Theo giáo sĩ Dr. Menachem M. Brayer (Giáo sư dạy Văn học Phúc âm ở trường đại học Yeshiva) trong sách của ông ‘Phụ nữ Do Thái trong văn học Rabbin’, phụ nữ Do Thái có truyền thống đi ra ngoài với chiếc khăn trùm đầu mà đôi khi thậm chí che toàn bộ mặt chỉ để hở đôi mắt [Menachem M. Brayer, The Jewish Woman in Rabbinic Literature: A Psychosocial Perspective (Hoboken, N.J: Ktav Publishing House, 1986) p. 239]. Ông trích dẫn một số lời nói của Rabbis cổ xưa nổi tiếng, “Con gái của Israel đi ra ngoài mà không trùm đầu là không đúng” và “Nguyền rủa người đàn ông nào để người khác nhìn thấy tóc vợ mình… phụ nữ để lộ mái tóc để tô điểm cho mình sẽ mang lại sự nghèo khổ.”
Luật Rabbin cấm đọc các câu kinh hay lời phúc lành với sự có mặt của phụ nữ có chồng không che đầu vì sự không che tóc phụ nữ được coi là “khoả thân”. [Ibid., p. 316-317. Cũng xem Swidler, op. Cit., p. 121-123]
Dr. Brayer cũng nói rằng: “Trong thời kỳ Tannaitic việc không che tóc của phụ nữ Do Thái được coi là một sự sỉ nhục tới tính khiêm tốn của cô ta. Khi cô ta không trùm đầu thì có thể bị phạt 400 Dirham cho vi phạm này.” Dr. Brayer cũng giải thích rằng mạng che mặt của phụ nữ Do Thái có khi không được coi là dấu hiệu của tính khiêm tốn. Đôi khi, mạng che mặt tượng trưng cho trạng thái độc đáo và xa hoa hơn là tính khiêm tốn. Mạng che mặt là hiện thân của phẩm giá và sức mạnh của phụ nữ quý tộc. Nó cũng đại diện cho sự không tới gần được của phụ nữ như một sở hữu hợp pháp của chồng cô ta. [Ibid, p.139]
Kinh Cựu ước cũng nói rõ rằng không trùm đầu phụ nữ là một sự ô nhục to lớn và đó là vì sao thầy tu phải tiết lộ người phụ nữ ngoại tình bị nghi ngờ trong phiên toà của cô ta bằng cách thử tội (nhúng tay vào nước sôi). (Numbers 5:16-18).
Mạng che mặt biểu hiện cho tính tự trọng và địa vị xã hội của phụ nữ. Phụ nữ thuộc tầng lớp thấp hơn thường đeo mạng để gây ấn tượng của người có địa vị cao. Hiện thực mạng che mặt là biểu tượng của sự quý phái là lý do vì sao gái điếm không được phép che tóc trong xã hội Do Thái xưa. Tuy nhiên, gái điếm thường đội một chiếc khăn đặc biệt để trông có vẻ đáng kính. [Susan W. Schneider, Jewish and Female (New York: Simon & Schuster, 1984) p. 237]
Phụ nữ Do Thái ở châu Âu tiếp tục che mạng đến thế kỷ 19 khi cuộc sống của họ trở nên hoà lẫn với văn hoá trần tục xung quanh. Áp lực bên ngoài của cuộc sống châu Âu vào thế kỷ 19 buộc nhiều người trong số họ ra ngoài mà không che đầu. Một số phụ nữ Do Thái thấy thuận tiện hơn khi thay thế mạng che mặt truyền thống của họ bằng một bộ tóc giả như một dạng khác để che tóc. Ngày nay, hầu hết phụ nữ Do Thái mộ đạo không che tóc trừ khi trong giáo đường Do Thái. [Ibid., p. 238-239] Một vài trong số họ như môn phái Hasidic vẫn dùng tóc giả. [Alexandra Wright, “Judaism”, in Holm and Bowker, ed., op. cit., pp. 128-129].
Thế còn truyền thống Thiên Chúa giáo thì sao? Nhiều người đều biết rằng bà xơ Thiên Chúa giáo đã trùm đầu trong hàng trăm năm, nhưng đó không phải là tất cả. St. Paul trong kinh Tân ước đã có những tuyên bố thú vị về mạng che mặt: “Dầu vậy tôi muốn anh em biết rằng đứng đầu của tất cả đàng ông là Masih; người đàn ông đứng đầu người đàn bà; và chỉ huy Masih là Đức Chúa Trời. Tất cả người đàn ông cầu nguyện hoặc giảng đạo mà trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình. Nhưng người đàn bà cầu nguyện hoặc giảng đạo mà không trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình: Thật chẳng khác gì đã cạo đầu vậy. Ví bằng người đàn bà không trùm đầu, thì cũng nên hớt tóc đi. Song nếu người đàn bà lấy sự hớt tóc hoặc cạo đầu làm xấu hổ, thì hãy trùm đầu lại. Vả đàn ông là hình ảnh và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, thì không nên trùm đầu; nhưng đàn bà là sự vinh hiển của đàn ông. Bởi vì không phải đàn ông ra từ đàn bà, mà là đàn bà ra từ đàn ông; không phải đàn ông được dựng nên là vì đàn bà, mà là đàn bà được dựng nên là vì đàn ông. Bởi đó, và bởi vì các thiên thần, đàn bà phải có dấu hiệu trên đầu chỉ về quyền phép mình nương cậy” (I Corinthians 11:3-10).
Các phân tích của St. Paul về mạng che mặt phụ nữ là nó đại diện cho biểu tượng quyền lực của đàn ông - hình ảnh và ánh hào quang của Thượng Đế, đối với phụ nữ - người được tạo ra từ đàn ông và để dành cho đàn ông. St. Tertullian trong chuyên luận nổi tiếng của ông ‘Về mạng che mặt của trinh nữ’ đã viết, “Hỡi những phụ nữ trẻ tuổi, các bà che mạng khi đi ngoài phố, vì vậy các bà nên che mạng khi ở nhà thờ, các bà che mạng khi các bà ở giữa những người lạ, vì thế hãy che mạng khi ở giữa anh em trai…”
Trong số các luật giáo hội của nhà thờ Thiên Chúa giáo ngày nay, có một luật đòi hỏi phụ nữ phải trùm đầu trong nhà thờ [Clara M. Henning, “Cannon Law and the
Một số giáo phái Thiên Chúa giáo ví dụ như Aish và Menno (chi nhánh tin lành ở Hà Lan) vẫn giữ cho phụ nữ được che mặt cho tới ngày nay. Lý do của mạng che mặt, như được các lãnh đạo nhà thờ của họ đưa ra, là “Sự trùm đầu là biểu tượng của sự khuất phục của phụ nữ đối với đàn ông và đối với Thượng Đế”: cùng lý lẽ của St. Paul trong kinh Tân ước [Donald B. Kraybill, The riddle of the Amish Culture (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1989) p. 56].
Từ tất cả các bằng chứng trên, rõ ràng là Islam đã không phát minh ra khăn trùm đầu, nhưng Islam tán thành nó. Qur’an thúc giục những người đàn ông và đàn bà có đức tin hạ thấp cái nhìn của họ và giữ gìn tính khiêm tốn và sau đó thúc giục phụ nữ có đức tin mở rộng khăn trùm đầu đề che cổ và ngực:
قُلْ لِلْمُؤْمِنِينَ يَغُضُّوا مِنْ أَبْصَارِهِمْ وَيَحْفَظُوا فُرُوجَهُمْ ذَلِكَ أَزْكَى لَهُمْ إِنَّ اللَّهَ خَبِيرٌ بِمَا يَصْنَعُونَ (30) وَقُلْ لِلْمُؤْمِنَاتِ يَغْضُضْنَ مِنْ أَبْصَارِهِنَّ وَيَحْفَظْنَ فُرُوجَهُنَّ وَلَا يُبْدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا مَا ظَهَرَ مِنْهَا وَلْيَضْرِبْنَ بِخُمُرِهِنَّ عَلَى جُيُوبِهِنَّ وَلَا يُبْدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا لِبُعُولَتِهِنَّ أَوْ آَبَائِهِنَّ أَوْ آَبَاءِ بُعُولَتِهِنَّ أَوْ أَبْنَائِهِنَّ أَوْ أَبْنَاءِ بُعُولَتِهِنَّ أَوْ إِخْوَانِهِنَّ أَوْ بَنِي إِخْوَانِهِنَّ أَوْ بَنِي أَخَوَاتِهِنَّ أَوْ نِسَائِهِنَّ أَوْ مَا مَلَكَتْ أَيْمَانُهُنَّ أَوِ التَّابِعِينَ غَيْرِ أُولِي الْإِرْبَةِ مِنَ الرِّجَالِ أَوِ الطِّفْلِ الَّذِينَ لَمْ يَظْهَرُوا عَلَى عَوْرَاتِ النِّسَاءِ وَلَا يَضْرِبْنَ بِأَرْجُلِهِنَّ لِيُعْلَمَ مَا يُخْفِينَ مِنْ زِينَتِهِنَّ وَتُوبُوا إِلَى اللَّهِ جَمِيعًا أَيُّهَا الْمُؤْمِنُونَ لَعَلَّكُمْ تُفْلِحُونَ (31)
“Hãy bảo những người đàn ông có đức tin nên hạ cái nhìn (của họ) xuống và che phủ phần kín đáo (của cơ thể) họ… Hãy bảo những người phụ nữ có đức tin nên hạ thấp cái nhìn (của họ) xuống và che phủ phần kín đáo (của cơ thể) họ và chớ phô bày nhan sắc ra ngoài ngoại trừ bộ phận nào lộ ra ngoài tự nhiên (như hai bàn tay, cắp mắt…); và họ nên kéo khăn choàng phủ lên ngực…” (Qur’an 24:30,31).
Qur’an rất rõ ràng rằng mạng che mặt là cần thiết cho tính khiêm tốn, nhưng vì sao tính khiêm tốn lại quan trọng? Qur’an vẫn rất rõ ràng:
يَا أَيُّهَا النَّبِيُّ قُل لِّأَزْوَاجِكَ وَبَنَاتِكَ وَنِسَاء الْمُؤْمِنِينَ يُدْنِينَ عَلَيْهِنَّ مِن جَلَابِيبِهِنَّ ذَلِكَ أَدْنَى أَن يُعْرَفْنَ فَلَا يُؤْذَيْنَ وَكَانَ اللَّهُ غَفُوراً رَّحِيماً (الأحزاب: 59)
« Hỡi Nabi (Thiên sứ Muhammad!) hãy bảo các bà vợ của Ngươi và các đứa con gái của Ngươi và các bà vợ của các tín đồ phủ áo choàng (Jalâbib) che kìn thân mình của họ. Làm thế để dễ nhận biết họ và vì thế, họ không bị xúc phạm… » (Qur’an 33:59).
Đây là toàn bộ lý do, tính khiêm tốn được quy định là để bảo vệ phụ nữ khỏi sự quấy nhiễu hay đơn giản, tính khiêm tốn là sự bảo vệ. Do vậy, mục đích duy nhất của khăn trùm đầu trong Islam là sự bảo vệ. Khăn trùm đầu của Islam, không giống như mạng che mặt truyền thống của Thiên Chúa giáo, không phải là biểu tượng của quyền lực đàn ông đối với phụ nữ hay không là sự quy phục của phụ nữ đối với đàn ông. Khăn trùm đầu của Islam không giống như khăn trùm đầu truyền thống của Do Thái giáo, không phải là biểu tượng của sự xa hoa và độc đáo của một số phụ nữ có chồng quý tộc. Khăn trùm đầu của Islam chỉ là một biểu tượng của tính khiêm tốn với mục đích duy nhất là bảo vệ phụ nữ, tất cả phụ nữ. Triết lý của Islam là an toàn luôn luôn tốt hơn lo lắng.
Thực tế, Qur’an rất quan tâm tới bảo vệ cơ thể người phụ nữ và danh tiếng của phụ nữ mà một người đàn ông dám buộc tội sai một phụ nữ về sự trong trắng sẽ bị phạt rất nặng,
وَالَّذِينَ يَرْمُونَ الْمُحْصَنَاتِ ثُمَّ لَمْ يَأْتُوا بِأَرْبَعَةِ شُهَدَاء فَاجْلِدُوهُمْ ثَمَانِينَ جَلْدَةً وَلَا تَقْبَلُوا لَهُمْ شَهَادَةً أَبَداً وَأُوْلَئِكَ هُمُ الْفَاسِقُونَ (النور: 4)
“Và (đối với) những ai buộc tội những người phụ nữ trinh thục nhưng không đưa ra đủ bốn (04) người làm chứng, hãy đánh chúng tám mươi (80) roi và chớ bao giờ nhận bằng chứng từ chúng nữa bởi vì chúng là những người nói dối, bất tuân Allah” (Qur’an 24:4).
So sánh quan điểm khắt khe này của Qur’an với hình phạt rất lỏng lẻo với tội cưỡng hiếp trong Cựu ước
“Nếu một người nam gặp một con gái trẻ đồng trinh, chưa hứa gả, bắt nàng nằm cùng, mà người ta gặp tại trận, thì người nam đã nằm cùng con gái trẻ đó phải nạp cho cha nàng năm mươi đồng tiền bạc, rồi nàng sẽ làm vợ người, bởi vì người đó làm nhục nàng. Người còn sống ngày nào, thì chẳng được phép đuổi nàng đi” (Deut. 22:28-29).
Người ta có thể hỏi một câu đơn giản ở đây, ai thực sự bị phạt? Người đàn ông chỉ phải nộp phạt cho tội cưỡng hiếp, hay cô gái bị buộc phải cưới người đã cưỡng hiếp cô và sống với anh ta tới khi anh ta chết? Một câu hỏi khác cũng nên đặt ra: đâu sẽ bảo vệ phụ nữ hơn, quan điểm khắt khe của Qur’an hay quan điểm dễ dãi của Cựu ước?
Một số người đặc biệt là ở phương Tây sẽ hướng tới sự chế nhạo toàn bộ lý lẽ tính khiêm tốn là để bảo vệ. Lý lẽ của họ là sự bảo vệ tốt nhất là sự mở rộng giáo dục, đối xử văn minh và tự kiềm chế. Chúng ta có thể nói: đúng nhưng chưa đủ.
1. Nếu sự ‘văn minh’ là đủ để bảo vệ, thì tại sao phụ nữ ở Bắc Mỹ không dám đi một mình trên phố tối – hay thậm chí đi ngang qua một bãi đỗ xe vắng vẻ?
2. Nếu giáo dục là giải pháp thì vì sao một trường đại học được kính trọng như trường của chúng ta có một ‘dịch vụ đi kèm về nhà’ cho nữ sinh viên trong trường?
3. Nếu tự kiềm chế là câu trả lời thì vì sao có các vụ quấy rối tình dục nơi công sở trên các phương tiện truyền thông đại chúng hàng ngày? Một ví dụ tiêu biểu của nạn quấy rối tình dục trong vài năm ngầy đây, gồm: Cán bộ hải quân, Giám đốc, Giáo sư đại học, Thượng nghị sĩ, Thẩm phán toà án tối cao và Tổng thống Mỹ.
Tôi không thể tin vào mắt mình khi đọc các số thống kê sau, được viết trong một cuốn sách nhỏ xuất bản bởi Trưởng văn phòng phụ nữ ở trường đại học Queen:
v Ở Canada, cứ 6 phút có một phụ nữ bị tấn công tình dục
v Cứ 3 phụ nữ Canada thì có 1 người có lúc sẽ bị tấn công tình dục trong cuộc đời họ.
v Cứ 4 phụ nữ thì có 1 gặp rủi ro bị cưỡng hiếp hay suýt bị cưỡng hiếp trong đời.
v Cứ 8 phụ nữ thì có 1 người bị tấn công tình dục khi đang học cao đẳng hay đại học, và một nghiên cứu cho thấy 60% đàn ông Canada ở độ tuổi học đại học nói họ sẽ tấn công tình dục nếu họ chắc rằng họ không bị tóm.
Có cái gì đó sai lầm về cơ bản trong xã hội chúng ta đang sống. Tuyệt đối cần thiết một sự thay đổi từ gốc rễ trong cách sống và văn hoá của xã hội. Một văn hoá khiêm tốn là rất cần thiết, khiêm tốn trong trang phục, lời nói và phong cách của cả nam và nữ. Mặt khác, con số thống kê các vụ tàn ác sẽ tăng lên từng ngày và không may, chỉ có phụ nữ sẽ phải trả giá. Do đó, một xã hội như nước Pháp trục xuất phụ nữ trẻ ra khỏi trường học vì trang phục khiêm tốn của họ cuối cùng có hại cho chính xã hội đó.
Thật là một trong những trớ trêu lớn của thế giới chúng ta ngày nay rằng cùng khăn trùm đầu được tôn kính như một dấu hiệu của tính chất ‘thiêng liêng’ khi được bà xơ Thiên Chúa giáo trùm với mục đích phô diễn quyền lực của đàn ông, thì lại bị xỉ vả như một dấu hiệu của ‘sự đàn áp’ khi được phụ nữ muslim đội khăn với mục đích để bảo vệ.
FATIHA VÀ ABBAS SOẠN THẢO