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi là chủ đề của một cuộc thảo luận nhóm tổ chức ở trường đại học Temple ở Philadelphia vào ngày 27/1/1993. [Ibid., p. 95-96] Một số người phát ngôn giới thiệu chế độ đa thê như một phương thuốc tiềm năng cho cuộc khủng khoảng. Họ cũng gợi ý rằng luật pháp không nên ngăn cấm chế độ đa thê, đặc biệt trong xã hội dung thứ cho mại dâm và ngoại tình. Lời nhận xét của một phụ nữ mà người Mỹ gốc Phi cần phải học từ châu Phi nơi chế độ đa thê được thực hành một cách hợp lý tạo ra một tràng vỗ tay nhiệt tình.
Philip Kilbride, một nhà nhân loại học người Mỹ thuộc nhà thờ La Mã Thiên Chúa, trong cuốn sách gây chú ý của ông, ‘Đa thê cho thời đại của chúng ta’, đã đề xuất chế độ đa thê là cách giải quyết triệt để cho một số vấn đề tồn tại của xã hội Mỹ. Ông biện luận rằng đa thê có thể là một lựa chọn tiềm năng thay cho ly dị trong nhiều trường hợp để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của ly dị lên con cái. Ông xác nhận rằng nhiều cuộc ly dị xảy ra do quan hệ ngoại tình quá nhiều trong xã hội Mỹ. Theo Kilbride, kết thúc một quan hệ ngoại tình bằng một hôn nhân đa thê tốt cho con cái hơn là ly dị, “nếu mở rộng gia đình thì con cái sẽ được phục vụ tốt hơn so với chia rẽ và giải tán được xem như là sự lựa chọn.”. Hơn nữa, ông gợi ý rằng các nhóm khác cũng sẽ hưởng lợi từ đa thê như: phụ nữ nhiều tuổi - những người đối mặt với sự thiếu đàn ông lâu dài và những người Mỹ gốc Phi - những người đang phải chia sẻ đàn ông. [Ibid, p. 118]
Năm 1987, một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện bởi một tờ báo sinh viên ở trường đại học ‘California at Berkely’ đã hỏi sinh viên rằng họ có đồng ý với việc đàn ông nên được pháp luật cho phép lấy nhiều vợ để đối phó với sự thiếu đàn ông để kết hôn đã thấy ở California. Hầu như tất cả sinh viên được thăm dò ý kiến đồng ý với ý kiến trên. Một nữ sinh viên thậm chí nói rằng hôn nhân đa thê sẽ đáp ứng nhu cầu tình cảm và thể chất của cô ấy trong khi cho cô ấy sự tự do lớn hơn so với hôn nhân một vợ một chồng. [Lang, op., cit., p.172] Thực tế, lý luận này cũng được vài phụ nữ Mormon chính thống còn lại sử dụng - những người vẫn thực hành chế độ đa thê ở Mỹ. Họ tin rằng chế độ đa thê là một cách lý tưởng cho phụ nữ để có cả sự nghiệp và con cái vì các bà vợ giúp đỡ nhau chăm sóc bọn trẻ. [Kilbride, op. cit., p. 72-73]
Phải nói thêm rằng chế độ đa thê trong Islam là một vấn đề có sự đồng ý của cả hai bên. Không ai có thể ép buộc một phụ nữ lấy một người đàn ông đang có vợ. Bên cạnh đó, người vợ có quyền đặt điều kiện cho người chồng không lấy vợ hai. [Sabiq, op. cit., p. 187-188]
“Cựu ước mặt khác đôi khi phải viện đến chế độ đa thê bằng vũ lực. Một bà goá không có con phải cưới anh/em trai của chồng, thậm chí nếu anh ta đã kết hôn (xem phần “Cảnh khó khăn của bà goá”), bất chấp cô ta đồng ý hay không” (Genesis 38:8-10).
Cần chú ý rằng nhiều xã hội Muslim ngày nay hiếm khi thực hành chế độ đa thê vì sự chênh lệch về dân số giữa nam và nữ không lớn.
Người ta có thể nói chắc chắn rằng tỷ lệ hôn nhân đa thê trong thế giới muslim ít hơn nhiều so với tỷ lệ ngoại tình ở phương Tây. Nói cách khác, đàn ông ở thế giới muslim ngày nay đang ở chế độ một vợ một chồng nghiêm khắc hơn nhiều so với đàn ông ở thế giới phương Tây.
Billy Graham, người truyền bá Phúc âm nổi tiếng đã nhận ra thực tế này: “Thiên Chúa giáo không thể dàn xếp vấn đề về chế độ đa thê. Nếu Thiên Chúa giáo ngày nay không thể làm việc đó, đó là sự thiệt hại của riêng nó. Islam cho phép chế độ đa thê như là một giải pháp cho các vấn đề của xã hội và cho phép một phạm vi nhất định cho bản tính loài người nhưng chỉ trong khuôn khổ luật pháp nghiêm ngặt. Các nước Thiên Chúa giáo theo chế độ một vợ một chồng nhưng thực tế họ thực hành chế độ đa thê. Không ai là không biết về tình nhân (già nhân ngãi non vợ chồng) lén lút trong xã hội phương Tây. Về khía cạnh này, Islam là một tôn giáo trung thực về cơ bản, và cho phép một người muslim cưới vợ hai nếu anh ta phải làm như vậy, nhưng cấm triệt để tất cả sự kết giao tình ái bí mật để bảo vệ tính trung thực về đạo đức của cộng đồng.” [Abdul Rahman Doi, Woman in Shari’ah (London: Ta-Ha Publishers, 1994) p. 76]
Nhưng, ta nhận thấy rằng ngày nay ở nhiều nước không có muslim và những phụ nữ muslim nghiêm cấm chế độ đa thê, và việc lấy vợ hai, thậm chí với sự đồng ý của vợ cả là vi phạm luật pháp. Mặt khác, lừa gạt vợ, không cho cô ấy biết hoặc cô ấy không đồng ý là hoàn toàn hợp pháp theo pháp luật! Đâu là sự sáng suốt của luật pháp đằng sau một mâu thuẫn như vậy? Có phải luật pháp được lập nên để ủng hộ dối trá và trừng phạt tính trung thực? Đó là một trong những nghịch lý không thể hiểu được của thế giới “văn minh” hiện đại của loài người?
FATIHA VÀ ABBAS SOẠN THẢO