Nội dung Qur’an chính là lời phán dạy của Thượng Đế được mặc khải cho Nabi Muhammad (saw) thông qua Thiên Thần (Mala-ikat) Gabriel (Jibro’il) (A); trí tưởng tượng của con người dù phong phú đến mấy cũng không thể nào sáng tạo ra những gì tương tự như vậy được. Những người Á Rập đương thời với Nabi Mohammad (saw) đã tự cho là những bậc thầy vĩ đại của ngôn ngữ Á Rập, nhưng họ không làm thế nào để có thể sáng tác ra được một bản văn mang tính xuất chúng như thế. Nabi Mohammad (saw) thật ra không được đi học một trường lớp chính thức nào cả và Nabi cũng đã không bí mật giấu diếm về việc này. Điều làm danh tiếng của Nabi được lừng lẫy hơn hết là việc Nabi không biết chữ, đã lớn lên giữa những người dân mù chữ, nhưng Người (saw) đã chỉ dạy toàn thể nhân loại, gồm cả người biết chữ lẫn người không biết chữ. Thông điệp đích thực của Thượng Đế. Đó là sự kiện đầu tiên về Thiên Kinh Qur’an nội dung gồm các Lời Phán của Thượng Đế.
Sự kiện thứ hai về quyển Kinh sách duy nhất này là tính xác thực không thể chối cãi được của nội dung và thứ tự của Thiên Kinh, một chất lượng mà không sách nào cùng loại có được hoặc thể nào có được. Tính xác thực của Qur’an không nêu ra mối ngờ vực nào về tính thuần khiết, tính chất độc đáo và tính toàn bộ của bản văn của Thiên Kinh. Các nhà học giả nghiêm túc, Muslim cũng như không phải Muslim, đều đã kết luận và đoan chắc quyển Qur’an chúng ta đang sử dụng ngày hôm nay chính là những lời Thiên Kinh mà Nabi Mohammad (s.a.w) đã tiếp nhận và chỉ dạy, nó được sống và được truyền lại cho nhân loại gần mười bốn thế kỷ về trước.
Một vài nhận định có thể minh hoạ tính xác thực vô tiền khoáng hậu này của Thiên Kinh Qur’an:
1- Thiên Kinh Qur’an đã được mặc khải từng mảnh, từng đoạn, nhưng không bao giờ không có một vài hình thức thứ tự hoặc sắp xếp. Tên của Qur’an chỉ rõ là một Kinh Sách ngay từ khởi đầu.
“Đây là Kinh Sách, không có gì phải ngờ vực cả, (dùng làm) Chỉ đạo cho những người ngay chính sợ Allah”. Qur’an, Chương 2, đoạn 2.
“Quả thật, những ai phủ nhận Lời Nhắc Nhở (Qur’an) khi Nó đến với họ (thì sẽ bị trừng phạt). Và quả thật, Nó là một Kinh Sách rất đỗi quyền năng” - “Không một điều giả dối nào có thể xâm nhập Nó (Qur’an) từ đằng trước hay đằng sau. Bởi vì Nó do Đấng (Allah) Rất mực Sáng suốt, Rất Đáng Ca Tụng ban xuống”. Qur’an, Chương 41, đoạn 41-42.
Các sắp xếp của Qur’an và việc mặc khải tuần tự của các đoạn đều là các Kế Hoạch và Ý Chí của Allah, ý chí mà Nabi Mohammad (saw) và các bạn đạo bị ràng buộc.
“Và những kẻ không có đức tin lên tiếng: ‘Tại sao trọn bộ Qur’an không được mặc khải cho Y một lần một? (TA mặc khải Nó) đúng như thế là vì TA muốn dùng Nó để củng cố tấm lòng của Ngươi; và TA đọc Nó dần dần theo từng giai đoạn”. Qur’an, Chương 25, đoạn 32.
Các Surat (chương) Qur’an đầu tiên đã được mặc khải tại hang núi Hira như sau: (được xếp thành Surat 96:1-5)
“Hãy đọc! Nhân Danh Rabb của ngươi Đấng đã tạo.
Đã tạo con người từ một hòn máu đặc.
Hãy đọc! Và Rabb của Ngươi Rất mực Quảng đại.
Đấng đã dạy (kiến thức) bằng cây bút.
Đã dạy con người điều mà y không biết.”
Thiên Kinh Qur’an đã được mặc khải trong thời gian kéo dài 22 năm, 5 tháng và 14 ngày. Surat dài nhất mang tựa đề: Suratul Baqarah (Con bò cái tơ) với 286 câu và Surat ngắn nhất là Suratul Kâuthar (Sự phong phú) với ba câu mà thôi. Surat cuối cùng của Thiên Kinh Qur’an đã được mặc khải một thời gian ngắn trước khi Nabi Muhammad (saw) qua đời và đã được xếp là Surat 5:3
“...Ngày nay Ta đã hoàn chỉnh tôn giáo của các người cho các người và hoàn tất Ân huệ của TA cho các người và đã chọn ISLAM làm tôn giáo của các ngươi.”
2. Người dân Á Rập trong lịch sử đã nổi tiếng xuất sắc do sở thích văn chương vô cùng tao nhã giúp họ có khả năng thưởng thức và đánh giá các tác phẩm văn chương. Sau khi thưởng thức, họ đã ca ngợi Qur’an là áng văn kiệt tác. Họ xúc động do bởi giọng văn truyền cảm và hấp dẩn, đến nét cao đẹp lạ lùng. Họ đã tìm thấy trong Qur’an sự thỏa mãn cao nhất, một niềm vui sâu xa nhất, và họ đã đi vào một hành trình ngâm đọc và ghi nhớ thuộc lòng quyển Thiên Kinh. Và từ đó, trên khắp thế giới cho đến ngày nay, người Muslim cũng như người ngoài Muslim đã sùng kính, trích dẫn và thân thương Qur’an.
3. Mỗi người Muslim, nam cũng như nữ, đều ý thức và nhận lấy phận sự của mình để ngâm đọc một đoạn Qur’an mỗi ngày, trong Lễ Nguyện và trong những đêm không ngủ. Việc ngâm đọc Qur’an đối với người Muslim là một dạng thức cao đẹp của sư tôn thờ và sự hành đạo, được ngấm sâu vào cuộc sống văn hoá xã hội, vào các tập tục truyền thống. Điển hình tại Malaysia, nhất là từ thập niên 1960, sau khi dành được độc lập từ tay người Anh, và do tác động của cố Thủ Tướng Tungku Abdul Rahman, việc ngâm đọc Thiên Kinh Qur’an đã được định chế hóa thành một cuộc thi tranh tài hằng năm, nhất là vào giữa hoặc kế mùa chay Ramadan thiêng liêng, giữa các thí sinh quốc gia và cuộc thi quốc tế qui tựu đại biểu Muslim từ các nước Đông Nam Á và Viễn Đông, trong một khung cảnh hết sức trang trọng và uy nghi tại thủ đô Kuala Lumpur.
4. Một cách tổng quát, người dân Á Rạp vào thời điểm có liên quan hầu hết đều không biết chữ và phải dựa vào ký ức để bảo tồn các thi ca và các đoạn văn mà họ thích nhất. Họ nổi tiếng do trí nhớ hết sức sắc bén của họ và họ đã tích trữ vào trí nhớ đó là di sản văn hóa của họ. Thiên Kinh Qur’an đã được tất cả người dân công nhận là không một ai có thể bắt chước được. Vì thế, họ đã ghi khắc vào trí nhớ của họ trong một phong cách tôn kính và trang trọng nhất.
5. Trong thời kỳ Nabi Muhammad (s.a.w) còn sống, người dân là các chuyên gia sao chép bản thảo và ghi các Thiên Khải. Mỗi khi Nabi (saw) tiếp nhận một câu hoặc một đoạn kinh thì Nabi (saw) liền bảo những người sao chép ghi lại dưới sự giám sát của Người (saw). Sau đó đều được Nabi (saw) kiểm soát lại và chính bản thân Nabi (saw) nhận thực. Mỗi từ đã được xem xét lại và mỗi đoạn đều được đặt vào đúng thứ tự của nó.
6. Khi các Thiên Khải được hoàn tất, người Muslim đã có trong tay nhiều bản chép hoàn chỉnh Thiên Kinh Qur’an. Các bản chép này đã được dùng để ngâm đọc, ghi nhớ, học tập, nghiên cứu và sử dụng vào các mục tiêu thường ngày. Khi nào có một khác biệt được nêu lên, thì vấn đề liền được trình lên Nabi (saw) giải quyết, dù có liên quan đến bản văn hoặc ý nghĩa hoặc sự phát âm cũng vậy.
7. Sau khi Nabi Muhammad (saw) qua đời, Thiên Kinh Qur’an đã được nhiều người Muslim ghi khắc vào trí nhớ và có nhiều dạng bản sao chép. Nhưng dù vậy, ông Abu Bakar (R) là vị Khalifah đầu tiên kế nghiệp Nabi Muhammad (saw) cũng không vừa lòng. Ông Abu Bakar (R) e ngại một số lớn những người ghi nhớ Qur’an bị chết trong chiến trận có thể dẫn đến hỗn độn nghiêm trọng về Qur’an. Do đó, ông Abu Bakar (R) đã tham khảo với các bậc thẩm quyền hàng đầu và sau đó, đã giao phó cho Zayd ibn Thabit (R) là Cấp Trưởng đảm nhiệm công tác ghi chép các Thiên Khải, chuyên lo sưu tập và biên soạn một bản Thiên Kinh tiêu chuẩn và hoàn chỉnh trong cùng thứ tự đã được chính Nabi Muhammad (saw) cho phép. Zayd ibn Thabit (R) đã được thực hiện công tác này dưới sự giám sát và trợ giúp của các vị Sahabah (bạn đạo) của Nabi. Bản văn hoàn chỉnh cuối cùng đã được kiểm lại và chấp thuận bởi tất cả những người Muslim đã có nghe Qur’an từ Nabi (saw) mà họ đã ghi khắc vào tâm não. Việc này đã được làm trong non hai năm sau khi Nabi Muhammad (saw) qua đời. Các lời Thiên Khải lúc đó vẫn còn mới mẻ và sống động trong tâm trí của những người ghi chép và các vị Shahabah của Nabi (saw).
(Chinesse Qur'an)
8. Dưới thời Khalifah ‘Uthman (R), khoảng mười lăm năm sau khi Nabi Muhammad (saw) qua đời, các bản Qur’an được chép và biên soạn đã được phân phối rộng rãi trong các lãnh địa mới đến tiếp xúc với Islam. Phần lớn các cư dân đã không được gặp Nabi Muhammad (saw) hoặc nghe nói về Nabi. Do các yếu tố vùng và khoảng cách địa lý, họ đã đọc Qur’an với các giọng hơi khác. Các khác biệt trong sự ngâm đọc và trong sự phát âm đã bắt đầu nêu lên và gây ra các tranh cãi giữa những người Muslim với nhau. Khalifah ‘Uthman (R) đã hành động quyết liệt để làm chủ tình hình.
Sau khi tham khảo ý kiến tất cả các thẩm quyền hàng đầu, ông Uthman (R) đã thành lập một Ủy Ban có 4 Ủy viên bao gồm những vị đã đảm trách ghi chép các Thiên Khải ngày trước. Tất cả các bản đang lưu hành đều được thu gom lại và thay thế bằng một bản tiêu chuẩn được sử dụng theo giọng và tộc ngữ Quraysh, là tộc ngữ và giọng của chính bản thân của Nabi Muhammad (saw). Do đó, Thiên Kinh Qur’an đã được giới hạn trong giọng và tộc ngữ của người đã tiếp nhận ngày trước. Và từ đó về sau, cùng bản tiêu chuẩn này đã và đang được lưu hành không có thay đổi nào cả dù là nhỏ nhoi trong từ ngữ hoặc trong thứ tự hoặc ngay cả trong chấm câu.
Trên cơ sở các nhận xét này, các học giả đã kết luận, bản Thiên Kinh Qur’an ngày nay là bản đã được truyền chuyển lần đầu và sẽ tiếp tục là bản đó, không có thêm bớt nào được thực hiện cả. Lịch sử cuả Qur’an quả thật trong sáng như ban ngày ; Tính xác thực của Qur’an thật không thể nêu vấn đề gì hết; và sự bảo toàn Thiên Kinh đúng là không có gì nghi ngờ cả.
Xét về nguồn gốc, đặc tính và các chiều, Thiên Kinh Qur’an chứa đựng đầy Đức Thông Suốt không gì sánh bì được. Đức Thông suốt của Qur’an bắt nguồn từ Đức Thông Suốt của Tác Giả cuả Qur’an mà không ai khác hơn là chính Allah. Thiên Kinh cũng bắt nguồn từ uy quyền cưỡng chế của Thiên Kinh vốn không bao giờ có thể bắt chước được và là một thách thức đối với tất cả con người văn học và kiến thức. Tiếp cận thiết thực của Qur’an, các giải pháp thực tế Thiên Kinh gợi lên cho các vấn đề của con người, và các mục tiêu cao cả mà Thiên Kinh đề ra cho con người đánh dấu Đức Thông Suốt của Qur’an với bản chất và các đặc tính đặc biệt.
(Nguyên tác tiếng Anh của Tiến Sĩ : Hammudah Abdalati,
Biên dịch do Tiến Sĩ : Dohamide Abutalib,
Biên Chép lại do : Jaccriya Ysa, Harrisburg ngày 7 tháng 11 năm 2007)