Viếng thăm vương quốc Hồi giáo Brunei Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

Viếng thăm vương quốc Hồi giáo Brunei

17.08.2011 17:58 - đã xem : 4760

(TBKTSG Online) - Brunei - hay gọi đầy đủ là Vương quốc Hồi giáo Brunei (Negara Brunei Darussalam) là một quốc gia có diện tích lãnh thổ chưa đến sáu ngàn ki lô mét vuông nhưng có một nền kinh tế giàu mạnh với một nửa nguồn thu từ công nghiệp dầu khí. Nhóm tư vấn của Công ty TST Tourist sẽ giải đáp về điểm đến được nhiều du khách đánh giá là "xứ sở du lịch 6 sao” Brunei.


- Tập quán sinh hoạt của các tín đồ Hồi giáo ở Brunei có gì khác với người Hồi giáo ở Malaysia hay không? Các đền thờ Hồi giáo có mở cửa cho du khách tham quan hay không?


- Hầu hết các tập quán sinh hoạt của các tín đồ Hồi giáo ở Brunei giống với người Hồi giáo ở Malaysia và các nước khác trên thế giới. Theo đó, vào tháng Ramadhan, những người theo đạo Hồi không ăn uống từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Kết thúc tháng Ramadhan là bắt đầu bốn ngày lễ truyền thống được tổ chức hàng năm của Brunei gọi là Hari Raya Aidilfitri.


Du lịch trong một thời gian ngắn thì không thể nào tham quan hết được các thánh đường Hồi giáo ở Brunei, dù đất nước này có diện tích lãnh thổ nhỏ hẹp nhưng có đến hơn 100 ngôi thánh đường lớn nhỏ. Nét đặc trưng của các thánh đường là mái hình chóp với hai màu trắng vàng, bên trong trải thảm Ả Rập, tường dát gạch châu Âu…


Sultan Omar Ali Saifuddin - ngôi thánh đường của hoàng gia ở thủ đô Bandar Seri Begawan là một trong những thánh đường Hồi giáo đẹp nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là một điểm thu hút du khách tham quan ở quốc gia này.


- Tôi là người theo đạo Thiên Chúa, nếu du lịch đến Brunei tôi có thể tìm đến những nhà thờ nào để cầu nguyện?














Sultan Omar Ali Saifuddin.





- Brunei có khoảng 70% dân số theo đạo Hồi, còn lại là các tôn giáo khác, trong đó đạo Thiên Chúa chiếm khoảng 10%. Nếu bạn đến Brunei, vẫn có những nhà thờ Thiên Chúa giáo nằm ở các khu trung tâm thủ đô Bandar Seri Begawan và các tỉnh thành khác.


- Tôi muốn đi du lịch tự túc đến Brunei nhưng không biết có cần xin visa hay không? Tôi sẽ phải làm những thủ tục gì để có thể đi du lịch đến quốc gia này?


- Công dân Việt Nam và các nước ASEAN được nhập cảnh vào Brunei không cần xin visa, chỉ cần có hộ chiếu (passport) hợp lệ là được.


- Hiện nay có bao nhiêu hãng hàng không đưa khách trực tiếp bay từ Việt Nam đến Brunei? Giá cả và tần suất của các chuyến bay thế nào? Nếu muốn đi du lịch tự túc, tôi nên đặt vé máy bay của hãng nào?


- Hiện nay, hãng hàng không Hoàng gia Brunei (Royal Brunei Airlines) có đường bay trực tiếp Brunei - Việt Nam và ngược lại, mỗi tuần có 3 chuyến, từ sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM). Tuy nhiên, theo dự kiến đường bay này sẽ chấm dứt kể từ ngày 28-10-2011. Sau đó, du khách muốn đến Brunei phải quá cảnh qua những nước có đường bay đến quốc gia này. Hy vọng trong tương lai, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline sẽ mở đường bay thẳng đến Brunei.


- Ở Brunei người ta thường sử dụng phương tiện gì để di chuyển? Nếu tôi muốn đi du lịch một mình thì tôi nên sử dụng phương tiện nào?














Công viên Quốc gia Brunei Ulu Temburong.





- Giao thông, vận tải ở Brunei khá thuận tiện. Người Brunei sử dụng xe hơi riêng làm phương tiện đi lại chủ yếu. Trung bình mỗi người Brunei có đến có ba chiếc xe hơi! Tuy vậy, thủ đô Bandar Seri Begawan cũng có hệ thống xe buýt công cộng đáng tin cậy và giá rẻ, nhưng chỉ có thể đi vòng vòng trong thành phố.


Nếu muốn đi sâu trong nội địa bạn nên thuê xe hơi hoặc đi taxi. Taxi ở Brunei tính tiền tùy theo điểm đến chứ không dùng đồng hồ. Vì thế, nếu đi đến một địa điểm ở xa thì taxi sẽ là lựa chọn hợp lý cho bạn. Từ thủ đô Bandar Seri Begawan có tàu thường xuyên chạy rất nhanh đến Bangar - là trung tâm hành chính của quận Temburong, phần lãnh thổ tách biệt về phía đông của Brunei.


Nếu bạn du lịch Malaysia và muốn đi tiếp sang Brunei bằng đường bộ, có thể đi xe hơi xuất phát từ Sarawak sang Brunei. Có hai đường chính vào Brunei là từ Miri ở Sungai Tujuh và một đường từ Limbang ở Kuala Lurah. Từ Miri và Limbang cũng có chuyến xe bus đến thẳng Brunei. Bến phà chính của Brunei là bến phà Serasa ở Muara, có nhiều chuyến phà hàng ngày xuôi ngược Lubuan và mỗi ngày một chuyến phà đi lại Lawas và Sundarn, cả hai đều ở Sarawak. Đổi tàu ở Labuan, bạn có thể đến Kota Kinabalu, Sabah trong một ngày.


- Hiện nay, các công ty du lịch Việt Nam thường tổ chức tour đi đến những địa điểm nào ở Brunei? Xin giới thiệu cho tôi vài nét về các điểm đến đó?














Công viên giải trí Jerudong.





- Là một đất nước có diện tích nhỏ nhưng Brunei có nhiều điểm đến du lịch nổi bật trong khu vực Đông Nam Á. Đầu tiên có thể kể đến là Kampung Ayer - một khu dân cư trên mặt nước lớn nhất thế giới; làng văn hóa Mari Mari gợi cho du khách nhớ về một “Thế giới bị mất” của Sir Arthur Conan Doyle; tham quan nhà truyền thống và giao lưu văn hóa với các cộng đồng dân tộc Sabah.


Công viên Jerudong (Jerudong park) có diện tích 104 héc ta trên bãi biển Jerudong cách thành phố Bandar Seri Begavan khoảng 10 cây số, hiện là công viên giải trí lớn nhất vùng Đông Nam Á. Jerudong Park có cả những đảo nhỏ, Dino park, sân chơi và rạp chiếu phim dành cho trẻ em.


Công viên Quốc gia Brunei Ulu Temburong là điểm du lịch đặc sắc, lý tưởng cho những bạn trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên. Ulu Temburong là khu rừng được quy hoạch có diện tích rộng hơn 50.000 héc ta (thuộc khu bảo tồn rừng Batu Apol) trở thành một trong 3 công viên quốc gia của một đất nước chỉ có tổng diện tích là 5.756 km2. Từ bến tàu ở thủ đô Bandar Seri Begawan, ca-nô cao tốc mất 45 phút để đến vườn quốc gia Temburong.


Royal Regalia là cung điện của các vị vua Hồi giáo (Sultan Palace). Cung điện này là nơi thực hiện các nghi thức của hoàng Gia với kiến trúc đồ sộ và lộng lẫy. Tham quan Royal Regalia du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những linh vật của hoàng gia Brunei. Tất cả đều được trang trí bằng vàng, bạc và các loại đá quý. Nhiều cổ vật được sử dụng trong các nghi thức tôn giáo cũng như trong sinh hoạt bình thường của hoàng cung đều làm bằng bạc, vàng được chạm khắc tinh xảo từ những nghệ nhân.


Nếu đến Brunei trong dịp lễ Hari Raya, du khách còn được tham quan và chụp ảnh lưu niệm tại Istana Nurul Iman - khu dinh thự của hoàng gia Brunei với 1.788 phòng lớn nhỏ nằm trên bờ sông Brunei, phía nam thủ đô Bandar Seri Begavan, biểu hiện lối sống xa hoa, vương giả. Istana Nurul Iman là nơi ở chính thức của quốc vương Brunei, Hassanal Bolkiah. Tên của khu cung điện này được đặt theo tiếng Ả Rập, có nghĩa là cung điện của "ánh sáng đức tin". Khu dinh thự này là chỗ ở và làm việc của chính phủ Brunei và văn phòng thủ tướng.














Jame' Asr Hassanal Bolkiah Mosque - nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Brunei.





Bảo tàng Hoàng gia Regalia là nơi bảo tồn những hiện vật minh chứng cho cuộc sống của hoàng gia Brunei qua nhiều thời kỳ. Nhưng sâu sắc và đầy đủ nhất là thời kỳ quốc vương Regalia trị vì. Bảo tàng mang lại cho du khách cái nhìn tổng thể về cuộc sống cũng như lối sinh hoạt của gia đình các vị vua đã từng trị vì vương quốc Brunei. Bảo tàng cũng có dáng dấp lối kiến trúc khá ấn tượng. Du khách có thể ghé tham quan Bảo tàng Hoàng gia Regalia vào các ngày trong tuần.


Jame' Asr Hassanal Bolkiah Mosque là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Brunei, được xây dựng để tưởng nhớ quốc vương Brunei thứ 25. Du khách sẽ chú ý đến những mái vòm dát vàng của ngôi thánh đường này từ xa. Jame’Asr Hassanal Bolkiah Mosque mở cửa cho du khách viếng thăm hàng tuần từ Chủ nhật đến thứ Tư; sáng từ 08g00-12g00, chiều từ 2g00-03g00 và 05g00-06g00.


- Xin giới thiệu đôi nét về làng nổi Kampung Ayer.














Làng nổi Kampong Ayer trên sông Brunei.





- Làng nổi Kampong Ayer là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Brunei. Kampong Ayer theo tiếng Mã Lai nghĩa là "làng nước", tức là làng nổi trên mặt nước. Với diện tích hơn 10 km2 và khoảng 30 nghìn cư dân sinh sống trong 42 ngôi làng nằm dọc theo bờ sông Brunei, Kampong Ayer là làng nổi lớn nhất trên thế giới.


Với bề dày lịch sử gần 1.500 năm, Kampong Ayer là niềm tự hào của người dân Brunei. Trong thời kỳ cường thịnh nhất (1485-1524), Kampong Ayer là trung tâm hành chính, kinh đô của đất nước Brunei và là một bến cảng sầm uất buôn bán các sản phẩm địa phương như long não, quế, ngọc trai, kim cương, vàng, nước hoa, chanh và thực phẩm. Kampong Ayer được biết đến khắp nơi cũng do chính các thương nhân châu Âu và các nước chung quanh lui tới buôn bán.


Ngày nay, Kampong Ayer là điểm thu hút khách du lịch, là một di sản sống động, một biểu tượng của sự phát triển của vương quốc Brunei. Đến đây, du khách bị quyến rũ bởi những ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiểu truyền thống độc đáo, kết nối với nhau bằng nhiều đường bộ bằng gỗ đan xen nhau trải dài trên sông Brunei.


Làng nổi có những thợ thủ công nổi tiếng về sự khéo léo và tài hoa, du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo, tinh xảo của họ như các đồ làm bằng bạc, bằng đồng, đồ mộc, khăn thêu và đồ đan lát. Làng nổi còn có các khu hội chợ rực rỡ ánh đèn hoa đăng, các quầy hàng hóa, trang phục, hàng dệt, các sản phẩm truyền thống, các gian ẩm thực bày bán đồ ăn hấp dẫn… Ngoài ra, người đến thăm dân làng nổi còn có thể thưởng thức những điệu nhảy và bản nhạc truyền thống vui vẻ của những người dân rất hiền hòa và mến khách.


Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BUỔI RA MẮT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL TẠI VIỆT NAM

BUỔI RA MẮT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL TẠI VIỆT NAM

Vào sáng nay, ngày 2/3/2024 tại trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà TNR, 180 – 192 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã hân hoan tổ chức lễ khai trương TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL.

KHÓA HỌC DẠY ĐỌC QURAN DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NÓI TIẾNG VIỆT

KHÓA HỌC DẠY ĐỌC QURAN DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NÓI TIẾNG VIỆT

Nền tảng ITQAN xin thông báo tổ chức khoá học dạy cách đọc Kinh Qur’an dành cho người nói tiếng Việt. ITQAN là một nền tảng trực tuyến toàn cầu được thiết kế trong nhiều ngôn ngữ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người Hồi giáo không nói tiếng Ả Rập trên khắp thế giới  để học cách đọc Kinh Qur'an và hỗ trợ việc đọc Quran một cách dễ dàng thông qua các lớp học cá nhân hoặc theo nhóm trực tiếp qua clip âm thanh và video.

ĐIỂM BÁO: BÀI HỌC NGĂN SIÊU LÂY NHIỄM COVID -19 TẠI THÁNH ĐỊA MECCA

ĐIỂM BÁO: BÀI HỌC NGĂN SIÊU LÂY NHIỄM COVID -19 TẠI THÁNH ĐỊA MECCA

Lễ hành hương về Thánh địa Mecca từng thu hút hơn 2,5 triệu tín đồ khắp thế giới, nhưng vẫn tránh được tình huống “siêu lây nhiễm” giữa Covid-19. Mecca, thành phố linh thiêng nhất của người Hồi giáo, thuộc Arab Saudi, là địa điểm diễn ra lễ hành hương lớn hàng năm có tên Hajj.

ĐIỂM BÁO: VÌ SAO NGƯỜI PAKISTAN KHÔNG TÍCH TRỬ TRONG COVID 19?

ĐIỂM BÁO: VÌ SAO NGƯỜI PAKISTAN KHÔNG TÍCH TRỬ TRONG COVID 19?

Giữa đại dịch, người Pakistan đang đoàn kết để giúp những cảnh đời kém may mắn hơn theo một cách độc đáo và bất ngờ. Trong khi nhiều người trên khắp thế giới chỉ tập trung vào vấn đề vệ sinh thân thể giữa đại dịch, Tiến sĩ Imtiaz Ahmed Khan, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Hamdard ở Karachi, ví zakat như một nghi lễ thanh tẩy tâm hồn.  Ông nói: "Nếu bất kỳ người hàng xóm nào của tôi phải đi ngủ với cái bụng đói, làm sao tôi có thể tích trữ thừa thãi thức ăn?"

ĐIỂM BÁO: CUỘC SỐNG CỦA CÔ GÁI VIỆT THEO ĐẠO ISLAM Ở LONDON

ĐIỂM BÁO: CUỘC SỐNG CỦA CÔ GÁI VIỆT THEO ĐẠO ISLAM Ở LONDON

Maymunah, hay còn gọi là Mây, cô gái Việt sinh ra ở Huế, kể cho tôi nghe về cuộc sống như một người Hồi giáo của cô hơn ba năm qua ở London.

ĐIỂM BÁO: "3 NĂM LÀM DÂU Ở SA MẠC TRUNG ĐÔNG CỦA CÔ GÁI VIỆT"

ĐIỂM BÁO: "3 NĂM LÀM DÂU Ở SA MẠC TRUNG ĐÔNG CỦA CÔ GÁI...

Dung Hoàng, 26 tuổi đang sống ở ngoại thành thủ đô Amman, của Jordan. Tuy sống ở đất nước sùng đạo và mọi thứ hoàn toàn khác ở Việt Nam, nhưng cô đã dần thích ứng và đang có cuộc sống hạnh phúc. Vợ chồng Dung có một bé trai 1,5 tuổi và chuẩn bị chào đón con thứ hai. Dưới đây là chia sẻ của Dung về những thú vị khi sống ở đất nước đạo Hồi.

ĐIỂM BÁO: ĐẠI SỨ ANH (VÀ PHU NHÂN) TẠI SAUDI CẢI ĐẠO SANG ISLAM - HÀNH HƯƠNG Ở THÁNH ĐỊA MECCA

ĐIỂM BÁO: ĐẠI SỨ ANH (VÀ PHU NHÂN) TẠI SAUDI CẢI ĐẠO...

Đại sứ Anh tại Ả Rập Xê Út Simon Collis đã cải đạo sang Hồi giáo sau thời gian dài làm công tác ngoại giao ở các nước theo tôn giáo này và được tin là đại sứ Anh đầu tiên tham dự lễ hành hương đến thánh địa Mecca.

ĐIỂM BÁO: "TÂN THỊ TRƯỞNG LONDON LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO (MUSLIM)"

ĐIỂM BÁO: "TÂN THỊ TRƯỞNG LONDON LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO...

Sadiq Khan, con trai của một người lái xe bus, đã trở thành vị thị trưởng theo đạo Islam đầu tiên của thành phố London. Theo hãng tin Reuters, trong cuộc bầu cử được công bố kết quả ngày 6/5, ông Sadiq Khan đã giành chiến thắng trước một đối thủ luôn tìm cách cáo buộc ông với chủ nghĩa cực đoan.