Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram” Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”

07.06.2011 17:52 - đã xem : 2858

Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.

Theo lý giải của ông Trần Xuân Giáp, Giám đốc Văn phòng Chứng nhận Halal tại Việt Nam (HCA), theo tiếng Ảrập, “Halal” là được phép sử dụng và đối lập lại là “Haram” có nghĩa là bị cấm.



Người Hồi giáo chỉ ăn, sử dụng những gì được chứng thực Halal theo luật Shariah, đây là yêu cầu bắt buộc phải có từ rất lâu của người Hồi giáo. Vì thế, nền công nghiệp Halal rất rộng lớn, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, như sản phẩm bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm từ sữa, bánh mỳ, thực phẩm hữu cơ, thảo dược, mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, dược phẩm, nước hoa...



Tại hội thảo "Dấu chứng nhận sản phẩm Halal - Cơ hội xuất khẩu và cách tiếp cận của các doanh nghiệp Việt Nam" do Bộ Công Thương và dự án hỗ trợ thương mại đa biên Mutrap III vừa tổ chức, ông Chu Thắng Trung, Phó vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết, giá trị trao đổi thương mại toàn cầu tính riêng cho nhóm hàng thực phẩm Halal đạt khoảng 661 tỷ USD, theo số liệu được Diễn đàn Halal Thế giới công bố gần đây.



Còn nếu tính cả nhóm sản phẩm phi thực phẩm và dịch vụ Halal khác thì con số này sẽ đạt từ 1,2 - 2 nghìn tỷ USD/năm.



Trên thế giới hiện có khoảng 1,8 tỷ người Hồi giáo, chiếm khoảng 25% dân số thế giới. Với tốc độ tăng trưởng dân số Hồi giáo khoảng 2,9%/năm thì số lượng tín đồ Hồi giáo sẽ chiếm khoảng 30% dân số thế giới vào năm 2025. Đây là một con số rất ấn tượng đối với ngành công nghiệp Halal thế giới.



Ông Hans Farhammer, đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu nhấn mạnh, để giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân thương mại, Việt Nam chỉ còn một cách là làm sao giảm nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu.



Bên cạnh việc tận dụng hiệp định thương mại tự do để phát triển sản xuất hơn nữa thì cách để doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu là sản xuất ngày càng phải tinh vi hơn, sản phẩm phải ngày càng cao cấp hơn. Việc đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ Halal sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo.



Ông Trần Xuân Giáp cho biết, người Hồi giáo mua sản phẩm dựa trên 2 nguyên tắc, một là phải có dấu Halal, hai là ngôn ngữ phải thân thiện (phải có tiếng Ảrập). Hiện HCA đang chứng nhận sản phẩm theo hai chương trình, một là in logo trực tiếp trên bao bì sản phẩm, hai là phát hành logo miễn phí cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn trong đó có bán sản phẩm Halal hoặc có dịch vụ Halal.



Chứng nhận sản phẩm Halal có nghĩa là sản phẩm được xác nhận không có các thành phần Haram và đảm bảo sự tinh khiết trong quá trình sản xuất. Dấu chứng nhận này được cấp cho 1 sản phẩm cụ thể hay nhiều sản phẩm cụ thể trong 1 doanh nghiệp.



Tuy nhiên, những yêu cầu rất khắt khe. Trong đó, chọn nguyên liệu là thách thức lớn nhất cho sản xuất sản phẩm Halal của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới đưa ra quy định cấm hàm lượng cồn trong sản phẩm, chỉ có Malaysia chấp nhận ở mức dưới 0,05%, Indonesia chấp nhận ở mức 0,03%, nhưng không được cho trực tiếp vào sản phẩm mà chỉ chấp nhận hàm lượng cồn này phát sinh ra trong quá trình lên men. Ngay cả những nhà cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất cũng phải cam kết những nguyên liệu cung cấp là Halal.



Cộng đồng người Hồi giáo có những phòng thí nghiệm đặc biệt để phân tích và nghiên cứu xem các thành phần trong sản phẩm có Haram hay không, nếu có thì sản phẩm đó sẽ bị toàn bộ cộng đồng Hồi giáo tẩy chay.



Theo phân tích của ông Trần Xuân Giáp thì tự nguyện và tự giác là những nhân tố tiên quyết đối với các doanh nghiệp, bởi bên cạnh yếu tố nguyên liệu của doanh nghiệp khi sản xuất ra sản phẩm phải có tất cả các thành phần Halal thì yêu cầu về độ tinh khiết để sản xuất ra sản phẩm cũng rất tuyệt đối.



Khi đã sản xuất được sản phẩm Halal, để tiếp cận thị trường thành công, các doanh nghiệp Việt Nam trước hết cần phải hiểu về văn hóa, giao tiếp của đối tác. Với những nước Hồi giáo chính thống, người Hồi giáo không làm việc vào ngày thứ 6, đặc biệt là sau 12h trưa ngày thứ 6 vì đó là giờ hành lễ tại nhà thờ của tất cả cộng đồng người Hồi giáo.



Một lưu ý quan trọng nữa là người Hồi giáo tuyệt đối không uống rượu bia, nếu đem ra mời sẽ là sự thiếu hiểu biết, không tôn trọng đối tác...



Bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) - doanh nghiệp đã được HCA trao dấu chứng nhận Halal cho 8 sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường các nước Hồi giáo, cho biết, dấu chứng nhận Halal là dấu ấn có thể tiếp cận tất cả các thị trường mà người tiêu dùng yêu cầu phải xây dựng được niềm tin với nhà sản xuất. Khi doanh nghiệp đã được chứng nhận sản phẩm Halal thì có thể đưa sản phẩm tới tất cả các thị trường khác trên thế giới.



Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ Halal là 1 năm, sau 6 tháng sẽ giám sát một lần, việc đánh giá chứng nhận lại được thực hiện không muộn hơn 1 tháng trước ngày hết hạn, ông Trần Xuân Giáp cho biết.

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BUỔI RA MẮT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL TẠI VIỆT NAM

BUỔI RA MẮT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL TẠI VIỆT NAM

Vào sáng nay, ngày 2/3/2024 tại trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà TNR, 180 – 192 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã hân hoan tổ chức lễ khai trương TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HALAL.

KHÓA HỌC DẠY ĐỌC QURAN DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NÓI TIẾNG VIỆT

KHÓA HỌC DẠY ĐỌC QURAN DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NÓI TIẾNG VIỆT

Nền tảng ITQAN xin thông báo tổ chức khoá học dạy cách đọc Kinh Qur’an dành cho người nói tiếng Việt. ITQAN là một nền tảng trực tuyến toàn cầu được thiết kế trong nhiều ngôn ngữ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người Hồi giáo không nói tiếng Ả Rập trên khắp thế giới  để học cách đọc Kinh Qur'an và hỗ trợ việc đọc Quran một cách dễ dàng thông qua các lớp học cá nhân hoặc theo nhóm trực tiếp qua clip âm thanh và video.

ĐIỂM BÁO: BÀI HỌC NGĂN SIÊU LÂY NHIỄM COVID -19 TẠI THÁNH ĐỊA MECCA

ĐIỂM BÁO: BÀI HỌC NGĂN SIÊU LÂY NHIỄM COVID -19 TẠI THÁNH ĐỊA MECCA

Lễ hành hương về Thánh địa Mecca từng thu hút hơn 2,5 triệu tín đồ khắp thế giới, nhưng vẫn tránh được tình huống “siêu lây nhiễm” giữa Covid-19. Mecca, thành phố linh thiêng nhất của người Hồi giáo, thuộc Arab Saudi, là địa điểm diễn ra lễ hành hương lớn hàng năm có tên Hajj.

ĐIỂM BÁO: VÌ SAO NGƯỜI PAKISTAN KHÔNG TÍCH TRỬ TRONG COVID 19?

ĐIỂM BÁO: VÌ SAO NGƯỜI PAKISTAN KHÔNG TÍCH TRỬ TRONG COVID 19?

Giữa đại dịch, người Pakistan đang đoàn kết để giúp những cảnh đời kém may mắn hơn theo một cách độc đáo và bất ngờ. Trong khi nhiều người trên khắp thế giới chỉ tập trung vào vấn đề vệ sinh thân thể giữa đại dịch, Tiến sĩ Imtiaz Ahmed Khan, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Hamdard ở Karachi, ví zakat như một nghi lễ thanh tẩy tâm hồn.  Ông nói: "Nếu bất kỳ người hàng xóm nào của tôi phải đi ngủ với cái bụng đói, làm sao tôi có thể tích trữ thừa thãi thức ăn?"

ĐIỂM BÁO: CUỘC SỐNG CỦA CÔ GÁI VIỆT THEO ĐẠO ISLAM Ở LONDON

ĐIỂM BÁO: CUỘC SỐNG CỦA CÔ GÁI VIỆT THEO ĐẠO ISLAM Ở LONDON

Maymunah, hay còn gọi là Mây, cô gái Việt sinh ra ở Huế, kể cho tôi nghe về cuộc sống như một người Hồi giáo của cô hơn ba năm qua ở London.

ĐIỂM BÁO: "3 NĂM LÀM DÂU Ở SA MẠC TRUNG ĐÔNG CỦA CÔ GÁI VIỆT"

ĐIỂM BÁO: "3 NĂM LÀM DÂU Ở SA MẠC TRUNG ĐÔNG CỦA CÔ GÁI...

Dung Hoàng, 26 tuổi đang sống ở ngoại thành thủ đô Amman, của Jordan. Tuy sống ở đất nước sùng đạo và mọi thứ hoàn toàn khác ở Việt Nam, nhưng cô đã dần thích ứng và đang có cuộc sống hạnh phúc. Vợ chồng Dung có một bé trai 1,5 tuổi và chuẩn bị chào đón con thứ hai. Dưới đây là chia sẻ của Dung về những thú vị khi sống ở đất nước đạo Hồi.

ĐIỂM BÁO: ĐẠI SỨ ANH (VÀ PHU NHÂN) TẠI SAUDI CẢI ĐẠO SANG ISLAM - HÀNH HƯƠNG Ở THÁNH ĐỊA MECCA

ĐIỂM BÁO: ĐẠI SỨ ANH (VÀ PHU NHÂN) TẠI SAUDI CẢI ĐẠO...

Đại sứ Anh tại Ả Rập Xê Út Simon Collis đã cải đạo sang Hồi giáo sau thời gian dài làm công tác ngoại giao ở các nước theo tôn giáo này và được tin là đại sứ Anh đầu tiên tham dự lễ hành hương đến thánh địa Mecca.

ĐIỂM BÁO: "TÂN THỊ TRƯỞNG LONDON LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO (MUSLIM)"

ĐIỂM BÁO: "TÂN THỊ TRƯỞNG LONDON LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO...

Sadiq Khan, con trai của một người lái xe bus, đã trở thành vị thị trưởng theo đạo Islam đầu tiên của thành phố London. Theo hãng tin Reuters, trong cuộc bầu cử được công bố kết quả ngày 6/5, ông Sadiq Khan đã giành chiến thắng trước một đối thủ luôn tìm cách cáo buộc ông với chủ nghĩa cực đoan.