Dòng họ của ông Zaid ibnu Thabit (R):
Đó là ông Zaid ibnu Thabit ibnu Ad Đohak ibnu Zaid Lawazan ibnu Amru ibnu Abdul Awf ibnu Malik ibnu An Najaary Al Ansory. Biệt danh là ‘Abu Khorijah’ hay ‘Abu Said’. Thân mẫu của ông là bà An Nour con của ông Malik An Najaary.
Ông Zaid (R) đến với Islam:
Ông Zaid ibnu Thabit (R) vào Islam lúc ông mới được khoảng chừng mười một tuổi, cho nên trong trận chiến ‘Badar Kubro’ ông cùng với một số (sohabah) bạn trẻ khác từ dân bản xứ hay ‘Ansor’ không được tham gia trận chiến này, nhưng sau đó ông đã tham gia hầu hết tất cả trận chiến khác dù lớn hay nhỏ.
Những sự cao quí của ông Zaid (R):
Những sự cao quí được mọi người biết đến ông Zaid ibnu Thabit Al Ansory rất nhiều, ở đây chúng tôi chỉ trích dẩn vài điều quan trọng để chúng ta noi theo gương tốt mà học hỏi.
1)- Có lần Rosul (saw) đã giao cờ lệnh của Bani Malik ibnu An Najar cho ông Ammaroh (R) ra đi chinh chiến ở trận Tabuk (cách Medinah hơn 7 ngàn km), nhưng sau đó Rosul (saw) thay đổi ý kiến thu hồi cờ lệnh này để giao lại cho ông Zaid Ibn Thabit (R). Thấy vậy, ông Ammaroh (R) hỏi Rosul (saw) như sau:
ولَمَّا تَسَاءَلُ عَمَّارة قَائِلاً: يارسول الله أُبَلِّغُكَ عَنِّى شَيء, قال:لاَ , ولكن القرآن مُقَدِّمَ, وَزَيْد أكثَر مِنْكَ قِرَاءَة القرآن.
“Thưa Sứ giả của Allah, tôi có làm gì sai trái không ạ?”
Rosul (saw) nói: - Không đâu, Ta làm vậy là vì trong Islam việc gì cũng phải lấy Qur’an làm đầu, cho nên Ta chọn Zaid vì kiến thức (đọc và hiểu) về thiên kinh Qur’an của anh ta biết nhiều hơn anh.
Nghĩa là, Rosul (saw) đã ưu tiên chọn người nào đọc đúng và hiểu nhiều về thiên kinh Qur’an... Trong giáo luật của Islam cũng vậy, người được chọn làm Imam để hướng dẫn buổi lễ solah là người đó phải thông hiểu Qur’an nhiều hơn những người khác, ngay cả về mặt phương diện trong xã hội hay đời sống của cộng đồng Muslim cũng vậy, hãy nên chọn người nào đọc đúng và thông hiểu thiên kinh Qur’an chính xác mới bầu người đó lên đại diện lãnh đạo cộng đồng, bởi người hiểu luật lệ - giáo lý là người luôn kính sợ Allah.
2)- Ông Zaid (R) là một trong những thành viên ghi chép lại Wahhy (thiên kinh Qur’an) của Allah. Nghĩa là khi thiên thần Jibriel (A) truyền Wahhy xuống cho Rosul (saw) thì Người đọc lại cho ông Zaid (R) nghe để ông ghi chép lại.
3)- Ông Zaid (R) là người hân hạnh đã được ông Umar (R) giao quyền thay thế để lãnh đạo và cai quản thành phố Al-Medinah ba lần trong lúc ông Umar (R) vắng mặt.
4)- Ông Zaid (R) là một trong những thành viên đã gom góp và sắp xếp lại thiên kinh Qur’an (có thứ tự) do lệnh của ông Abubakar (R) và ông Umar (R), như lời ghi lại của ông Al-Bukhory như sau:
قال زيد بن ثابت رضي الله عنه: أُرْسِل إِلى أبوبكر مَقْتَل أَهْلَ اليَمَامَة وَعِنْدَهُ عُمر, فقال أبو بكر: إِنَّ عُمر أَتَانِي فقال إِنَّ الَقْتلَ قَدْ اِسْتَحَرَ يَوْمُ الَيمَامة بِالنَّاسِ وَإِنِّي أَخْشَى أَنَّ القَتْلَ بِالقُرْآنَ في المَوَاطِن فَيَذْهَبَ كَثِيْرً مِنَ القُرْآن, وَإِنِّي أَرَى يَجْمَعُ القُرْآنَ. قال أبوبكر فَقَلْتُ لِعُمر:كَيْفَ أَفْعَل شَيْئاً لَمْ يَفْعَلُهُ رسول الله صلى الله عليه وسلم, فَقَال عُمر هُوَ الله خَيْرٌ, فَلَمْ يَزَل عُمر يَرَاجِعُنِي فِيْهِ حَتَّى شَرَحَ الله عَزَّوجل صَدْرِي لِذَلِك, وَرَأَيْتُ الذِي رَاى عُمر..قال لِي أبوبكر: إِنَّكَ رَجُلٌ شَابٌ عَاقِلٌ وَلاَ نَتَهْمُك كَنْتَ كَتَبْتَ الوَحِّى لرسول الله صلى الله عليه وسلم فَتَتَّبِعُ القُرَآن وَاجْمَعُهُ. إلى آخر الرواية.
Ông Zaid ibnu Thabit (R) thuật lại: “Trong trận chiến Al-Yamamah rất gay go và phức tạp, nên lúc đó ông Abubakar (R) đã gởi rất nhiều quân dân Muslim đi chiến đấu trong trận này, trong đó có cả ông Umar (R), ông Abubakar (R) cùng đi và sau đó ông Umar (R) có đến gặp tôi nói rằng: “Qua trận chiến khốc liệt này, tôi thấy có rất nhiều người đã học thuộc lòng thiên kinh Qur’an đã anh dũng hy sinh, tôi sợ nếu trận chiến cứ kéo dài như vậy thì chúng ta sẽ còn mất mát đi rất nhiều người đã học thuộc lòng và hiểu biết về kinh Qur’an, cho nên tôi nghĩ lúc này là lúc chúng ta nên tìm cách gom góp thiên kinh Qur’an lại (thành một cuốn) rồi đem cất một nơi nào đó tốt hơn. Và ông Abubakar (R) cũng đã nói với tôi giống như vậy.
Sau khi lắng nghe hai ông nói, tôi nói lại với ông Umar (R) rằng: “Làm sao tôi dám làm những gì mà Rosul (saw) chưa có làm?”
Ông Umar (R) trả lời: “Thề có Allah làm chứng, bởi việc này sẽ đem lại sự tốt lành cho chúng ta mà thôi”.
Sau đó, mỗi lần gặp tôi ông Umar (R) cứ lặp lại lời đề nghị này. Cho đến một ngày, Allah soi sáng tôi biết nhận thức được lời đề nghị tốt đẹp của hai ông Abubakar và Umar. Rồi ông Abubakar (R) nói với tôi: “Cậu là một thanh niên thông minh và hiểu biết, thiết nghĩ vấn đề này không có gì khó khăn đối với cậu cả, bởi vì trước đây chính cậu là người đã ghi chép lại wahhy của Rosul (saw) nên cậu là người hiểu biết chính xác và rất xứng đáng là người nên làm việc này” (Hadith dài...)
Bằng chứng ở đây là: Allah đã soi sáng và hướng dẫn ông Zaid (R) để nghe theo lời yêu cầu của hai vị sohabah lão thành là ông Abubakar (R) và ông Umar (R) đã biết lo xa cho tương lai của Islam. Cho nên, mục đích của hai ông là muốn gom góp lại để gìn giữ nguyên thủy quyển Thiên Kinh Qur’an mà không bị thất lạc. Chẳng qua, trong trận chinh chiến đó hàng ngủ Muslim đã hi sinh hơn cả chục ngàn mạng người và trong đó có hơn sáu trăm người đã học thuộc lòng kinh Qur’an. Cho nên, việc làm này là một sự vinh hạnh, công lao và phước đức vô cùng to lớn của ông vì Islam và người Muslim.
Nhờ đó mà ngày nay mỗi giây phút trên thế gian này đều có người cầm quyển thiên kinh Qur’an để đọc, đó là thành quả công lao của ông Zaid (R) đã bỏ thời gian để gom góp sắp xếp lại và gìn giữ Nó cho đến ngày hôm nay, cho nên mỗi một người đọc Qur’an đều tăng thêm phần phước cho ông Zaid (R) trên cán cân ở ngày Sau.
Sự tốt lành của ông đã làm:
Những sự tốt lành hữu ích của ông Zaid (R) đã để lại không kém gì sự cao quí của ông, chúng tôi chỉ nêu lên ở đây vài thí dụ điển hình để chúng ta noi theo học hỏi, nhứt là những anh em học sinh - sinh viên Muslim mỗi ngày học hỏi qua hình ảnh gương mẫu từ lương tâm đến tư cách và linh hồn cao cả của ông Zaid (R). Bởi đây là những hình ảnh gương mẫu chỉ thể hiện ở những người có trí thức nhưng có tấm lòng lương thiện, trung trực sợ hãi Allah một cách đáng kính, mà tư cách hiểu biết của ông Zaid (R) đã ghi lại như sau:
1)- Rosul (saw) đã ngợi khen ông Zaid từ lúc khi ông còn trẻ qua câu nói của Người (saw) như sau: ( أَمَّا إِنَّهُ نِعْمَ الْغُلَام) (Quả thật! Cậu ấy là một thanh niên tốt).
Lời khen ngợi này được Rosul (saw) thốt ra nhân dịp trong lúc mọi người đang đào chiến hào Al-Khoddak (để chống lại quân Quraish ở ngoại ô Al-Medinah), lúc đó những người lớn tuổi thì đào hầm, còn cậu Zaid lúc đó thì tuổi đời còn quá trẻ nhưng anh ta rất có chí khí hăng sai khiên vát những cát đá mà không biết mệt. Những vị sohabah cao tuổi thấy chàng trai này đem lòng yêu mến và khen tặng đến tai Rosul (saw), và Rosul (saw) cũng đã khen cậu ấy như bao người khác. Quả thật không sai một chút nào, dù cậu ta còn rất trẻ, nhưng lúc nào ông Zaid cũng tự nguyện xung phong và tham gia kề cận bên cạnh những vị Sohabah lớn tuổi, bởi lúc đó rất hiếm thấy một đứa trẻ cùng lứa tuổi với ông Zaid mà lại có tư cách và hành động trung trực vì Islam. Bản tánh và thực lực đó không phải ai cũng có được, ngoại trừ Allah muốn ban cho người nào đó thì người đó mới có được, cho nên đây là một diễm phúc lớn lao đối với ông Zaid. (Sử kể lại, bản tính từ lúc trẻ của ông Zaid đã thích ngồi nghe những người lớn tuổi nói chuyện đạo, nên tính tình của ông Zaid cũng khác hẳn những thanh niên cùng lứa tuổi lúc đó chỉ biết lo ham chơi mà không chịu khó học hành).
2)- Là một điều hi hửu khác nữa mà Allah đã ban cho ông Zaid (R) là ông có một đầu óc thật thông minh để học hỏi về ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ Arab. Ông theo học ngôn ngữ Al-Ibriyah (tiếng của người Do Thái xưa kia) và As-Sariyaniyah chỉ trong nữa tháng là ông đã biết đọc và biết viết một cách thông thạo, nhờ vậy ông trở thành vị thư ký và thông dịch viên tín cận của Rosul (saw), nhứt là ông được lệnh của Rosul (saw) giao cho bổn phận đọc thư và viết trả lời thư cho những người không phải là Arab, bởi thời đó trong số những vị bằng hữu của Rosul (saw) rất hiếm có người nào biết đọc và hiểu được thư từ của người ngoại quốc hay ngoài tiếng Arab như ông Zaid, nên ông là một người có địa vị và thành tích rất lớn cho Islam.
3)- Có lần, ông Ibnu Abbas (R) là anh em chú bác của Rosul (saw) đến phụ đở ông Zaid (R) lên lưng ngựa khi ông Zaid (R) chuẩn bị leo lên lưng ngựa. Câu chuyện như sau: ‘Có lần ông Ibnu Abbas (R) thấy ông Zaid (R) chuẩn bị leo lên lưng ngựa thì ông Abbas chạy đến phụ đở ông Zaid (R) leo lên lưng ngựa. Thấy vậy ông Zaid (R) nói với ông Ibnu Abbas (R): “Đừng làm như vậy. Hỡi người anh em chú bác của Rosul (saw)”. Ông Ibnu Abbas (R) trả lời: “Đó là hành động mà tôi được giáo dục phải cư xử với một vị Ulama (Học giả) hay người lớn tuổi của chúng ta”.
Đó là lời xác nhận của ông Ibnu Abbas (R) đối với ông Zaid (R) qua tư cách và kiến thức của ông Zaid, dù rằng ông Ibnu Abbas (R) cũng là một trong những vị học giả được mọi người biết đến không thua gì ông Zaid (R) mà ông còn là bà con họ hàng thân thuộc với Rosul (saw) nữa, nhưng vì sự tôn trọng đến một người có kiến thức nên ông Ibnu Abbas (R) không màn đến thanh danh của mình mà sẳn sàng tôn kính người có kiến thức hiểu biết, đó quả là hành động và tư cách của người có kiến thức trung trực vậy.
(Islam cũng dạy chúng ta phải luôn luôn kính trọng những vị học giả (Ulama), vì họ là những người thừa kế của những vị Sứ giả của Allah để truyền bá kiến thức, ai xúc phạm đến họ thì coi như xúc phạm đến Allah, và phép lịch thiệp trong Islam là phải giúp đở người lớn tuổi già yếu).
Kiến thức của ông Zaid (R):
Nói về kiến thức của ông Zaid ibnu Thabit (R) thì không một ai chối từ về kiến thức bát ngát hiểu rộng của ông trong hàng ngũ của Ashabah của Rosul (saw), nhưng mỗi người trong họ đã được Allah ban cho một biệt tài riêng, biệt tài này được xác nhận từ Vị thầy cao cả nhứt thế gian đã giáo dục và ban thưởng cho học trò sau khi thử tài và biết được trình độ của học trò. Riêng ông Zaid (R), Allah đã ban cho ông có một biệt tài giỏi hơn ai hết về môn học tiếng Arab gọi là ( الفَرَائِضُ أَوْ المَوَارِيْثُ Al Faro’idu hay Al Mawarithu= Môn Phân Khoa về chia gia tài). Sự chứng nhận đặc biệt nầy thể hiện qua lời nói của Rosul (saw) trong hadith dài như sau:
قوله صلى الله عليه وسلم : ( أَفْرَضَ أُمَّتِي زَيْدُ بن ثابت). ومثلها ...أن النبي صلى الله عليه وسلم قال : )أَرْحَمَ أُمَّتِي أبوبكر، وَأَشْهَدُهُم فِي الله عزوجل عُمر، وَأَصْدَقُهم حَيَاءُ عثمان وَأَعْلَمَهُم بِالْفَرَائِضِ زيد بن ثابت ). رواه النساء وإبن ماجة.
Rosul (saw) đã nói: “Người giỏi nhứt trong cộng đồng của Ta về cách chia gia tài là Zaid ibn Thabit”.
Và trong hadith dài khác Rosul (saw) đã nói: “Người mà giàu tình thương nhứt trong cộng đồng của Ta là Abubakar, người cứng rắn nhứt về Islam trong cộng đồng của Ta là Umar, người dám nói sự thật và e thẹn nhứt trong cộng đồng của Ta là Usman, còn người giỏi nhứt trong cộng đồng của Ta về cách chia gia tài là Zaid ibnu Thabit.” Hadith do An Nasa-y và Ibnu Majah ghi lại.
Đó là những lời khen tặng riêng biệt cho ông Zaid (R), còn lời khen tặng về sự hiểu biết một cách tổng quát qua lời nói của ông Abu Hurairoh (R) do ông Yaha ibnu Said (R) thuật lại ngày mà ông Zaid (R) qua đời, ông Abu Hurairoh (R) đã nói như sau: “ مَاتَ خَيْرَ هَذِهِ الأُمَّة Người tốt lành nhứt hay bút mực của cộng đồng đã mất đi rồi. Và tôi hy vọng nơi Allah sẽ ban cho ông Ibnu Abbas nối nghiệp sau đó.” Đó là những lời chứng nhận của một vị sohabah cho một người sohabah khác đã ra đi sẽ mất mát cho cộng đồng rất nhiều vì sự hiểu biết của ông Zaid (R) đã đem theo vào lòng đất. Nên những người có kiến thức và hiểu biết họ rất sợ mất đi kiến thức vì chết đi sẽ làm lu mờ đi tất cả.
Và đây là lời xác nhận của thế hệ At Tabi-y hay thế hệ sau đó, do ông Masrouk (r) là một trong những đại Ulama của hàng ngũ Ta Bi-y nói: “Khi tôi đến Al-Medinah (để học hỏi) quả thật lúc đó tôi không thấy ai có kiến thức bát ngát như ông Zaid ibnu Thabit (R) cả”.
Sự khiêm tốn và e thẹn của ông Zaid (R):
Sự khiêm tốn và mắc cở e thẹn là anh em ràng buộc chặc chẻ với đức tin (iman), nếu không có sự mắc cở thẹn thùn thì không có đức tin. Tất cả sự khiêm tốn thẹn thùn đều đem lại sự tốt đẹp vẹn toàn và ích lợi, những điều trên đã được Rosul (saw) nói rất nhiều trong những Hadith của Người, nhưng con người ít ai quan tâm đến lời đúng thật đó, như Hadith mà Rosul (saw) đã nói một cách đặc biệt về ông Usman (R) như sau: “Usman là người chân thật và mắc cở nhứt trong cộng đồng của Ta.” Sự mắc cở là một bản tánh rất tốt, nhờ đó mà con người e thẹn và sợ sệt mà không dám thốt lên những lời không lịch thiệp hay không dám làm những gì không tốt lành.
(Nhưng ngược lại đời bây giờ người ta không còn biết đến sự thẹn thùn mắc cở nữa, họ dám làm và dám bịa chuyện những gì không có trong Islam, hay làm những việc Haram rồi coi như không có gì xảy ra cả... Cho nên, thời bây giờ sự mắc cở e thẹn không còn giá trị nữa đối với phụ nữ cũng như đàn ông, đức tin Iman lớp trẻ cũng không có, bởi họ không còn biết sợ hãi ở Allah nữa. Cầu xin với Allah xa lánh chúng ta từ bản tánh xấu xa này).
Đối với ông Zaid (R), Allah cũng ban cho ông có được bản tính biết thẹn thùn mắc cở, nên nhờ đó ông đã tăng thêm nhân cách và sự tốt lành của ông, qua sự xác nhận của ông Muhammad ibnu Sirin (r) như sau: “Có lần ông Zaid (R) ra đi solah Juma’at thì có một số người chạy theo ông, thấy vậy ông tìm cách lẫn nép vào trong nhà dân để lẩn tránh, người ta vẫn không buông tha mà tìm đến gặp ông thì được ông nói như sau: “Những ai không biết mắc cở với con người, thì người đó cũng không biết mắc cở với Allah”.
Riêng về tư cách và phẩm chất con người của ông Zaid (R) thì có rất nhiều sách vở ghi lại. Một vài điển hình trong sách của ông Ibnu Abdul Al Bir (r) và Ibnu Al Jawzy (r) ghi lại từ ông Thabit ibnu Ubaidi (r) nói với ý nghĩa: “Zaid ibnu Thabit (R) là một con người hoàn hảo, từ tư cách khiêm nhường đến tư cách ăn nói rất dịu dàng, những ai được gặp ông thì đều có cảm tình với ông, ông rất niềm nở, vui vẻ chất phát luôn luôn tạo niềm vui vẻ thoải mái cho mọi người, từ trong gia đình đến bạn bè thân hữu bên ngoài, nên ai cũng mến phục và kính nể thương mến ông.”
Cuộc sống khiêm tốn của ông Zaid (R):
Cuộc sống khiêm tốn đơn giản là một cuộc sống của những người không màn về sự đua đòi vật chất trên trần gian này, đó là bản chất của những người trung trực sợ hãi Allah và có đức tin vững chắc nơi Ngài. Ông Zaid ibnu Thabit (R) là một trong những người có tư cách vẹn toàn như vậy, hơn nữa ông là một người sống theo những gì thiên kinh Qur’an đã truyền xuống, mà ông là một người đặc biệt về hiểu biết và đọc đúng Qur’an nữa nên cuộc sống của ông đang đi theo những gì thiên kinh Qur’an giáo huấn mà Rosul (saw) đã không ngớt khen thưởng ông, và chúng ta hy vọng nơi Allah sẽ cố gắng học hỏi và noi theo gương cao cả của ông để được trở thành những người sống theo thiên kinh Qur’an và vì thiên kinh Qur’an mà sống.
Qua câu chuyện về con người của ông Zaid (R) được ông Ibnu Abdulbir (r) viết trong cuốn sách Al Istiaabu như sau: Nguyên nhân là ông Zaid ibnu Thabit (R) có một người giúp việc tên là Wahibun, ông Zaid (R) thì làm việc cho Baitulmal (ngân khố) của thời ông Usman (R) lãnh đạo, một hôm ông Usman (R) đi vào ngân khố thấy Wahibun đang giúp việc cho những nhân viên khác trong đó, ông Usman (R) hỏi cậu thanh niên đó là ai, được biết là người giúp việc cho ông Zaid (R). Ông Usman (R) thấy cậu ấy giúp việc một cách đắc lực nên nói: “Cậu ta cũng có phần thưởng nữa, nên sai nhân viên lấy 2 ngàn đồng đưa cho cậu ta”. Thấy vậy ông Zaid (R) nói: “Không, thề có Allah làm chứng, đừng đưa cho cậu ấy 2 ngàn đồng mà đưa 1 ngàn là đủ lắm rồi”.
Sự thể được hiểu như sau: Dựa theo giáo lý của Islam thì người giúp việc hay (nô tì thuộc quyền sở hữu của chủ) thì tất cả đều lệ thuộc vào chủ nhân, như việc cung cấp lương thực, quần áo nơi ở, ngay cả sodakah fitroh cũng do chủ nhân cung cấp, nên tiền mà nô tì kiếm được đó cũng phải trở về tay của ông chủ chớ nô tì không có quyền sợ hữu riêng. Cho nên, nếu nô tì hay ông Wahibun này nhận 2 ngàn đồng, thì số tiền đó sẽ được đưa trả về chô ông Zaid (R), vì vậy ông Zaid (R) không nhận 2 ngàn đồng mà chỉ nhận 1 ngàn thể theo công lao của Wahibun đã làm. Đó là sự khiêm tốn, trung trực chất phát của ông Zaid (R), thay vì như người khác thì nhận 2 ngàn rồi cám ơn ông Kholifah là xong, nhưng đối với ông Zaid (R) thì ngược lại vì lương tâm ông không cho phép nhận lấy như vậy, bởi ông nghĩ rằng công lao của người giúp việc của ông không đáng nhận được nhiều như vậy, dù sao việc chi tiêu hay bao cấp tất cả là thuộc về trách nhiệm và bổn phận của ông... Qua nghĩa cử cao quí đó, ít ai có được sự khiêm tốn và đơn giản, anh minh chính trực luôn nghĩ đến trách nhiệm và bổn phận như ông!!!
Sự hành đạo và bảo tồn sunnah của ông Zaid (R):
Bản tánh dè dặt và lo âu của con người là: Cố gắng tối đa để diệt trừ hay tránh xa những gì không tốt lành mà con người cần phải né tránh, vì nó không đem lại ích lợi gì, cũng như cố gắng tối đa tránh xa những gì Haram (sợ sẽ bị lôi cuốn và vấp phải tội Haram). Đối ông Zaid (R) về công việc này, không ai trong hàng ngũ sohabah lại không biết đến ông, và nhứt là sự cố gắng của ông để làm sao bảo vệ theo đúng với con đường sunnah của Rosul (saw) để lại mà không làm thêm những gì mà Rosul (saw) không bao giờ làm, dù rằng mình nghĩ là đúng. Qua câu chuyện như chúng ta đã được biết ở trên, khi ông Abubakar (R) và ông Umar (R) đến gặp ông và yêu cầu ông gom góp rồi viết lại thiên kinh Qur’an thành một quyển sợ rằng sau này Nó sẽ bị thất lạc... ông nghe qua thì rất lo sợ Allah trừng phạt vì việc này Rosul (saw) chưa có ra lệnh cho ai cả, cho nên dù biết rằng đây là ý tốt nhưng ông cứ do dự không biết có nên làm theo lời của hai ông bạn này không, cuối cùng ông nói với ông Kholifah Abubakar (R) và cố vấn của Kholifah là ông Umar (R) như sau:
فسألهما قائلا: ( كَيْفَ تَفْعَلاَن شَيْئًا لَمْ يَفْعَلُهُ رسول الله صلى الله عليه وسلم. وقال: وَالله لَوْ كَلَّفْت نَقَلَ جَبَلٌ مِن الجِبَال مَا كَان اَثْقَلْ عليَ مِمَّا اَمَرَانِي بِهِ مِنْ جَمءعُ القُرآن ).
“Sao hai ông bạn lại làm những gì mà Rosul (saw) chưa bao giờ bảo mình làm à?”
Ông nói tiếp: “Thề có Allah làm chứng, nếu hai ông bạn kêu tôi dời cái núi này hay bất cứ cái núi nào đó đi chỗ khác, nó còn nhẹ gánh cho tôi hơn là gom góp kinh Qur’an lại thành một cuốn”.
Thật tế thì sự dè đặt và ngần ngại của ông Zaid (R) cũng là một lý do để xác minh cho lòng lo âu của ông là sợ đi sai đường lối những gì sunnah của Rosul (saw) không làm, nhưng hai ông bạn kỳ cựu kia đã nhận thấy tai hại thiệt thòi trước mắt và sự ích lợi ở tương lai nên mới có ý định như vậy, chớ họ không bao giờ làm thêm những gì mà Rosul (saw) không làm với hy vọng nơi Allah sẽ đem lại sự tốt lành và hữu ích hơn cho tất cả, và rồi Allah đã soi sáng tấm lòng dè dặt lo sợ của ông Zaid (R) thành một thành viên sốt sắng mà lo chu toàn sứ mạng khó khăn mà Kholifah và ông Umar (R) đã giao phó, và ông đã đem lại sự tốt lành vẻ vang cho Islam và người Muslim nhờ đó mà học hỏi và phước của những người đọc Nó được tăng trưởng mãi cho ông đến ngày Tận thế.
Sự ra đi vĩnh viễn của ông Zaid (R):
Ông Zaid ibnu Thabit ibnu Ad Dahak Abu Khorijah đã qua đời tại Al-Medinah vào năm 45H, hưởng thọ 56 tuổi, có giả thuyết cho rằng ông mất vào năm 51 hoặc năm 52H. Tin từ trần của ông Zaid đã được hầu hết mọi người nuối tiếc, bởi giống như Islam đã mất mát nhiều vị Ulama (kiến thức bát ngát của ông cũng đã mang theo), như ông Ibnu Abbas (R) đã nói được ông Amar ibnu Amar (R) khi tiển đưa ông Zaid ibn Thabit (R) ra đi có thuật lại: Chúng tôi ngồi dưới bóng mát nhà bên cạnh cùng với ông Ibnu Abbas (R) thì ông Ibnu Abbas (R) nói rằng: “Giống như thế này ‘cái chết này’, nên ngày hôm nay chúng ta đã mất đi rất nhiều sự hiểu biết, thật tế thì bức tường kiến thức kiên cố đã xụp ngã, và ngôi sao sáng trên trời đã lu mờ, kiến trúc kiên cố đó không thể nào bồi đắp lại như củ, ngôi sao không thể nào chiếu sáng như xưa. Tất cả đều thuộc về Allah và rồi tất cả đều phải trở về với Ngài”.
Cầu xin với Allah hài lòng và ban cho ông Zaid (R) thiên-đàng Firdaw vĩnh cửu và cầu xin Allah hãy cho chúng ta được ngồi chung bên cạnh ông trong Thiên đàng của Ngài.
Do Ibnu Hosen chuyển ngữ từ sách “Al Ilmu wa Ulam” của shiekh Abubakra Jaabir Al Jazary, trang 209-213. Do Daarul Kutub Al Ilmiyah Bairute, Liban phát hành.