SỰ ƯU ĐÃI VÀ NHỮNG GIÁO LÝ QUAN TRỌNG CỦA THÁNG RAMADAN (Phần 2) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

SỰ ƯU ĐÃI VÀ NHỮNG GIÁO LÝ QUAN TRỌNG CỦA THÁNG RAMADAN (Phần 2)

22.08.2009 02:53 - đã xem : 3117

Đối với người Muslim phải luôn bảo vệ sự nhịn chay của mình tránh xa mọi lời nói cũng như hành động mà Allah đã cấm. Bởi vì, ý nghĩa của sự nhịn chay là tuân lệnh Allah (Đấng Quang Vinh), rồi tôn trọng mọi điều cấm kỵ, tự chỉnh sửa bản thân khỏi những thói hư và sở thích làm trái ngược giáo lý, trái ngược mọi điều bị cấm. Vì thế, sự nhịn chay không phải chỉ đơn thuần nhịn ăn nhịn uống và những điều làm hư sự nhịn chay khác mà còn được Thiên Sứ (saw) nhắc đến qua Hadith:

قَالَ رَسُولَ اللَّهِ : ((الصِّيَامُ جُنَّةٌ، فَإِذَا كَانَ يَوْمُ صَوْمِ أَحَدِكُمْ فَلاَ يَرْفُثْ وَلاَ يَصْخَبْ فَإِنْ سَابَّهُ أَحَدٌ أَوْ قَاتَلَهُ فَلْيَقُلْ: إِنِّي صَائِمٌ)) رواه البخاري ومسلم.

Sự nhịn chay là vật chắn (khỏi hỏa ngục), vì thế trong ngày nhịn chay chớ văng tục, la hét. Nếu bị một ai chửi hoặc bị đuổi giết thì hãy nói: ‘Quả thật, tôi đang nhịn chay’.Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

Nabi (saw) nói ở hadith khác:

قَالَ رَسُولَ اللَّهِ : ((مَنْ لَمْ يَدَعْ قَوْلَ الزُّورِ وَالْعَمَلَ بِهِ فَلَيْسَ لِلَّهِ حَاجَةٌ فِي أَنْ يَدَعَ طَعَامَهُ وَشَرَابَهُ)) رواه البخاري.

"Ai không từ bỏ lời dối trá mà còn tiếp tục nói dối thì Allah không cần thiết đến sự nhịn ăn và nhịn uống của y." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.

Khi đã biết được những văn bản bắt buộc cho người nhịn chay phải tránh xa mọi điều bị Allah cấm và luôn bảo vệ thi hành mọi giáo điều của Allah ra lệnh thì mới hi vọng được sự tha thứ, cứu vớt khỏi hỏa ngục và được chấp nhận thành quả nhịn chay.

* Bên cạnh đó có một số vấn đề mà một số người chưa thông suốt.

- Bắt buộc những người Muslim phải nhịn chay bằng sự tin tưởng thì mới hy vọng được phần thưởng từ Allah tha thứ tất cả tội lỗi đã phạm. Không khoe khoan, không phô trương, không bắt chước hay làm theo mọi người (ngoại đạo) để hòa nhập với họ. Ngược lại, bắt buộc người Muslim phải nhịn chay với lòng tin vững chắc, đây là nhiệm vụ mà Allah bắt buộc người Muslim phải thi hành để mong được Allah hài lòng và ban thưởng. Tương tự, việc dâng lễ Solah trong tháng Romadon cũng phải thi hành nghiêm túc với lòng tin yêu, và ao ước được sự ban thưởng từ Allah chứ không phải vì lý do nào khác, cho nên Thiên Sứ (saw) đã nói:

قَالَ : ((مَنْ صَامَ رَمَضَانَ إِيمَاناً وَاحْتِسَاباً غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ، وَمَنْ قَامَ رَمَضَانَ إِيمَاناً وَاحْتِسَاباً غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ وَمَنْ قَامَ لَيْلَةَ الْقَدْرِ إِيمَاناً وَاحْتِسَاباً غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ))

Ai nhịn chay vào tháng Romadon bằng sự tin tưởng và hy vọng được phần thưởng từ Allah sẽ được tha thứ cho tất cả tội lỗi đã phạm. Và ai đứng dâng lễ Solah trong tháng Romadon bằng sự tin tưởng và hy vọng được phần thưởng từ Allah sẽ được tha thứ cho tất cả tội lỗi đã phạm. Và ai đứng dâng lễ Solah vào đêm định mệnh bằng sự tin tưởng và hy vọng được phần thưởng từ Allah sẽ được tha thứ cho tất cả tội lỗi đã phạm. Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

- Nếu một người đang nhịn chay bị thương, chảy máu cam, bị ói mữa hay lở uống nước… thì tất cả những điều kể trên đều không làm hư sự nhịn chay ngày đó, trừ khi đó là sự cố ý làm cho ói ra hay cố ý uống nước thì sự nhịn chay đó vô giá trị, vì Nabi(saw) nói:

قَالَ : ((مَنْ ذَرَعَهُ الْقَيْءُ فَلاَ قَضَاءَ عَلَيْهِ وَمَنْ اسْتَقَاءَ فَعَلَيْهِ الْقَضَاءُ)) سنن ابن ماجة.

"Ai bị ói bởi tự nhiên thì không bắt buộc (nhịn) bù lại, còn ai cố ý làm cho ói thì bắt buộc phải (nhịn) bù lại." Hadith trích từ Sunan Ibnu Majah.

- Được phép trể nảy việc tắm rửa Junub (xuất tinh hay quan hệ vợ chồng), hoặc hết kinh kỳ hoặc hết máu hậu sản cho đến sau bình minh. Đối với phụ nữ nhìn thấy dấu hiệu sạch sẽ của chu kỳ kinh nguyệt thì bắt buộc cô ta phải nhịn chay và được phép tắm rửa sau bình minh (tức sau Azan Fajr) nhưng không được phép trì trệ cho đến khi mặt trời mọc, nghĩa là bắt buộc cô ta phải tắm rửa và dâng lễ Solah Fajr trước mặt trời mọc, còn nam giới phải tranh thủ làm sao để được dâng lễ Solah Fajr cùng tập thể.

* Những điều không làm hư sự nhịn chay: Xét nghiệm máu, tiêm thuốc không có chứa chất cung cấp dinh dưỡng nhưng tốt hơn nên đợi đến chiều tối nếu thuận lợi, vì câu nói của Nabi (saw):

قَالَ : ((دَعْ مَا يَرِيبُكَ إِلَى مَا لاَ يَرِيبُكَ)) رواه البخاري.

"Hãy bỏ những gì làm bạn nghi ngờ đến với những gì bạn không ngờ vực." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.

Nabi (saw) nói:

قَالَ : ((مَنْ اتَّقَى الشُّبُهَاتِ فَقَدْ اسْتَبْرَأَ لِدِينِهِ وَعِرْضِهِ)) رواه البخاري.

"Ai tránh xa mọi điều làm nghi ngờ thì đã tránh được mọi tai tiếng về tôn giáo cũng như về danh tiếng của y." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.

- Trong những vấn đề mà một số người không biết như: Dâng lễ Solah một cách vội vã, gấp rút, không bình thản trong khi Solah bắt buộc (fardu) cũng như Solah sunnah, qua những Hadith Soheh (chính xác) được truyền lại từ Nabi (saw) rằng, sự bình thản là một trụ cột trong Solah và lễ Solah không được công nhận nếu thiếu nó. Như chúng ta thấy có rất nhiều người dâng lễ Solah Taroweeh trong tháng Romadon nhưng không biết được giá trị của lễ Solah như thế nào nên họ không được bình thản, ngược lại tỏ vẻ rất vội vã hay mệt mõi lạ thường, nếu dâng lễ Solah trong trình trạng như nêu trên thì lễ Solah đó xem như vô nghĩa và người dâng lễ mang thêm tội.

- Có một số người nghĩ rằng việc dâng lễ Solah Taraweeh không được dâng ít hơn mười một hay mười ba Rak’at và không được nhiều hơn hai mươi Rak’at. Tất cả những suy nghĩ đó trái ngược với những bằng chứng xác thực.

Có nhiều Hadith Soheeh (chính xác) kể rằng Nabi (saw) đã dâng lễ Solah ban đêm không có giới hạn và cũng không có qui định là bao nhiêu Rak’at cả, có khi mười một Rak’at, có khi mười ba Rak’at, có khi dâng lễ ít hơn, cứ như thế trong tháng Romadon cũng như vào những đêm khác.

Có người hỏi Nabi (saw) cách dâng lễ Solah vào ban đêm, Người đáp:

قَالَ : ((مَثْنَى مَثْنَى فَإِذَا خَشِيَ أَحَدُكُمْ الصُّبْحَ صَلَّى رَكْعَةً وَاحِدَةً تُوتِرُ لَهُ مَا قَدْ صَلَّى)) متفق عليه.

"Hai Rakat, hai Rakat, đến khi sợ rằng bình minh ló dạng đến thì kết thúc buổi lễ Solah bằng một Rakat Witir." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

Và cũng không có bằng chứng nào qui định phải dâng bao nhiêu Rak’at trong tháng Romadon cũng như vào những ngày khác, cho nên Sohabah (những bằng hữu của Thiên Sứ (saw)) trong thời đại của ông Umar ® đôi khi dâng hai mươi ba Rak’at, đôi khi mười một Rak’at và tất cả là những đường truyền xác thực.

Những tiền nhân trước kia đã dâng lễ Solah trong tháng Romadon ba mươi sáu Rak’at rồi dâng lễ Witir ba Rak’at, và trong nhóm của họ có người dâng lễ đến bốn mươi mốt Rak’at mà Shaikh Islam Ibnu Taimiyah và một số Ulama đã kể lại : "Vấn đề này rất dể dàng", ông nói tiếp: "Cách tốt nhất đối với ai đọc Qur'an, Rukúa (cuối người về trước 90 độ trong Solah) và quỳ lạy lâu nên làm ít Rak’at, còn ai đọc Qur'an, Rukúa và quỳ lạy ngắn nên dâng nhiều Rak’at."

Nếu ai từng nghiên cứu Sunnah Nabi (saw) sẽ thấy được sự tốt nhất trong vấn đề này là nên dâng lễ mười một hoặc mười ba Rak’at trong tháng Romadon cũng như vào những ngày khác, bởi vì nó phù hợp với thói quen của Thiên Sứ (saw) và phù hợp với khả năng của đa số mọi người, làm cho tất cả cảm thấy bình thản an lòng hơn, nhưng nếu có thêm thì không sao cả như đã phân tích ở trên.

Đối với ai dâng lễ Solah cùng với Imam chớ nên bỏ đi giữa chừng nên ở cùng với Imam cho đến xong lễ Solah, vì Nabi (saw) có nói :

قَالَ : ((إِنَّ الرَّجُلَ إِذَا قَامَ مَعَ الإِمَامِ حَتَّى يَنْصَرِفَ كُتِبَ لَهُ قِيَامُ لَيْلَةٍ)) رواه أحمد.

"Quả thật, khi ai đứng dâng lễ Solah cùng với Imam cho đến khi Imam dâng xong lễ sẽ được ghi lại là đứng dâng lễ suốt cả đêm." Hadith do Ahmad ghi lại.

Bởi thế, người Muslim nên hết sức cố gắng làm mọi việc tôn thờ trong tháng Romadon như:

-         Dâng lễ Solah Sunnah.

-         Đọc Thiên Kinh Qur'an với sự nghiền ngẫm và suy nghĩ.

-         Dộc Takbir : « Subhanallah » (vinh quang thay Allah), « La ilaha illolloh » (không có Thượng Đế nào xứng được thờ phụng mà chỉ có Allah duy nhất), « Alhamdulillah » (mọi lời tạ ơn kính dâng Allah), « Allahu-Akbar » (Allah Vĩ đại), hoặc cầu xin (đu-a) Allah tha thứ tội lỗi, cầu xin nhu cầu cần thiết, ra lệnh làm việc thiện và ngăn cấm làm sai trái, kêu gọi mọi người trở về với Allah, viếng thăm người nghèo đói, cố gắng hiếu thảo với cha mẹ, kết nối dòng tộc, đối xử đàng hoàng với xóm làng, viếng thăm người bệnh và nhiều hành động tốt đẹp khác như Hadith được nhắc ở trên:

قَالَ : ((يَنْظُرُ اللهُ إِلَى تُنَافُسِكُمْ فِيْهِ فَيُبَاهِي بِكُمْ مَلاَئِكَتَهُ، فَأَرُوا اللهُ مِنْ أَنْفُسِكُمْ خَيْراً، فَإِنَّ الشَّقِيَّ مَنْ حُرِمَ فِيْهِ رَحْمَةُ اللهِ))

"(Trong tháng Romadon) Allah nhìn vào sự tranh đua (làm việc thiện) của mọi người, rồi Ngài khoe với các Thiên Thần của Ngài và ban cho mọi người thấy được mọi điều tốt của bản thân mình. Quả thật, người bất hạnh là người bị cấm hưởng sự khoan dung, độ lượng của Allah trong tháng này."

Nabi (saw) nói:

قَالَ : ((مَنْ تَقَرَّبَ فِيهِ بِخَصْلَةٍ مِنْ خِصَالِ الْخَيْرِ كَانَ كَمَنْ أَدَّى فَرِيْضَةً فِيمَا سِوَاهُ، وَمَنْ أَدَّى فَرِيْضَةً فِيهِ كَانَ كَمَنْ أَدَّى سَبْعِيْنَ فَرِيْضَةً فِيمَا سِوَاهُ)) رواه البيهقي وابن خزيمة.

"Ai dâng hiến (cho Allah) trong tháng Romadon một thói quen tốt giống như đã thi hành một nhiệm vụ bắt buộc mà những việc khác không sánh bằng, và ai thi hành nhiệm vụ bắt buộc trong tháng Romadon giống như y đã thi hành bảy mươi nhiệm vụ bắt buộc mà những việc làm khác không sánh bằng." Hadith do Al-Baihaqy và Ibnu Khuzaimah ghi lại.

Nabi (saw) nói:

قَالَ : ((عُمْرَةٌ فِي رَمَضَانَ تَعْدِلُ حَجَّةً)) أَوْ ((حَجَّةً مَعِي)) رواه البخاري والترمذي.

"Umroh trong tháng Romadon giống như việc làm Haj hoặc Haj cùng với Ta" hadith do Al-Bukhory và Al-Tirmizy ghi lại.

Qua những Hadith trên cho thấy rằng người Muslim được phép tranh đua nhau làm điều tốt, điều thiện trong sự hồng ân này. Allah là Đấng Quyết định sự thành bại của tất cả, cầu xin Ngài chấp nhận sự nhịn chay, lễ Solah và mọi hành động tốt đẹp khác của chúng ta, cầu xin Ngài sửa đổi hoàn cảnh của chúng ta, giúp đỡ tất cả chúng ta tránh khỏi mọi sự lầm lạc và thử thách, cầu xin Đấng Quang vinh sửa đổi thủ lĩnh người Muslim, ban cho lời nói của họ thống nhất trên sự đúng đắn, Ngài là Chủ Nhân và có khả năng trên tất cả mọi việc.

Từ Abdul Aziz bin Abdullah bin Baz gởi đến anh em Muslim thân mến, cầu xin Allah mở lối cho ông cũng như mọi người đến với con đường đức tin và ban cho ông cũng như tất cả làm theo giáo lý trong Thiên Kinh Qur'an và Sunnah, amin.

وَالسَّلاَمُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ

(Wassalamu alaykum wa rohmatullohi wa barakatu)

(Cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho các bạn)

HẾT

Trích từ tài liệu của « Cơ quan nghiên cứu kiến thức Islam, vấn đáp, tuyên truyền và hướng dẫn » phát hành.

Do Ibn Ysa chuyển ngữ.

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NHỮNG GIAI ĐOẠN NHỊN CHAY RAMADAN"

Mỗi người chúng ta cần ngồi lại tí để chiêm nghiệm về trách nhiệm mà chúng ta đang thực hiện, bởi không đơn thuần Đấng Tạo Hoá chỉ muốn chúng ta nhịn ăn nhịn uống trong tháng Ramadan mà thôi.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIAI ĐOẠN BAN HÀNH QUI ĐỊNH MỤC...

Nhịn chay tháng Ramadan là một trong năm trụ cột của tôn giáo Islam, có nghĩa là một trong năm nghĩa vụ bắt buộc mỗi tín đồ Muslim phải thực hiện.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁO LUẬT NGÀY ĐẠI LỄ EIDUL FITRI"

Đây là bài viết ngắn gọn về Giáo luật Islam liên quan đến ngày ‘Eid Fitri hồng phúc và Zakat Fitri, cả hai được rút ra từ Sunnah của Thiên sứ (saw) dưới lối viết văn dễ hiểu rõ ràng. Cầu xin Allah ban lợi ích trong bài viết này, ban cho phần thưởng những ai đọc, học và làm theo cũng như tuyên truyền và cầu xin Ngài chấp nhận mọi sự hành đạo tốt đẹp của chúng ta.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT TRONG...

Tháng Ramadan có rất nhiều giá trị đặc biệt mà không có tháng nào trong năm có được như tháng Ramadan: 1- Ramadan là tháng được Allah chọn mặc khải xuống Kinh Qur’an. 2- Đây là tháng mà những Kinh Sách trước đó cũng được mặc khải.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #5"

Chủ đề thứ ba / Phần 4: Không nên và bị cấm khi nhịn chay. Phần Năm : Al-E’tikaaf Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa và giáo lý Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ hai: Điều kiện làm Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ ba: Thời gian Al-E’tikaaf, những điều khuyến khích và được phép dành cho người Al-E’tikaaf. Chủ đề thứ tư: Những điều làm vô hiệu Al-E’tikaaf.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #4"

Phần Bốn: Nhịn Chay bù, khuyến khích nhịn, những điều không nên và bị cấm trong lúc nhịn. Chủ đề thứ nhất: Nhịn chay bù. Chủ đề thứ hai: Nhịn chay Sunnah (tự nguyện). 

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #3"

Chủ đề thứ hai: Những điều làm vô hiệu sự nhịn chay. Thứ nhất: Cố ý ăn uống. Thứ hai: Giao hợp. Thứ ba: Cố ý móc cho ói mửa. Thứ tư: Giác nẻ. Thứ năm: Ra máu kinh nguyệt và máu hậu sản. Thứ sáu: Định tâm xả chay. Thứ bảy: Bỏ đạo. Phần Ba: Những điều khuyến khích và không nên lúc nhịn chay.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "PHÂN TÍCH GIÁO LUẬT NHỊN CHAY RAMADAN #2"

* Chủ đề thứ năm: Những điều kiện bắt buộc nhịn chay tháng Ramadan. * Chủ đề thứ sáu: Sự xác nhận bắt đầu (vô chay) và kết thúc tháng Ramadan. * Chủ đề thứ bảy: Thời gian định tâm và giáo lý cho việc định tâm nhịn chay. § Phần Hai: Những lý do được phép ăn uống và các điều làm hư sự nhịn chay * Chủ đề thứ nhất: Những lý do được phép ăn uống trong tháng Ramadan.