Ý NGHĨA CÂU "BISMILLAH HIR ROHMAN NIRROHIM" Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

Ý NGHĨA CÂU "BISMILLAH HIR ROHMAN NIRROHIM"

16.07.2008 03:53 - đã xem : 5986

بسم الله الرحمن الرحيم .
Nhân danh Allah, Ðấng Rất mực Ðộ lượng, Ðấng Rất mực Khoan dung.
روي عن أبن عباس رض الله عنهما أن رسول الله صلى الله عليه وسلم كان لا يعرف فصل السورة حتى ينزل عليه ( بسم الله الرحمن الرحيم ). رواه أبو داود بإسناد صحيح وأخرجه الحاكم في مستدركه .
Ông Ibnu Abbas (R) thuật lại : « Khi xưa Rosul (saw) không phân biệt được khi nào chấm dứt sourate và khi nào bắt đầu sourate (chương) mới, cho đến khi Allah truyền xuống câu Bismilla.. (Do Abu Dawud ghi lại với đường dây Soheh và Al Hakim ghi lại).

Ngày xưa, mỗi khi bắt đầu viết hay đọc kinh Coran hay làm bất cứ việc gì thì các sohabah đều bắt đầu bằng câu « Bismilla ». Cho nên, đây cũng là hành động tốt (sunnah) khi bắt đầu nói hay làm việc gì đều nhân danh Allah trước (nghĩa là đọc Bismilla trước khi bắt đầu công việc).

Qua lời truyền dạy của Rosul (saw) : « Bất cứ công việc nào mà khởi đầu không bằng câu Bismilla (nhân danh Allah) thì sự việc đó không khác gì như người mất đi một cánh tay ».

         فتستحب في أول الوضوء لقوله عليه السلام : [ لا وضوء لمن لم يذكر اسم الله عليه ] , رواه أحمد وأصحاب السنن من رواية أبي هريرة مرفوعا.

Trước khi lấy nước wuđua để soly, ta phải đọc câu Bismilla. Qua lời thuật lại của ông Abu Hurairoh (R) từ Rosul (saw) như sau: « Không có nước wuđua (nước soly) cho những ai lấy nước để solah mà không đọc câu Bismilla). Do Imam Ahmad ghi lại.

Nhưng khi cắt cổ thú vật để ăn, có bắt buộc phải đọc câu Bismilla hay không ?

         وتستحب عند الذبيحه في مذهب الشافعي و أوجبها آخرون .

- Theo hệ phái của Imam As Shafiy (R) cho rằng: « Tốt nhất là nên đọc câu Bismilla, nhưng không bắt buộc phải đọc ». (Nghĩa là có đọc cũng được, không đọc cũng không sao).

- Các hệ phái khác cho rằng : « Bắt buộc phải đọc câu Bismilla ».

         وتستحب عند أكل لقوله عليه السلام : [ قل بسم الله وكل بيمينك وكل مما يليك ] .رواه مسلم في  قصه ( عمر بن أبي سلمه ) ربيب النبي صلى الله عليه وسلم .

Ngay cả trước khi ăn (hay uống) cũng nên đọc câu Bismilla qua lời dạy của Rosul (saw) như sau : « Hãy nói, nhân danh Allah, rồi dùng tay phải để bóc thức ăn, sau đó mới ăn những gì từ phần dưới của cái dĩa của các ngươi ». Hadith Do Muslim ghi lại từ ông Usaman ibnu Abi Salma.

Theo Sunnah của Rosul (saw), ta nên lấy thức ăn từ phần dưới trên dĩa hay phần ăn hướng về ta trước, vì Rosul (saw) có nói : « Lộc từ phần trên dĩa xuống ». Khi thức ăn lỡ có rớt xuống bàn hay đất ta nên lượm lại, phủi bụi hay rửa nó rồi ăn nó (ngoại trừ đồ ăn nước), chớ đừng đổ bỏ vì đó là lộc của Allah ban cho, nếu không ăn thì shaiton sẽ dùng nó. Chúng ta cũng không được lãng phí thức ăn, khi múc thức ăn lên dĩa, chúng ta nên ước lượng là sẽ ăn hết hay không, chỉ nên múc đủ dung lượng mà chúng ta sẽ ăn và nên ăn cho hết những gì trên dĩa. Ðó cũng là phương cách để không hoang phí vô ít, vì sự hoang phí là đồng bọn của Shaiton.

         وتستحب عند الجماع لقوله عليه السلام : [ لو أن أحدكم إذا أراد أن يأتي أهله قال: يسم الله اللهم جنبنا الشيطان وجنب الشيطان ما رزقتنا، فإنه أن يقدر بينهما ولد لم يضره الشيطان أبدا ] , رواه الشيخان عن ابن عباس رض الله عنهما.

Một vấn đề quan trọng khác là mỗi khi gần gủi (ăn nằm) với vợ, nên đọc bài đu-a sau, qua lời thuật lại của ông Ibnu Abbas (R) từ Rosul (saw) : « Bismillahi, Allohumma jannibnas shation wa jannibus shaiton ma rozaktana fa in nahu in yukođ-điro bainahuma walađun lam yađurruhus shaiton abđan » (Nhân danh Allah, Ôi Allah xin Ngài hãy xua đuổi shaiton xa chúng tôi và xa ân lộc do Ngài ban cho chúng tôi, xin đừng để shaiton ám hại nó (con cái) nếu Ngài có ban lộc cho, thì shaiton sẽ không bao giờ hại nó được). Do Al Bukhory và Muslim ghi lại.

(Nếu chúng ta không đọc bài đu-a nầy, cũng như nếu trước khi chúng ta ăn uống hay bước vào nhà mà không đọc Bismilla thì shaiton, ma quỉ sẽ nhập cuộc, ăn uống và sẽ ở chung nhà với chúng ta, nên Rosul (saw) đã dạy chúng ta cách trừ khử shaiton, ma quỉ ra khỏi nhà chúng ta bằng cách cho salam và đọc bismilla trước khi bước vào nhà dù không có ai).

         والمتعلق بالباء في قوله (بسم الله) منهم من قدره باسم تقديره : باسم الله إبتداء ومنهم من قدره بفعل تقديره : إبدأ بسم الله، أو إبتدأت بسم الله. كلا هما صحيح فإن فعل لا بدا له من مصدر..

Liên quan đên chữ Baa (ب) đứng trước danh của Allah :

- Một số học giả giải thích : Nhân danh Allah xong mới khởi hành.

- Một số học giả khác giải thích: Khởi đầu danh của Allah rồi bắt đầu công việc.

Hai cách giải thích nầy đều đúng và hợp lý, bởi rằng mọi hành động hay mọi việc làm đều có sự xuất xứ hay mục đích của nó.

         فالمشروع ذكر اسم الله في ذلك كله تبركا وتيمنا واستعانة على الإتمام والتقبل ويدل للأول قوله تعالى: ( وقال اركبوا فيها بسم الله مجريها ومرساها إن ربي لغفور رحيم ) . هود 41

Giáo lý Islam khuyên chúng ta hãy nhân danh Allah rồi mới bắt đầu mọi việc, để mong được sự hổ trợ, ban bố hồng phúc, sự tốt lành, vẹn toàn của Ðấng mà ta nhân danh cầu khẩn để được hổ trợ và phó thác.

Qua lời dẫn chứng, khi bắt đầu việc gì mà Ngài đã phán về câu chuyện của Nabi Noah (A) nói với quần chúng của Người như sau :

« Và (Nuh) bảo ; ' Hãy lên tàu, nhân danh Allah dù nó trôi hay nó đậu. Chắc chắn, Ðức Rabb của ta Hằng Tha Thứ,Rất mực Khoan dung. » Suroh 11 : 41.

         ويدل للثاني في قوله تعالى : ( إقرأ بسم ربك الذي خلق.. ) . العلق: 1

« Hãy đọc, nhân danh Rabb của Ngươi, Ðấng đã tạo.. » Suroh 96 : 1.

         و(الله) علم على الرب تبارك وتعالى يقال إنه ( الاسم الاعظم ) لأنه يوصف بجميع الصفات لما قال تعالى: ( هو الله الذي لا إله هو عالم الغيب والشهادة هو الرحمن الرحيم ) . الحشر:2 2

« Ngài là Allah, Ðấng mà ngoài Ngài không có một Thượng Ðế nào khác (đáng được tôn thờ) ; Ðấng biết hết điều vô hình và điều  hữu hình. Ngài là Ðấng Rất mực Ðộ lượng, Ðấng Rất mực Khoan dung.. » Suroh 59 :22.

Allah là một đại danh từ cao cả, không có một nhân tạo nào có thể để so sánh vơi danh xưng của Ngài, danh cao cả duy nhứt nầy đã diễn tả tất cả những nhân cách, nhân phẩm, bản tánh, ý nghĩa cao quí, trọng đại, cao thượng, huyền bí nhứt của Ðấng Tạo Hóa, mà chúng ta không thể nào diễn đạt hết ý nghĩa đó, như ayat trên đã diễn tả.

         فأجري الأسماء الباقية كلها صفات كما قال تعالى: ( ولله الأسماء الحسن فادعوه بها وذرو الذين يلحدون في أسمائه سيجزون ما كانوا يعملون ) . الأعراف: 180

Và từ đó danh xưng nầy đã diễn tả và được nêu lên trong kinh Coran mà nô lệ phải nghiêm trọng gọi danh xưng nầy để cầu khẩn ở Ngài, vì chỉ có một danh xưng nầy mà nó hàm chứa tất cả mọi ý nghĩa, ý tưởng của Ðấng Sáng tạo ra tất cả. Như Ngài đã phán :

« Allah có các tên gọi tốt đẹp nhứt, do đó hãy gọi Ngài bằng các tên gọi đó. Và hãy lánh xa những kẻ bóp méo tên gọi của Ngài. Họ sẽ lãnh đủ về tội của họ.. » Suroh 7 : 180

         وقال تعالى: ( قل ادعوا الله أو ادعوا الرحمن  أياما تدعوا فله الأسماء الحسن ولا تجهر بصلاتك ولا تخافت بها وابتغ بين ذلك سبيلا ). الإسراء: 110

« Hãy bảo họ : ' Cầu nguyện Allah hay cầu nguyện Ar Rohman cầu nguyện Ngài với bất cứ danh xưng nào (điều tốt cả) bởi vì Ngài có các danh xưng tốt đẹp nhứt. Và trong cuộc dâng lễ (Solah) của ngươi chớ đọc kinh quá lớn tiếng cũng chớ quá nhỏ, mà hãy tìm lấy con đường chính giữa.. » Suroh 17 :110

         عن أبي هريرة رض الله عنه أن النبي صلى الله عليه وسلم قال : إن لله تسعة وتسعين أسماء مائة إلا واحدا، من أحصاها دخل الجنة ) . رواه الشيخان .

Ông Abu Hurairoh (R) thuật lại lời của Rosul (saw) : « Allah có đến 99 quí danh hay một trăm trừ một. Những ai đếm (học thuộc lòng) hết nó, thì sẽ được vào thiên-đàng ». Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.

(Ý nghĩa ở đây là học thuộc lòng những quí danh cao cả đó, hiểu ý nghĩa và xưng danh những danh gọi đó lúc cầu nguyện).

         هو اسم لم يسم به غيره تبارك وتعالى ولهذا لا يعرف له في كلام العرب اشتقاق فهو اسم جامد وقد نقله القرطبي عن جماعة من العلماء منهم الشافعي، والغزلي وإمام الحرمين .

Allah là một đại danh từ riêng, chỉ dùng để xưng hô khi gọi danh của Ngài duy nhứt mà thôi, không ai khác được phép gọi danh nầy. Trong văn chương phong phú, phồn thịnh nhứt của người Arab xưa kia, người ta không tìm thấy tên gọi nầy để gọi nhân tạo, ngoại trừ họ dùng để gọi Ðấng Tạo Hóa mà thôi. Vì vậy, trong văn chương của họ không xác định rõ đó là đại danh từ bất biến hay đại danh từ biến thể.

Theo lời giải thích của ông Al Kortoby, dựa vào ý kiến của Imam As Shafiy, Al Gozaly và Imam Al Haromayni : ‘Ðó là một đại danh từ bất biến từ’.

         وقيل: انه مشتق من أله يأله إلاهة وقد قرأ ابن عباس ( وينذرك والإهتك ) أي عبادتك .

Một số học giả cho rằng : Ðó là đại danh từ theo thể chế biến dạng từ từ A'la Ya 'la -Ila hatan . Có nghĩa là : « Ðấng Thượng Ðế ».

         وقيل مشتق من وله إذ تحير لأنه تعالى يحير في الكفر في حقائق صفاته .

Một số khác cho rằng : « Từ nầy xuất xứ từ Walahu hay từ sự bối rối, lúng túng, yếu mềm do Allah tạo ra trong ý tưởng của con người, khi con người nghĩ về nhân cách, nhân phẩm, bản lãnh phi thường cao cả của Allah, hay khi đối diện trầm tư suy ngẫm đến sự cao cả vạn năng của Ngài ».

Với bản tánh nhỏ bé, yếu hèn của con người, khi họ trúc tâm trạng, thực chất tâm tư lạc lầm của họ nơi Allah, thì họ sẽ bối rối lo sợ trước sự lầm lỗi của họ mà mau tìm về với Ngài để được hưởng những hồng ân, soi sáng, hướng dẫn mà hưởng được sự thanh tịnh trong tâm để tôn thờ ở Ngài Duy nhứt và được Ngài hài lòng ban ân phúc mà tha thứ những tội lỗi và chấp nhận những hành đạo của họ.

         وقيل: مشتق من ألهت إلى فلان أي سكنت أليه فالعقول لا يسكن إلا إلى ذكره والروح لا تفرح إلا بمعرفته لأنه الكامل على الإطلاق دون غيره. قال تعالى: ( الذين آمنوا وتطمعن قلوبهم بذكر الله ألا بذكر الله تطمعن القلوب ). الرعد:28

Một số học giả khác cho rằng : Từ nầy biến dạng từ Al Haut, có nghĩa là ‘Gia nhập vào ai đó’, như tinh thần hay lương tâm của người nào đó, họ không bao giờ tìm được sự an tâm thoải mái nếu họ không nghĩ hay tìm đến với Allah, và tâm linh của họ không bao giờ được thanh thoát, vui vẻ hạnh phúc, an tâm nếu họ không hiểu biết rõ ràng về Allah, vì Ngài là Ðấng Vẹn Toàn, hoàn mỹ không có gì hoàn mỹ hơn, nó ngự trị trong trái tim của con người, như Ngài đã phán : « Những ai có đức tin và thoả lòng với sự tưởng nhớ Allah và chắc chắn chỉ với sự tưởng nhớ Allah mà họ được thỏa lòng. » Suroh 13 : 28.

         واختار الرازي أنه اسم غير مشتق البتة .

Ông Ar Rozy cho rằng : Ðó là đại danh từ bất biến thể và đây cũng là ý kiến của ông Al Kholil (الخليل) và Sibawayhy ( سيبويه) và đa số những nhà nghiên cứu về văn chương nguyên thủy của văn hóa Arab ( الأصويين) và những học giả về giáo lý ( الفقهاء).

Abdulloh chuyển ngữ

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: CẨM NANG

BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: CẨM NANG "AL-ASMA AL-HUSNA # NHỮNG ĐẠI DANH...

Đây là quyển cẩm nang nói về trụ cột đầu tiên của Iman (đức tin) trong Islam là niềm tin vào Allah. Và trong niềm tin vào Allah, người Muslim phải tin vào những tên gọi và thuộc tính đẹp đẽ của Ngài. 

BÀI VIẾT VÀ BÀI THUYẾT GIẢNG KHUTHBAH NGÀY THỨ SÁU:

BÀI VIẾT VÀ BÀI THUYẾT GIẢNG KHUTHBAH NGÀY THỨ SÁU: "THANK YOU RAMADAN...

Cám ơn Ramadan đã cho chúng tôi cơ hội nhịn chay trong những ngày tháng không phân biệt lạnh hay nóng, bởi chúng tôi tin chắc rằng: {Ai nhịn chay Ramadan bằng niềm tin và hi vọng sẽ được xóa sạch mọi tội lỗi đã phạm.}

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁ TRỊ CỦA TAWHID (THẦN HỌC...

Tawhid là sự tôn thờ một mình Allah duy nhất, là điều kiện thiết yếu cho người bề tôi gia nhập tôn giáo Islam. Nó là ý nghĩa của lời Shahadah “لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ”. Ai không độc tôn Allah duy nhất trong thờ phượng thì không phải là người Muslim. 

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "AL IMAN - NIỀM TIN VÀO CÁC VỊ THIÊN...

Tin nơi các Thiên thần là một trong sáu trụ cột của đức tin Iman trong tôn giáo Islam, vậy niềm tin vào các vị Thiên thần là như thế nào? Đức tin trụ cột này bao gồm những điều gì và giá trị của nó ra sao đối với mỗi tín đồ Muslim?

BÀI VIẾT - THUYẾT GIẢNG AUDIO & CLIPS VIDEO: "Ý NGHĨA CỦA CÂU TUYÊN THỆ SHAHADAH"

BÀI VIẾT - THUYẾT GIẢNG AUDIO & CLIPS VIDEO: "Ý NGHĨA CỦA...

Này hỡi nhân loại, hãy kính sợ Allah và hãy biết rằng lời nói: “La ila-ha illollo-h” – (Không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah)” là lời nói phát ra từ sự thành tâm (Ikhlaass), đây là lời của lòng ngay chính và kính sợ (Taqwa), là lời chân thật trong tôn giáo Islam, là chiếc chìa khóa cho cõi Bằng An, là lời mà ai đó nói được lần sau cùng trên cõi trần thì Ngày sau sẽ được vào Thiên Đàng, InshaAllah.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỨC TIN VỀ SỰ TIỀN ĐỊNH"

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỨC TIN VỀ SỰ TIỀN...

Đức tin nơi sự tiền định là niềm tin kiên định rằng Allah I đã an bài và định sẵn tất cả mọi sự việc từ trước cho tất cả mọi vạn vật. Tất cả mọi sự việc, mọi hiện tượng và mọi hoạt động của mọi vạn vật đều được viết trong quyển "Al-Lawhu Al-Mahfuzh" (quyển Kinh Mẹ hay Văn bản lưu trữ), và chúng sẽ vận hành theo ý chỉ của Allah.

ÂN PHÚC CỦA TAWHID VÀ NHỮNG ĐIỀU BÔI XÓA TỘI LỖI

ÂN PHÚC CỦA TAWHID VÀ NHỮNG ĐIỀU BÔI XÓA TỘI LỖI

Tawhid là điều bắt buộc quan trọng nhất trong các điều bắt buộc và là điều trọng đại nhất trong các hình thức thờ phượng. Allah đã chuẩn bị một phần thưởng vĩ đại cho những ai chứng thực nó ở Đời này và Đời Sau.

CHỈ CÓ ALLAH LÀ ĐẤNG ĐỂ CHÚNG TA CẦU XIN VÀ KHẤN VÁI

CHỈ CÓ ALLAH LÀ ĐẤNG ĐỂ CHÚNG TA CẦU XIN VÀ KHẤN VÁI

Allah, Thượng Đế Tối Cao và Nhân Từ phán bảo vị Thiên sứ của Ngài, Muhammad, nói với nhân loại rằng Ngài luôn ở gần kề bên họ, Ngài luôn nhìn thấy và nghe thấy, và Ngài luôn đáp lại lời cầu xin, khấn vái của bất cứ người bề tôi nào thành tâm hướng về Ngài, tha thiết mong mỏi sự ban phát của Ngài.