SỰ HÀNH ĐẠO SAU THÁNG RAMADAN!!! Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

SỰ HÀNH ĐẠO SAU THÁNG RAMADAN!!!

28.09.2008 01:58 - đã xem : 2930

« Và mặt trời di chuyển theo quỹ đạo của nó đến một thời hạn ấn định. Đó là quyết định sắp xếp của Đấng Tòan Năng, Đấng Tòan Tri. Và mặt trăng TA đã qui định cho nó những giai đọan cho đến khi nó trở lại tình trạng cũ giống như Urjun (lưỡi liềm). Mặt trời không được phép bắt kịp mặt trăng và ban đêm không được phép qua mặt ban ngày, mỗi cái bơi theo quỹ đạo (của nó). Suroh 36 : 37-40.

Alhamdulillah, xin chân thành ca ngợi và tạ ơn Allah Duy Nhứt, Đấng Độ Lượng, Khoan Dung, Bao Quát cao cả nhứt, đã tạo ra tất cả trong sự qui định và an bày của Ngài, Đấng đã ban những thiên lệnh cho nô lệ một cách dể dàng để thi hành trong sự hướng dẫn dìu dắt của Ngài và thiên sứ của Ngài, Đấng Khởi xướng và cũng là Đấng tạo sự chấm dứt trong ý của Ngài và mọi việc đều luân chuyển theo chu kỳ ấn định của nó. Ngài đã phán :


قال تعالى: (( وَالشَّمْسُ تَجْرِي لِمُسْتَقَرِّ لَهَا ذَلِكَ تَقْدِيْرُ العَزِيزُ العَلِيْمِ . وَالْقَمَرَ قَدَّرْنَاهُ مَنَازِلَ حَتَّى عَادَ كَالْعُرْجُوْنَ القَدِيْمِ . لاِ الشَّمْسُ يَنْبَغِي لَهَا أَنْ تُدْرِكَ الْقَمَرَ وَلاَ الَّيْلُ سَابِقُ النَّهَارِ, وَكُلٌّ فِي فَلَكٍ يَسْبَحُونَ )). يس: 38ـ40.


« Và mặt trời di chuyển theo quỹ đạo của nó đến một thời hạn ấn định. Đó là quyết định sắp xếp của Đấng Tòan Năng, Đấng Tòan Tri. Và mặt trăng TA đã qui định cho nó những giai đọan cho đến khi nó trở lại tình trạng cũ giống như Urjun (lưỡi liềm). Mặt trời không được phép bắt kịp mặt trăng và ban đêm không được phép qua mặt ban ngày, mỗi cái bơi theo quỹ đạo (của nó). Suroh 36 : 37-40.


Xin chân thành khen ngợi và tạ ơn Allah, Đấng đã ban bố và hướng dẫn, xin chấp nhận chỉ có Allah Duy Nhứt để tôn thờ và chấp nhận Mohammad là thiên sứ cuối cùng của Islam. Cầu xin Allah ban phước lành an bình cho Rosul (saw) cùng gia quyến, những vị bạn hữu của Người và những người noi theo cho đến ngày Sau.


Anh chị em thân mến!


Thế là tháng Ramadan sắp sửa từ biệt chúng ta ra đi mà không biết năm tới chúng ta sẽ được diễm phúc gặp lại tháng Ramadan khác nữa không? Nó đến với chúng ta trong sự trân trọng, nó sẽ là minh chứng cho những sự hành đạo mà chúng ta đã thi hành trong tháng hồng phúc này, những ai từ giả nó với những sự hành đạo tốt lành thì hãy tạ ơn Allah thật nhiều, rồi Ngài sẽ ban thưởng cho kết quả tốt lành hạnh phúc đó, vì Allah không bao giờ quên công lao của những ai thi hành nó. Ngược lại, những ai không hành đạo tốt, hay bỏ đi những cơ hội để tạo phước thì sẽ ân hận và sám hối thật nhiều với Allah, hy vọng rằng Ngài sẽ nhũ lòng tha thứ...


Vào những ngày cuối của tháng Ramadan, Allah đã phán cho chúng ta những giáo điều phải thi hành để gặt hái được nhiều phần thưởng tốt lành, nhất là được Ngài hài lòng và tăng thêm trọng lượng trong cán cân ngày Sau. Những giáo điều đó mà Allah ra lệnh cho chúng ta phải thi hành là Zakat Fitroh, tụng niệm (Takbir) danh của Allah khi những ngày nhịn chay của tháng Ramadan đã đủ ngày, để ăn mừng (Lễ Eid), sự tụng niệm đó bắt đầu từ lúc mặt trời lặn (sau khi solah Magrib) vào đêm Aid Fitroh cho đến sau khi chấm dứt xong buổi lễ nguyện Aid, qua lời phán của Allah:


قال تعالى: (( وَلِتُكْمِلُوا الْعِدَّةَ وَلِتُكَبِّرُوا الله عَلى مَا هَدَاكُمْ وَلَعَلَّكُمْ تَشْكُرُون )). البقرة:185.


« (Ngài muốn cho các ngươi) hòan tất số ngày (nhịn chay) ấn định và muốn cho các ngươi tán dương sự Vĩ đại của Allah (Takbir) về việc Ngài đã hướng dẫn các ngươi và để cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài ». Suroh 2 :185.


Những lời takbir đó như sau :


الله أَكْبَرْ اللهُ أَكْبَرْ لاَ إِلَهَ إِلاّ اللهَ وَاللهُ أَكْبَرْ اللهُ أَكْبَرْ وَلِلهِ الْحَمْد .


((Allohu Akbar, Allohu Akbar, la i-la-ha illolloh wallohu Akbar, Allohu Akbar wa lillơ hil ham)).


Zakat Fitroh: là một loại thuế mà bắt buộc mỗi người Muslim đều phải đóng trong tháng nhịn chay Ramadan, loại thuế này không miễn trừ một người nào, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nô lệ hay những đứa bé vừa mới chào đời trong tháng Ramadan đều phải xuất Zakat Fitroh. Những người nghèo sau khi nhận được số tiền đó thì bắt buộc họ phải xuất ra trở lại phần tiền họ phải đóng Zakah Fitroh, chớ không được miễn. Ngược lại, những người đủ ăn đủ mặc thì chỉ được xuất ra chớ không được nhận tiền Zakat Fitroh. Nếu là trẻ em thì do cha mẹ đãm nhận. Nếu người vợ đi làm có lãnh lương thì người vợ phải lấy tiền lương đó để xuất Zakat, nếu người đàn bà không đi làm, thì người chồng phải xuất Zakat cho họ. Zakat Fitroh chỉ có hiệu lực khi xuất ra từ ngày đầu tháng Ramadan cho đến trước khi Imam lên đọc bài Khuđbah (giảng thuyết) của ngày lễ Eid El Fitr, nếu ai xuất sau giờ lễ Eid thì số tiền này trở thành một Zakat bình thường.


Takbir: ((Allohu Akbar, Allohu Akbar, la i-la-ha illolloh wallohu Akbar, Allohu Akbar wa lillơ hil ham)). Sáng ngày lễ Aid thì những nam giới nên đến Masjid (nơi tổ chức ngày lễ Aid) để đọc câu Takbir này, nên đọc lớn tiếng vì đây là theo sunnah, để nêu cao danh nghĩa của Allah ở khắp mọi nơi, đó cũng là sự biểu dương tinh thần của Islam để tỏ lòng cảm tạ và luôn nhớ đến danh nghĩa cao cả của Allah. Đối với phụ nữ thì không được đọc lớn tiếng, chỉ đọc thầm đủ một mình mình nghe, vì Islam lúc nào cũng quan tâm đến sự kín đáo, thuần khiết của phự nữ, vì tiếng thốt lên cao cũng là awrot (giới hạn) mà phụ nữ muslimate không được phép.


Có gì quang vinh hơn khi nghe tiếng tụng niệm nhắc nhở danh của Allah loan ra khắp nẽo đường, khi tháng Ramadan hồng phúc vừa chấm dứt, mà người muslim vui mừng trong sự hy vọng để thốt lên tiếng tụng niệm, nêu cao danh nghĩa của Allah và mong được Ngài chiếu cố tha thứ những tội lỗi và ban nhiều ân lộc.


Một điều cao cả nữa mà Allah ra lệnh cho người muslim cả nam lẫn nữ là phải tham gia solah ngày Aid, để hòan tất thiên lệnh mà Allah ban cho sau khi thi hành xong một tháng Ramadan, và cũng là dịp để tụ hợp cùng nhau nêu cao danh nghĩa của Allah, biểu dương sự đòan kết, cùng nhau chia sẻ sự vui mừng.  Sự solah Aid nầy đã được Allah khải thị trong kinh Qur’an như sau:


قال تعالى: (( يَآيُّهَا الذِيْنَ آَمَنُوا أَطِيْعُوا اللهَ وَ أَطِيْعُوا الرَسُوْلَ وَلاَ تُبْطِلُوا أَعْمَالَكُم )).  محمد: 33.


« Hỡi những ai có niềm tin ! Hãy tuân lệnh Allah và tuân lệnh Sứ giả (của Allah) và chớ làm phí mất công lao của các người ». Suroh Muhammad : 33


Vào những ngày thường thì chị em phụ nữ nên solah tại nhà tốt hơn, nhưng Rosul (saw) đã ra lệnh cho chị em phụ nữ nên đến masjid cùng với chị em khác để tham gia cùng nhau solah và vui vẽ trong bầu không khí đoàn kết của ngày lễ Aid.


Qua hadith của bà Ummul Atiyah ® thuật lại như sau : « Rosul (saw) kêu gọi phụ nữ chúng tôi nên tham gia vào ngày Aid Al Fitroh và Aid Adha, những phụ nữ nào đang có kinh nguyệt thì tập trung một nơi không solah mà ngồi tụng niệm (zikkir), ca tụng Allah và cầu xin (đu-a) chung với anh chị em muslim khác. Tôi thưa với Rosul (saw) là một trong chị em chúng tôi không có áo choàng dài ở ngòai để mặc. Rosul (saw) trả lời : - Hãy mượn áo của chị em khác mà mặc ». Al Bukhory và Muslim. (Ngày xưa Rosul (saw) tổ chức solah Aid ngoài bãi đất trống, chớ không có solah trong masjid, ngoại trừ có mưa gió).


1.     Có nghĩa là vào ngày Aid, phụ nữ rất được khuyến khích đi đến masjid để tham gia buổi cầu nguyện dù họ có kinh nguyệt, nếu không solah được thì cũng ngồi nghe bài thuyết giảng và đọc takbir để biểu dương sự đòan kết và nêu cao danh nghĩa của Allah.


2.     Chiếu theo Sunnah của Rosul (saw), trước khi ra đi solah Aid Fitroh nên ăn ba hay năm trái chà là, nghĩa là witr (số lẻ). Qua hadith của ông Anas ibnu Malik ® thuật lại : « Rosul (saw) chỉ ra đi solah Aid sau khi dùng một hay ba hay năm trái chàlà ».  Ahmad và Al Bukhory.


3.     Đi solah ngày Aid, tốt nhứt là nên đi bộ ngoại trừ những người già yếu hay ở xa (trường hợp sống ở Âu Mỹ nhà xa bắt buộc phải đi bằng xe).


Qua hadith của ông Aly ibnu Abi Talib ® thuật lại : « Chiếu theo sunnah, đi solah Aid nên đi bộ ».  At Tirmizy.


4.     Đi đường khác và về đường khác.


5.     Đối với đàn ông, nên ăn mặc chỉnh tề, trang sức cho đẹp, qua hadith do ông Abdulloh ibnu Umar ® thuật lại: « Ba tôi ra chợ thấy cái áo chòang bằng tơ rất đẹp, ông đem về nói với Rosul : - Thưa thiên sứ hãy mua nó đi để Người mặc solah Id và tiếp phái đòan ? Rosul (saw) nói: - Áo nầy chỉ dành cho những người không có tư cách, thể diện mới mặc nó ». Rosul (saw) nói như vậy là vì áo đó bằng tơ lụa, cho nên phái nam không được mặc, giống như đàn ông muslim không được đeo vàng (haram). Do Al Bukhary ghi lại.


Còn đối với phụ nữ thì không được phép trưng diện để gây sự chú ý của người khác phái, nên ăn mặc bình thường và khiêm tốn đến masjid.


6.     Khi solah, phải cố gắng tập trung tinh thần vào sự solah một cách lễ độ, với tòan trái tim trung trực vì Allah, tụng niệm cầu xin với Allah thật nhiều, luôn nghĩ đến những tội lỗi của mình mà cầu xin Allah tha thứ.


Cũng nên hiểu rằng, quang cảnh của ngày lễ Aid khi tụ nhau lại solah ngoài đồng trống, đó là sự nhắc nhỡ cho chúng ta biết rằng, sẽ có một ngày tất cả nhân gian sẽ tụ hợp nhau tại một địa điểm để chờ Allah phán xét cuối cùng, cho nên quang cảnh và thời gian tụ hợp đó rất quan trọng, nó sẽ làm chứng cho chúng ta sau nầy. Qua lời phán của Allah :


قال تعالى: (( اُنْظُر كَيْفَ فَضَّلْنَا بَعْضَهُم عَلى بَعْضٍ وَلِلآَخِرَةُ أَكْبَرَ دَرَجَاتٍ وَأَكْبَرَ تَفْصِيْلاً )).الإسراء :21.


« Hãy xem ! TA đã ưu đãi người nầy hơn người nọ (ở đời này) như thế nào . Nhưng chắc chắn Đời sau sẽ có nhiều cấp bậc và ưu đãi to lớn hơn ». Suroh 17 :21


7.     Hãy tìm nguồn vui vẻ hạnh phúc trong sự hồng ân, hài lòng của Allah ban cho nhân tháng Ramadan đầy hồng phúc, qua những sự hành đạo mà chúng ta có thể thi hành được trong khả năng có thể của chúng ta như : Solah đêm (taraweh và qiyammullail), đọc kinh Qur’an, bố thí, học hỏi, tham gia vào những buổi thuyết trình tôn giáo, thăm viếng người bệnh, nối lại tình ruột thịt… đó là những điều tốt lành mà chúng ta thi hành ở trên đời nầy để dành cho ngày Sau. Qua lời phán của Allah:


قال تعالى: (( قُلْ بِفَضْلِ الله وَبِرَحْمَتِهِ فَبِذَلِكَ فَلْيَفْرَحُوا هُوَ خَيْرٌ مِمَّا يَجْمَحُونَ )).يونس:58.


« Hãy bảo họ : ‘ Vậy hãy để cho họ (những người có đức tin) vui vẻ hưởng thiên lộc của Allah và sự Khoan dung của Ngài như thế ’ Điều đó tốt hơn tài sản mà họ tích lũy ». Suroh 10 :58.


Sự nhịn chay tháng Ramadan và sự solah đêm với lòng thành kính chính trực để hy vọng được Allah hài lòng và tha thứ những tội lỗi ở quá khứ. Những người có đức tin thì vui vẻ, hân hoan và thoải mái trong lòng khi biết mình đã thi hành hoàn tất tháng Ramadan, và hi vọng những việc làm của họ sẽ được Allah tha thứ tội lỗi nên họ cảm thấy rất nhẹ nhàn. Ngược lại, những người yếu đức tin, họ cũng vui vẻ khi chấm dứt tháng Ramadan nặng nhọc khó khăn mà họ miễn cưởng thi hành, đó là sự vui vẻ hạnh phúc khác biệt giữa sự nhịn chay của hai tinh thần và trách nhiệm.


Anh chị em thân mến!


Mặc dù tháng Ramadan sẽ chấm dứt, nhưng sự hành đạo của người muslim (có đức tin) chỉ chấm dứt khi lìa trần, hay đến hơi thở cuối cùng mà thôi, qua lời phán của Allah như sau:


قال تعالى: (( َواعْبُدُ رَبَّكَ حَتَّى يَأْتِيَكَ الْيَقِيْنُ )). النحل: 99


« Và hãy thờ phụng Rabb của Ngươi cho đến khi điều khẳng định ‘cái chết’ sẽ xảy đến cho Ngươi ». Suroh 15 : 99


قال تعالى: (( يَآيَّهَا الذِيْنَ آَمَنُوا اتَقُوا الله حَقَّ تُقَاتِهِ وَلاَ تَمُوْتُنَّ إِلَّا وَأَنْتُمْ مُسْلِمُوْنَ )). آل عمران:102.


« Hỡi những ai có niềm tin ! Hãy sợ Allah theo lẽ mà Ngài phải được khiếp sợ và chỉ chết trong trạng thái các người là những người Muslim ‘thần phục Allah’ ». Suroh 3 :102.


Rosul (saw) đã nói với ý nghĩa : « Một khi nô lệ của Allah chết, thì mới chấm dứt sự hành đạo của họ ».


Dĩ nhiên không hẳn ai cũng sẽ được chấm dứt sự hành đạo của họ một cách tốt đẹp trước khi chết, có người chưa kịp hành đạo và cứ hứa với lương tâm là tôi sẽ solah hay tôi sẽ đi làm hadj năm tới, nhưng cái chết lại đến trước khi thực hành nên. Than ôi ! Còn đâu kịp để thi hành và ăn năn nữa.


Tuy rằng tháng Ramadan đã chấm dứt, nhưng sự nhịn chay khác chưa dứt mà nó kéo dài suốt năm trời, đó cũng là hồng phút của Allah ban cho nô lệ để tìm thêm sự tốt lành, tăng thêm hành trang vào ngày Sau.


Qua hadith của ông Ayyob Al Ansory ® thuật lại lời của Nabi :


قال صلى الله عليه وسلم : ( مَنْ صَامَ رَمَضَانَ ثُمَّ أَتْبَعَهُ سَتًّا مِنْ شَوَال كاَن كَصِيَامُ الدَهْر).


« Những ai hoàn tất tháng nhịn chay Ramadan, xong nhịn thêm sáu ngày của tháng Sha’wal, thì được phước như nhịn trọn một năm ».


(Ý nghĩa ở đây thật rõ ràng, chưa hòan tất sự nhịn chay của tháng Ramadan thì không được nhịn thêm sáu ngày, phải thực hành sự bắt buộc (fardu) trước sunnah). Ngòai đó ra còn có sự nhịn chay ba ngày trong tháng, qua lời của Rosul (saw)  nói như sau :


قال صلى الله عليه وسلم: ( ثَلاَثَ مِنْ كُلِّ شَهْرٍ وَرَمَضَان إِلى رَمضَان فَهَذَا صِيَامُ الدَهْر). أحمد ومسلم.


« Nhịn chay ba ngày trong mỗi tháng, và nhịn chay tháng Ramadan này đến Ramadan tới, có phước như nhịn nguyên năm ». Ahmad và Muslim.


Qua hadith do ông Abu Hurairoh ® thuật lại lời của Nabi (saw) răng dạy, trong đó cũng có nói về nhịn chay ba ngày trong một tháng. Ba ngày trong tháng mà tiếng Arab gọi là Ayyam Al Baiđo’u đó là ngày : 13-14 và 15 chiếu theo lịch của Islam. Theo hadith của ông Abi Zar ®  mà Rosul (saw) đã nói với ông là : « Hãy nhịn ba ngày vào ngày 13-14 và 15 ». Hadith do Imam Ahmad và An Nasha’y ghi lại.


Trong hadith muslim ghi lại khi sohabah hỏi về sự nhịn chay vào ngày Arafat, Rosul (saw) nói : « Allah sẽ tha thứ tội lỗi cho năm vừa qua và năm hiện tại. Còn nhịn chay vào ngày Asuroh (mùng 10 tháng Al Muharram) thì được Allah tha thứ tội lỗi cho năm vừa qua ».


Rosul (saw) nhịn chay vào ngày thứ Hai, Người giải thích : « Đó là ngày mà Ta ra đời, ngày mà Ta nhận wahy (thiên khải) lần đầu và cũng là ngày mà Ta được nhận thiên khải lần thứ hai để truyền bá Islam».


Ông Abu Hurairroh ® thuật lại khi sohabah hỏi Thiên sứ về sự nhịn chay nào tốt nhứt sau tháng Ramadan, Rosul (saw) nói : « Sự nhịn chay tốt nhứt sau tháng Ramadan là nhịn chay vào những tháng mà Allah đã liệt vào tháng haram ‘tháng cấm’ ». Do Muslim ghi lại.


Trong hadith của Al Bukhory và Muslim ghi lại lời thụât của bà Aysha ® : « Tôi chỉ thấy Nabi nhịn chay trọn tháng là tháng Ramadan, và tôi cũng thấy Nabi nhịn chay nhiều ngày hơn tháng khác là tháng Shaban ». Qua hadith khác cũng do bà Aysha ® thuật lại : « Có khi tôi cũng thấy Nabi không có nhịn chay nhiều ngày vào tháng Shaban ».


(Có nghĩa là, có năm vào tháng Shaban Người nhịn chay nhiều ngày, có năm Người nhịn chay như những tháng khác).


Qua hadith khác bà Aysha ® thuật lại : « Rosul (saw) rất quan tâm đến sự nhịn chay vào ngày thứ Hai và thứ Năm ». Do năm nhà sưu tầm hadith ghi lại.


Ông Abi Hurairoh ® thuật lại lời của Nabi (saw) : « Sự hành đạo được tính sổ và đưa lên tâu với Allah vào ngày thứ hai và thứ năm, nên Ta nhịn chay vào ngày đó để được (thiên thần) tâu lên trong khi Ta nhịn chay ». At Tirmizy ghi lại. (Hadith thuộc loại Do’if, nhưng được xác nhận để làm bằng chứng, vì trong soheh Muslim cũng có hadith nói về sự tâu trình hành đạo vào ngày thứ Hai và thứ Năm).


Tháng Ramadan đã chấm dứt, nhưng sự qiyammullai (solah đêm) không bao giờ dứt, Vinh Quang ở Allah, Ngài đã tạo ra mọi hòan cảnh thuận tiện để nô lệ hành đạo trong phạm vi và hòan cảnh có thể, hằng đêm chúng ta cũng có thể solah đêm qua hadith sau.


Ông Al Mugoiro ibnu Shuabah ® thuật lại. « Rosul (saw) solah đêm đến bầm máu chân. Sohabah hỏi : - Tại sao phải cực hình như vậy, vì Người đã được Allah hứa tha thứ hết tội lỗi. Người trả lời : - Ta luôn luôn muốn là nô lệ biết ơn đến Chủ Nhân ». Do Al Bukhory ghi lại.


Ông Abdulloh ibnu Salam ® thuật lời của Nabi (saw) : « Hỡi con người hãy chào hỏi (salam cho nhau), cho thức ăn cho người nghèo, ràng buộc tình máu mũ, solah đêm trong lúc người ta ngũ đêm, sẽ được vào thiên đàng một cách bình yên ». At Tirmizy ghi lại.


Ông Abu Hurairoh ® thụât lại lời của Nabi (saw) : “Sự solah tốt lành nhứt sau solah Fardu (bắt buộc) là solah đêm”. Muslim ghi lại.


Sự solah đêm, bao gồm những solah tự nguyện và cuối cùng để kết thúc là solah witr (Ít nhứt một rak’at, ba rak’at...  theo số lẽ).


Ông Abu Hurairoh thuật lại lời của Nabi (saw): “Hằng đêm Allah gián trần vào một phần ba cuối cùng còn lại của đêm khuya, Ngài phán: ((Những ai cầu nguyện nơi TA, Ta sẽ chấp nhận lời thỉnh nguyện đó, những ai cầu xin ở TA, TA sẽ ban bố cho, những ai cầu xin ở Ta để được tha thứ, TA sẽ tha thứ cho)). Al Bukhory và Muslim ghi lại.


Xin nhắc lại sự solah được gọi là Ar Rowatib, giá trị sau Fardu gồm có 12 rak’at, đó là: bốn rak’at trước Dhur và hai rak’at sau đó, hai rak’at sau Magrib, hai rak’at sau Isa và hai rak’at trước Fajar (Subh).


Qua hadith của bà Ummul Habibah ® thuật lại lời của Nabi (saw) nói: “Những nô lệ muslim nào solah vì Allah trong một ngày một đêm mười hai rak’at taraweih (tự nguyện) không phải fardu, Allah sẽ xây cho họ căn nhà trong thiên đàng”. Muslim ghi lại.


Theo sunnah của Rosul (saw), sau khi cho salam xong, Người thường đọc ba lần As Tagfirulloh (Cầu xin Allah tha thứ) xong Người đọc đu-a sau:


الَّلهُمَّ أَنْتَ السَّلاَم وَمِنْكَ السَّلاَم تَبَارَكْتَ يَاذَا الجَلاَلِ وَاْلإِكْرَام .


“Allohumma antas salam wa minkassalam tabarakta ya zal jalaly wal ikrom”.


(Ôi Allah Ngài là Đấng Thái Bình, từ Ngài mới có Bình An, Tôn Vinh ở Đấng Cao Cả và Rộng Lượng).


Sau đó đọc 33 lần Subhanollah, 33 lần Alhamdulilloh, 33 lần Allohuakbar và thêm câu sau cho đủ một trăn lần.


لاَ إِلَهَ إِلاَّ الله وَحْدَهُ لَا شَرِيْكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهُوَعَلى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيْرُ.


« La i-la-ha illolloh wah đahu la sharika lahu, lahul mulku wa lahu hamđu wa hu wa ala kulli shay-in qođir ».


(Không có thần linh nào đồng đẳng, ngoại trừ Allah duy nhứt (để tôn thờ), Vương Quyền thuộc về Ngài, ở Ngài duy nhứt đáng để khen ngợi và tạ ơn, tất cả đều thuộc quyền quản lý của Ngài).


Nếu ai nói như vậy, Insha Allah, Ngài sẽ tha thứ tội lỗi cho họ dù nhỏ như bọt biển.


Hỡi anh chị em thân mến!


Hãy cố gắng tối đa để thi hành những hành đạo tốt lành, và cố gắng tránh xa những công việc xấu bất lành, để hy vọng và mong được vào thiên đàng của Allah một cách bình yên, cuộc sống ở ngày Sau mới là cuộc sống vĩnh viễn không tàn như trên thế gian đầy thử thách này, hãy sốt sắng nhiều hơn để mong được Allah hài lòng và ban thưởng, đừng lơ là với trách nhiệm của một người có đức tin. Allah đã phán như sau:


قال تعالى: (( مَنْ عَمَلَ صَالِحًا مِنْ ذَكَرِ أَوْ أُنْثَى وَهُوَ مُؤْمِنٌ فَلَنُحْيِيَنَّهُ حَيَاةً طَيِّبَةً وَلَنَجْزِيَنَّهُمْ أَجْرَهُمْ بِأَحْسَنَ مَا كاَنُوْا يَعْمَلُوْنَ )). النحل:97.


« Ai làm việc thiện, bất luận nam hay nữ, và là một người có đức tin thì chắc chắn TA sẽ cho y sống một đời sống lành mạnh tốt đẹp ; và chắc chắn TA sẽ ban cho họ phần thưởng của họ tùy theo điều tốt nhất mà họ làm». Suroh 16 : 97.


Ôi Allah, xin Ngài hãy tạo sự bền vững nơi đức tin và những sự hành đạo tốt lành của chúng tôi và tạo cuộc sống lành mạnh tốt lành, ban cho chúng tôi cùng chung hàng ngũ với những người hiền lương trung trực của Ngài. Thành kính ca ngợi và tạ ơn Allah chủ nhân của vũ trụ, cầu sự phúc đức an bình cho Thiên sứ, cùng gia quyến, bạn hữu và những người noi theo cho đến ngay Sau.


Đến đây, chấm dứt phần cuối của những bài liên quan về tháng Ramadan hồng phúc, cầu xin với Allah chấp nhận sự cố gắng của chúng tôi và hy vọng rằng nó sẽ đem lại sự hữu ích cho tất cả.


 


 


 


 

Do Hosen Mohamad chuyển ngữ từ sách « Majalis tháng Ramadan » của cố sheikh Muhammad ibnu Solih Al Uthaimin trang 228-234.


 


 


 


 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NHỮNG GIAI ĐOẠN NHỊN CHAY RAMADAN"

Mỗi người chúng ta cần ngồi lại tí để chiêm nghiệm về trách nhiệm mà chúng ta đang thực hiện, bởi không đơn thuần Đấng Tạo Hoá chỉ muốn chúng ta nhịn ăn nhịn uống trong tháng Ramadan mà thôi.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIAI ĐOẠN BAN HÀNH QUI ĐỊNH MỤC...

Nhịn chay tháng Ramadan là một trong năm trụ cột của tôn giáo Islam, có nghĩa là một trong năm nghĩa vụ bắt buộc mỗi tín đồ Muslim phải thực hiện.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁO LUẬT NGÀY ĐẠI LỄ EIDUL FITRI"

Đây là bài viết ngắn gọn về Giáo luật Islam liên quan đến ngày ‘Eid Fitri hồng phúc và Zakat Fitri, cả hai được rút ra từ Sunnah của Thiên sứ (saw) dưới lối viết văn dễ hiểu rõ ràng. Cầu xin Allah ban lợi ích trong bài viết này, ban cho phần thưởng những ai đọc, học và làm theo cũng như tuyên truyền và cầu xin Ngài chấp nhận mọi sự hành đạo tốt đẹp của chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT TRONG...

Tháng Ramadan có rất nhiều giá trị đặc biệt mà không có tháng nào trong năm có được như tháng Ramadan: 1- Ramadan là tháng được Allah chọn mặc khải xuống Kinh Qur’an. 2- Đây là tháng mà những Kinh Sách trước đó cũng được mặc khải.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #5"

Chủ đề thứ ba / Phần 4: Không nên và bị cấm khi nhịn chay. Phần Năm : Al-E’tikaaf Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa và giáo lý Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ hai: Điều kiện làm Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ ba: Thời gian Al-E’tikaaf, những điều khuyến khích và được phép dành cho người Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ tư: Những điều làm vô hiệu Al-E’tikaaf.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #4"

Phần Bốn: Nhịn Chay bù, khuyến khích nhịn, những điều không nên và bị cấm trong lúc nhịn. Chủ đề thứ nhất: Nhịn chay bù. Chủ đề thứ hai: Nhịn chay Sunnah (tự nguyện). 

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #3"

Chủ đề thứ hai: Những điều làm vô hiệu sự nhịn chay. Thứ nhất: Cố ý ăn uống. Thứ hai: Giao hợp. Thứ ba: Cố ý móc cho ói mửa. Thứ tư: Giác nẻ. Thứ năm: Ra máu kinh nguyệt và máu hậu sản. Thứ sáu: Định tâm xả chay. Thứ bảy: Bỏ đạo. Phần Ba: Những điều khuyến khích và không nên lúc nhịn chay.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #2"

* Chủ đề thứ năm: Những điều kiện bắt buộc nhịn chay tháng Ramadan. * Chủ đề thứ sáu: Sự xác nhận bắt đầu (vô chay) và kết thúc tháng Ramadan. * Chủ đề thứ bảy: Thời gian định tâm và giáo lý cho việc định tâm nhịn chay. § Phần Hai: Những lý do được phép ăn uống và các điều làm hư sự nhịn chay * Chủ đề thứ nhất: Những lý do được phép ăn uống trong tháng Ramadan.