TAWHID DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI MỚI TÌM HIỂU ISLAM (Phần 4) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

TAWHID DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI MỚI TÌM HIỂU ISLAM (Phần 4)

15.03.2008 00:28 - đã xem : 3239

3)- Ðức tin nơi Allah Duy Nhất là Thượng Ðế để tôn thờ.
a)- Ý nghĩa về đức tin nơi Allah Duy Nhứt là phải tuyệt đối tin tưởng chỉ có Allah Duy Nhất là Ðấng để chúng ta tôn thờ, nên chúng ta phải tuân lệnh Ngài mà hành lễ (solah), nhịn chay, bố thí… và là Đấng để chúng ta cầu nguyện (đu-a), phó thác, cầu sự che chở giúp đỡ… Nói chung, nhân loại phải biết rằng chỉ có Allah là Ðấng Duy Nhất để con người tin tưởng và tôn thờ, không có thần linh hay tượng thần nào đồng đẳng với Ngài và cũng không có người nào hay thần thánh nào gán chung với Ngài.

Vì Ðấng Tạo Hóa tất cả là Allah, nên chỉ duy nhứt Allah là Ðấng để nhân loại tôn thờ, qua lời phán của Ngài như sau:

قال تعالى: (وإلهكم إله واحد لا إله إلا هو الرحمان الرحيم) البقرة: 163

« Và Thượng Ðế của các người là một Thượng Ðế Duy nhất, Không có Thượng Ðế nào khác, duy chỉ có Ngài (Allah), Ðấng rất mực Nhân từ, rất mực Khoan dung. » S. 2 : 163

b)- Ðức tin tuyệt đối về sự tôn thờ Allah duy nhứt là chấp nhận chỉ có Allah duy nhất là Thượng Ðế của vũ trụ.

Al Ilahu: Theo sự giải thích trong văn tự Arab có nghĩa là Ðấng Cao Cả, đáng cho nhân loại vui vẻ thờ phượng một cách hãnh diện và tôn sùng Ngài Duy nhất trong mọi lĩnh vực liên quan đến sự thờ phượng. Không được cầu nguyện ai ngoại trừ nơi Ngài, chỉ sợ hãi ở Ngài, chỉ phó thác sinh mạng và tất cả nơi Ngài, không cúi lạy ai khác ngoài Ngài, không tôn sùng ai khác ngoài Ngài, duy chỉ ở Ngài duy nhất mà thôi. Tóm lại bất cứ những sự hành đạo nào liên quan đến vấn đề thờ phượng thì chỉ được tôn thờ ở Ngài Duy nhất. Qua lời phán của Ngài:

قال تعالى: (إياك نعبد وإياك نستعين) الفاتحة: 5

« (Ôi Allah) duy chỉ Ngài chúng tôi thờ phượng và chỉ với riêng Ngài chúng tôi cầu xin được giúp đỡ. » S. 1 : 5

c)- Sự quan trọng trong đức tin nơi Allah Duy nhất để thờ phượng. Chúng ta bắt đầu phân thích sự quan trọng về đức tin này như sau:

1)- Sự thuần túy và thiên nhiên mà Allah tạo ra loài Jinn và con người là để thờ phượng ở Ngài duy nhất chớ không có sự đồng đẳng ở đó, qua lời phán của Ngài:

قال تعالى: (وما خلقت الجن والإنس إلا ليعبدون) الذاريات: 56

« Và Ta đã tạo ra loài Jinn và loài người chỉ để thờ phượng Ta. » S. 51 : 56

2)- Mục đích mà Allah đã gửi những Sứ giả và những thiên kinh của Ngài xuống không gì hơn là kêu gọi nhắc lại mục đích mà Ngài đã tạo ra là để thờ phượng Ngài Duy nhất, như Ngài đã phán:

قال تعالى: (ولقد بعثنا في كل أمة رسولا أن أعبدوا الله واجتنبوا الطاغوت) النحل: 36

« Và chắc chắn Ta đã cử một Sứ giả đến cho mỗi cộng đồng (với Mệnh Lệnh): 'Hãy thờ phụng Allah và tránh xa tà thần'. » S. 16 : 36

3)- Sự bắt buộc đầu tiên cho mọi người là phải tin tưởng nơi Allah duy nhất để thờ phượng, như lời giáo huấn của Rosul (saw) cho ông Muaz ibnu Jabal (R) khi Người gửi ông ấy đi truyền bá Islam ở Yemen như sau: « Ông sẽ gặp những người đã được truyền xuống những Kinh thánh trước kia, việc đầu tiên là kêu gọi họ chấp nhận câu Shahađah hay Chấp nhận chỉ có Allah duy nhất để tôn thờ. » Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.

Có nghĩa là kêu gọi những người (Do Thái và Thiên Chúa) ở đó chỉ chấp nhận có Allah Duy Nhất để thờ phượng, hay bất cứ những sự hành đạo nào liên quan đến sự thờ phượng chỉ được phép tôn thờ ở Allah Duy nhất mà thôi.

d)- Câu « La i la ha illolloh »: Câu shahađah này là một câu quan trọng nhất và cũng là câu đầu tiên để bước vào Islam và cũng là câu cuối cùng trong cuộc đời khi vĩnh biệt trần gian ra đi. Những ai chết đi mà trong lòng luôn luôn với câu chấp nhận này thì sẽ được lên Thiên-Ðàng, như Rosul (saw) đã nói:

قال صلى الله عليه وسلم: [ من مات وهو يعلم أن لا إله إلا الله دخل الجنة ] مسلم.

« Những ai chết đi mà trong lòng vẫn tin tưởng ở Allah duy nhất, thì sẽ được lên Thiên Ðàng. » Hadith do Muslim ghi lại

Ý nghĩa về câu Shahađah « La i la ha illolloh »: Có nghĩa là Chỉ chấp nhận tôn thờ có Allah Duy nhất, và chối từ tất cả những thần linh khác ngoài Allah ra. Hay nói cách khác, tất cả những tạo hóa do Allah tạo ra không đáng để con người thờ phượng, mà Ðấng duy nhất đáng để tôn thờ là Allah duy nhất.

Ý nghĩa Al Ilahu: Ðó là Allah Ðấng để chúng ta thờ phượng, nên bất cứ những ai tôn thờ cái gì khác ngoài Allah, thì họ đã chấp nhận thần linh khác ngoài Allah, nên tất cả những thần linh khác ngoài Allah ra, đều không được chấp nhận mà nó trở thành đồng đẳng với Allah, hay xa hơn nữa là khước từ Allah mà thờ phượng những nhân tạo của Ngài tạo ra. Allah là Ðấng Cao Cả mà mọi trái tim đều phải thương yêu, tôn thờ một cách trung trực, khúm núm, sợ hãi, phó thác và cầu xin che chở, ban bố từ Ngài mà thôi. Loài người hay trái tim chỉ được thoải mái, bình yên, hạnh phúc khi nào trong lòng có đức tin tuyệt đối nơi Ngài, thương yêu phục tùng Ngài trên hết và quan trọng nhất là hiểu biết thực thụ về ý nghĩa: « Không có Thượng Ðế nào khác để tôn thờ ngoại trừ Allah duy nhất », khi nào hiểu biết và tin tưởng được, mới tạo được sự hạnh phúc trong lòng ở trên đời này và Ngày Sau.

e)- Nền tảng của câu « La i la ha illolloh »: Câu « kalimah » ngắn gọn và cao quí này có hai nền tảng căn bản bắt buộc phải hiểu rõ :

Nền tảng thứ nhất: « La i la ha » có nghĩa là chối từ tất cả những thần linh khác ngoại trừ Allah duy nhất, hay có nghĩa là: Không có sự đồng đẳng ở đó hoặc từ chối tất cả những sự hành đạo tôn thờ nào không liên quan đến Allah Duy Nhất.

Nền tảng thứ nhì: « Il lolloh » có nghĩa là chỉ chấp nhận tôn thờ Allah duy nhất, và mọi sự hành đạo đều liên quan đến Allah duy nhất chớ không có tổ hợp với thần linh nào khác.Qua lời phán của Allah:

قال تعالى. (فمن يكفر بالطاغوت ويؤمن بالله فقد اسمتسك بالعروة الوثقى) البقرة:256

“...Bởi thế, ai phủ nhận Tà thần và tin tưởng nơi Allah, thì chắc chắc sẽ nắm vững chiếc cán (hay sợi dây cứu rỗi) không bao giờ dứt.” S; 2 : 256

Ý nghĩa câu kinh trên “Ai phủ nhận Tà thần” là nền tảng thứ nhất, không có thần linh nào để tôn thờ. Và “và tin tưởng nơi Allah” là nền tảng thứ nhì, chỉ có Allah duy nhất để tôn thờ.

f)- Ðiều kiện về câu La I la ha illolloh: Chỉ chấp nhận có Allah Duy nhất để tôn thờ, phải trải qua bảy điều kiện thì người thốt ra nó mới có hiệu lực.

1)- Al Ilmu (Kiến thức): Hiểu biết về câu “La i la ha illolloh” chấp nhận chỉ có Allah Duy nhất để tôn thờ, như Allah đã phán:

قال تعالى: (فألم أنه لآ إله إلا الله) محمد: 19

« Bởi thế, nên biết rằng quả thật, không có Thượng Ðế nào khác duy chỉ Allah thôi. » S. 47 : 19

2)- Al Yaqin (Chắc chắn): Người thốt ra câu tuyên thệ này, tuyệt đối phải tự tin chắc chắn trong lòng mình tuyên thệ về cái gì, nếu trong lòng người thốt ra có sự nghi ngờ không chắc chắn về câu tuyên thệ đó thì không có hiệu quả. Qua lời phán của Allah:

قال تعالى: (إنما المؤمنون الذين ءامنوا بالله ورسوله ثم لم يرتابوا) الحجرات: 15

“Chỉ những ai tin tưởng nơi Allah và Sứ giả của Ngài rồi không nghi ngờ điều gì.” S. 49 : 15

3)- Al Qubul (Sự chấp nhận): có nghĩa là chấp nhận câu tuyên thệ này một cách tuyệt đối là chỉ tôn thờ Allah duy nhất chứ không có tà thần nào khác bên cạnh. Những ai chấp nhận câu này nhưng lại không thờ phượng Allah Duy nhất, thì tựa như ý nghĩa mà Allah đã phán như sau:

قال تعالى: (إنهم كانوا إذا قيل لهم لا إله إلا الله يستكبرون. ويقولون أننا لتاركوا ءالهتنا لشاعر مجنون) الصافات: 35ـ 36

« Quả thật chúng là những kẻ, khi được nhắc: ‘Không có Thượng Ðế nào khác duy chỉ Allah (là Thượng Ðế)’, đã tỏ ra ngạo mạn. Và chúng bảo: ‘Sao! chúng tôi phải bỏ các thần linh của chúng tôi chỉ vì một tên thi sĩ mất trí (Muhammad) hay sao?’ » S. 37 : 35-36

4)- Al Inqiyad (Sự khuất phục, phục tùng) qua lời phán của Allah như sau:

قال تعالى: (ومن يسلم وجهه إلى الله وهو محسن فقد استمسك بالعروة اولثقى) لقمان: 2 2

« Và ai đệ nạp diện mạo của mình cho Allah đồng thời là một người làm tồt, thì chắc chắn sẽ nắm được chiến cán (cứu rỗi) vững chắc. » S. 31 : 22

Ý nghĩa câu « đệ nạp diện mạo… » có nghĩa là phục tùng khuất phục Allah một cách vui vẻ và hãnh diện. Và  « nắm được chiếc cán » có nghĩa là: ‘La i la ha illolloh’ chấp nhận Allah Duy nhất để tôn thờ.

5)- As Siđqu (Sự chân thành) : là thốt lên câu tuyên thệ chấp nhận này một cách chân thành, xuất phát từ trong tim mà ra, qua lời nói của Rosul (saw):

قال رسوالله صلى الله عليه وسلم: [ ما من أحد يشهد أن لا إله إلا الله وأن محمدا عبده ورسوله صدقا من قلبه إلا حرمه الله على النار ] البخاري ومسلم.

« Những ai thốt lên lời: Xin chấp nhận chỉ có Allah duy nhất để tôn thờ và Muhammad là nô lệ và sứ giả của Ngài một cách chân thành từ trong lòng, thì Allah sẽ tránh cho họ thoát khỏi lửa địa ngục ». Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.

6)- Al Ikhlas (sự thành tâm) : là tất cả sự hành đạo, tôn thờ hoàn toàn  xa lánh khỏi sự shirk (đồng đẳng) và thành tâm chỉ vì Allah duy nhất chứ không vì sự lợi lộc, thanh danh trên trần gian này, qua lời cảnh giác của Rosul (saw):

قال صلى الله عليه وسلم: [ إن الله حرم على النار من قال لا إله إلا الله, يبتغي بذلك وجه الله ] البخاري ومسلم.

« Quả vậy, Allah sẽ cấm lửa địa ngục đốt những ai nói lên câu La i la ha illolloh một cách thành tâm chỉ vì Ngài mà thôi ». Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.

7)- Al Muhibbah (sự thương yêu) : Thương yêu câu shahađah và chấp nhận thi hành tuyệt đối, qua lời phán của Allah:

قال تعالى: (ومن الناس من يتخذ من دون الله أندادا يحبونهم كحب الله والذين ءامنوا أشد حبا لله) البقرة: 165

« Nhưng trong nhân loại có những kẻ đã dựng những đối thủ ngang vai với Allah. Họ yêu thương chúng giống với tình thương mà họ dành cho Allah. Nhưng ngược lại, những ai có đức tin thì yêu thương Allah mạnh hơn. » S. 2 : 165

Những người chấp nhận câu shahađah một cách trịnh trọng và hiểu biết ý nghĩa để thực hành thì họ thương yêu và quí trọng Allah hơn tất cả những gì trên thế gian này. Ngược lại, những người thuần phục những thần linh khác (shirk) cùng với Allah, thì họ đã thương yêu những thần linh đó ngang hàng với Allah hoặc hơn, nên họ đã phản lại lời tuyên thệ chấp nhận câu shahađah ở trên.

g)- معنى العبادة Ý nghĩa Al Ibađah (sự hành đạo):

Ibađah (sự hành đạo) có nghĩa là danh xưng cho tất cả những sự hành đạo nào được Allah yêu chuộng và chấp nhận qua lời nói hay hành động từ trong lòng và hình thức bên ngoài. Như sự thương yêu Allah và Sứ giả của Ngài, kính sợ Allah và phó thác cho Ngài, chỉ cầu xin nơi Ngài, sự hành lễ, sự bố thí, sự hiếu thảo với cha mẹ, tụng niệm nhớ đến Allah, hajj, tranh đấu với những kẻ chống lại Islam từ kẻ ngoài đạo hoặc những kẻ đạo đức giả...

Sự hành đạo có rất nhiều cách và phương thức, bao gồm tất cả những điều phục tùng, tuân phục Allah, như đọc kinh Qur’an, đối xử tốt hay giúp đỡ những người nghèo cần thiết, bố thí ‘Shadakoh’ (không phải bắt buộc), trung trực trong mọi công việc và lời nói.

Sự hành đạo của những người tin tưởng là bao gồm tất cả những điều sinh hoạt, hành động của họ đã định tâm có tính cách để được gần gũi và Allah hài lòng. Ngay cả việc ăn uống, nghỉ ngơi, đi làm với sự định tâm là thuần phục Allah thì tất cả những cộng việc mà chúng ta định tâm tốt lành vì Allah đó sẽ được như phước lộc đang hành đạo.

Tóm lại bất cứ những sự sinh hoạt hằng ngày của chúng ta có tính cách tốt lành và vì Allah thì chúng ta sẽ hưởng được phước lộc từ Ngài. Ngay cả cuộc sống hạnh phúc lứa đôi của gia đình hay nói rõ hơn việc chung chăn chung gối của vợ chồng cũng là một sự hành đạo trong Islam, chớ không phải chỉ đơn giản và giới hạn trong việc solah hay nhịn chay hay làm theo năm nền tảng là sự hành đạo (Ibadath).

e)- Sự hành đạo (Ibađah) là mục đích mà Allah tạo ra cho nhân loại không ngoài mục đích là để con người và loài ma quỷ thuần phục tôn thờ Ngài qua lời phán của Ngài:

قال تعالى: (وما خلقت الجن والإنس إلا ليعبدون.ما أريد منهم من رزق وما أريد أن يطعمون.إن الله هو الرزاق ذو القوة المتين) الذاريات: 56ـ 58

« Và Ta đã tạo ra loài Jinn và loài người chỉ để thờ phượng Ta. Ta không đòi hỏi bổng lộc từ chúng và cũng không đòi chúng nuôi Ta. Chính Allah là Ðấng Cung cấp bổng lộc (cho tất cả), Chủ Nhân của Quyền Lực, Rất hùng mạnh. »

Qua ý nghĩa trên, Allah đã phán cho chúng ta hiểu biết là Allah tạo ra loài Jinn và con người không ngoài mục đích là để thờ phượng Ngài Duy nhất, Ngài là Ðấng Giàu sang phú quí trên tất cả, Ngài không cần chúng ta ban bố, giúp đỡ, kẻ yếu và nghèo khó là chúng ta, nên lúc nào chúng ta cũng cần đến sự giúp đỡ ban bố, thuần phục ở Ngài.

Một khi trái tim của chúng ta đã thấm nhuần nguồn lực để thuần phục vâng lệnh Allah và thành tâm vì Ngài, thì lúc đó sẽ không có một nguồn lực hay lương thực nào so sánh cho bằng sự ngọt ngào, êm thấm, thoải mái trong lòng bằng sự thuần phục đó ở trên đời này, từ đó chúng ta sẽ không cảm thấy sợ hãi, lo lắng, buồn phiền nữa vì lúc nào chúng ta cũng cảm thấy gần gũi với Allah.

i)- أركان العبادة Nền tảng của sự hành đạo:

Sự hành đạo (Ibađah) mà Allah ra lệnh cho con người phải thi hành được dựa trên hai nền tảng sau: 1)- Hoàn toàn thuần phục và kính sợ Ngài. 2)- Chỉ thương yêu ở Ngài (Allah) Duy Nhứt.

Những sự hành đạo mà Ngài ra lệnh cho nô lệ phải thi hành là hoàn toàn vui vẽ tình nguyện trong sự thuần phục, kèm theo sự lo lắng sợ hãi nếu không làm tròn nghĩa vụ đối với Ngài. Ngoài ra, phải có sự thương yêu hay mong ước được Ngài tha thứ và ban cho những ân lộc của Ngài. Hơn nữa, nếu có sự thương yêu Ngài mà không kèm theo sự lo âu sợ hãi thì không có giá trị trong sự hành đạo và chỉ có sự sợ hãi Ngài mà không có thương yêu Ngài thì cũng không phải là thuần phục Ngài hoàn toàn. Tóm lại, một khi có sự liên đới giữa sự thương yêu và sự sợ hãi cùng lúc thì nó mới trở thành sự hành đạo (Ibađah) chỉ vì Allah duy nhất mà thôi.

h)- التوحيد سبب قبول العبادة At Tawhid là lý do để được chấp nhận Ibađah:

Những sự hành đạo (Al Ibađah) mà Allah phán lệnh phải thi hành mà chúng ta không theo đúng tawhid, có nghĩa là có sự tôn thờ ai đồng đẳng (shirk) với Allah thì chúng ta không thể trở thành nô lệ trung kiên của Allah. Những ai vừa tôn thờ Allah vừa đồng đẳng (shirk) với Ngài thì người đó không thể gọi là Abdulloh (nô lệ) của Allah được. Cho nên sự tôn thờ Allah duy nhất và sự hành đạo một cách thành tâm trung trực vì Ngài mà không có mang tội shirk thì đó là điều kiện để được chấp nhận sự hành đạo, ngoài đó ra sự hành đạo cần phải đi theo đúng con đường mà Islam đưa ra, nghĩa là đúng theo sunnah của Nabi (saw).

Hai điều kiện để được Allah chấp nhận sự hành đạo là: 1)- Chỉ tôn thờ Allah duy nhất (đó là tawhid). 2)- Chỉ hành đạo những gì Allah ra lệnh và dựa theo Sunnah của Rosul (saw). Như Allah đã phán như sau:

قال تعالى: (بلى من أسلم وجهه لله وهو محسن فله أجره عند ربه ولا خوف عليهم ولاهم يحزنون) البقرة: 112

« Vâng, bất cứ ai nạp trọn sắc diện của mình cho Allah đồng thời là một người làm việc tốt thì sẽ được phần thưởng nơi Rabb của y . Họ sẽ không lo sợ cũng sẽ không buồn phiền » S. 2 : 112

Ý nghĩa: (Nạp trọn sắc diện của mình cho Allah) đó là sự chấp nhận At Tawhid và hành đạo một cách thành tâm. (Là một người làm việc tốt) có nghĩa là thi hành theo con đường sunnah của Rosul (saw).

g)- الشرك  As Shirk (sự đồng đẳng): Phản lại đức tin duy nhất để tôn thờ ở Ðấng Allah là Chủ Tể của muôn loài, mà đi thờ thần linh khác bên cạnh Ngài. Nếu rằng sự tin tưởng ở Allah duy nhất để tôn thờ là điều kiện quan trọng nhất trong đức tin, thì ngược lại shirk là một trọng tội đối với Allah, và đó là trọng tội duy nhất mà Allah không thể tha thứ cho, qua lời phán của Ngài:

قال تعالى: (إن الله لا يغفر أن يشرك به و يغفر ما دون ذلك لمن يشاء) النساء: 48

« Quả thật, Allah không tha thứ tội tổ hợp những thần linh cùng với Ngài nhưng tha thứ (tội) nào khác với (tội) đó cho người nào Ngài muốn. » S. 4 : 48

قال تعالى: (إن الشرك لظلم عظيم) لقمان: 13

« ... Quả thật, tổ hợp những thần thánh khác với Allah là một điều sai quấy to lớn. » S. 31 : 13

Khi những vị sohabah (R) hỏi Rosul (saw) tội nào là trọng tội đối với Allah, Rosul (saw) trả lời:

قال صلى الله عليه وسلم: (أن تجعل لله ندا وهو خلقك) البخاري ومسلم.

« Ðó là sự đồng đẳng với Allah Ðấng đã tạo ra các người. » Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.

Shirk sẽ làm mất đi những sự hành đạo của con người, dù họ có thi hành bao nhiêu đi nữa cũng vô ích, vì Allah không chấp nhận sự hành đạo của những người shirk với Ngài, như Ngài đã phán:

قال تعالى: (ولو أشركوا لحبط عنهم ما كانوا يعملون) الأنعام: 88

“...Nhưng nếu họ tổ hợp (tôn thờ) những thần linh khác cùng với Allah (trong việc thờ phụng) thì tất cả việc làm của họ sẽ hoài hết.” S. 6 : 88

Những người phạm phải tội shirk mà không sám hối trước khi lìa đời thì họ sẽ bị đày vào địa ngục vĩnh viễn không ngày ra. Như Allah đã phán:

قال تعالى: (إنه من يشرك بالله فقد حرم الله عليه الجنة ومأواه النار) المائدة:2 7

« ...Quả thật, ai tổ hợp thần linh cùng với Allah thì chắc chắn sẽ bị cấm vào Thiên Ðàng và chỗ ở của y sẽ là Lửa (của Hỏa ngục). » S. 5 : 72

Shirk có hai loại: Shirk Akbar (lớn) và Shirk As Gar (nhỏ).

Shirk Akbar Shirk lớn: có nghĩa là đồng đẳng hay đưa thần linh nào khác ngang hàng với Allah trong bất cứ sự hành đạo nào. Tất cả những sự hành đạo bằng lời nói hay hành động đều thuộc về Allah, đó là sự thuần phục hay tawhid và đức tin duy nhất ở Allah, nếu hướng những sự hành đạo nào đó không phải vì Allah mà vì thần linh khác thì đã trở thành shirk lớn.

Thí dụ như nhờ hay cầu xin ở thần linh khác ban bố thức ăn, sức khoẻ hay phó thác ủy nhiệm cho thần linh khác bảo hộ, hay cúi lạy trước nhân tạo. Tất cả những điều này trở thành shirk lớn. Qua lời phán của Allah:

قال تعالى: (وقال ربكم ادعوني أستجب لكم) غافر: 60

« Và Rabb của các người phán: 'Hãy cầu nguyện Ta, Ta sẽ đáp lại các người. » S. 40 : 60

قال تعالى: (وعلى الله فتوكلوا إن كنتم مؤمنين) المائدة:3 2

« ...và hãy phó thác cho Allah nếu quí vị có đức tin thực sự. » S. 5 : 23

وقال تعالى: (فاسجدوا لله واعبدوا) النجم: 62

"Thôi hãy quì mọp xuống phủ phục Allah và thờ phượng Ngài. » S. 53 : 62

Sự đu-a (cầu xin), phó thác phủ phục là những sự hành đạo mà Allah ra lệnh phải thi hành, ai thi hành vì Allah thì họ trở thành người có đức tin duy nhất nơi Allah, còn nếu ai hướng những điều trên cho thần linh khác thì họ trở thành những người đa thần hay bất tin.

As Shirk Asgar Shirk nhỏ: Tất cả những phương tiện qua lời nói hay hành động đưa đến shirk lớn, mà người nào đó vấp phải thì họ đã mang tội shirk nhỏ.

Thí dụ tạo những ngôi mộ như là masjid, hoặc soly (bắt buộc trên ngôi mộ) hoặc xây dựng masjid trên ngôi mộ đó là những điều haram (cấm). Những người thi hành hay vấp phải những tội này, bị Allah hứa là sẽ trục xuất khỏi sự che chở và hồng phúc của Ngài, qua lời của Rosul (saw) như sau:

لقوله صلى الله عليه وسلم: [ لعنة الله على اليهود والنصارى اتخذوا قبور أنبيائهم مساجد ] البخاري ومسلم.

“Allah nguyền rủa những người Do Thái và Thiên Chúa giáo đã tạo dựng những ngôi mộ của những vị hiền nhân (sứ giả) của họ thành masjid nơi thờ phượng.” Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.

Thật vậy, ai tạo dựng hay xây cất và chăm sóc những ngôi mộ như một Masjid là điều cấm trong Islam. Bởi vì, chính họ gián tiếp để đưa những người không hiểu biết đến càu xin qua trung gian của những ngôi mộ đó. Cho nên, Ðu-a hay cầu xin từ những người chết là mang tội Shirk lớn. Từ đó, chúng ta phải đóng lại những cánh cửa nhỏ để đưa đến cánh cửa lớn là shirk lớn, mà ai chết đi trong tình trạng đó sẽ bị đày vào địa ngục vĩnh viễn không ngày thoát ra. Cầu xin với Allah xa lánh và che chở chúng ta từ tội shirk.

Mohamad HOSEN chuyển ngữ từ quyển sách TAWHID của tác giả Shierk Abdul - AZIZ ibn Muhammad Ala Abdul Latif, Do trung tâm "AWQOB DAWAH ISLAM" phát hành tại Riyad (Arabie-Saudi) vào năm 1423H.

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: CẨM NANG

BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: CẨM NANG "AL-ASMA AL-HUSNA # NHỮNG ĐẠI DANH...

Đây là quyển cẩm nang nói về trụ cột đầu tiên của Iman (đức tin) trong Islam là niềm tin vào Allah. Và trong niềm tin vào Allah, người Muslim phải tin vào những tên gọi và thuộc tính đẹp đẽ của Ngài. 

BÀI VIẾT VÀ BÀI THUYẾT GIẢNG KHUTHBAH NGÀY THỨ SÁU:

BÀI VIẾT VÀ BÀI THUYẾT GIẢNG KHUTHBAH NGÀY THỨ SÁU: "THANK YOU RAMADAN...

Cám ơn Ramadan đã cho chúng tôi cơ hội nhịn chay trong những ngày tháng không phân biệt lạnh hay nóng, bởi chúng tôi tin chắc rằng: {Ai nhịn chay Ramadan bằng niềm tin và hi vọng sẽ được xóa sạch mọi tội lỗi đã phạm.}

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁ TRỊ CỦA TAWHID (THẦN HỌC...

Tawhid là sự tôn thờ một mình Allah duy nhất, là điều kiện thiết yếu cho người bề tôi gia nhập tôn giáo Islam. Nó là ý nghĩa của lời Shahadah “لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ”. Ai không độc tôn Allah duy nhất trong thờ phượng thì không phải là người Muslim. 

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "AL IMAN - NIỀM TIN VÀO CÁC VỊ THIÊN...

Tin nơi các Thiên thần là một trong sáu trụ cột của đức tin Iman trong tôn giáo Islam, vậy niềm tin vào các vị Thiên thần là như thế nào? Đức tin trụ cột này bao gồm những điều gì và giá trị của nó ra sao đối với mỗi tín đồ Muslim?

BÀI VIẾT - THUYẾT GIẢNG AUDIO & CLIPS VIDEO: "Ý NGHĨA CỦA CÂU TUYÊN THỆ SHAHADAH"

BÀI VIẾT - THUYẾT GIẢNG AUDIO & CLIPS VIDEO: "Ý NGHĨA CỦA...

Này hỡi nhân loại, hãy kính sợ Allah và hãy biết rằng lời nói: “La ila-ha illollo-h” – (Không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah)” là lời nói phát ra từ sự thành tâm (Ikhlaass), đây là lời của lòng ngay chính và kính sợ (Taqwa), là lời chân thật trong tôn giáo Islam, là chiếc chìa khóa cho cõi Bằng An, là lời mà ai đó nói được lần sau cùng trên cõi trần thì Ngày sau sẽ được vào Thiên Đàng, InshaAllah.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỨC TIN VỀ SỰ TIỀN ĐỊNH"

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỨC TIN VỀ SỰ TIỀN...

Đức tin nơi sự tiền định là niềm tin kiên định rằng Allah I đã an bài và định sẵn tất cả mọi sự việc từ trước cho tất cả mọi vạn vật. Tất cả mọi sự việc, mọi hiện tượng và mọi hoạt động của mọi vạn vật đều được viết trong quyển "Al-Lawhu Al-Mahfuzh" (quyển Kinh Mẹ hay Văn bản lưu trữ), và chúng sẽ vận hành theo ý chỉ của Allah.

ÂN PHÚC CỦA TAWHID VÀ NHỮNG ĐIỀU BÔI XÓA TỘI LỖI

ÂN PHÚC CỦA TAWHID VÀ NHỮNG ĐIỀU BÔI XÓA TỘI LỖI

Tawhid là điều bắt buộc quan trọng nhất trong các điều bắt buộc và là điều trọng đại nhất trong các hình thức thờ phượng. Allah đã chuẩn bị một phần thưởng vĩ đại cho những ai chứng thực nó ở Đời này và Đời Sau.

CHỈ CÓ ALLAH LÀ ĐẤNG ĐỂ CHÚNG TA CẦU XIN VÀ KHẤN VÁI

CHỈ CÓ ALLAH LÀ ĐẤNG ĐỂ CHÚNG TA CẦU XIN VÀ KHẤN VÁI

Allah, Thượng Đế Tối Cao và Nhân Từ phán bảo vị Thiên sứ của Ngài, Muhammad, nói với nhân loại rằng Ngài luôn ở gần kề bên họ, Ngài luôn nhìn thấy và nghe thấy, và Ngài luôn đáp lại lời cầu xin, khấn vái của bất cứ người bề tôi nào thành tâm hướng về Ngài, tha thiết mong mỏi sự ban phát của Ngài.