THẦY GIÁO BỊ LIỆT 18 NĂM DẠY HỌC KHÔNG LƯƠNG !!! Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

THẦY GIÁO BỊ LIỆT 18 NĂM DẠY HỌC KHÔNG LƯƠNG !!!

13.02.2011 02:53 - đã xem : 3535

Ở ấp Chăm, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, Tây Ninh có một người thầy bị liệt hai chân, kiên trì dạy chữ Chăm không biên chế, không lương cho con em đồng bào dân tộc Chăm suốt 18 năm nay. Dù bị liệt hai chân, thầy vẫn dốc hết tâm trí, sức lực để duy trì vốn chữ Chăm cho trẻ em người dân tộc.

BỊ "BẮT" LÀM THẦY


Thầy Chàm To Hiết bị bệnh teo chân từ nhỏ, không tự đi đứng được. Trước đây, thầy theo cha mẹ sống ở Campuchia ven biên giới với Việt Nam mở lớp dạy tiếng Chăm. Một số trẻ em người dân tộc Chăm ở Tây Ninh nghe tiếng đã sang đó học với thầy. Trong một lần về nhà học trò ở Tây Ninh chơi, thầy “bị” các già làng “bắt cóc” giữ lại cưới vợ cho và làm thầy giáo ở ấp Chăm từ đó đến nay.


Bà Thị Ha, mẹ vợ của thầy, kể: “Lúc mới về, cuộc sống nó khó khăn lắm, không có nhà, không có trường để dạy nên rất bị động. Mới đó mà giờ nó có tới năm mặt con rồi đó, học trò thì cả ngàn đứa không tài nào nhớ hết”.





Thầy Chàm To Hiết ngồi trên bàn dạy chữ Chăm.

 

Trường của thầy được Nhà nước xây năm 1993, ban ngày dành cho các em học tiểu học, buổi tối thầy dạy tiếng Chăm. Sau khi xã xây trường mới, trường này giao hẳn lại cho thầy. Nói là trường vậy thôi nhưng thực ra chỉ có hai phòng học hoen ố, xuống cấp trầm trọng theo thời gian. Thầy kể: “Hồi mới xuống đây, cái trường Chăm này có nóc mà không có tường đâu, mình vừa dạy, vừa ở ngay trong trường luôn, thấy thầy sống một mình buồn nên các em học sinh thay phiên nhau qua sống chung cho vui. Vậy mà giờ đứa nào cũng lớn, cũng thành đạt hết”.









Trăm bề thiếu thốn


Nhà thầy Chàm To Hiết ở sát mé trường, cứ đến giờ, thầy đẩy xe lăn vào lớp, ngồi trên bàn vừa viết chữ lên mặt bảng, vừa dạy phát âm từng chữ một. Học trò bên dưới cả mấy chục em bi bô đọc theo.


"Lớp học ban đêm nóng bức, chỉ có hai cái quạt và hai bóng đèn. Nhưng đèn đã hư mất một bóng và một cái quạt cũng không quay, thầy chưa có tiền để sửa chữa. “Mình dạy gần 20 năm rồi mà chưa bao giờ có ngày 20-11 đâu, mình cũng không biết ngày đó là gì nữa. Hằng năm chỉ có ngày tết Răm ma đan là các em mang 3 kg gạo đến biếu cho thầy thôi” - thầy Hiết tâm sự.




DUY TRÌ TIẾNG CHĂM


Thầy khiêm tốn kể: “Trong xã chỉ có lớp dạy tiếng phổ thông thôi, không có lớp dạy tiếng Chăm, chỉ có dưới phố mới có. Mình biết tiếng Chăm nên dạy học cho các em thứ tiếng mà mình biết. Nếu mình không dạy, các em chỉ biết đọc mà quên đi cái mặt chữ. Tiếng là thầy nhưng chỉ là người biết dạy cho người không biết thôi. Mình dạy không lấy tiền, ai có thì góp 1.000 đồng/buổi để mình mua phấn, trả tiền điện, ai không có thì thôi”.


Thầy kể tiếp: “Mình dạy cho chúng, sau này chúng giỏi, sẽ dạy thêm cho các thế hệ sau này. Như thế ai cũng tiến bộ. Đã chấp nhận làm thầy là phải dạy thôi. Nhiều hôm có một, hai em cũng phải dạy chứ thấy ít mà bỏ lớp sinh quen, lớp rất dễ vỡ. Phải dạy thường xuyên, đều đặn để tạo một thói quen cho các em tới trường”.


Những năm đầu mới thành lập, một mình thầy dạy hơn 300 em, phải chia ra nhiều ca trong ngày nhưng bây giờ lớp chỉ có vài chục em, thầy và ông thầy cả của thánh đường phải đi vận động các em đến trường. “Nhiều lúc học trò không vào, mình buồn lắm, được có một vài em thôi cũng phải dạy, không thôi mất lớp, rồi chiều lại phải vào nhà các em vận động bố mẹ cho học. Giờ các em chỉ thích học tiếng Kinh thôi vì các em đi làm xa, chứ tiếng Chăm chỉ cần biết nói thôi, không cần viết. Nên mình và các thầy ở đây buồn lắm. Phải tìm cách dạy và bảo tồn tiếng của dân tộc cho các em thôi. Năm ngoái, có cô học trò cũ tên Ma Ri Dâm, cô này học rất khá nên mình nhờ cô ấy dạy thêm cho các em học sinh, được hai năm, rồi nghèo khó quá nên cô cũng qua Ả Rập làm ăn”.


Nói về học sinh của mình, thầy kể: “Thằng Chàm A Mắt sau khi đi học ở thủ đô Ai Cập về được bố trí làm việc dưới thị xã. Nó là thằng khá và thương thầy nhất, công việc bận rộn nhưng lâu lâu đi ngang qua lại ghé về thăm thầy. Lúc dạy các em, mình luôn khuyên các em rằng nghề giáo là nghề cao quý, nên nếu ai có thể dạy học được thì rất quý. Nhiều học sinh không chỉ dạy ở thôn mình, mà còn sang thôn khác dạy nữa. Bên xóm Đào Bắc, xã Tân Hưng cũng có một em học sinh của mình đang dạy học miễn phí cho các em học sinh bên đó”.










Mười mấy năm nay nhờ có thầy Hiết dạy cho cái chữ mà các em biết đọc, biết viết chữ Chăm, biết cách hành lễ theo truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc của đồng bào dân tộc Chăm ở đây. (Ông Cả chùa Chàm Sợt, đại diện tôn giáo ở ấp Chăm)


Thầy Hiết sức khỏe yếu, làng sắp cho nghỉ hưu nên tui phải cố gắng thay thế. Mình phải dạy cho các em biết mặt cái chữ Chăm, chứ nếu không lâu dần như con chim vậy đó, chả biết gì đâu, lâu dần nó quên đi cái nơi sinh ra nó. Mình biết chữ thì dạy cho người không biết chữ. Mấy thầy ở đây, đặc biệt là thầy Hiết, đi dạy gần 20 năm nay mà chưa bao giờ lấy tiền. Chỉ có lúc nào đói quá, không có cái ăn thì mới kêu gọi các em giúp đỡ, người cho ngô, cho khoai, người cho gạo mà ăn.


Có thầy dạy buổi chiều tối, còn buổi sáng vẫn phải lao động, đi chặt mía, trồng sắn, buôn bán để kiếm sống chứ không có lương nên phải làm thôi. Mình không dạy là có tội, với lại mình cũng thương các em lắm. (Thầy Chàm Gia Mil, cùng dạy học với thầy Hiết)




Trích từ báo điện tử DÂN TRÍ (Theo Pháp luật TPHCM)

VÀI HÌNH ẢNH MASJID SUỐI DÂY (TÂY NINH)



Masjid Suối Dây - Tây Ninh



Anh em họp mặt sau khi dâng lễ solah bắt buộc hàng ngày



Hoàn cảnh một cụ già sống đơn độc không con không cháu, được một nhà tài trợ nước ngoài (KUWEIT) xây cất cho một ngôi nhà tình thương chỉ bốn bức tường, mái thiết để che mưa trốn nắng mà bên trong chẳng có gì cả.


MỌI SỰ GIÚP ĐỠ CHO HAI NGƯỜI NÀY XIN LIÊN LẠC VỚI


CHỊ BÌNH (TRƯỞNG BAN PHỤ NỮ HUYỆN TÂN CHÂU - TÂY NINH)


QUA SỐ ĐIỆN THOẠI: 0084 (0) 9 08 93 34 41 

Ý kiến bạn đọc
Abdolhamid | 2011-05-23 19:45:42 | abdolhamid_abc@yahoo.com.vn
Assalamualaykum ! Kính thưa tất cả anh em cộng đồng Islam ... Toi rất buồn vì vai người chăm ở xa và nhiều công việc không thể nào biên soạn lại ca2c trang web dạy học tiếng chăm và phát âm Thật sự có rất nhiều người biết rất it va họ không còn muốn nói tiếng chăm >vì thế tôi cầu xin nét sống văn hóa chăm cộng đồng islam sống gần gủi và nói tiếng chăm để dể dàng Ihrom Mục đích tôi xin nếu có các cô chú bác nào nhiệt tình , bằng cả tấm lòng thương tâm giúp tụi cháu lên Wed dể hoc hơn và có fa62n fa1t âm tiếng chăm nữa ... Hamid xin cám ơn đa đọc những ngỏ lời ! Alhamtulillah
Các bài viết khác
HỘI THIỆN NGUYỆN NHÂN ÁI - THỈNH CẦU RAMADAN 2024 - RAMADAN APPEAL 2024

HỘI THIỆN NGUYỆN NHÂN ÁI - THỈNH CẦU RAMADAN 2024 - RAMADAN APPEAL 2024

Với sự hào phóng của mình, Quý tín hữu sẽ cung cấp Iftar cho những người ghé thăm ngân hàng thực phẩm của chúng tôi để tìm kiếm bữa ăn tiếp theo của họ. Lòng tốt của Quý tín hữu sẽ mang lại niềm hy vọng cho các góa phụ, bà mẹ đơn thân, trẻ mồ côi, trẻ nhỏ, người già và người bệnh đang phải vật lộn với tình trạng suy dinh dưỡng.

LỜI KÊU GỌI HỖ TRỢ TRẺ MỒ CÔI MUSLIM Ở VIỆT NAM / AN APPEAL TO SUPPORT MUSLIM  ORPHANS IN VIETNAM

LỜI KÊU GỌI HỖ TRỢ TRẺ MỒ CÔI MUSLIM Ở VIỆT NAM / AN APPEAL TO...

Ngôi nhà tốt nhất đối với những người Muslim là ngôi nhà mà trẻ mồ côi được đối xử tốt, và ngôi nhà tồi tệ nhất đối với những người Muslim là ngôi nhà mà trẻ mồ côi bị đối xử tệ bạc.

THƯ NGÕ KẾT NỐI YÊU THƯƠNG ĐẾN EM MO HA MÁCH KA RIÊM XUÂN LỘC ĐỒNG NAI

THƯ NGÕ KẾT NỐI YÊU THƯƠNG ĐẾN EM MO HA MÁCH KA RIÊM XUÂN LỘC...

Hôm nay Nối Vòng Tay Chân lý xin gửi đến những nhà hảo tâm trong và ngoài nước về một trường hợp em Chàm Mo ha mách Ka riêm 17 tuôi, cư ngụ tại Xuân lộc tỉnh Đồng nai rất đáng thương tâm vì mang chứng bịnh tim cần phải mổ khẩn cấp,

CLIPS VIDEO: LỜI CẢM TẠ CỦA VỢ CHỒNG MU TA PHA - PHATIMAH ĐÃ GIÚP ĐỠ XÂY NGÔI NHÀ TÌNH THƯƠNG

CLIPS VIDEO: LỜI CẢM TẠ CỦA VỢ CHỒNG MU TA PHA - PHATIMAH ĐÃ GIÚP...

Lời cảm tạ đến những nhà hảo tâm đã giúp đỡ xây ngôi nhà tình thương cho vợ chồng anh MU TA PHA và chị PHATIMAH cư ngụ tại tổ 6 ấp Châu Giang xã Châu Phong Huyện Tân Châu Tỉnh An Giang đã nhờ Chanlyislam đăng ngày 25 tháng 7 năm 2023.

THƯ NGÕ CỦA MỘT CẶP VỢ CHỒNG CÓ BA CON NHỎ CẦU CỨU GIÚP ĐỠ

THƯ NGÕ CỦA MỘT CẶP VỢ CHỒNG CÓ BA CON NHỎ CẦU CỨU GIÚP ĐỠ

Chanlyislam xin chia sẻ với các nhà hảo tâm trong và ngoài nước về một cặp vợ chồng có ba con nhỏ sống trong gia cảnh nghèo khổ tại Tổ 6 - Ấp Châu Giang, Xã Châu Phong, Huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang.

LỊCH TRÌNH TỔ CHỨC CẮT DA BAO QUI ĐẦU MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM MUSLIM TỪ 6 ĐẾN 15 TUỔI

LỊCH TRÌNH TỔ CHỨC CẮT DA BAO QUI ĐẦU MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM MUSLIM...

Nhân dịp “Eid Al-Adha của đồng bào Chăm Muslim An giang”. Nhóm Thiện Nguyện Nhân Ái (Al-Barr ch@rity Group) kết hợp với nhóm Bác sĩ Muslim Bệnh viện Đa khoa huyện An Phú xây dựng kế hoạch tổ chức cắt da bao qui đầu cho trẻ Muslim từ 06 tuổi đến 15 tuổi.

JAMA'AH AL MUBARAK / THƯ NGỎ KÊU GỌI TÀI TRỢ KINH PHÍ XÂY DỰNG MẶT TIỀN NGÔI NHÀ CỦA ALLAH

JAMA'AH AL MUBARAK / THƯ NGỎ KÊU GỌI TÀI TRỢ KINH PHÍ XÂY DỰNG...

Như quí anh chị cô bác đã biết, Jama’ah Muslim Al-Mubarak tọa lạc tại thôn Bình Minh - xã Phan Hòa - huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận có nguồn gốc là dân tộc Chăm theo tôn giáo Bàni của ông bà tổ tiên truyền lại từ bao đời…

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC ISLAM TRONG VẤN...

Ngày nay, khi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, người Muslim cũng tiếp xúc với những cuộc tranh luận nhiều hơn. Có những cuộc tranh luận văn minh, nhưng cũng có những cuộc tranh luận thì không như vậy. Liệu chúng ta có cần thiết phải tranh luận đến cùng để phân định đúng sai cho bằng được trong mọi trường hợp?