Bà Ayshah ® thuật lại là Thiên sứ Muhammad (saw) có dạy bảo: "Năm con vật độc hại được phép giết trong lúc Halal hay Haram đó là: Chuột, Diều hâu, Bò cạp, Quạ (trên lưng và bụng có đốm trắng) và những thú dữ." (Hadith do Al-Bukhary và Muslim ghi lại)
Ý nghĩa : Halal ở đây tức là trong cuộc sống bình thường hàng ngày, còn Haram là trong lúc bạn đang mặc đồ Ehrom để làm Hajj hoặc Umroh. Nghĩa là trong hai trường hợp này khi gặp những con vật kể trên thì được quyền giết chúng, và đã có rất nhiều học giả (Ulama) áp dụng theo sự dẩn chứng của hadith trên, nhưng chúng ta không được phép ăn thịt những con vật đó. Ngoài ra, Thiên sứ (saw) còn nêu tên ra những con vật khác không nên giết cũng như không nên ăn thịt chúng như những con vật sau đây:
Ông Ibnu Abbas ® kể lại: "Thiên sứ (saw) đã cấm chúng tôi giết bốn loại động vật: ‘Kiến, Ong, Chim đầu rìu và Chim bách thanh’" Hadith do Abu Dawud ghi lại.
Chim Bách Thanh là loại chim có đốm trắng, có người nói nó màu trắng thường sinh sống và kiếm ăn trên mặt biển, loại Chim này cũng như Chim đầu rìu, Kiến và Ong thuộc loại những con vật bị cấm ăn thịt của chúng.
Vào thời tiền Islam, người Arab rất tin dị đoan nên trước đi khi du hành xa thì họ lấy con chim cho đậu trên cao rồi đuổi nó bay, nếu con chim bay về bên phải thì họ xuất hành, còn nếu bay về bên trái là họ hoản lại cuộc đi đó. Hoặc khi vừa bước ra khỏi hoặc đang đường trên đường du hành nhà mà nhìn thấy con Linh Dương cụt sừng là họ không đi nữa mà trở về cho rằng đấy là điềm xui. Từ khi Nabi (saw) mang Islam đến thì Người đã cấm không được làm như vậy, và Nabi (saw) cũng cảnh báo cho biết đức tính của bảy mươi ngàn người vào thiên đàng đều không có những người có đức tính mê tín dị đoan. Tin tưởng vào những điều dị đoan là đức tính của người đa thần, nếu ai tin tưởng những điều mê tín dị đoan là tự xóa đi đức tin đối với Allah Đấng Duy Nhất và Tự Hữu, bởi không có điều gì hay ai đó có khả năng giúp đỡ hay ám hại được ai, mà chỉ có Allah Duy nhất là Đấng Quyết Định mọi việc.
Tóm lại, tin tưởng vào sự lợi hại của điều này hay điều kia là phạm tội Shirk (tổ hợp với Allah), còn tất cả con vật nào mà Thiến Sứ Muhammad (saw) đã ra lệnh giết nó hoặc cấm giết nó thì chúng ta không được phép ăn thịt của chúng.
Giáo lý về thịt Ếch
Hỏi: Giáo lý Islam giải thích thế nào về con ếch, chúng ta có được phép ăn thịt chúng không?
Đáp: Có một Hadith sau khi kiểm duyệt thì nó thiếu sự chính xác được Cheikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nhắc lại nhưng Cheikh không nhận xét gì cả, Hadith như sau: "Chớ có giết con ếch, quả thật tiếng kêu ộp ộp của nó là lời tán dương, tụng niệm đến Allah". (Đây là Hadith thuộc vào loại yếu – không rõ ràng).
Bởi vì, Allah đã phán trong thiên kinh Qur’an thì tất cả vạn vật đều ca ngợi tán dương Allah nhưng chúng ta lại không hiểu được lời tán dương của chúng như thế nào mà thôi.
Còn bằng chứng không được phép ăn thịt ếch thì như sau: được Abu Dawud, Ahmad, Al-Hakim và Al-Nasa-y ghi lại và Hadith Hasan:
Ông Abdur Rohman bin Uthman Al-Quroshy ® kể rằng: "Có một bác sĩ hỏi Nabi (saw) về việc dùng con Ếch để bào chế thành thuốc chữa bệnh thì đã bị Nabi (saw) khuyên bảo là cấm giết con Ếch."
Ông Al-Khottoby nói: đây là bằng chứng cho việc cấm ăn thịt ếch là bởi vì ếch không thuộc số loài động vật dưới nước được phép ăn thịt, và tất cả động vật bị cấm sát hại đến chúng là vì một trong hai lý do sau:
· Thứ nhất: cấm sát hại đến chúng giống như việc cấm giết hại đến con người.
· Thứ hai: cấm ăn thịt chúng giống như cấm ăn thịt chim bách thanh và chim đầu rìu.
Nếu ếch không bị cấm sát hại đến chúng giống như lý do thứ nhất thì sẽ bị cấm bởi lý do thứ hai.
Giáo lý về thịt Nhím
Theo Sunan Abu Dawud, Al-Baihaqy và Ahmad ghi rằng: « Có người hỏi ông Ibnu U'mar ® về việc giết con nhím để ăn có được không? Ông không trả lời bởi vì ông chưa có bằng chứng nào nói đến chuyện này, ông chỉ đáp lại người hỏi bằng câu kinh:
قُلْ لَا أَجِدُ فِي مَا أُوحِيَ إِلَيَّ مُحَرَّمًا عَلَى طَاعِمٍ يَطْعَمُهُ إِلَّا أَنْ يَكُونَ مَيْتَةً أَوْ دَمًا مَسْفُوحًا أَوْ لَحْمَ خِنْزِيرٍ فَإِنَّهُ رِجْسٌ أَوْ فِسْقًا أُهِلَّ لِغَيْرِ اللَّهِ بِهِ فَمَنِ اضْطُرَّ غَيْرَ بَاغٍ وَلَا عَادٍ فَإِنَّ رَبَّكَ غَفُورٌ رَحِيمٌ (145)
{Hãy bảo họ (Muhammad): "Ta không thấy trong những điều được mặc khải cho Ta có khoản nào cấm người ta ăn nó chỉ ngoại trừ động vật chết hoặc máu (Masfuh) tuôn ra hoặc thịt heo bởi vì đó là vật ô uế hoặc ghớm ghiếc khi nó được cúng cho (thần linh khác) ngoài Allah. Nhưng ai vì nhu cầu bắt buộc đành phải ăn chứ không cố ý hay quá độ thì quả thật Rabb (Allah) của Ngươi (Muhammad) Đấng Hằng tha thứ, Rất Mực khoan dung"} Al-An-a'm: 145.
Ý của ông Ibnu U'mar ® muốn nói là chúng ta được phép dùng những thực phẫm như câu kinh này để áp dụng trường hợp của con nhím. Nhưng ngay lúc đó có một người bạn khác ngồi kế bên nói rằng: "Trước kia, cũng có người hỏi Thiên sứ (saw) về con nhím có được phép ăn không? Thì Thiên sứ (saw) đáp rằng: "Nhím là một trong những động vật độc hại, không nên ăn nó". Sau đó, ông Ibnu U'mar ® nói: Nếu Thiên sứ (saw) của chúng ta nói thế thì từ nay tôi sẽ trả lời như Thiên sứ (saw) đã dạy.
Giáo lý về thịt Mèo
Có một số người cho rằng không được ăn thịt mèo, nhưng khi hỏi họ về bằng chứng nào thì họ không đưa ra bằng chứng nào cả, vậy tại sao lại cấm ăn thịt mèo trong khi chưa biết nguyên nhân nào mà thịt mèo bị cấm?
Dựa theo Hadith ghi trong Sunan Abu Dawud và Ibnu Majah có tính xác thực không cao nhưng được hổ trợ bởi Hadith của Ibnu U'mar ® và những Hadith khác như sau:
Ông Jabir ® kể: "Nabi đã cấm ăn thịt mèo và những lợi nhuận thu được từ con mèo." Hadith do Abu Dawud và Ibnu Majah ghi lại.
Giáo lý về thịt Chó
Imam Malik không có ý kiến về việc thịt chó có được phép ăn hay không ? Bởi vì ông chưa thấy bằng chứng xác thực nào về việc này, còn theo đại đa số học giả (Ulama) cho rằng : Thịt chó bị cấm ăn bởi bằng chứng sau đây:
1. Ông Abdullah bin U'mar ® kể: "Quả thật, Nabi (saw) đã hạ lệnh giết chó."
2. Ông Abu Huroiroh ® thuật lại lời Nabi (saw): "Khi con chó liếm vào vật dụng (hằng ngày) của các người thì hãy rửa chúng bảy lần." Đây là Hadith Soheeh (xác thực).
3. Ông Abu Tha'labah ® kể rằng: "Quả thật, Nabi (saw) đã cấm ăn tất cả động vật có nanh." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.
Cho nên, con chó nằm trong loại động vật có nanh nên nó là con vật bị cấm ăn thịt. Và tất cả những gì bị cắt đứt khỏi cơ thể động vật còn sống thì vật bị cắt đứt đó là xác chết thí dụ: Người ta cắt đứt chân của con cừu hoặc lạc đà hoặc bò trong khi chúng còn sống thì cái chân đó ‘Haram’ bị cấm ăn và bằng chứng qua Hadith Hasan được ghi lại trong Sunan Abu Dawud, Al-Tirmizy và Ibnu Majah như sau:
Ông Abu Waqid Al-Laithy ® thuật lại lời Nabi (saw): "Những gì bị cắt đứt khỏi cơ thể động vật còn sống thì vật bị cắt đứt đó là xác chết (Haram)."
Giáo lý về ăn thịt lừa và ngựa vằn
Thịt ngựa vằn thì ‘Halal’ được phép ăn thịt nó, Alhamdulillah và được chứng minh qua hai Hadith sau:
1. Ông Abu Qotadah ® kể lại: "Trong lúc Nabi (saw) đang thi hành làm Hajj thì trong lúc tôi đang đi săn – lúc đó tôi đang trong tình trạng Halal (cuộc sống bình thường) – khi tôi săn được con ngựa vằn thì tôi nãy sinh ý định đem một phần phân nửa con đến tặng cho Nabi (saw), cho nên tôi lấy nữa con đến tặng cho Người và Người đã nhận và ăn nó dù rằng trong lúc Người đang Muhrim (thi hành Hajj)."
2. Ông Al-So'b bin Jaththamah ® kể lại: "Tôi đến tặng Nabi (saw) một con ngựa vằn (do tôi săn được) nhưng bị Người trả lại không nhận, khi Nabi (saw) thấy sắc mặt tôi thay đổi – vì không nhận vật tôi tặng – Người nói: "Chúng tôi trả lại anh quà tặng của anh là vì chúng tôi đang trong lúc Muhrim (thi hành Haj)." Hadith Soheeh (xác thực).
Có lẽ mọi người ngạc nhiên và đặt câu hỏi tại sao Nabi (saw) nhận quà tặng của Abu Qotadah ở Hadith trên và không nhận quà tặng của Al-So'b bin Jaththamah ở Hadith sau, mặc dù cả hai đều tặng nữa con ngựa vằn và cũng nằm trong thời gian Nabi (saw) đang làm Hajj ? Bởi vì, theo sự giải thích của Nabi (saw) thì lúc đầu ông Abu Qotadah không có định tâm đi săn để đem thịt về cho Nabi (saw) mà ông đi săn cho cá nhân của ông, nhưng khi săn được con ngựa vằn thì luc đó mới nảy sinh ý định tặng cho Người. Còn trường hợp ông Al-So'b bin Jathamah là người có tiếng tâm ở thung lũng Waddaan, khi ông nghe tin Nabi (saw) cùng đoàn người đi Makkah để làm Hajj thì ông Al-So'b bin Jathamah vội vả đi săn con ngựa vằn (một loại thịt quí của người Arập) để chuẩn bị chiêu đãi Nabi (saw) khi Người dừng chân đến thung lũng của ông. Người từ chối không nhận phần quà đó của ông bởi vì ông ấy định tâm đi săn thú vật cho Nabi (saw), nhưng Nabi (saw) đang trong tình trạng Muhrim thi hành Hajj thì theo giáo luật Nabi (saw) không thể nhận phần thịt đó được.
Tóm lại, nếu săn bắn với mục đích cho người Muhrim đang làm Hajj thì con vật đó cấm người Muhrim đang làm Hajj ăn, còn nếu săn không vì mục đích cho người Muhrim đang làm Hajj ăn thì người Muhrim được phép ăn.
Vấn đề thịt con Lừa thì có một số học giả (Ulama) chưa biết thịt lừa Halal hay Haram? Bởi vì, theo giáo lý Islam thì chuyện gì cũng phải có bằng chứng từ sự mặc khải của Allah chứ Nabi (saw) không có tự ý nói theo ý của mình. Allah phán:
إِنْ هُوَ إِلَّا وَحْيٌ يُوحَى (4) عَلَّمَهُ شَدِيدُ الْقُوَى (5) ذُو مِرَّةٍ فَاسْتَوَى (6)
{Quả thật, nó (Qur'an) chỉ là điều được mặc khải (cho Muhammad) * Người được một vị (Đại Thiên Thần Jibroil) rất quyền lực dạy cho * (Thiên Thần Jibroil) là một vị toàn vẹn về mọi mặt, rồi Thiên Thần trở về (khi xong nhiệm vụ).} Al-Najm: 4 – 6.
وَإِنَّهُ لَتَنْزِيلُ رَبِّ الْعَالَمِينَ (192) نَزَلَ بِهِ الرُّوحُ الْأَمِينُ (193) عَلَى قَلْبِكَ لِتَكُونَ مِنَ الْمُنْذِرِينَ (194)
{Quả thật, nó (Qur'an) là do Thượng Đế của vủ trụ và muôn loài mặc khải * Do Đại Thiên Thần Jiroil mang xuống * Đặt vào quả tim của Ngươi (Muhammad) để Ngươi trở thành một Người khuyến cáo (mọi người).} Al-Shu-a'-ró: 192 – 194.
وَلَا تَقُولُوا لِمَا تَصِفُ أَلْسِنَتُكُمُ الْكَذِبَ هَذَا حَلَالٌ وَهَذَا حَرَامٌ لِتَفْتَرُوا عَلَى اللَّهِ الْكَذِبَ إِنَّ الَّذِينَ يَفْتَرُونَ عَلَى اللَّهِ الْكَذِبَ لَا يُفْلِحُونَ (116)
{Và các người chớ nói về bất cứ điều gì bằng cái lưỡi dối trá của các người: điều này Halal được phép và điều này Harom bị cấm, rồi đặt điều nói dối rồi đổ thừa cho Allah. } Al-Nahl: 116.
Theo những hadith và Qur’an đã dẩn chứng phần trên thì chúng ta không được nói với mọi người điều này Halal và điều này Haram nếu chúng ta không có kiến thức về tôn giáo Islam hay không có bằng chứng từ Qur’an và hadith, bởi vì nó sẽ mang tội nói dối vì Allah. Qua sự truy cứu của các vị Ulama thì họ đưa ra kết luận là thịt Lừa bị cấm ăn bởi bằng chứng sau đây:
Ông Anas bin Malik ® thuật lại: “Trong trận chiến Khoibar, Nabi (saw) ra lệnh cho ông Abu Tolhah thông báo với mọi người rằng: "Quả thật, Allah và Thiên Sứ của Ngài cấm mọi người ăn thịt Lừa, bởi vì thịt đó rất bẩn thiểu." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.
Và có Hadith khác:
Ông Jabir ® kể: "Nabi (saw) cấm chúng ta ăn thịt Lừa nhưng cho phép chúng ta được quyền ăn thịt Ngựa." Trích trong Sunan Al-Nasa-y.
Tác giả: Cheikh A'idh Al-Qarny
Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa