(CLI Sưu tầm từ bản dịch của nhóm Hào-Quang Islam) Hỏi: Luật Islam dạy gì về thịt heo? Đáp: Heo là một con vật hoàn toàn ô uế và ăn thịt heo, mỡ heo... cũng như dùng da heo hoặc bất cứ bộ phận nào khác của nó đều bị cấm ngặt. ALLAH đã phán ở nhiều đoạn trong Thiên kinh Qur'an:
"Cấm các ngươi (dùng làm thức ăn) những thứ này: thịt súc vật chết, máu, thịt heo..." (Qur'an 5:3)
H: Là một người Công giáo, tôi không gặp khó khăn gì trong việc ăn thịt heo. Tôi thắc mắc không hiểu tại sao các anh em muslim không được phép thưởng thức món ăn khoái khẩu này như những người Công giáo chúng tôi ?
Đ: Câu hỏi này đáng ngạc nhiên một chút bởi vì theo như trong Kinh Thánh (của người Công giáo - Bible), ngay cả người Công giáo cũng không được ăn thịt heo.
H: Tại sao ông có thể nói như vậy được ?
Đ: Này nhé, ta hãy xem điều Thánh Kinh nói về thịt heo: "Và con heo... nó thật là con vật ô uế đối với người. Thịt của nó các ngươi không được ăn và xác của nó các ngươi không được động đến, xác thịt nó ô uế đối với các ngươi" Leviticus (kinh của Do thái giáo) 11: 7-8. Giới răn tương tự cũng được lặp lại trong Deuteronomy (Nhị Luật Thư), 14:8.
Giáo sĩ W.K. Lawther Clarke có nói trong cuốn "Minh Giải Kinh Thánh" (Concise Bible Commentary), xuất bản năm 1952 (của nhà xuất bản SPCK) về những đoạn này:
"Giới luật được khắc sâu vào tâm trí và được tuân theo vì chúng thể hiện Thánh ý của Thượng đế" (trang 371).
Trong bài báo Thịt heo - Con người và Bệnh tật (Tạp chí Sức khoẻ Tốt, vol. 69-...), bác sĩ E. A. Widmer dẫn chứng như sau: "Mặc dù là một trong những thứ thông thường nhất của bữa ăn, thịt heo lại là thứ gây bệnh thông thường nhất. Không phải Thượng Đế tỏ ý ngăn cấm người Do Thái ăn thịt heo chỉ vì đó biểu hiện được quyền lực của Ngài mà còn vì lẽ thịt heo không phải là một thức ăn tinh khiết cho con người".
H. Vâng, những dẫn chứng này rất hữu ích. Ông có thể cho biết thêm vài điều liên hệ đến vấn đề này từ những bài viết của những người Công giáo không ?
Đ: Được chứ, bạn có thể xem bài diễn thuyết dưới tiêu đề Heo trong cuốn tự vị WESTMINSTER nói về Kinh Thánh rất rõ ràng. Đây là một đoạn trích dẫn:
"Heo là một con vật ô uế theo luật đạo. Nó dơ dáy, không từ chối ăn đồ cặn bã, thiu thối, và việc dùng thịt của nó đó làm thức ăn trong những xứ nóng xem như có thể gây ra những chứng bệnh về da. Điều đó không chỉ có người Ả Rập nêu lên (trong PLINY HIST Nat. VIII.78) mà cả các giống dân Phoeni, Ethipie và Ai Cập cũng xem heo là một con vật ô uế tương tự... Đối với người Do Thái, thịt heo bị kinh tởm, con heo là biểu tượng của sự uế trược, thô tục. Tuy thế, thịt heo vẫn tìm cách lọt vào những biểu lễ có tính cách chiêm ngưỡng, sùng bái của những người Hy-bá-lai suy đồi (Isa 65: 4, 66:17). Dưới triều đại của Antiochus Epiphanes, một chỉ thị cho người Do Thái là anh ta phải dân cống hoặc phải nếm thịt heo. Đó là cách dùng để xác định xem anh ta có trung thành với tôn giáo của ông cha (tức là giữ đúng luật đạo) hay sẵn sàng chấp nhận (tôn giáo) sự sùng bái được kẻ chiến thắng biệt đãi (I Macc, 1:47, 50-II Macc. 6:18, 21; 7: 1,7) song nhiều người Do Thái đã ảnh hưởng được đến phong cách của người Hy Lạp và John Hyrcanus đã cảm thấy nên ban hành một đạo dụ khuyên không nên ăn thịt heo. Vào thời đại của Christ, ít nhất cũng có một đàn heo đông đảo được nuôi ở vùng Decapelis (Mark 5:11, 13).
[Và chỗ đó có một triền núi, có một bầy heo đông đương ăn... Ngài cho phép các uế linh (quỷ) ra ám vào bầy heo, bầy heo ước chừng hai ngàn, từ trên dốc nhảy nhào xuống biển, chết đuối hết]. Một vùng nằm dưới sự đô hộ của người Hy Lạp, mà thịt heo là một thứ khoái khẩu của họ. Không thể lấy lý do nào đó người Do Thái làm chủ những bầy heo này hoặc những con được nuôi ở một nơi xa xôi bởi những đứa con hoang đàng (Luke 15:15)".
Những câu tương tự như vậy có thể tìm thấy trong hầu hết những tự vị nói về Kinh Thánh.
H: Cám ơn ông rất nhiều. Nhưng tôi chỉ thấy rằng vừa rồi, tất cả những trích dẫn đều từ Cựu ước. Những điều đó có tính cách bắt buộc đối với người Do Thái. Còn chúng tôi, những người theo đạo Thiên Chúa, muốn biết những lời phán dạy của Jesus Christ về điều này.
Đ: Vâng, chúng ta sẽ đi đến điểm đó. Bạn thấy đấy, dù đó là những lời dạy của Cựu ước, Jesus cũng dạy những điều tương tự. Người đã nói bằng những lời lẽ rõ ràng rằng luật đạo của Cựu ước phải được tuân phục hoàn toàn và không được thay đổi bất cứ điều gì: "Đừng nghĩ rằng Ta đến đó phá huỷ luật pháp hoặc chối bỏ lời tiên tri. Ta đến không phải đó phá hoại mà là đó hoàn thành. Vì quả thật Ta nói cùng các ngươi, mãi đến khi trời đất chưa qua đi, một chấm một nét trong luật pháp hẳn không qua đi cho đến khi mọi sự thành tựu rồi. Vậy, hễ ai phá bỏ một điều nhỏ hơn hết trong những lời răn này, và dạy người ta như vậy, thì sẽ bị coi rẻ hơn hết trong nước Trời" (Mat 5:17).
H: Tôi nhớ đã đọc những lời này của Phúc âm nhiều lần. Đôi khi tôi tự hỏi tại sao Christ lại muốn nhấn mạnh điểm này nhiều đến thế?
Đ: Vì Người hiểu rằng sau khi người thăng hoa, một số tông đồ sẽ làm băng hoại luật pháp. Chính Jesus đã tuân thủ luật pháp một cách nghiêm túc. Chỉ ngay sau khi người bỏ thế gian này, thánh Paul, một nhà hùng biện tuyệt luân và là một trong những "tinh hoa của xã hội", người đã tâm niệm rằng nền văn minh "tiến bộ" của Hy Lạp (y hệt nhiều người hiện nay hãnh diện với việc mình được "Tây phương hoá") là hơn hẳn những người Thiên Chúa giáo thất học và chất phác đó ruồng bỏ luật đạo. Và rồi rõ ràng là chính ông ta chẳng bao giờ gặp Jesus, mà chỉ những người chống lại ông ta mới là những kẻ đồng hành luôn với Christ.
Jesus đã sửa lại cho đúng những minh giải sai lạc về luật pháp của người Pharisée. Chẳng hạn, các tông đồ của người trong cơn đói đã bứt bông lúa mì trong ngày Sabbath. Khi người Pharisée buộc tội, Jesus Christ trả lời: "Vì loài người mà lập ngày Sabbath, chứ chẳng phải vì ngày Sabbath mà dựng lên loài người" (Mark 2:27). Song người chẳng hề nói điều chi ngược với luật pháp, kể cả giới luật tiết thực. Mặt khác, thánh Paul, để vạch mặt luật pháp, đã nói: "Vì luật pháp gây nên sự thịnh nộ; bởi ở đâu không có luật pháp ở đấy cũng không có sự vi phạm." (La Mã 4:15).
H: Lập luận này có vẻ đầy sức thuyết phục đấy nhứ?
Đ: Ồ, nếu bạn cảm thấy sức thuyết phục mạnh mẽ của lập luận đó, bạn sẽ thấy rằng mọi cơ quan lập pháp sẽ bị xoá bỏ và mọi toà án đều phải đóng cửa. Như thế sẽ không còn tội phạm vì đâu có luật pháp đó mà vi phạm.
H: Tôi không bao giờ cho rằng bất cứ Chính phủ Cơ đốc giáo nào cũng sẽ hài lòng với đề nghị này. Thôi, chúng ta bỏ qua đi! Nhưng còn thánh Paul làm như thế nào đó bãi bỏ luật pháp?
Đ: Ông ấy đã nhận là: "Tôi biết và tin chắc trong Chúa Jesus rằng, chẳng có vật gì tự nó là ô uế, mà nếu có ai cho rằng có vật nào đó là ô uế, chính là nó ô uế cho người ấy mà thôi." (Rom, 14:14).
H: Vâng, tôi nghĩ vấn đề đã được giải quyết ổn thoả.
Đ: Không đâu. Ngược lại nó đặt ra nhiều vấn đề hơn là nó giải quyết. Bạn có thấy, nếu đó là điều Jesus Christ có ý đem làm giáo thuyết của Cơ đốc, tại sao Người không tuyên bố như thế khi còn ở với các tông đồ trên thế gian này? Tại sao Người đề xướng giáo thuyết bất di bất dịch của hội Môise (Mosaic law)? Phải chăng thánh Paul muốn người ta tin rằng Jesus đã không thành thật trong lời nói khi Người còn tại thế? Chúng tôi, những người muslim không thể tin điều đó. Còn những người Cơ đốc giáo, làm vẫn hay hơn là nói.
H. Tôi phải thừa nhận là ông có lập luận rất vững ở điểm này. Bây giờ tôi đồng ý là theo Cơ đốc Chính thống (Original Christinity), thịt heo đã và sẽ bị cấm dùng. Song nói thẳng thắn, tôi thấy ăn thịt heo đâu có sao?
Đ: Tôi hy vọng là bạn không nghĩ rằng cứ nhái theo nền văn hoá Tây phương là có đủ chứng cứ soi sáng vấn đề.
Trong việc hướng dẫn các nguyên tắc kiêng cữ cho con dân Do thái và sau đó, con dân của người muslim, Thượng đế muốn cho thấy rằng những qui tắc này đem lại nguồn lợi ích không cùng cho nhân loại. Sự truyền nhiễm một số bệnh tật, như khoa y học hiện đại đã chứng minh, có thể đủ là một lời biện hộ mạnh mẽ cho cổ luật này.
H: Nhưng sự "truyền lệnh" này không đủ là một đặc điểm duy nhất của thịt heo. Ngay cả thịt bò và thịt cừu cũng chứa đựng những mầm mống bệnh tật.
Đ: Tất nhiên, vì tại sao lại gò bó lập luận của bạn chỉ trong thịt bò và thịt cừu? Cả đến rau quả cũng chứa những mầm bệnh truyền nhiễm. Song sự kiện ở đây là thịt heo đứng đầu về mặt chứa đựng mầm bệnh trong số tất cả những thứ thịt mà loài người biết được. Chúng ta càng đọc và hiểu biết về thịt heo chừng nào thì càng sợ nó chừng ấy.
H: Ông có thể nêu ra một số mầm bệnh mà ông vừa đề cập chăng?
Đ: Bảng kê khai sau đây ghi nhận những mầm bệnh hoặc các ký sinh trùng tìm thấy trong thịt heo. Nhiều loại lây nhiễm, một số khác gây chết chóc. Một lần nữa điều này chứng tỏ rằng khoa học càng tiến bộ thì Islam càng tỏ ra đúng đắn trong nhiều lĩnh vực. Môn khoa học về vật ký sinh này nay đã kê khai được sán xơ mít, giun xoắn, một loại nguyên sinh mao trùng (protozoan ciliate, vật ký sinh có lông, thuộc ngành động vật nguyên sinh) là những vật gây bệnh nguy hiểm mà heo đã gieo rắc cho loài người..
H: Tôi không hiểu rõ những từ Latin này. Ông làm ơn nói cách nào dễ hiểu hơn một chút được không ?
Đ: Thực ra, tôi nào đã dùng trọn tên của chúng bằng tiếng Latin đâu. Chẳng hạn, nguyên sinh mao trùng được các nhà y học gọi dưới tên "Balantidium Coli"; nghĩa là "vật ký sinh sống ở các môi trường rộng lớn trong ruột và là nguyên sinh lớn nhất gây bệnh cho người".
H: Balantidium Coli có liên quan gì đến heo và nó gây bệnh cho người bằng cách nào?
Đ: Đó là vật ký sinh "thường trú" nơi ruột heo. Nó được thải ra ngoài trong phân heo do môi trường bên ngoài không thích hợp nên nó tự tạo một lớp vỏ bọc ngoài gọi là nang (cyst). Nang này chứa những ký sinh trùng còn sống và có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống (hoặc thức ăn) của con người, do đó chúng lọt vào ruột người. Năm 1857, bác sĩ Malnston và sau đó năm 1862, bác sĩ Stein, tìm ra loại nang này. Trong bài tiểu luận Thịt heo, Con người và Bệnh tật (Tạp chí Good health, vol. 69, no.1), Bác sĩ E.A.Widmer nói: "Nguyên sinh mao trùng, tên khoa học Balantidium Coli, có cực kỳ nhiều trong thịt heo. Những khảo cứu gần đây ở các nước cho thấy tỷ lệ xuất hiện của chúng ở vào khoảng từ 21 đến 100%. Cơ cấu này (tức Balantidium Coli) xuất hiện ít hơn nơi con người. Tỷ lệ xuất hiện trung bình là 1% được báo cáo ở Puerto Rico cũng được xem là tỷ lệ thường thấy trong báo cáo ở các nước khác. Nhưng khi tìm thấy nơi cơ thể con người, nhiều triệu chứng lâm sàng nguy hiểm có thể xuất hiện kèm theo. Các dữ kiện gần đây đã mạnh mẽ chỉ ra rằng heo là nguồn chủ yếu gây nhiễm bệnh cho con người".
H. Thế các vật ký sinh hoặc vi khuẩn này gây ra những triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng nào?
Đ: Chúng gây ra bệnh kiết lị vô phương cứu chữa. Kiết lị là bệnh rất thường thấy trong công chúng. Các triệu chứng của bệnh này là đau quặn và có thể chết. Điều không may là cho đến nay chưa tìm được thuốc chữa bệnh lị do vi khuẩn[1] Balantidium Coli gây ra. Theo bác sĩ Chandler, trong cuốn "Ký sinh nơi súc vật và bệnh tật của con người", "chứng bệnh này tỏ ra phổ biến chỉ ở các quốc gia sính thịt heo và chính ở nơi nào có sự gần gũi mật thiết giữa người và con vật này".
H. Còn các vi khuẩn nào có thể truyền từ heo sang người?
Đ. Còn nhiều nữa chứ. Chẳng hạn giun xoắn Trichinella Spiralis (còn gọi là Trichina Worms, giun xoắn Trichina).
Bác sĩ Glen Shephered đã viết một bài báo về những mối hiểm nguy trong việc dùng thịt heo làm thức ăn trong tờ Washington Post, ngày 31-5-1952, và đây là một số dẫn chứng của bài báo đó:
"Ở Mĩ và Canađa cứ sáu người thì có một đã chứa giun xoắn Trichinosis trong các bắp thịt của mình do ăn thịt heo, đã nhiễm khuẩn Trichina hay Trichielly. Nhiều người đã nhiễm trùng mà không hề có triệu chứng nào. Hầu hết những người này đã phục hồi chậm chạp. Một số chết. Một số trở thành bệnh hoạn thường xuyên. Tất cả chỉ là những kẻ bất cẩn khi ăn thịt heo". Ông viết tiếp:
"Không ai miễn nhiễm đối với bệnh này và cũng chẳng có thuốc chữa. Chưa có một thứ thuốc uống, vaccin tiêm chủng hoặc loại kháng vi khuẩn nào có mảy may ảnh hưởng đến loài vi khuẩn nhỏ bé mà độc hại này. Chỉ có cách phòng ngừa bị nhiễm trùng là chắc nhất".
"Giun xoắn Trichia khi lớn đầy đủ dài khoảng 1/8 inch, rộng khoảng 1/400 inch. Chúng có thể sống đến 40 năm (!), cuộn lại trong các ổ rất bé, có hình trái chanh, khó thấy giữa các thớ thịt, khi ăn phải thịt đã nhiễm trùng này, các ổ im lìm có chứa vi khuẩn này bị tiêu hoá sang các vi khuẩn ở lại và lớn dần thành các giun xoắn đủ kích thước, mỗi con trưởng thành có thể đẻ được 1500 con khác. Chúng di chuyển vào trong máu chỉ từ 1 đến 3 tuần sau khi chúng ta ăn phải vi khuẩn cha (mẹ). Vì nhiều cơ quan nội tạng không thể ngăn chặn sẽ xâm nhập của các vi khuẩn này nên triệu chứng thấy được có thể tương tự với triệu chứng của 50 chứng bệnh khác. Đó là điều khiến cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn".
H. Tôi muốn biết thêm về thứ vi khuẩn chứa đầy mầm bệnh này.
Đ. Trước đây, trong tiểu luận "Thịt heo, Người và bệnh tật", Bác sĩ Widmer đã lưu ý chúng ta rằng:
"Giun xoắn nhất thiết bị giới hạn ở Trung Âu và trong những khu vực Mĩ châu khí hậu ôn hoà nơi có dân di cư".
"So với sán xơ mít và nguyên sinh (Balantidium Coli) thì giun xoắn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn hết trong cơ thể con người. Giun xoắn trưởng thành xuất hiện ở những cơ quan nội tạng nhỏ bé của con người. Sau khi thụ tinh con cái đẻ ấu trùng và những ấu trùng này xâm nhập các mạch máu toả đi khắp nơi trong cơ thể. Những ấu trùng "di dân" này có thể xâm nhập các bắp thịt, não bộ, tuỷ xương, võng mạc và phổi. Vì mỗi giun xoắn cái có thể đẻ khoảng hơn 1500 ấu trùng, và vì những ấu trùng này xâm nhập nhiều bộ phận trong cơ thể nên có nhiều triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Trong các trường hợp nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có thể chết vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3, song thường là vào tuần thứ 4 hoặc thứ 6 sau khi đã lộ rõ. Bất cứ một lời tiên đoán nào về một sẽ phục hồi cũng phụ thuộc vào số lượng và nơi chứa các vi khuẩn Trichina, tính chất nghiêm trọng của các triệu chứng và điều kiện cơ thể của bệnh nhân".
Và bây giờ tôi xin trình bày quan sát thú vị.
Trichinosis, chứng bệnh do giun xoắn Trichina gây ra, xuất hiện giống như một thứ bệnh dịch. Và mối liên hệ của nó với loài heo, cũng giống như dịch hạch với loài chuột, đã được con người biết đến cách đây hàng ngàn năm. Những người nào không tin vào nguyên uỷ thần thánh của các giáo luật của Do Thái giáo và Islam, sẽ cho rằng chính là vì những bệnh dịch này mà các tôn giáo đó cấm dùng thịt heo.
Cũng chính tiểu luận "Thịt heo, con người và bệnh tật" đã nêu rõ:
"Sự xuất hiện của giun xoắn trong thịt heo, nói chung, đã được cho là cơ sở của việc cấm dùng thịt heo làm thức ăn của người Do Thái". Trong cuốn lịch sử sinh vật học, W.D.Foster (1965) nhấn mạnh quan điểm này khi ông viết:
"Những sự ngăn cấm dùng thịt heo của người Do Thái và muslim chắc chắn là đã xuất hiện do sự quan sát về các lần bộc phát bệnh dịch giun xoắn rõ ràng hơn là những nhận xét về mối liên hệ với nhiễm trùng sán sơ mít... Mối liên hệ giữa bệnh dịch này với việc dùng thịt heo có thể đã do người nguyên thuỷ tìm được. Thực tế, điều đáng ngạc nhiên là thế giới ngày nay đã đánh mất cái nhìn về mối liên hệ này dù rằng các điều kiện không thể lạ lùng hơn, và nếu quay lại nhìn chúng ta có thể nhận thấy rằng những bệnh dịch chắc chắn phần lớn là dịch giun xoắn Trichhinosis".
H. Thế ở đây việc nói đến các bệnh dịch thời xa xưa có tác dụng gì? Tất nhiên, với tiến bộ của y học những bệnh dịch loại đó hẳn đã được xoá mất trên mặt đất chứ?
Đ. Thật không may chút nào bạn ạ, đây lại không phải là trường hợp đó. Cũng tiểu luận ấy cho biết:
"Các vụ bùng phát bệnh dịch Trichinosis vẫn còn phổ biến ở Hoa Kỳ. Từ giữa 09.3 và 25.3.1968, đã có 4 trong số 7 người cùng một gia đình ở Willoughby, Ohio, bộc lộ những triệu chứng đầy đủ của bệnh dịch Trichinosis. Gia đình đó đã mua một loại xúc xích của một công ty đóng gói địa phương và sau khi ngâm chúng trong dầu ăn vài ngày đã cứ thế mà xơi (Báo cáo hàng tuần về tình hình dịch bệnh và tệ suất, vol. 17, no. 23)".
"Vào tháng 5.1968, một gia đình 8 người ở New Berlin, Wisconsin bỗng nhiên bị một thứ bệnh giống như cảm cúm. Các dữ kiện sau đó cho phép thực hiện một cuộc chẩn bệnh xác minh rằng đó là thứ bệnh dịch Trichinosis. Những người đó đều đã ăn sandwich thịt bò băm sống. Người ta cho rằng thịt bò băm viên này đã bị lây nhiễm từ thịt heo có bệnh, vì vi khuẩn Trichinosis không ký sinh ở bò (theo CDC Veterinary Public Health Notes, Feb. 1969). Thịt bò băm nhuyến đã được mua từ một chợ địa phương nơi chỉ có một nhà máy xay thịt độc nhất".
Còn đây là báo cáo thứ 3:
"Vào tháng 12.1969 bệnh dịch Trichinosis đã được khám thấy ở 76 người ở Washington, Missouri. Sự bộc phát này đã được quy cho việc ăn thịt heo được sản xuất tại địa phương mà không được đảm bảo xử lý diệt bệnh đầy đủ (Báo cáo hàng tuần về tình hình dịch bệnh và tử suất, vol. 18, no. 9)".
H. Bản báo cáo cuối cùng này đã trình bày vấn đề trong triển vọng đúng đắn của nó. Tình trạng nhiễm trùng (bệnh) đã xảy ra là do thịt heo không được xử lý đầy đủ. Nhưng với những phương pháp khoa học hiện đại tất cả vi trùng đều có thể bị diệt.
Đ. Đó chỉ là một ảo tưởng, và không gì hơn. Bác sĩ Shephered viết:
"Những cách ướp muối và hun khói thông thường không diệt được những vi khuẩn này. Cả những sự kiểm tra của Chính phủ đối với thịt tại những nơi đóng gói hoặc những lò sát sinh cũng không thể tìm ra tất cả những thịt heo nhiễm bệnh. Bác sĩ Widener nói:
"Thật là có ý nghĩa khi ghi nhận rằng từ lúc có Thánh lệnh của Thượng đế dành cho con em dân Do Thái cho đến tận thập kỷ này, y học vẫn chưa tìm ra phương thuốc nào đó chữa bệnh nhân khỏi dịch Trichinosis. Nhưng chữa thực ra chỉ là việc làm giảm bớt các triệu chứng do giun xoắn".
Sau khi đọc những lời khẳng định này bác sĩ Shephered và bác sĩ Widmer, chúng ta có thể cho rằng không gì làm đảm bảo cho việc miễn nhiễm khi ăn thịt heo đã nhiễm bệnh giun xoắn. Khi đó ăn thịt heo trở thành một thứ trò đùa giỡn với tử thần. Ông đã nói từ lúc đầu rằng: "Thịt heo đứng hàng đầu về việc chứa những mầm bệnh trong số tất cả những loại thịt mà con người biết đến". Tôi muốn có một bảng đầy đủ về những vi khuẩn này.
Ngoài số vi khuẩn và giun xoắn đã mô tả ở trên, thịt heo còn là nơi chứa chấp chủ yếu các vi khuẩn và ký sinh vật như sau:
1. Sán sơ mít
2. Giun xoắn
3. Sán móc
4. Vi khuẩn Faciolopsis Buski
5. Paragonimus
6. Clonorchis Sinesis
7. Erysipelothrix Rhusiophathiae
H. Ông có thể giải thích về sự liên hệ của những vi khuẩn và ký sinh vật này với thịt heo?
Đ. Chúng ta hãy bắt đầu với sán sơ mít. Tên gọi bằng tiếng Latin của sán sơ mít là Taenia Solium. Thịt heo là một trong những nguồn bệnh chủ yếu của sán sơ mít. Tỷ lệ mắc bệnh sán sơ mít của con người biến thiên nhiều trên toàn thế giới. Trong một báo cáo nay đã trở thành cổ điển "Thế giới đầy giun sán ngày nay" (1947) Stoll ước tính khoảng 2,5 triệu người trên thế giới mắc bệnh sán sơ mít.
H. Còn giun?
Đ. Đó là một vật ký sinh, dài từ 15-30 cm, cũng còn được gọi là một loại "di động" vì nó xâm nhập nhiều cơ quan chức năng khác nhau của cơ thể con người. Bác sĩ Ramson đã lưu ý trong cuốn Stills parasitology rằng những vật ký sinh này của con người giống hệt những vật ký sinh tìm thấy trong thịt heo đã rất dễ dàng xâm nhập cơ thể con người nơi đó gây ra nhiều mối nguy hại. Lời khẳng định đó cũng được tìm thấy ở Bách khoa tự điển Britanica, đề mục "giun".
H. Thế còn sán móc là gì?
Đ. Ấu trùng gây ra bệnh sán móc xâm nhập vào da con người bằng cách chọc thủng da hoặc qua bất kỳ vết thương nào. Heo ăn phân người chứa những trứng của các vật ký sinh, trứng này sẽ phát triển trong cơ thể heo và nở thành ấu trùng. Khi những con heo bị làm thịt, chúng trở nên nhiễm trùng đối với con người. Sự lây nhiễm này phổ biến trong nhiều quốc gia miền nhiệt đới. Bách khoa tự điển Britanica (vol. 11), đề mục "giun móc", ghi: giun móc (hay sán móc) là một loại giun ký sinh. Hai loại vi trùng gây ra bệnh giun móc là Ancylostoma duodenade và Necater Americanus.
Bệnh giun móc là một tai hoạ của khí hậu nhiệt đới, dẫn đến hậu quả là dân số thiếu máu, suy nhược. Bệnh thiếu máu sinh ra trong bệnh giun móc là do các con giun trưởng thành hút máu trong ruột và viêm ruột kèm theo. Chỉ một con giun Ancylestoma duodenate có thể hút trung bình mỗi ngày 1cc máu cũng là loại hút máu, loại Necator americanus hút khoảng 1/5 cc máu một ngày".
Nói chung các triệu chứng nhiễm bệnh nặng cổ điển bao gồm màu xanh mét của da và những màng nhày, sẽ giữ chất lỏng trên mặt da và những màng nhày, sẽ giữ chất lỏng trên mặt da và tay chân (phù nước), táo bón xen kẽ với ỉa chảy, bụng mềm nhũn, sự thèm ăn tăng lên đối với các thức ăn nặng nề hoặc các chất kỳ là (những người ăn đất sét), xáo trộn sinh dục (tuổi dậy thì chậm, bất lực, kinh nguyệt bất thường), sẽ phát triển èo uột, không đầy đủ các tuyến nội tiết, yếu tim, hồi hộp (tim đập nhanh), tính cực kỳ nhạy bén của da đối với lạnh, suy nhược thể chất, mỏi mệt, đờ đẫn, lãnh đạm, thờ ơ và bệnh u sầu.
H. Bây giờ đến Faciolopsis Buski?
Đ. Những ký sinh trùng này được Lankaster khám phá năm 1857 và sau đó Odliver, năm 1902. Các ký sinh trùng này nằm ủ bệnh trong các cơ quan nội tạng của heo. Khi rời khỏi cơ thể heo, chúng làm nhiễm bệnh loài sên nước, rồi đến phiên loài này lại truyền bệnh cho con người. Điều này đặc biệt xảy ra cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc.
H. Paragonimus là ký sinh vật gì?
Đ. Loài ký sinh vật này sống trong phổi heo. Chúng được bác sĩ Mason khám phá năm 1880. Đó là loại ký sinh vật thông thường gây bệnh viêm phổi của heo. Vẫn chưa tìm được cách nào tiêu diệt loài ký sinh vật trong các mô (thớ thịt) và cũng chưa có ai tìm được cách trục xuất chúng. Khoa nghiên cứu dịch bệnh vẫn tỏ ra hằn học với "kết quả" này.
H. Ông có thể nói về Clonorchis Sinesis chỉ?
Đ. Năm 1875 Cobbold khám phá ra loài ký sinh vật này, rồi đến năm 1875, Looss cũng làm điều tương tự.
Clonerchis Sinesis là một loại giun sán hút máu, một loại vật ký sinh trú đóng nơi ống dẫn mật của gan heo, đó là sào huyệt mà loại ký sinh vật này gây bệnh cho những người gần gũi với heo. Sự phát khởi bệnh dịch này ở Trung Quốc, Formosa[1] Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Ấn Độ và Việt Nam một lần nữa ghi nhận sẽ liên hệ mật thiết với loài heo, loại ký sinh vật này gây nên những bệnh trọng của gan và phổi nơi con người.
H. Đó là những bệnh gì?
Đ. Nếu loại ký sinh vật này xuất hiện nơi phổi chúng lây bệnh viêm phổi, nếu chúng chui vào ống khí quản sẽ gây ra sự ngạt thở, và trong trường hợp chúng mò vào được lục phủ ngũ tạng hoặc tuyến tuỵ tổn thương nghiêm trọng.
Và đó là bệnh dịch Clonorchiasis, một thứ bệnh gan đặc biệt. Gan trở nên lớn hơn bình thường cùng với sự cáu gắt, cau có kỳ lạ, tiêu chảy và cơ thể hốc hác, gầy mòn. Cuối cùng bệnh nhân có thể chết. Mặc dù có những nỗ lực tích cực, y học vẫn chưa thể nào tìm được một phép trị liệu đặc biệt đối với bệnh này. Những biến chứng của bệnh này lại làm hình thành sỏi gan và bệnh ung thư.
H. Có những bệnh nào liên quan đến heo nữa không ?
Đ. Có chứ, phải nói là còn chứ. Đó là các bệnh Erysipelas và Endemic Haeptysis (nghĩa là xuất huyết phổi) và Brucellosis (nghĩa là sự non yểu của heo).
H. Erysipelas là gì?
Đ. Bệnh này do vi khuẩn Erysipelasthrix Rhusiopathiae gây nên. Bệnh này xuất hiện dưới những hình thái cấp tính và kinh niên. Triệu chứng cấp tính chủ yếu là sốt cao, hoạt động và sự thèm ăn giảm sút. Nó thường dẫn đến cái chết rất mau chóng. Bệnh Erysiplas kinh niên gây nên sự kết mảng (vảy mục) của những khu vực da có vùng lâm sâu và xảy ra cả những mối nguy hại còn lại đối với những mặt nối kết và những van tim có thể dẫn đến sự què quặt hoặc đột tử.
Những mô tả chi tiết có thể xem ở Bách khoa Từ điển dùng trong phòng (Bản mới sửa lại 1968) vol: 10 đề mục heo, và trong Bách khoa từ điển Nhân dân Mĩ (1960) vol: 15, Heo.
H. Mối liên hệ của nó với heo như thế nào?
Đ. Theo Bách khoa từ điển dùng trong phòng (chambers Encyclopedia) loại vi khuẩn này "có thể sống một thời gian dài trong đất và cũng được tìm thấy nơi cơ thể của khoảng 30% tổng số các con heo khoẻ mạnh. Như thế không có khả năng tiêu diệt chúng và bệnh trạng công khai không còn là một vấn đề nhiễm bệnh giản đơn".
Song còn một vấn đề gây nhiều rắc rối hơn là cũng chính loại vi khuẩn này gây bệnh tương tự nơi con người. Do đó, bất cứ người nào ăn thịt heo, ngay cả thịt của một con heo khoẻ mạnh cũng đang trong tình trạng nguy hiểm của những chứng bệnh nêu trên và cái chết. Bách khoa từ điển nói trên cho rằng:
"Cơ cấu đó (vi khuẩn) gây nên "erasipeloid" nơi con người".
H. Bây giờ tôi đã nhận thấy sự khôn ngoan của luật cấm thịt heo của Islam. Nói thực, tôi cảm thấy những tiết lộ này đã cảnh giác tôi rất nhiều.
Ông có thể tiếp tục giải thích về Endimic Haemptysis?
Đ. Như đã nói ở trên, Endimic Haemptysis nghĩa là xuất huyết phổi. Bệnh này phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và những quốc gia tiêu thụ thịt heo là chủ yếu. Người mắc bệnh này thường ho và đờm dãi đến khản giọng và bị xuất huyết phổi trầm trọng nhiều lần. Bệnh xảy ra ở những quốc gia nơi người thường sống và gần gũi mật thiết với heo, hiển nhiên điều này cho thấy loài vật này là nơi dự trữ nhiều bệnh. Song ở các quốc gia hiếm heo không thấy bệnh này.
H. Thế còn heo non yểu?
Đ. Tên khoa học của nó là Brucellosis. Bách khoa từ điển nhân dân Mỹ (vol. 115, Pig) nói:
Brucellosis hay bệnh non yểu của heo trở nên quan trọng không những về tổn thất heo mà còn vì bệnh này có thể được con người truyền: trong cơ thể heo, Brucellosis gây nên sự èo uột, non yểu. Bệnh này khó chẩn đoán và thực tế vô phương cứu chữa. Người ta đề nghị bán tống, bán tháo những con vật bị nhiễm bệnh.
Nói tóm lại, heo là một "hàng không mẫu hạm" vĩ đại chở những vi khuẩn là mầm gây nhiều chứng bệnh trầm trọng và chết người, trong số đó có bệnh lị, bệnh giun xoắn Trichinosis, sán sơ mít, giun, giun móc, bệnh hằn học, cau có, bệnh viêm phổi, ngạt thở, sự phá huỷ các cơ quan nội tạng tổn thương nghiêm trọng, bệnh lớn gan, tiêu chảy, gầy mòn hốc hác, sự hình thành sỏi gan, ung thư, thiếu máu, sốt cao, sự tăng trưởng chậm nơi trẻ em, thương hàn, què quặt, khập khiễng, đau tim, non yểu sẩy thai và đột tử. Tôi chưa từng nghe thấy con vật nào chứa nhiều quả bom nguy hiểm đến thế đối với cơ thể loài người.
H. Vâng, giờ đây ông đã có thể hoàn toàn thuyết phục được tôi rằng thịt heo không phải là một thức ăn, nó chỉ là một gói thuốc độc. Tuy nhiên, tôi có nghe nhiều người nói rằng ngày nay heo được nuôi nấng trong những điều kiện vệ sinh và được cho ăn những thực phẩm trong lành, và vì thế chúng đã rất khác những tổ tiên của chúng là những con heo ăn đất đá và những thứ dơ dáy của loài người, do vậy thịt heo của chúng không là một mối nguy hại cho sức khoẻ.
Đ. Tất cả những lời khẳng định của các bác sĩ dẫn ra ở trên chính là những dữ kiện ghi nhận được từ chính những con heo nuôi trong những điều kiện hợp vệ sinh song vẫn còn mang mầm bệnh (vi khuẩn). Đó là những điều tìm thấy của thời đại gần đây đưa trên những kinh nghiệm gia tăng lượng heo.
Bạn cũng còn có thể ghi nhận những lời khẳng định sau:
- Balantidium Coli có rất phổ biến trong heo. Những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ xuất hiện từ 21 đến 100%.
- Chỉ những quốc gia nuôi heo (heo được sản xuất ngày một nhiều) bệnh này mới phổ biến.
- Ở Mỹ và Canađa, cả 6 người thì có 1 đã chứa giun sán trong bắp thịt mình do ăn thịt heo.
- Không ai là miễn nhiễm đối với bệnh này và cũng không có phương thuốc chữa trị. Cũng chưa hề có một thứ kháng sinh hoặc dược phẩm, vaccin tiêm chủng nào tỏ ra hiệu quả đối với những vi khuẩn tí teo mà kinh khủng này.
- Vẫn chưa tìm được cách nào giết ký sinh vật (Paragonimus) nơi thớ thịt và cũng chưa ai tìm được cách trục xuất nó ra.
- Mặc dù có những nỗ lực tích cực, y học vẫn chưa tìm ra được phương cách chữa trị đặc biệt nào đối với bệnh dịch Clonorchiasis.
- Erysipelothirix được tìm thấy nơi cơ thể của khoảng 30% tổng số heo khoẻ mạnh. Do đó việc diệt trừ chúng là vô phương.
Ngày nay mọi trại heo được điều hành theo những nguyên tắc gọi là hợp vệ sinh. Song những kết quả chẳng đổi thay gì so với hàng thế kỷ trước đây. Tuy nhiên, vì buổi thảo luận, chúng ta hãy chấp nhận rằng một thời đại sẽ đến (có lẽ trong một tương lai xa) khi đó những dược phẩm mới có thể được tìm thấy đó chống lại những hậu quả xấu xa do các vi khuẩn và các ký sinh vật sống ở cơ thể heo gây ra. Nhưng ngay cả khi đó cũng không phải là một sự thừa nhận việc dùng thịt heo như là một thực phẩm, cũng như việc tìm thấy serum (huyết thanh) trị rắn cắn không thể trở thành một sự thừa nhận việc chúng ta có thể đút ngón tay vào miệng con rắn hổ.
Kết luận
Thực sự tôi rất lấy làm xao xuyến về những quan sát này. Tôi tìm thấy một sự thật trong những lời ông nói. Tôi đồng ý là thịt heo cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ con người, bất kỳ ngày nay heo được nuôi trong những điều kiện hợp vệ sinh đến đâu.
Tôi hứa rằng từ giờ trở đi tôi không ăn thịt heo, thịt lợn muối xông khói hoặc bất kỳ thức ăn gì liên quan đến heo. Tôi biết là phá bỏ một thói quen không phải là dễ. Song tôi hy vọng với ước nguyện mạnh mẽ của tôi và sự hỗ trợ của Thượng đế, tôi sẽ thành công trong quyết định này.
Đ. Vâng, tôi chắc chắn là sự hỗ trợ của Thượng đế luôn luôn đến với bạn nếu bạn thành thật muốn tu&a
Người Muslim cần giữ vững đức tin và kiên định với Islam cho đến hơi thở cuối cùng. Bất kỳ ai đã bị thay đổi bởi hoàn cảnh của cuộc sống, hoặc bị lay chuyển bởi những bất hạnh và bão tố, hoặc bởi ham muốn hoặc sợ hãi, và sau đó trượt chân trong đức tin của họ sau khi đã kiên định, họ thực sự là người cẩu thả và mất mát.
Imam Al-Bukhari đã ghi trong bộ Hadith của ‘Abdullah bin Mas’ud (R) là Thiên sứ Muhammad (saw) có nói rằng Thiên Đàng không ở xa bất cứ ai trong chúng ta, mà rất gần như thể khoảng cách của hai chiếc dép mà ta mang dưới chân vậy; và Hoả Ngục cũng gần chúng ta tương tự.
Tôn giáo Islam là phải phục tùng Allah một cách hoàn toàn. Vì vậy, một tín đồ Muslim muốn được sự cứu rỗi nơi Allah thì phải hoàn toàn vâng lời và phục tùng Ngài. Nhưng làm sao một người có thể biết mình đã hoàn toàn phục tùng và vâng lời Allah? Có bốn dấu hiệu cho thấy một người thực sự phục tùng và vâng lời Allah một cách hoàn toàn:
Mỗi ngày khi chúng ta mở mắt ra, điều quan trọng nhất chính là chúng ta phải biết ơn Allah vì những điều mình đang có. Biết ơn là một thái độ cảm kích và trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà Allah đã ban cho. Chúng ta hãy biết ơn Allah vì Ngài ban cho chúng ta đang có một cuộc sống bình yên, đủ đầy và ổn định.
Những người Muslim không hề nghi ngờ về sự tồn tại của Allah, họ tin Ngài thực sự là Đấng Tạo Hóa và là Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật trong đó có con người. Tuy nhiên ngoài những người Muslim, có rất nhiều người còn nghi ngờ về sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa, thậm chí là phủ nhận sự thật này, đó là những người vô đức tin, đặc biệt là những người đi theo chủ nghĩa vô thần.
Ông Al Agro Al Musny (R) nói: “Mỗi lần Thiên sứ (saw) cảm thấy không thoải mái trong lòng là Người thường cầu xin sự sám hối hay Istagfar từ Allah đến hơn một trăm lần trong một ngày”, mặc dù Thiên sứ (saw) của chúng ta đã được Allah hứa tha thứ cho Người rồi vậy mà Người vẫn luôn sám hối cầu xin sự tha thứ của Allah.
Nếu ai đó nói: Điều gì khẳng định cho tôi biết rằng đó là lời phán của Allah chứ không phải lời của con người? Câu trả lời cho việc này gồm năm bằng chứng mà đối với một người khách quan và lí trí lành mạnh không thể nào phủ nhận rằng Kinh Qur’an là lời phán của Allah Tối Cao...