SAWDAH BINTU ZAMA LÀ AI? Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

SAWDAH BINTU ZAMA LÀ AI?

04.11.2008 03:34 - đã xem : 2287

Bà Sawđa bintu Zama là con của ông Zam-ah ibnu Shamsu thuộc bộ tộc của Quraish. Thân mẫu của bà là As Shumasy con của Koisy ibnu Zaid xuất thân từ dòng tộc Ađđy ibnu An Najar thuộc bộ tộc Al Khozrod. Chồng của bà là ông As Sakran ibnu Amru, là anh ruột của ông Suhay ibnu Amru. Hai vợ chồng của bà Sawđa cùng với người anh tên là Malik đã nhập đạo Islam vào lúc tình hình tại Mecca đang căng thẳng về vấn đề tôn giáo, nên lúc đó Rosul (saw) ra lệnh cho họ và một số anh chị em khác phải di cư lánh nạn ở Habashy...

Những người đang tị nạn ở Habashy nghe tin toàn quần chúng ở Mecca vào Islam, trong đó có hai ông Hamzah ibnu Abdul Muttalib ® và ông Umar ibnu Al Khottob ® thì họ quyết định trở về Mecca, trong chuyến trở về Mecca này cũng có vợ chồng của bà Sawđah. (Chuyến đi được thực hiện trước khi cuộc tẩy chay toàn thể người Muslim ở Mecca không bao lâụ, cuộc tẩy chay đó kéo dài hơn ba năm và là những ngày gian nan, cực khổ, khó khăn nhất cho dòng tộc của Rosul (saw)).

Khi hai vợ chồng bà Sawdah trở về quê hương, vào một đêm bà nằm mơ thấy Rosul (saw) tiến đến bên bà, gần đến nỗi như đạp lên cổ của bà... Sau khi thức dậy bà kể lại giấc mơ này cho chồng nghe, ông chồng trả lời : « Nếu giấc mơ của bà là thật, có lẽ tôi sẽ chết sớm và rồi Rosul (saw) sẽ cưới bà ». Bà trả lời chồng : « Sao ông nói gì kỳ lạ vậy, đừng nói nhãm nữa», và bà cầu xin với Allah cho giấc mơ đó không phải là sự thật.

Đêm sau, bà lại nằm mơ thấy mặt trăng hạ thấp xuống gần bà. Bà cũng thuật lại cho chồng nghe, ông chồng nói : « Nếu quả thật giấc mơ của bà là sự thật thì tôi sẽ không sống thêm bao lâu nữa. Tôi sẽ chết và bà sẽ tái giá».

Sau giấc mơ của bà Sawđah không bao lâu, ông As Sakran lâm bệnh và từ trần. Ông Sakran qua đời gần như cùng thời gian qua đời của bà Khođijah (R). Cái chết của người vợ yêu quý của Rosul (saw) khiến Người thật buồn bã vì bà là người đã hi sinh lớn lao nhất cho việc truyền bá Islam của Người. Về phần bà Sawđah, sự ra đi của ông Sakran đã làm cho bà buồn bã không ít, nhất là việc bà không sinh được đứa con nào để an ủi.

Bà Khawlah con ông Hakim vợ của ông Usman ibnu Mađuna ® thấy cảnh cô đơn buồn bã của Rosul (saw) mới đưa ý kiến với Rosul (saw): « Thưa Thiên Sứ của Allah ! Tôi thấy Người thật lo âu và buồn rầu khi mất đi bà Khođijah ». Rosul (saw) trả lời : « Ðúng vậy. Bà vừa là mẹ của các đứa con nhỏ, vừa là chủ gia đình, lo trang trải tất cả những việc trong nhà. » Bà Khawlah liền nói: « Vậy thì tôi có thể giúp gì cho Thiên sứ ? tôi có thể đi hỏi vợ cho Thiên Sứ được không ? » Rosul (saw) trả lời : « Insha-Allah, bởi vì phụ nữ mới là những người vợ lo chu đáo việc nhà cửa ».

Sau đó, bà Khawlah đưa ý kiến là sẽ đi hỏi cô Aysah con của ông Abubakar ® cho Rosul (saw), sau khi hai người thành hôn nhưng cô Aysah vì tuổi còn nhỏ nên phải đợi một thời gian sau mới động phòng... Cùng lúc đó, bà thấy Rosul (saw) vẫn còn đơn côi gối chiếc nên đề nghị đi hỏi bà Sawđah về làm vợ Rosul (saw) để bà lo giúp việc nhà và nhất là lo chăm sóc cho những đứa con gái của Rosul (saw) chưa lập gia đình (hai cô Ummul Kalsum và Fatimah). Lúc đó, bà Sawđah vừa mới mất chồng và đã có tuổi nên Rosul (saw) chấp nhận cuộc hôn nhân này.

Được sự đồng ý của Rosul (saw), bà Khawlah đến gặp và xin cưới bà Sawđah cho Rosul (saw). Bà Sawđah đồng ý và đó cũng là sự xác nhận hai giấc mơ của bà đã thành sự thật. Từ đó, bà trở thành vợ của Rosul (saw) và mẹ của những người tin tưởng. Đó cũng là một vinh hạnh lớn lao mà Allah đã ban cho sự can đảm và lòng tin tưởng tuyệt đối của bà ở Islam trong thời gian khó khăn.

Ông Ibnu Sadu ® nói: « Đám cưới (Nikah) của bà Sawđah với Rosul (saw) được tổ chức vào tháng Ramadan năm thứ mười sau khi Rosul (saw) nhận lãnh wahy (lời mặc khải). Đám cưới do ông Hatib ibnu Amru ibnu Abdusshamsu đứng ra làm chủ hôn, tiền cưới là bốn trăm Dirham ngày đó »

Lưu ý: Vào đêm Ramadan, chúng ta được phép làm đám cưới, cũng như ban đêm của tháng Ramadan được phép ăn uống và vợ chồng được gần gũi nhau như những ngày tháng thường khác.

Sau cuộc hôn lễ đó thì Rosul (saw) cùng ông Abubakar As Siđik ® di cư về Al Medinah vào tháng Robiul Awwal và dựng lên một thánh đường đầu tiên tại Kuba. Sau đó, Người đi đến nơi (Madinah) mà Allah đã định (như chúng ta đã biết về câu chuyện này) và Người tạm trú ở nhà ông Abu Ayyub Al Ansory (R) rồi dựng lên thánh đường (An-Nabawy) và nhà cửa cho những bà vợ của Người.

Ông Ibnu Sadu giải thích thêm về căn nhà của Rosul (saw) như sau: « Những căn nhà nhỏ của những bà vợ của Rosul (saw) được dựng lên bằng lá và cây chà là, cửa thì bằng những lá cây đan lại ».

(Vào thời đại Al Umawiyah cai trị đất nước Islam, Kholifah Al Walid ibnu Abdulmalik ra lệnh cho mở rộng thánh đường An-Nabawy nên họ đem những căn nhà của những bà vợ của Rosul vào trong thánh đường như chúng ta biết ngày nay. Quần chúng Medinah được tin đó, ai cũng buồn và khóc phản đối nhưng không làm gì được hơn là phó thác sự việc cho Allah). Ông Said ibnu Al Musaiyib (một trong những vị đại học giả tiền phong thời đó (tabiy) nói: « Thề có Allah làm chứng, nếu họ để yên những căn nhà của những bà vợ của Rosul (saw) nguyên vẹn như xưa thì quần chúng Medinah sẽ vui biết bao. Hơn nữa, đó cũng là nơi cho những người muslim qua lại (đến viếng thánh đường) và họ sẽ thấy gia đình của Rosul (saw) sống như thế nào mà từ đó họ sẽ bớt đi sự tranh chấp, đua đòi cho cuộc sống trên thế gian này ». (Trích từ sách At Tobakot quyển 8 trang 163).

Trở lại vấn đề, khi Rosul (saw) đã yên ổn về gia thất, Người bảo ông Zaidu ibnu Harith ® và ông Aba Rofiau ® đến Mecca để rước bà Sawđah và những người con gái của Người về Médinah đoàn tụ.

يوم سودة  لعا ئشة :

Bà Sawđah nhường thời gian (gần gủi) của bà với Rosul cho cô Aysah (R) :

Thời gian trôi qua, tính ra đến khoảng năm thứ tám Hidry (theo niên lịch Islam), ngoài bà Sawdah và bà Aysah, thì Rosul (saw) đã cưới thêm bà Habsoh, bà Zainob con ông Jahsha, Ummul Salma, Maymunah và những người khác nữa… Cho nên càng ngày Bà Sawđah tự nhận thấy bà là người vợ lớn tuổi nhất trong những người vợ của Rosul (saw) và tướng người thì quá mập nên gây ra khó khăn trong việc đi lại và xoay sở trong việc lo nhà cửa… Từ đó, bà Sawdah cảm thấy lo âu là sẽ có một ngày Rosul (saw) sẽ li dị bà (đó là sự suy nghĩ của bà Sawdah). Vì vậy, bà nãy sinh ra một giải pháp để được an phận làm vợ của Rosul (saw) ở trên đời này và Ngày sau, đồng thời làm cho Rosul (saw) hài lòng, không cần bận tâm đến với bà một cách miễn cưỡng. Thế là Bà nói với Rosul (saw) : « Tôi biết tôi càng ngày càng lớn tuổi nên không phục vụ gì được cho Rosul. Xin Rosul đừng li dị tôi, tôi sẽ nhường thời gian mà Người dành cho tôi để lại cho cô Aysah…». Rosul (saw) hiểu được ý bà và đã an ủi bà…

Câu chuyện thật sự là vậy chứ không phải có những người ghi lại một cách sai lệch như sau : « Rosul (saw) đã li dị bà Sawđah một lần ». Hoặc một sách sử khác lại ghi lại: « Rosul (saw) đã nói với bà: - Bà đã già rồi… »… Sau đó, Rosul (saw) đã rút lại lời nói hơi quá đáng này và dành thời gian của bà cho bà Aysah. Một thời gian sau, Người lại trở về với bà Sawđah. (Những sách sử này nên xem lại).

Chúng ta không thể tin và chấp nhận những lời kể không bằng chứng của hai câu chuyện trên. Nên hiểu, với cương vị của Rosul (saw), Người chưa bao giờ có những hành động hay nói những lời thiếu lịch thiệp với người vợ như vậy. Rosul (saw) là một người đầy nhiệt tình, nhân từ, luôn lo âu và quan tâm đến sự vui buồn người khác. Người là một người đầy tình thương, có tư cách và tính tình cao cả, được mọi người tin tưởng (ngay cả trước khi nhận lời mặc khải). Trong bất cứ trường hợp và hoàn cảnh nào, Người luôn ân cần, thiết tha với mọi người. Người là Sứ Giả của Allah và là vị Sứ Giả cao cả nhất trong những Sứ Giả của Allah đã gửi xuống trần gian này. Đồng thời, Người là người cha, người chồng mẩu mực, người thầy cao cả nhất thế gian. Do đó, việc Người đối xử thậm tệ với người vợ đã chăm sóc, lo lắng, nuôi nấng những đứa con gái của Người lúc người đau buồn và gặp khó khăn nhất là điều vô lý. Hơn nữa, bà Sawđah không có lỗi và cũng không gây thiệt thòi gì cho Rosul (saw) ngoài việc bà lớn tuổi nên có khó khăn trong việc đi lại.

Hãy xem lại dòng kinh Qur’an sau đây :

قال تعالى: ( وإن إمرأة خافت بعلها نشوزا أو إعراضا فلا جناح عليها أن يصلحا بينها صلحا والصلح خير وأحضرت الأنفس الشح وإن تحسنوا وتتقوا فإن الله كان بما تعملون خبيرا ) . النساء: 128

“Và nếu người vợ sợ người chồng đối xử tàn tệ hoặc bỏ rơi thì hai đằng không có tội nếu chịu hòa giải với nhau, và hòa giải luôn luôn là (một giải pháp) tốt. Nhưng lòng tham đã có sẵn nơi bản thân của mỗi người. Tuy nhiên, nếu các ngươi làm tốt và sợ Allah thì quả thật Allah Rất Am Tường về những điều các người đã từng làm.” (Sourate 4:128)

Những nhà phân giải ý nghĩa, nội dung kinh Qur’an cho rằng câu kinh trên ý nói về bà Sawđah. Qua câu kinh trên, chúng ta không hề thấy ý nghĩa hay lời nói nào về việc li dị hay quay trở lại, mà chỉ nhắc đến sự lo âu của người đàn bà mà thôi.

Bà Aysha (mẹ của những người tin tưởng) thuật lại: “Bà Sawđah con ông Zaman đã lớn tuổi”. Có hadith khác ghi lại: “Bà có thân hình mập và khó khăn trong việc đi lại nên Rosul (saw) ít gần gũi bên bà. Có lẽ bà thấy Rosul thường đến với tôi, nên bà tự lo sợ Rosul (saw) sẽ li dị bà. Sau đó không biết bà suy nghĩ thế nào, mà tìm giải pháp nhường thời gian gần gũi của Rosul với bà cho tôi để được bảo đảm luôn luôn là vợ của Người. Bà có nói với Rosul như sau: “Thưa Thiên Sứ của Allah! Thời gian Người dành cho tôi thì tôi xin nhường lại cho Aysah và xin Người đừng li dị tôi”. Có thể vì vậy mà câu kinh trên được Allah truyền xuống. (Dựa theo sách At Tobakot quyển 8, trang 53).

Trên thực tế, trong lời diễn tả của bà Aysah (R) không thấy nói đến từ li dị hay li thân mà bà chỉ thuật lại những ý tưởng và lời mà bà Sawđah (R) đã nói với Rosul (saw). Bà Sawđah lo âu cho cuộc sống vợ chồng nên bà tìm biện pháp hoà giải với Rosul (saw) để được thanh thản trong lòng với hi vọng sẽ là vợ của Rosul mãi mãi ở đời này và Ngày Sau.

Lời thuật lại của bà Aysah cũng đủ chứng minh sự thật để chúng ta hiểu biết rõ ràng, bởi vì chính bà là người đã thuật lại lời nói của Rosul (saw) về câu chuyện của ông Abi Jar-u và đã được Al Bukhory và những sách hadith khác ghi lại. Lời cuối cùng của Rosul (saw) đã nói là: “Ông Abu Jar-u thì li dị vợ, còn Ta thì không li dị”. Bằng chứng này cho thấy Rosul (saw) không hề li dị bà Sawđah cũng như không có ý li thân với bà.

Sau khi trút hết ý nghĩ của mình với Rosul (saw), từ đó bà Sawdah sống rất thanh thản và gương mẫu với tư cách là vợ của Rosul (saw), bà làm tròn những bổn phận và trách nhiệm của một người vợ và mẹ của những người tin tưởng. Thời gian đó bà cũng học hỏi giáo lý để thuật lại những hadith bà nghe được từ chồng cho những người khác nghe, bà thi hành “Hadj wađah” (thực hiện hành hương từ biệt) với Rosul (saw) cùng những người vợ khác của Người. Trong cuộc hành hương đó, Rosul (saw) đã cho phép bà rời khỏi Musđalifah trước tiên vì lý do bà cao tuổi và khó khăn trong việc đi lại.

 Bà Ayshah nói: “Thật vậy, tôi không được Rosul (saw) cho phép đi trước như bà Sawđah để tôi được hành lễ Subh ở Muna trước khi người ta đến như trường hợp của bà Sawđah. Đó là một vinh hạnh lớn lao đối với bà Sawđah vì đã được Rosul (saw) cho phép một cách đặc biệt”. Ngày nay, các vị học giả đã dựa vào lý do đó mà cho phép những người cao tuổi và bệnh tật rời Musdalifah trước khi đến giờ solah Subh. (Trích từ sách At Tobakot, quyển 8, trang 55).

Sau khi Rosul (saw) từ thế, bà tự giam mình trong nhà để làm Ibađah (hành đạo). Bà không đi làm Umroh (hành hương tự nguyện) cũng như Hadj (hành hương bắt buộc) nữa. Bà nói: “Tôi đã thi hành hadj và umroh rồi. Giờ đây, tôi ở nhà lo thủ tiết như Allah đã ra lệnh” (ý bà nói trong kinh Qur’an Allah có phán: “Allah kêu gọi những bà vợ của Rosul ở vậy thủ tiết, không được phép tái giá cũng như không được trưng diện mà hãy lo hành đạo để chờ ngày tái ngộ với chồng”).

Bà thường nhắc nhở những chị em của bà về lời của Rosul (saw) đã nói khi đi làm Hadj wađah (hành hương từ biệt): “Ðây là cuộc hành hương từ biệt. Sau đó, không đi làm hành hương nữa.”

وفاة سودة :

Cái chết của bà Sawđah :

Các sử gia bất đồng ý kiến nhau về ngày mất của bà Sawđah (R). Có sử ghi là bà mất vào những ngày cuối cùng của thời Kholifah Umar ibnu Al Khottab (R). Có sử ghi là bà mất vào tháng Shawal, vào năm năm mươi bốn (54) hidry (niên lịch Islam), đó là vào thời Kholifah Muawiyah ibnu Abi Suffiyan.

Theo những nhà học giả nghiên cứu thì có lẽ giả thuyết đầu gần đúng với thực tế hơn vì nếu dựa vào giả thuyết thứ nhì thì bà Sawđah thọ gần một trăm tuổi. Do đó, giả thuyết này không chắc cho lắm. Bà được chôn tại nghĩa trang Al Bakiua ở Medinah. Như đã nói trên, từ sau khi làm Hajd wađah (hành hương từ biệt) cùng với Rosul (saw), bà không hề ra khỏi thành phố Al Medinah một ngày nào.

Do Abu Mohsen chuyển ngữ từ sách Mawsuat Ummahatul Moaminine của tiến sĩ Abdussobur Shahine và giáo sư Islah Abdussalam Ar Rofay. Trang 90-93.

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BANU ISRAEL VÀ NGƯỜI DO THÁI QUA LĂNG...

Ngày nay người ta thường nhầm lẫn người Do Thái với dân tộc Israel vì hầu như tất cả người Do Thái sống ở quốc gia Israel, mặc dù tất cả người Do Thái đều thuộc dân tộc Israel, nhưng không phải tất cả dân tộc Israel đều là người Do Thái.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "DIỂN GIẢI AYYAT 102 CỦA SURAH AL...

Trong Qur’an, Kinh Sách của Allah, có một câu Kinh duy nhất đề cập đến hai vị Thiên Thần Harut và Marut. Vậy câu chuyện của hai vị Thiên Thần này là gì? Chúng ta học được điều gì từ câu Kinh thiêng liêng này? Và trong câu Kinh, Allah có cảnh báo chúng ta điều gì hay không?

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "NABI (THIÊN SỨ) YSA CÒN SỐNG HAY ĐÃ...

Allah Toàn năng phán trong Surah Ali-Imran: {Hỡi Ysa, nay TA sẽ làm cho Ngươi chết, rồi mang Ngươi lên cùng với TA.} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 55) {“Nhưng sau khi Ngài làm cho bề tôi chết thì Ngài là Đấng Giám Sát họ và Ngài làm chứng cho tất cả mọi việc.”} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 117) {Họ chắc chắn đã không giết được Ysa, mà Allah đã đưa Y lên nơi Ngài.} (Chương 4 – Annisa’, câu 157, 158)

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "LỊCH SỬ NGÔI ĐỀN KA'BAH -...

Ka’bah hay Al-Ka’bah trong tiếng Ả Rập có nghĩa là Khối lập phương, là một tòa nhà hình hộp chữ nhật nằm trong trung tâm sân Masjid Al-Haram ở Makkah (Mecca), của vương quốc Ả Rập Xê Út. Ka’bah, là ngôi đền thiêng được người Muslim ở khắp mọi nơi trên thế giới coi là địa điểm linh thiêng nhất trên Trái đất.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "THÔNG ĐIỆP CỦA THIÊN SỨ MUHAMMAD...

Chắc chắn, con người phải có một đường lối mà họ tuân theo trong cuộc sống, điều chỉnh cuộc sống của họ và dạy họ cách đối xử với nhau, và bất cứ ai nghiên cứu bộ luật do Muhammad (saw) truyền đạt và sự hướng dẫn của Người sẽ thấy nó thực sự kỳ diệu vì nó bao gồm tất cả lợi ích của con người, mọi thứ họ cần thật chính xác, có lòng thương xót và cải thiện con người.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "DIỂN GIẢI RIYADH AS SALIHIN CHƯƠNG AL...

Đây là quyển sách tóm lược những Hadith quan trọng từ quyển Riyadh As-Salihin, bằng sự tuyển chọn rất kỹ càng và đã được giới ‘Ulama học giả chuyên môn chứng thực về tính chính xác của Hadith.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "DIỂN GIẢI RIYADH AS SALIHIN CHƯƠNG AL...

Đây là quyển sách tóm lược những Hadith quan trọng từ quyển Riyadh As-Salihin, bằng sự tuyển chọn rất kỹ càng và đã được giới ‘Ulama học giả chuyên môn chứng thực về tính chính xác của Hadith.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "DIỂN GIẢI RIYADH AS SALIHIN CHƯƠNG AL...

Đây là quyển sách tóm lược những Hadith quan trọng từ quyển Riyadh As-Salihin, bằng sự tuyển chọn rất kỹ càng và đã được giới ‘Ulama học giả chuyên môn chứng thực về tính chính xác của Hadith.