TAFSIR AL QUR'AN CỦA IBNU KHATHIR (Phần một) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

TAFSIR AL QUR'AN CỦA IBNU KHATHIR (Phần một)

05.04.2008 04:44 - đã xem : 2168

Allah phán : « Ngài là Đấng đã ban kinh sách (Qur’an) xuống cho Ngươi (Muhammad), trong đó có những câu cụ thể rõ ràng (Ayat Muhkamat). Chúng là nền tảng của Kinh sách trong lúc những câu khác thì đề cập tổng quát các vấn đề (Ayat Mutashabihat). Bởi thế, những ai trong lòng có ý tưởng lệch lạc thì tuân theo những câu nói tổng quát của nó mà tìm cách gây chia rẽ và giải thích ý nghĩa (ta’wil) của nó. Và chỉ riêng Allah thôi mới biết rõ ý nghĩa thật sự của nó. Và những người có trình độ hiểu biết vững chắc đều thưa : ‘Chúng tôi tin nơi nó ; toàn bộ của nó xuất phát từ Rabb (Allah) chúng tôi’. Và chỉ những người hiểu biết mới nắm được lời nhắc nhở (của Qur’an). » S. 3 : 7

مقدمة تفسير ابن كثي

Lời mỡ đầu Tafsir Al Qur’an của ông Ibnu Khathir

Trước khi mỡ đầu một trang sách, Shiekh Al Hafis Imadudine Abu Al Fida Ismael Ibnu Khathir (R) dùng những lời khen ngợi và tạ ơn Allah mà Thiên kinh Qur’an thường  nhắc tới như sau:

قال تعالى: ( الحَمد لله رَبِّ العَالِمْينَ )

Mọi lời ca tụng đều dâng lên Allah, Rabb (Ðấng Chủ Tể) của vũ trụ và muôn loài.” (Rabb là Ðấng Tạo Hóa, Ðấng Yêu thương, Chăm sóc, Nuôi Dưỡng, Ðấng Thượng Ðế, Ðấng Chủ Tể đang làm Chủ và Cai Quản tất cả muôn loài muôn vật trong tầng trời và trái đất).

Kế tiếp ông dùng lời khen ngợi và ca tụng Ðấng Tạo Hóa đã tạo ra vũ trụ và tạo ra tất cả những gì trong trời đất, qua lời phán của Allah:

قال تعالى: ( الحمد لله الذي خلق السماوات والأرض وجعل الظلمات والنور.. ) . الأنعام : 1

Mọi lời ca tụng đều dâng lên Allah, Ðấng đã tạo ra các tầng trời và trái đất và đã làm ra cái u-tối và ánh sáng, thế mà những kẻ phủ nhận đức tin lại dựng những đối tượng ngang với Rabb (Allah) của họ.” Suroh 6 : 1

Và trước khi chấm dứt một bài viết nào, ông cũng đều nêu lên những lời khen ngợi và ca tụng Allah, mà những nô lệ của Ngài đã ca tụng về Ngài, qua lời phán của Allah như sau:

         قال تعالى: ( وقُضِيَ َبْينَهُم بِالحَقِّ وٌقِيْلَ الحَمْدُ لله رَبِّ العَالمين ) . الزمر: 75      

« Và Ngươi sẽ thấy các Thiên thần bao quanh Ngai Vương của Allah khắp mọi phía tán dương lời ca tụng Rabb của họ. Và họ (tất cả tạo vật) sẽ được phân xử đúng với sự thật (và công bằng) và có lời hoan hô : ' Mọi lời ca tụng đều dâng lên Allah, Rabb của vũ trụ và muôn loài. » Suroh 39 :75.

Cho nên chỉ ở Ngài Duy Nhứt mà nô lệ phải khen ngợi, ca tụng từ lúc khởi đầu cho đến cuối cùng hay mọi lúc, mọi nơi… Ngay cả những người trong thiên-đàng cũng đã ca tụng Allah không dứt lời, sự ca tụng này giống như sự hô hấp của họ, mà họ không bao giờ bỏ qua một giây phút nào, lúc nào họ cũng nhớ sự hồng phúc của Allah ban cho, nên những nô lệ phải luôn luôn ghi nhớ và tạ ơn. Họ ca tụng qua lời phán của Allah :

         قال تعالى: ( دَعْوَاهُمْ فِيْهَا سُبْحَانَكَ اللهُمَّ وَتَحَيْتُهُمْ فِيْهَا سَلاَم وآخر دَعْوَاهُمْ أنِّ الحَمْدً لله رَبَّ العَالمِين ). يونس: 11

« Lời cầu nguyện của họ trong đó (sẽ là) Quang Vinh thay Ngài, Ôi Allah '' và lời chào họ trong đó sẽ là : ' Sự Bằng An (cho quí vị) và lời cầu nguyện cuối cùng của họ sẽ là : Mọi lời ca tụng đều dâng lên Allah, Rabb (Ðấng Chủ Tể) của vũ trụ và muôn loài. » Suroh 10 : 11.

Sau đó, xin khen ngợi và tạ ơn Allah đã gởi xuống Thiên-Sứ của Ngài để kêu gọi truyền bá tôn giáo của Ngài cho nhân loại, qua lời phán của Allah :

         قال تعالى: (رُسُلاً مُبَشَّرِيْنَ وَمُنْذِرِيْنَ لِعَلَا يَكُونَ لَلناَّسِ على الله حُجًّةٌ بعدَ الرُّسُل ) . النساء : 165

« Các vị Sứ giả vừa làm người báo tin lành và cảnh cáo để cho nhân loại không còn dựa vào lý do nào khác để khiếu nại với Allah sau khi các vị Sứ giả đó (đã được phái đến với họ). Và Allah Toàn Năng, Rất mực Sáng suốt. » Suroh 4 : 165.

Và cũng cảm tạ Ngài đã tuyển chọn một người mù chữ từ bộ lạc Quraish ở Mecca để làm Sứ giả của Ngài và để truyền bá đạo giáo của Ngài. Vị thiên sứ cuối cùng đã đem lý thuyết tôn thờ ở một Ðấng Thượng Ðế Duy nhứt từ Ngài mà truyền bá cho toàn nhân loại, kể cả jinn (ma quỷ). Và sứ mạng truyền bá của Người (saw) đã hoàn tất, vẹn toàn, không thiếu điều gì, nên sau Người không còn thiên-sứ nào khác xuất hiện nữa, và những sự giảng dạy của Nabi (saw) cuối cùng sẽ kéo dài mãi cho đến Ngày Tận Thế như Allah đã phán :

         قال تعالى: ( قُل يَآ أيْهَا النَّاس إِنَّي رَسُولُ الله إِلَكُم جَمِيْعًا ..)

« Nói ; 'Hỡi dân gian, Ta (Muhammad) là Sứ giả của Allah được gởi xuống cho toàn dân gian.. »

Allah phán ở chương khác :

         قال تعالى: ( لأَنْذَركُمْ بِهِ وَمَنْ بَلَغ ) . الأنعام : 19

« ...Và Qur’an nầy đã được mặc khải cho Ta hầu dùng cảnh cáo các người và bất cứ ai mà nó có thể tiếp xúc ». Suroh : 6 : 19.

Và Rosul (saw) có nói :

         قال صلى الله عليه وسلم : [ بُعِثتُ إلى الأحمر والاسود..]

« Ta đã được gởi xuống cho mọi dân tộc, dù da đỏ hay đen... » (Cho toàn dân gian, không có phân biệt chủng tộc nào)

Cho nên, thiên kinh Qur’an của Allah là những lời phán của Đấng Chủ Tể đã được thiên sứ Muhammad (saw) nhận lãnh trách nhiệm để truyền giảng cho nhân loại. Người đã dùng lời nói hoặc hành động để xử thế người đời và giảng giải lại cho những bạn đạo của Người, và những bạn đạo của Người đem tôn giáo Islam truyền bá lại cho dân chúng. Cho nên, chúng ta không thể tự ý phán xét hay diển giải Islam theo ý riêng của mình, mà hãy trở về thiên kinh Qur’an và Sunnah của Người.

         قال تعالى: ( لاَ يَأْتِيهِ البَاطِلُ مِن بَيْنَ يَدَيْهِ وَلَا مِن خَلفِه تَنْزِيلٌ من حَكيمِ حَمِيد ) . فصلت: 42

Allah phán : « Không một điều giả dối nào có thể xâm nhập Nó (Qur’an) từ đằng trước hay đằng sau. Bởi vi Nó do Ðấng (Allah) Rất mực Sáng suốt, Rất Ðáng Ca tụng ban xuống ». Suroh 41 :42.

Thiên kinh Qur’an của Allah sẽ được Ngài bảo tồn Nó cho đến Ngày Cuối Cùng. Không một ai (ngay cả Rosul (saw)) có thể được sửa đổi hay biến hóa dù chỉ một dấu trên hay dấu dưới, tất cả từ đầu đến cuối quyển thiên kinh Qur’an là lời phán của Allah. Con người không được sửa đổi tùy theo hoàn cảnh sống hay sửa đổi để thích ứng với cuộc sống hiện tại mà những ‘kinh sách’ trước đã nhiều lần vấp ngã. Thiên Kinh Qur’an, là thiên vật bất di bất dịch, không có sự sai lầm nên không cần ai sửa chửa, Nó (Qur’an) sẽ ở dạng nguyên thuỷ cho đến Ngày Tận Thế.

Bổn phận và trách nhiệm của các vị Ulama (thông thái học của Islam)

Bổn phận và trách nhiệm của những vị Ulama Islam là phải cố gắng làm sáng tỏ ý nghĩa lời phán của Allah trong khả năng hiểu biết của mình, tìm cách giải thích cho mọi người để tìm hiểu ý nghiã xâu sắc của Qur’an, mong rằng họ sẽ học hỏi và áp dụng. Sau đó, họ sẽ truyền đạt lại những sự hiểu biết của mình cho những người anh em Muslim khác, không được im lặng hay giữ kín sự hiểu biết của mình, mà phải nói lên sự đúng thật cho những người khác hiểu như Allah có phán :

         قال تعالى: ( وإذ أَخَذَ اللهُ مِيثَاقَ الذِينَ أُوْتُوا الكِتَابَ لَتُبِيِّنُنهُ لِلنَّاسِ ولَا تَكْتُمُونَهُ فَنَبَذُوهُ وَرَاءَ ظُهُورِهم ، واشْتَرَوابِهِ ثَمَنًا قَلِيلا فَبِئْسَ ما يَشْتَرُونَ ) . آل عمران : 187

« Và (hãy nhớ) khi Allah đã nhận Lời Giao ước của những kẻ đã được ban cấp Kinh sách (với lời phán) ; ' Các ngươi hãy công bố nó (điều nói về Sứ giả Muhammad) cho nhân loại và không được giấu giếm nó’, thì chúng (không ngại) quẳng nó ra sau lưng và bán nó với giá nhỏ nhoi ; và xấu xa thay điều mà chúng đã bán ra » Suroh 3 : 187

Đoạn kinh trên ám chỉ những nhà học giả của những người được Allah ban thiên kinh trước kia, vì tham vọng nên họ đã âm mưu thay đổi và xem thường lời giao ước và thiên kinh của Allah. Họ giấu giếm hoặc thay đổi luật lệ giáo lý để đổi lấy chức tước, tiền bạc, danh vọng, vật chất tạm bợ ở trên trần gian nầy mà họ không nghĩ đến hậu quả là họ sẽ chuốc lấy những sự trừng phạt, đau khổ, khốc liệt, ghê gớm của Allah dành cho họ ở Ngay Sau.

Sự hiểu biết có giới hạn của chúng ta mà Allah ban cho không có là bao, sự chắc chắn hiểu biết của chúng ta được bao nhiêu thì truyền dạy lại bấy nhiêu, chúng ta không nên giảng dạy hay truyền bá theo sở thích hoặc giải nghĩa theo ý riêng của mình. Kiến thức tôn giáo là ân phước của Allah ban cho, chúng ta đừng nên tự cao tự đại mà giải thích ý nghĩa thiên kinh của Ngài một cách vô ý thức. Chúng ta chỉ được học hỏi qua những lời truyền dạy của những bậc cao nhân trước ta, còn lại chỉ có Allah là Ðấng Thấu Hiểu trên tất cả.

Qua lời phán của Allah:

         قال تعالى: ( أَلَمْ يَأْنِ لِلذيْنَ آمَنُوا أَن يَخْشعَ قُلُوُبهم لِذِكِر اللِه ومَا نَزَلَ مِنَ الحَقِّ ولا يَكُونوا كَالَّذِينَ أُوتُوا اْلكِتَابَ من قَبلُ فَطَالَ عَلَيهِم الأَمَدُ فَقَسَتْ قُلوبُهُم وَكَثِيرٌ مِنهُم فَاسِقُونَ ) . الحديد: 16

« Há chưa phải là lúc để cho những ai có niềm tin (ý thức) rằng tấm lòng của họ nên khiêm tốn trước Lời Nhắc nhở của Allah và trước Chân Lý đã được ban xuống hay sao và không nên như là những kẻ đã được ban Kinh sách trước đây, do bởi thời hạn đã kéo dài cho nên tấm lòng của họ chai cứng lại (và không tin tưởng) ? Và đa số bọn họ là những kẻ bất tuân, dấy loạn » Suroh 57 : 16

Ý nghĩa cao qúi của dòng (ayat) trên được Allah nhắc nhở chúng ta rằng: « Hãy suy nghĩ về mặt đất khô cằn đã chết khô từ xưa, nhưng nhờ nước mưa mầu nhiệm của Allah ban xuống thì nó được mầu mỡ tươi tốt. Cũng vậy, trái tim hay sự tin tưởng của con người cũng có thể đến lúc nào đó thì nó sẽ thức tỉnh và quay trở về nẻo chánh sau một thời gian lầm lẩn. Sự ăn năn, hối cải của con người không có thời hạn, khi nào Allah ban cho thì họ sẽ quay trở về, chỉ có Ngài duy nhứt mới khải thị và hướng thiện được tấm lòng của con người, vì Ngài là Ðấng Hướng Thiện, luôn luôn mỡ rộng cánh cửa từ bi, rộng lượng cho nô lệ mà nô lệ không hề nghĩ đến. Do đó, đừng chán nản thất vọng, hãy học hỏi để quay về với ánh sáng và chân lý của Islam ».

Cho nên, bổn phận của những người hiểu biết là phải truyền bá những gì đã học được, để những người chưa hiểu biết học hỏi theo. Sự hiểu biết không thể tự nhiên đến với chúng ta. Như đã nói ở trên, nước mưa do Allah ban xuống, nhưng chúng ta phải hứng nước mưa để dùng nó trong sự hữu ích. Vấn đề học hỏi cũng vậy, nếu chúng ta muốn thành đạt thì cũng phải tìm tòi học hỏi, chịu khó, siêng năng, kiên nhẫn mới có thành quả tốt đẹp. Con đường học hỏi và sự hiểu biết mà Allah ban cho không có giới hạn, với sự thành tâm và kiên nhẫn của chúng ta, rồi phó thác cho Allah, Ngài sẽ mỡ rộng cánh cửa hiểu biết cho tất cả, Insha-Allah.

Cách thức tafsir (phân giải) ý nghĩa kinh Qur’an nào hoàn hảo nhứt ?

Muốn giải thích ý nghĩa của thiên kinh Qur’an, trước tiên phải hiểu sự liên quan của từng đoạn kinh (ayat) của chương (suroh) này đến đoạn kinh (ayat) của chương (suroh) khác. Cho nên, cách thức tafsir Qur’an đúng và hoàn hảo nhứt mà những nhà « Tafsir Qur’an » thường dùng là phân giải ayat Qur’an nầy bằng ayat Qur’an khác. Hay có thể nói : Phân giải Qur’an bằng Qur’an. Thí dụ : ayat số (1) của suroh (1) được giải thích bởi ayat số (15) hay số (8) của suroh (3) hay suroh số (9) chẳng hạn… Nếu chúng ta không tìm thấy ayat khác để giải thích ayat nầy, thì chúng ta sẽ tìm thấy trong hadith của Rosul (saw). Vì hadith hay sunnah của Rosul (saw) là sự giải thích và làm sáng tỏ ý nghĩa của kinh Qur’an, qua lời phán của Allah :

         قال تعالى: ( وَمَا أَنْزَلنَا عَليكَ الْكِتَابَ إلا لِيُبَيِّنَ لَهُم الذِي أخْتَلَفُوا فِيهِ وهُدًى ورَحْمَةً لِقَومٍ يُؤْمِنُونَ.. ) . النحل: 64

« Và TA đã ban Kinh sách (Qur’an) xuống cho Ngươi để Ngươi dùng nó mà giải thích cho họ rõ những điều họ bất đồng trong đó ; và (Kinh Qur’an) vừa là một Chỉ-đạo vừa là một Hồng-ân cho một số người có đức tin. » Suroh 16 : 64

Qua hadtih sau sẽ dẫn chứng điều trên :

         عن المقدم بن معدى كرب قال ، قال صلى الله عليه وسلم : [ ألا إني أوتيت القرآن ومثله معه ] . يعنى السنه المطهرة . رواه أبو داود .

Dựa vào lời nói của Rosul (saw) trong hadith do ông Al Mikdam ibnu Ma'dy Karbu thuật lại lời của Rosul (saw) như sau: « Có phải Ta được Allah khải thị kinh Qur’an để làm phương châm giảng dạy nó ? » Hadith do Abu Dawud ghi lại.

Ý của Người (saw) là hãy noi theo sự giảng dạy, truyền bá của Rosul (saw), vì những việc làm và sự truyền giảng của Người là sự giải thích ý nghĩa sâu rộng, cao quí của kinh Qur’an, mà chỉ có Rosul (saw) mới thấu hiểu được rõ ràng lời mặc khải do Allah truyền lệnh xuống cho Người để áp dụng và chấp chánh thi hành.

Mục đích của chúng ta, là tìm hiểu ý nghĩa kinh Qur’an được giải thích bởi ayat Qur’an khác, nhưng nếu chúng ta không tìm thấy thì bắt buộc chúng ta phải dựa vào Sunnah của Rosul (saw), mà thuần phục và áp dụng theo. Trường hợp chúng ta không tìm thấy sự giải thích ý nghĩa kinh Qur’an bằng kinh Qur’an hay bằng Sunnah của Rosul (saw), thì chúng ta phải dựa vào sự truyền giảng của các vị ashabah của Rosul (saw). Bởi vì họ là những người kề cận để học hỏi, có thể nói họ là nhân chứng hiện thực trong những việc xảy ra vào thời đó, và họ là những người đã từng tham gia trực tiếp trong sự giáo huấn của Rosul (saw), cho nên nhờ đó họ hiểu rõ ý nghĩa, đúng thật của dòng kinh Qur’an rồi thi hành theo.

Những vị đại Ulama của thời đó như Khulafa Ar Rosidine, những vị Imam chân chánh, công bằng… Và nhất là ông Abdulloh ibnu Masoud (R) có thể nói là vị tổ sư của môn tafsir thiên kinh Qur’an, vì ông là người hiểu rõ nhứt sau khi đã học hỏi từ Rosul (saw), và ông có phát biểu như sau :

         عن عبد الله إبن مسعود رض الله عنه قال: [ والذي لآ إله غيره ما نَزَلت آية من كتابِ الله إلا وَأنَا أعْلَمْ فَيمَن نَزَلَتْ وأيْنَ نزلت، ولم أعلم احدا بكتاب الله مِنى تَنَاله المطايا لأتيته ] . رواه إبن جرير الطبري.

Ông Masrouk (R) thuật lại lời của ông Abdulloh ibnu Masoud (R) như sau:  « Thề có Allah là Ðấng Duy nhứt để tôn thờ, tôi dám nói rằng : - Mỗi ayat Qur’an được truyền xuống cho ai, ở chổ nào, và vì lý do gì ? Tôi đều được học hỏi qua từ Rosul (saw). Nhưng nếu có người nào đó, họ dám tự hào nói rằng : - Họ hiểu rõ hơn tôi, tôi sẵn sàng làm con vật để họ cởi ».

Ông Ibnu Masoud (R) dám nói lên những cảm tưởng đó vì ông đã theo học hỏi Rosul (saw) từ chữ đầu tiên của thiên kinh Qur’an cho đến trang cuối cùng, cho nên nếu một người nào đó diển giải theo ý riêng tư thì ông là người đính chánh cho sự việc đó. Và ông được xem là vị tổ sư đầu tiên về môn phân giải ý nghĩa thiên kinh Qur’an (Tafsir Qur’an).

(còn tiếp)

MOHAMAD HOSEN Chuyển ngữ

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO "THIÊN CHÚA TRONG TÔN GIÁO ISLAM"

Trong lời chứng ngôn đức tin của Islam, hay còn gọi là Shahadah, “La ilaha illa Allah” – “Không có chúa hay thượng đế nào ngoài Allah”. Người Muslim tin rằng Allah là Đấng đã tạo ra thế giới và gửi các Sứ Giả đến hướng dẫn nhân loại.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG CLIPS VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG CLIPS VIDEO: "NHỮNG HIỆN TƯỢNG BÁO TRƯỚC...

Ngày Phán Xét Cuối Cùng, hay Ngày Phục Sinh hoặc Ngày Tận Thế đều là tên gọi của một Ngày mà thế giới này sẽ kết thúc để chuyển sang một thế giới vĩnh hằng. Và đó là Ngày chắc chắc sẽ diễn ra theo mệnh lệnh của Allah.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH VẪN LUÔN MONG ĐỢI CHÚNG TA...

Nhiều người không thể vượt qua được ham muốn của bản thân, nên mắc phải những sai lầm, phạm phải những tội lỗi, nhưng đó không phải là rơi vào bước đường cùng, không còn lối đi.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH SẼ ĐÁP LẠI LỜI CẦU XIN...

Lời cầu xin Du’a là công cụ mạnh mẽ nhất mà tín đồ Muslim có được, nhưng nó lại là một trong những hành vi thờ phượng bị hiểu lầm nhiều nhất. Đôi khi chúng ta trở nên khao khát một câu trả lời và không thể biết được câu trả lời sẽ đến như thế nào và khi nào sau khi chúng ta đã Du’a cầu xin Allah.

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "HÃY LÀ CHÌA KHÓA CỦA ĐIỀU TỐT ĐẸP"

Thiên sứ của Allah (saw) nói: {Trong thiên hạ có người là chìa khóa của điều tốt đẹp và là ổ khóa điều xấu xa, và có người là chìa khóa của điều xấu xa và là ổ khóa của điều tốt đẹp. Vì vậy, xin chúc phúc cho những ai được Allah biến mình thành những chìa khóa của điều tốt đẹp, và thật khốn khổ cho những kẻ bị Allah biến hắn mình thành chìa khóa của điều xấu xa.} (Ibnu Mãjah ghi lại).

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "HÃY TUÂN LỆNH ALLAH VÀ THIÊN SỨ...

Tuân lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài là một nền tảng trong các nền tảng giáo lý của tôn giáo Islam. Một người bề tôi sẽ không thể là người Muslim cho tới khi nào y tuân thủ và chấp hành các mệnh lệnh của Allah và Thiên sứ của Ngài.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LÀM THẾ NÀO CHÚNG TA NHẬN BIẾT...

Có câu hỏi: "Làm thế nào để chúng ta nhận biết Allah?", trả lời cho câu hỏi này chúng tôi chỉ liệt kê theo bốn cách có tính logic nhất như sau:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BẠN SẼ HẾT CĂNG THẲNG KHI ĐỌC...

Nếu bạn nhìn vào cuộc đời của Thiên Sứ Muhammad (saw), Người đã phải đối mặt với những cuộc thử thách lớn hơn rất nhiều so với chúng ta. Sự lo lắng của Người lớn hơn nhiều so với bất cứ điều gì chúng ta có thể tưởng tượng.