Thế giới Hồi giáo đón tháng chay Ramadan Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

Thế giới Hồi giáo đón tháng chay Ramadan

31.07.2012 21:46 - đã xem : 6449

Hơn một tỷ người Hồi giáo trên thế giới đang trong tháng lễ hội Ramadan, tháng lễ kỷ niệm sự kiềm chế và thanh lọc tâm hồn. Lịch tiến hành lễ Ramadan phụ thuộc vào ngày xuất hiện đầu tiên của trăng lưỡi liềm - ấn định sự bắt đầu tháng 9 của người Hồi giáo nên mỗi năm lại mỗi khác chứ không cố định vào ngày nào

Tháng Ramadan là khoảng thời gian thiêng liêng của người Hồi giáo. Tín đồ khắp nơi trên thế giới ăn chay, làm việc thiện... Hơn một tỷ người Hồi giáo trên thế giới đang trong tháng lễ hội Ramadan, tháng lễ kỷ niệm sự kiềm chế và thanh lọc tâm hồn. Lịch tiến hành lễ Ramadan phụ thuộc vào ngày xuất hiện đầu tiên của trăng lưỡi liềm - ấn định sự bắt đầu tháng 9 của người Hồi giáo nên mỗi năm lại mỗi khác chứ không cố định vào ngày nào.



Nhiều người gọi Ramadan một cách đơn giản là “tháng nhịn ăn” hoặc “tháng ăn chay” nhưng cả 2 cách gọi đó đều không chính xác vì tháng Ramadan không hoàn toàn là tháng ăn chay hay nhịn ăn. Trong vòng một tháng, các tín đồ đạo Hồi phải thực hiện nghiêm túc những quy định ngặt nghèo, ví dụ như không ăn, không uống, không hút thuốc…. Tuy nhiên, những quy định trên chỉ áp dụng vào ban ngày, từ lúc Mặt trời mọc đến khi Mặt trời lặn mà thôi.


Cụ thể, các tín đồ sẽ phải thực hiện các việc sau. Thứ nhất, mỗi ngày đọc 5 lần câu: “Không có thánh thần nào khác ngoài Đấng Allah. Mohamed là Thiên sứ của Ngài". Đọc câu trên trước khi làm lễ vào các thời điểm quy định. Thứ 2 là đóng tiền từ thiện để giúp đỡ người nghèo. Thứ 3, nhịn ăn, nhịn uống… vào ban ngày của 30 ngày trong tháng Ramadan. Thứ 4, hành hương đến Thánh địa Mecca. Mỗi tín đồ Hồi giáo có nghĩa vụ đến Thánh địa ít nhất một lần trong đời.




Mọi sinh hoạt bình thường ban ngày được hạn chế, cách ăn mặc cũng chân phương hơn thường ngày, thậm chí người dân được khuyến khích không đeo trang sức đối với phụ nữ và dùng nước hoa đối với đàn ông, vì đó là những phụ trang gây phân tán tư tưởng, không thể tập trung hoàn toàn vào thế giới của Allah.




 




Các cửa hàng được trang hoàng lộng lẫy vào buổi tối bởi đến ban đêm, việc ăn uống trở lại bình thường, mọi người có thể ăn mặn chứ không phải ăn chay.







Các em bé tại trại trẻ mồ côi lớn nhất Lebanon cũng được tham gia vào đoàn cầu nguyện nhằm nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc làm từ thiện trong dịp lễ hội Ramadan này.







Tại Cairo, Ai Cập, một người phụ nữ đang nghỉ ngơi, xung quanh là vô số các lồng đèn thủ công. Lồng đèn được sử dụng như đồ trang trí truyền thống tại tháng Ramadan.






Người đàn ông này đang lựa chọn cho mình một chiếc mũ cầu nguyện tại một cửa hàng ven đường ở Karachi, Pakistan.








Người dân Ả Rập Xê Út sử dụng kính thiên văn để theo dõi vầng trăng lưỡi liềm. Khi nó mọc lên, đó chính là thời điểm bắt đầu tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Đây là khoảng thời gian dành cho cầu nguyện, ăn chay và  bố thí. Trong thời gian này thường có mây bao phủ bầu trời của quốc gia vùng vịnh này. 







Người đàn ông này đang kéo một xe hàng ra quầy bán hàng của mình tại khu chợ ở Rawalpindi vào ngày đầu tiên của tháng Ramadan. Mặc dù doanh thu có giảm trong tháng thánh lễ nhưng các quầy hàng vẫn có người mua sắm chuẩn bị cho bữa tiệc buổi tối.







Hình ảnh một người phụ nữ đang cầu nguyện tại đền Shah-e-Hamdan, Srinagar, Ấn Độ.







Rất nhiều người Hồi giáo tập trung tại nơi thiêng liêng nhất đối với họ, đó là Thánh địa Mecca. Tất cả đều hướng về phiến đá đen Kabaa. Họ bắt đầu cầu nguyện từ bình minh và ăn chay trong suốt tháng lễ Ramadan.







Các tín đồ tập trung lại cùng nhau dùng bữa Iftar (bữa ăn sáng) tại một trường Hồi giáo ở ngoại ô Jammu.







Những tín đồ sùng đạo trong tháng ăn chay Ramadan sẽ dùng sữa và trái cây cho bữa sáng của mình.




 



Người đàn ông này đang đọc kinh Koran cho đứa con trai của mình nghe tại một nhà thờ Hồi giáo ở Indonesia. Ông hi vọng, điều này sẽ xây dựng và giáo dục cho đứa bé về lòng tin đối với Allah.







Một tình nguyện viên sắp sẵn đồ ăn chuẩn bị cho Iftar tại một nhà thờ Hồi giáo ở Karachi, Pakistan.







Đứa bé này đã tìm được một nơi để cầu nguyện ở nhà thờ Jama Masjid, Delhi (Ấn Độ).






Các gia đình quây quần bên nhau dùng bữa tối sau khi Mặt trời lặn. Ảnh chụp bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Jama Masjid ở New Delhi, Ấn Độ vào lúc hoàng hôn của ngày đầu tiên lễ hội Ramadan diễn ra.
Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BUỔI RA MẮT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL TẠI VIỆT NAM

BUỔI RA MẮT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL TẠI VIỆT NAM

Vào sáng nay, ngày 2/3/2024 tại trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà TNR, 180 – 192 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã hân hoan tổ chức lễ khai trương TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL.

KHÓA HỌC DẠY ĐỌC QURAN DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NÓI TIẾNG VIỆT

KHÓA HỌC DẠY ĐỌC QURAN DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NÓI TIẾNG VIỆT

Nền tảng ITQAN xin thông báo tổ chức khoá học dạy cách đọc Kinh Qur’an dành cho người nói tiếng Việt. ITQAN là một nền tảng trực tuyến toàn cầu được thiết kế trong nhiều ngôn ngữ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người Hồi giáo không nói tiếng Ả Rập trên khắp thế giới  để học cách đọc Kinh Qur'an và hỗ trợ việc đọc Quran một cách dễ dàng thông qua các lớp học cá nhân hoặc theo nhóm trực tiếp qua clip âm thanh và video.

ĐIỂM BÁO: BÀI HỌC NGĂN SIÊU LÂY NHIỄM COVID -19 TẠI THÁNH ĐỊA MECCA

ĐIỂM BÁO: BÀI HỌC NGĂN SIÊU LÂY NHIỄM COVID -19 TẠI THÁNH ĐỊA MECCA

Lễ hành hương về Thánh địa Mecca từng thu hút hơn 2,5 triệu tín đồ khắp thế giới, nhưng vẫn tránh được tình huống “siêu lây nhiễm” giữa Covid-19. Mecca, thành phố linh thiêng nhất của người Hồi giáo, thuộc Arab Saudi, là địa điểm diễn ra lễ hành hương lớn hàng năm có tên Hajj.

ĐIỂM BÁO: VÌ SAO NGƯỜI PAKISTAN KHÔNG TÍCH TRỬ TRONG COVID 19?

ĐIỂM BÁO: VÌ SAO NGƯỜI PAKISTAN KHÔNG TÍCH TRỬ TRONG COVID 19?

Giữa đại dịch, người Pakistan đang đoàn kết để giúp những cảnh đời kém may mắn hơn theo một cách độc đáo và bất ngờ. Trong khi nhiều người trên khắp thế giới chỉ tập trung vào vấn đề vệ sinh thân thể giữa đại dịch, Tiến sĩ Imtiaz Ahmed Khan, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Hamdard ở Karachi, ví zakat như một nghi lễ thanh tẩy tâm hồn.  Ông nói: "Nếu bất kỳ người hàng xóm nào của tôi phải đi ngủ với cái bụng đói, làm sao tôi có thể tích trữ thừa thãi thức ăn?"

ĐIỂM BÁO: CUỘC SỐNG CỦA CÔ GÁI VIỆT THEO ĐẠO ISLAM Ở LONDON

ĐIỂM BÁO: CUỘC SỐNG CỦA CÔ GÁI VIỆT THEO ĐẠO ISLAM Ở LONDON

Maymunah, hay còn gọi là Mây, cô gái Việt sinh ra ở Huế, kể cho tôi nghe về cuộc sống như một người Hồi giáo của cô hơn ba năm qua ở London.

ĐIỂM BÁO: "3 NĂM LÀM DÂU Ở SA MẠC TRUNG ĐÔNG CỦA CÔ GÁI VIỆT"

ĐIỂM BÁO: "3 NĂM LÀM DÂU Ở SA MẠC TRUNG ĐÔNG CỦA CÔ GÁI...

Dung Hoàng, 26 tuổi đang sống ở ngoại thành thủ đô Amman, của Jordan. Tuy sống ở đất nước sùng đạo và mọi thứ hoàn toàn khác ở Việt Nam, nhưng cô đã dần thích ứng và đang có cuộc sống hạnh phúc. Vợ chồng Dung có một bé trai 1,5 tuổi và chuẩn bị chào đón con thứ hai. Dưới đây là chia sẻ của Dung về những thú vị khi sống ở đất nước đạo Hồi.

ĐIỂM BÁO: ĐẠI SỨ ANH (VÀ PHU NHÂN) TẠI SAUDI CẢI ĐẠO SANG ISLAM - HÀNH HƯƠNG Ở THÁNH ĐỊA MECCA

ĐIỂM BÁO: ĐẠI SỨ ANH (VÀ PHU NHÂN) TẠI SAUDI CẢI ĐẠO...

Đại sứ Anh tại Ả Rập Xê Út Simon Collis đã cải đạo sang Hồi giáo sau thời gian dài làm công tác ngoại giao ở các nước theo tôn giáo này và được tin là đại sứ Anh đầu tiên tham dự lễ hành hương đến thánh địa Mecca.

ĐIỂM BÁO: "TÂN THỊ TRƯỞNG LONDON LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO (MUSLIM)"

ĐIỂM BÁO: "TÂN THỊ TRƯỞNG LONDON LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO...

Sadiq Khan, con trai của một người lái xe bus, đã trở thành vị thị trưởng theo đạo Islam đầu tiên của thành phố London. Theo hãng tin Reuters, trong cuộc bầu cử được công bố kết quả ngày 6/5, ông Sadiq Khan đã giành chiến thắng trước một đối thủ luôn tìm cách cáo buộc ông với chủ nghĩa cực đoan.