THỨC ĂN, THỨC UỐNG CỦA NGƯỜI MUSLIM ? Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

THỨC ĂN, THỨC UỐNG CỦA NGƯỜI MUSLIM ?

20.12.2009 02:35 - đã xem : 8090

Trong mục “Ý kiến độc giả” có bạn mang danh hiệu là ‘liefree’ đăng ngày 12/01/2009 về sự thắc mắc như sau : 1. Allah dạy: Không ăn thịt heo và tất cả những gì từ heo vì heo là loài vật dơ bẩn. Không ăn bất kỳ con vật nào đã chết hoặc bị giết, chỉ ăn những con vật nào được giết theo nghi thức islam, không ăn đồ cúng... Vậy trong thế giới tư bản người muslim ăn thịt gì khi tất cả các con vật đều được giết mổ theo công nghiệp (trừ cá hay hải sản). 2. Trong các buổi cầu nguyện lớn người hồi giáo có dùng trầm hương không?

THỨC ĂN, THỨC UỐNG CỦA NGƯỜI MUSLIM

 Tôn giáo Islam dạy cho con người có một lối sống lành mạnh và rất khoa học. Nó dạy các tín đồ về mọi mặt trong cuộc sống từ việc sinh hoạt cá nhân hằng ngày như vệ sinh thân thể, ăn mặc, đi đứng,... cho đến phép tắt xã giao và cư xử trong xã hội… Chứ không phải riêng về ăn uống nói chung hay thịt heo nói riêng. Islam không phải là những lời khuyên hay những lời răn dạy mang tính khích lệ mà nó là những giáo luật được qui định cụ thể dựa trên hai giới luật căn bản halal (được phép) và haram (không được phép).

Hai giới luật này luôn hiện diện trong đời sống sinh hoạt của người muslim, mà trong đó việc ăn uống là điều tất yếu. Cho nên, là người muslim thì cần phải nắm rõ các quy định của luật ăn uống để biết và phân biệt đâu là thức ăn thức uống được phép dùng (Halal) và đâu là không được phép (Haram) nhằm tránh những điều cấm và bảo vệ cơ thể luôn được tinh khiết, tốt lành và khỏe mạnh trên thế gian và hầu được bằng an ở Đời sau.

Sau đây là những tóm lược ngắn gọn rất căn bản về luật Haram và Halal về thức ăn, thức uống của người muslim có thể giúp tín đồ muslim làm cơ sở cho việc chấp hành đúng đắn luật ăn uống tránh được sự nghi ngờ và thắc mắc mà không biết hỏi ai.

Trước khi đi vào các qui định cụ thể về Halal và Haram về thức ăn, thức uống thì có một nguyên tắc chung mà mỗi người muslim cần ghi nhớ nằm lòng đó là "Bản chất nguyên gốc của mọi thức ăn thức uống đều Halal" có nghĩa là mọi thức ăn và thức uống đều được phép dùng thoải mái nếu như không có hay chưa có lệnh cấm Haram. Các học giả Ulama Islam đều thống nhất với nhau về nguyên tắc này dựa trên lời phán của Allah trong kinh Qur’an:

هُوَ الَّذِي خَلَقَ لَكُمْ مَّا فِي الأَرْضِ جَمِيعاً                          

(Ngài đã tạo hóa cho các ngươi tất cả mọi thứ trên trái đất) (S2:29)

وَسَخَّرَ لَكُمْ مَّا فِي السَّمَاوَاتِ وَمَا فِي الأَرْضِ جَمِيعاً مِّنْهُ               

(Và Ngài đã chế ngự cho các ngươi (sử dụng) mọi thứ trong các tầng trời và mọi thứ trong trái đất, toàn bộ đều từ Ngài cả) (S45:13)

Hai câu kinh này được các vị Ulama lấy làm cơ sở và nền tảng không những chỉ cho thức ăn thức uống mà còn cho tất cả mọi sự việc trong đời sống trừ việc thờ phượng, có nghĩa là bản chất nguyên gốc của mọi sự việc đều halal trừ việc thờ phượng, người muslim được phép tự do ăn uống, sinh hoạt vui chơi nếu như không có lệnh cấm Haram nào từ Qur’an cũng như từ các di huấn của Nabi Mohammad (saw), còn riêng việc thờ phượng thì không được tự ý hành động tức người muslim không được phép tự ý thờ phượng Allah theo cách thức của riêng mình mà phải có lệnh bảo ban từ Qur’an và sự chỉ dạy từ Thiên sứ Muhammad (saw).

Tóm lại, nguyên gốc của mọi sự việc là Halal trừ phi có lệnh bảo là Haram; Nguyên gốc của mọi thức ăn thức uống, đồ đạc vật dụng, việc ăn mặc, sinh hoạt và mọi phong tục tập quán đều Halal trừ phi có lệnh nghiêm cấm hay sự việc đó đi ngược lại với giáo luật; nguyên gốc của việc thờ phượng là không được tự ý hành động mà phải có lệnh từ Qur’an hoặc từ di huấn của Nabi (saw).

Một số nguyên tắc chung khác cần phải nhớ:

- Những gì có hại không có lợi là haram.

- Những gì có lợi không có hại là halal.

- Những gì vừa lợi vừa hại mà lợi nhiều hơn hại thì halal.

- Những gì vừa lợi vừa hại mà hại nhiều hơn lợi thì haram.

- Những gì vừa lợi vừa hại mà hại và lợi như nhau thì haram.

Các quy định Halal và Haram cụ thể về thức ăn thức uống:

- Tất cả những gì trong biển đều halal trừ những thứ độc hại:  Allah phán bảo: (أحل لكم صيد البحر وطعامه)

(Các ngươi được phép bắt các loại hải sản dùng làm thực phẩm) (S.Almaidah:96)                            

- Tất cả thức ăn thức uống từ động vật, thực vật hay khoáng vật nếu Tohir (sạch và tốt lành) thì halal ngoại trừ những gì độc hại đến sức khỏe và tính mạng. Allah phán:

يأَيُّهَا النَّاسُ كُلُواْ مِمَّا فِي الأَرْضِ حَلاَلاً طَيِّبا

(Hỡi nhân loại! Hãy ăn những gì được phép và sạch sẽ tốt lành trong trái đất) (S.2:168)

يأَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُواْ كُلُواْ مِن طَيِّبَاتِ مَا رَزَقْنَاكُمْ

(Hỡi những người có đức tin, hãy ăn những thức ăn tốt lành mà Ta đã ban bố cho các ngươi) (S.2:172)

-  Tất cả những gì độc hại và không tốt cho sức khỏe đều Haram.

وَلاَ تُلْقُواْ بِأَيْدِيكُمْ إِلَى التَّهْلُكَةِ

(Và đừng ném bản thân mình vào con đường hủy diệt bằng chính đôi tay các người) (S.2:190)

وَلاَ تَقْتُلُواْ أَنْفُسَكُمْ

                    (Và đừng tự giết bản thân các ngươi) (S.Al-Nisa:29)

-  Tất cả những gì từ thức ăn hay thức uống gây say và làm mất lí trí đều haram như rượu, bia, ...

Nabi (saw) nói: "Tất cả những thức uống gây say đều Haram" (Al-Bukhari và Muslim).

Nabi (saw) nói: " Tất cả những gì làm say đều Haram" (Muslim)

- Tất cả những thức ăn không tốt lành đều Haram, tiêu biểu có mười loại được nhắc đến trong kinh Qur’an:

حُرِّمَتْ عَلَيْكُمُ الْمَيْتَةُ وَالْدَّمُ وَلَحْمُ الْخِنْزِيرِ وَمَآ أُهِلَّ لِغَيْرِ اللَّهِ بِهِ وَالْمُنْخَنِقَةُ وَالْمَوْقُوذَةُ وَالْمُتَرَدِّيَةُ وَالنَّطِيحَةُ وَمَآ أَكَلَ السَّبُعُ إِلاَّ مَا ذَكَّيْتُمْ وَمَا ذُبِحَ عَلَى النُّصُبِ

(Các ngươi bị cấm dùng (thịt của) xác chết, máu (huyết), thịt lợn (heo), các món vật dâng cúng cho ai khác ngoài Allah, những con vật bị chết ngạt thở, những con vật bị đập chết, những con vật bị rơi từ trên cao xuống chết, những con vật bị húc chết (bằng sừng), những con vật bị thú dữ ăn đi mất một phần trừ phi các ngươi làm cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo nghi thức), và những món vật cúng tế trên bàn thờ (hay trên đá)) (S.Al-Maidah: 3)

·        Xác chết : Là tất cả những con vật bị chết không phải do cắt cổ theo nghi thức của Islam trừ các loại châu chấu, cá và các loại sinh vật chết trên biển, xác chết của chúng được phép dùng (Halal).

Dẫn chứng về xác chết các loài sinh vật trên biển được phép dùng là Hadith qua lời thuật của ông Hurairoh ® rằng có người đã hỏi Rasul (saw): - Thưa Rasul của Allah! quả thật chúng tôi đang trên biển nhưng chúng tôi lại mang nước ngọt theo ít quá, nếu dùng nó để lấy wuđu thì chúng tôi sẽ bị khát. Vậy chúng tôi dùng nước biển làm wuđu có được không? Rasul (saw) đáp: "Biển, nước của nó thì sạch và những xác chết trong biển đều halal" (Abu Dawood, Alnasa-i, Ibn Maajah, Tirmizhi).

Còn về châu chấu và cá thì bằng chứng là Hadith rất quen thuộc, Nabi (saw) nói: "Chúng ta được phép dùng hai loại xác chết và hai loại máu: hai loại xác chết đó là cá kình và châu chấu còn hai loại máu đó là gan và lá lách".

·        Máu : Máu không được phép dùng ở đây là máu Masfuh và nó có nghĩa là máu tuôn ra bên ngoài (...hoặc máu tuôn ra...) (S.Al-an'am:145), còn máu đọng lại trong thịt hay trong mạch máu sau khi đã cắt cổ thì được phép dùng bình thường, tương tự gan và lá lách cũng thế tuy là bộ phận của hệ thống máu nhưng được phép dùng, bằng chứng là Hadith vừa nêu trên.

·        Thịt heo (lợn): Heo là loài vật dơ bẩn ăn tạp dễ gây dịch bệnh, Allah phán: (...không được dùng thịt heo bởi vì nó bẩn thỉu và gớm ghiếc...) (S.Al-an'am: 145).

·        Các món vật dâng cúng ai khác ngoài Allah: Tức cắt cổ hay làm thịt con vật không nhân danh Allah mà nhân danh một thần linh nào khác ngoài Ngài. Đây là sự tổ hợp ‘Shirk’ bị nghiêm cấm tuyệt đối bởi Allah ra lệnh chỉ được nhân danh Ngài khi cắt cổ con vật, Ngài bảo: (فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَانْحَرْ) (Hãy dâng lễ và giết tế con vật dâng lên Thượng Đế của ngươi (duy nhất mà thôi)) (S.Al-kauthar: 2)

·        Những con vật bị thú dữ ăn thịt mất một phần:  Thú dữ ở đây có nghĩa các loài thú có răng nanh chuyên săn mồi và ăn thịt như sư tử, cọp, beo, báo, sói, chó,..., những con vật chết do bị chúng ăn mất đi một phần là Haram còn nếu như bị ăn mất đi một phần mà con vật vẫn còn sống kịp thời cắt cổ nhân danh Allah thì nó Halal.

·        Những món vật cúng trên bàn thơ, bia đá: Tất cả những món vật từ thức ăn thức uống được cúng tế trên các bàn thờ cũng như trên các mộ phần hoàn toàn đều Haram.

-  Tất cả các loài thú dữ có nanh chuyên săn mồi ăn thịt đều Haram trừ loài linh cẩu. Hadith do ông Abu Tha'labah ® thuật lại: "Rasul của Allah cấm ăn tất cả các loài thú dữ có nanh và móng vuốt" (Al-Bukhari và Muslim).

Nabi (saw) bảo: "Tất cả loài thú dữ có nanh, ăn chúng là Haram" (Muslim)

Còn về linh cẩu thì có hadith được thuật lại từ ông Jaabir ® rằng: Tôi đã hỏi Rasul của Allah về loài linh cẩu và Người bảo: "Nó là thú săn, hãy mang theo con cừu khi nào muốn săn nó" (Abu Dawood, Tirmizhi, Ibn Maajah, Nasa-i); ông Ibn Hajar ® nói: Quả thật có những hadith nói về sự Halal của loài linh cẩu và các hadith đó được xem là không có vấn đề gì trong đường truyền của chúng. (Xem trong bộ Fathul Baari).

-  Tất cả các loài chim săn mồi có móng vuốt đều Haram tiêu biểu như con Đại bàn, Diều hâu, Ó, Chim cú, Chim mèo,... Ông Ibn Abbaas ® nói: "Rasul của Allah cấm ăn thịt các loài thú dữ có nanh và các loài chim săn mồi có móng vuốt" (Muslim).

-  Những bộ phận bị cắt đứt lìa ra từ con vật đang còn sống đều Haram dùng. Nabi (saw) nói: "Những gì cắt ra từ con vật khi nó còn đang sống là xác chết Maytah" (Ahmad, Abu Dawood, Tirmizhi cùng những học giả khác và đã được học giả Albani kiểm chứng)

-  Các loài vật khuyến khích giết chúng thì đều Haram như : Rắn, Bò cạp, Chuột, Diều hâu, Thằn lằn, ... Nabi (saw) bảo: "Năm loài vật không tốt lành nên giết chúng trong vùng thánh địa Al-haram: Quạ, Diều hâu, Bò cạp, Chuột và loài Chó đen" (Al-Bukhari và Muslim)

- Các loài vật mà Nabi không cho phép giết chúng đều Haram như: Kiến, Ong, Chim đầu rìu, Chim bách thanh, Ếch nhái.

-  Các con vật ăn đồ dơ najis thì đều Haram. Ông Ibn Umar ® bảo: "Rasul (saw) của Allah cấm ăn thịt Aljalaalah" (Abu Dawood, Ibn Maajah).

Aljalaalah là các con vật ăn đồ dơ najis kể cả các loài vật nuôi như lạc đà, bò, dê cừu, gà vịt. Tuy nhiên các loài vật nuôi khi đã ăn những đồ dơ najis có thể dùng được bằng cách bắt nhốt chúng lại cho chúng tiêu hóa hết trong dạ dày chúng rồi cho chúng ăn những thức ăn sạch trở lại bởi ông Ibn Umar ® đã từng nhốt các con vật nuôi ba ngày khi ông ta muốn làm thịt chúng.

-  Các loài vật dơ bẩn và gớm ghiếc đều Haram như : Rắn, chuột, Ruồi, các Côn trùng và Sâu bọ bởi Allah phán bảo: وَيُحَرِّمُ عَلَيْهِمُ الْخَبَآئِثَ (Cấm họ dùng những thực phẩm dơ bẩn không tốt lành) (S.Al-a'raf: 157).

Thịt lừa Haram dùng. Bởi ông Jabir ® thuật lại rằng: « Vào ngày Khaybar, Nabi (saw) ra lệnh cấm dùng thịt lừa ». (Al-Bukhari và Muslim).

- Những thứ không có trong danh mục bị cấm thì đều được phép dùng vì “Bản chất của mọi thức ăn thức uống là Halal”.

- Những thứ trong danh mục Haram sẽ trở nên Halal trong những trường hợp bất đắc dĩ và không còn đường lựa chọn như trường hợp sợ chết đói, chết khát vì không tìm thấy thức ăn hay thức uống Halal, trong hoàn cảnh bế tắc hoặc trường hợp tính mạng bị đe dọa trước sự ép buộc phải dùng đồ Haram mà không cưỡng lại được.

Thí dụ : Một người đi trong sa mạc đã hết thức ăn nhưng không tìm thấy thức ăn Halal nào khác ngoài một con cừu chết trong khi cơ thể của y không thể cầm cự được nữa, nếu như không được ăn thì lúc bấy giờ y được phép dùng thịt của con cừu chết kia để đảm bảo cho việc tồn tại và sống còn. Tuy nhiên, y chỉ được phép ăn với số lượng vừa đủ để duy trì sự sống mà thôi. Bằng chứng cho qui định này là lời phán của Allah:

(فمن اضطر في مخمصة غيرمتجانف لإثم فإن الله عفوررحيم)                   

(Nhưng ai vì đói khát quá (bắt buộc cần phải dùng các thứ cấm) chứ không cố tình phạm giới thì quả thật Allah Hằng Tha thứ và Khoan dung). (S.Al-Maidah:3)

Đến đây là kết thúc phần tóm lượt về thức ăn và thức uống trong Islam. Chắc chắn sẽ có sự thiếu sót và nhầm lỗi, cầu xin Allah tha thứ không bắt tội và mong được sự đóng góp xây dựng từ các đồng đạo gần xa để chúng ta cùng nhau cải thiện tốt đẹp hơn.

Ông Abu Darda ® thuật lại, Nabi (saw) nói : "Những gì mà Allah cho phép trong kinh sách của Ngài là Halal và những gì mà Ngài nghiêm cấm là Haram, còn những gì mà Ngài không nhắc đến thì đó là sự miễn thứ không bắt tội, hãy đón lấy sự miễn thứ từ Ngài bởi quả thật Allah không bao giờ quên một điều gì cả, và Người đọc: وَمَا كَانَ رَبُّكَ نَسِيّاً  ̣(Và Thượng Đế của ngươi không hề quên sót một điều gì) (S.Maryam: 64)" (Hakim).

Hiện nay, với sự tân tiến của loài người, đối với giới kinh doanh thì việc giết mỗ con vật theo lối dây chuyền, mỗi giờ họ có thể hoàn thành sạch sẽ từ 300 đến 800 con gà… Những quốc gia nào có đông dân số Muslim sinh sống thì hầu như tại quốc gia đó đều có những lò giết mỗ động vật theo phương pháp Halal.

Còn trầm hương chỉ là một loại thực vật được loài người chế biến dùng để cho thơm trong nhà hay những nơi cần dùng nó, vấn đề này không có liên quan đến việc thờ phượng hay mâu thuẩn gì trong giáo lý Islam.  

ABU ZAYTUNE USMAN IBRAHIM biên soạn

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐẠI HỒNG ÂN ISLAM DÀNH CHO NHỮNG...

Khi một người được hướng dẫn đến với tôn giáo Islam, đó là dấu hiệu của lòng thương xót vô bờ bến từ Allah. Họ như người lữ hành trong đêm tối tìm thấy ngọn đuốc soi sáng, dẫn lối về bờ bến an lành. Việc bước vào Islam không chỉ là sự thay đổi trong niềm tin, mà là sự tái sinh của tâm hồn, nơi mọi lỗi lầm được xóa bỏ và một khởi đầu mới được ban tặng.

BẤT KỂ HOÀN CẢNH THẾ NÀO HÃY BÁM LẤY ISLAM

BẤT KỂ HOÀN CẢNH THẾ NÀO HÃY BÁM LẤY ISLAM

Người Muslim cần giữ vững đức tin và kiên định với Islam cho đến hơi thở cuối cùng. Bất kỳ ai đã bị thay đổi bởi hoàn cảnh của cuộc sống, hoặc bị lay chuyển bởi những bất hạnh và bão tố, hoặc bởi ham muốn hoặc sợ hãi, và sau đó trượt chân trong đức tin của họ sau khi đã kiên định, họ thực sự là người cẩu thả và mất mát.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: “CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN THIÊN ĐÀNG & HỎA NGỤC

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: “CON ĐƯỜNG DẨN ĐẾN THIÊN ĐÀNG...

Imam Al-Bukhari đã ghi trong bộ Hadith của ‘Abdullah bin Mas’ud (R) là Thiên sứ Muhammad (saw) có nói rằng Thiên Đàng không ở xa bất cứ ai trong chúng ta, mà rất gần như thể khoảng cách của hai chiếc dép mà ta mang dưới chân vậy; và Hoả Ngục cũng gần chúng ta tương tự.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "BỐN DẤU HIỆU CỦA MỘT NGƯỜI...

Tôn giáo Islam là phải phục tùng Allah một cách hoàn toàn. Vì vậy, một tín đồ Muslim muốn được sự cứu rỗi nơi Allah thì phải hoàn toàn vâng lời và phục tùng Ngài. Nhưng làm sao một người có thể biết mình đã hoàn toàn phục tùng và vâng lời Allah?  Có bốn dấu hiệu cho thấy một người thực sự phục tùng và vâng lời Allah một cách hoàn toàn:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "GIÁ TRỊ CỦA LÒNG BIẾT ƠN"

Mỗi ngày khi chúng ta mở mắt ra, điều quan trọng nhất chính là chúng ta phải biết ơn Allah vì những điều mình đang có. Biết ơn là một thái độ cảm kích và trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà Allah đã ban cho. Chúng ta hãy biết ơn Allah vì Ngài ban cho chúng ta đang có một cuộc sống bình yên, đủ đầy và ổn định.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "5 YẾU TỐ THIẾT YẾU CỦA MỖI...

1/ Tôn giáo. 2/ Sinh mạng. 3/ Giống nòi. 4/ Tài sản. 5/ Trí tuệ đây là 5 yếu tố thiết yếu của nười Muslim trong sự bảo vệ của Islam...

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ALLAH TẠO RA THẾ GIỚI VÀ NGÀI CHĂM...

Những người Muslim không hề nghi ngờ về sự tồn tại của Allah, họ tin Ngài thực sự là Đấng Tạo Hóa và là Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật trong đó có con người. Tuy nhiên ngoài những người Muslim, có rất nhiều người còn nghi ngờ về sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa, thậm chí là  phủ nhận sự thật này, đó là những người vô đức tin, đặc biệt là những người đi theo chủ nghĩa vô thần.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "SÁM HỐI & NHẪN NẠI CẦU XIN ALLAH"

Ông Al Agro Al Musny (R) nói: “Mỗi lần Thiên sứ (saw) cảm thấy không thoải mái trong lòng là Người thường cầu xin sự sám hối hay Istagfar từ Allah đến hơn một trăm lần trong một ngày”, mặc dù Thiên sứ (saw) của chúng ta đã được Allah hứa tha thứ cho Người rồi vậy mà Người vẫn luôn sám hối cầu xin sự tha thứ của Allah.