GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ SỰ SOLAH (Phần 1) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ SỰ SOLAH (Phần 1)

13.03.2008 00:41 - đã xem : 6367

Rosul (saw) có nói: “Nếu các người có soly ở nhà của các người đi nữa, thì các người cũng không đi đúng theo đường lối (sunnah) của Ta, nếu ai không đi theo đường lối (sunnah) của Ta chỉ dạy thì sẽ lạc lầm. Còn những ai lấy nước soly ở nhà một cách hòan hảo rồi đi đến một trong những masjid của Allah thì Allah sẽ ghi cho một bước đi là một phước, Allah sẽ tăng thêm địa vị và tha thứ những tội lỗi. Những người (không có bận rộn gì mà) không chịu đến Masjid để solah tập thể, mà chỉ solah một mình ớ nhà đó là sự ngụy thiện, hãy nhìn những người đến Masjid với hai bàn chân mõi mệt nhưng họ cũng nhập chung hàng ngũ (với anh em khác của họ).”

Ông Ibnu Masoud (R) thuật lại: “Những ai muốn đến trình diện Allah với sự hài lòng của Ngài, thì hãy cố gắng đến Masjid để  thi hành solah tập thể, bởi vì đó là sự qui định của Allah mà Nabi (saw) của chúng ta đã thi hành và kêu gọi cộng đồng nên thi hành (nghĩa là sunnah) do sự hướng dẫn chỉ dạy của Nabi (saw). Vì Rosul (saw) có nói: “Nếu các người có soly ở nhà của các người đi nữa, thì các người cũng không đi đúng theo đường lối (sunnah) của Ta, nếu ai không đi theo đường lối (sunnah) của Ta chỉ dạy thì sẽ lạc lầm. Còn những ai lấy nước soly ở nhà một cách hòan hảo rồi đi đến một trong những masjid của Allah thì Allah sẽ ghi cho một bước đi là một phước, Allah sẽ tăng thêm địa vị và tha thứ những tội lỗi. Những người (không có bận rộn gì mà) không chịu đến Masjid để solah tập thể, mà chỉ solah một mình ớ nhà đó là sự ngụy thiện, hãy nhìn những người đến Masjid với hai bàn chân mõi mệt nhưng họ cũng nhập chung hàng ngũ (với anh em khác của họ).”

(Cũng nên nhắc lại sự hành lễ (solah) không được Allah truyền xuống như những giáo điều bắt buộc khác mà được Allah cho Nabi Mohammad (saw) lên đến bảy tầng trời để nhận lãnh sứ mạng, nên sự solah rất là cao quí và quan trọng không thể thiếu hay hờ hợt trong việc thi hành nó. Sự Solah biểu hiện cho sự khác biệt giữa người Muslim và không phải Muslim, cho nên nếu người Muslim không thi hành nó, là một điều không thể chấp nhận được, và người đó bị xem là người tự động ra khỏi cộng đồng của người Muslim.

Sự lễ độ và khiêm tốn trong lúc solah là từ trong tâm đến tư cách thể thức bên ngoài, sự chu toàn trong lúc hành lễ cũng là phương tiện để đưa chúng ta vào thiên đàng mà Allah đã phán với ý nghĩa như sau :

         قال تعالى: ( قد أفلح المؤمنون. الذين هم في صلاتهم خاشعون . والذين هم عن اللغو معرضون . والذين هم للزكواة فاعلون . والذين هم لفروجهم حافظون . إلا على أزواجهم أو ما ملكت أيمانهم فإنهم غير ملومين . فمن ابتغى وراء ذلك فأولئك هم العادون . والذين هم لأماناتهم وعهدهم راعون . والذين هم على صلواتهم يحافظون . أولئك هم الوارثون. الذين يرثون الفردوس هم فيها خالدون ) . المؤمنون 1-11.

« Những người có đức tin chắc chắn thành đạt. Những ai hạ mình khiêm tốn trong việc dâng lễ (Salah) của họ. Và những ai tránh xa chuyện tầm phào, vô bổ bẩn thỉu, giả dối. Và những ai tích cực đóng zakat. Và những ai che giữ phần kín đáo (của cơ thể, tránh chuyện gian dâm, ngoại tình). Ngoại trừ với vợ hoặc với những (nữ tù binh) nằm dưới tay phải của họ thì không bị khiển trách (về việc đó). Nhưng nếu ai tìm cách vượt quá mức giới hạn thì là những kẻ phạm tội. Và những ai thực hiện đúng lời ủy thác và lời hứa. Và những ai cẩn thận giữ gìn việc dâng lễ solah (tập thể của họ). Họ thực sự là những người thừa kế. Họ sẽ thừa hưởng Firdaws (Thiên đàng Hạnh Phúc) nơi mà họ sẽ vào sống đời đời… » Sourate 23 : 1-11.

Sự thành tâm trung trực trong việc thi hành lễ nguyện solah và thi hành đúng theo sunnah của Rosul (saw) chỉ dạy, đó là điều kiện để được Allah chấp nhận sự solah, qua lời của Rosul (saw) :

         قال النبي صلى الله عليه وسلم : (( إنما الأعمال بالنيات وإنما لكل امرئ ما نوى )). البخاري ومسلم .

         وقال: (( صلوا كما رأيتموني أصلي )). البخاري .

« Mọi công việc đều dựa vào sự định tâm của con người... » Do Al Bukhory và Muslim ghi lại.

Và hadith khác Rosul (saw) nói: Hãy solah (hành lễ) như các người thấy Ta soly”. Do Al Bukhory ghi lại.

الصلاة :

As Solah (sự hành lễ): là những thể thức qua những lời đọc và những hành động bắt buộc, bắt đầu với sự ‘Takbir rotul ehrom’ và chấm dứt với sự ‘salam’.

Trước khi định tâm để solah, thì bắt buộc chúng ta phải lấy nước soly (wuđu) cho những hadath nhỏ, và bắt buộc phải tắm làm sạch toàn thân thể cho những ai bị hadath lớn (junub), hoặc phải làm tiyamam cho những ai không thể dùng nước hoặc khi không có nước để lấy nước solah hoặc tắm junub. Và nói chung thân thể, quần áo, nơi solah phải sạch sẽ (không dính những chất dơ từ những gì gọi là najis, bắt buộc phải rửa sạch nó).

كيفية الصلاة :

Cách thức solah: (Xem thêm mục “SOLAH” Cách thức cữ hành lễ nguyện Solah)

أشياء مكروهة في الصلاة :

Những điều makroh (không nên làm) trong lúc solah :

         1)- Trong lúc solah, hãy giữ tư thế nhất định, không được quay mặt sang bên trái hay bên phải và không được nhìn chỗ nầy chỗ kia hay ngước mắt nhìn lên trời trong lúc soly thì Haram (cấm) .

         2)- Trong lúc solah không được có thêm những động tác dư thừa không cần thiết (đùa giởn hoặc thêm vào, nếu gảy nhẹ chổ ngứa thì không sao).

         3)- Trong lúc solah, không nên mặc quần áo hay đội khăn màu mè, chói sáng làm ảnh hưởng sự chú ý của người khác, và không được mặc quần áo có hình ảnh (thú vật, hình ảnh con người hở hang…).

         4)- Trong lúc solah không được đứng nghiêng qua một bên, không được khoanh tay nghiêng một bên hay để tay trước hạ bộ.

أشياء مبطلة للصلاة :

Những điều đưa đến vô hiệu lực sự solah :

1)- Sự solah không được chấp nhận khi thốt lên lời nói dù chỉ một lời.

2)- Sự solah không được chấp nhận khi quay toàn thân ra khỏi hướng Qiblat.

3)- Sự solah không được chấp nhận khi bị ra hơi từ hậu môn hoặc thoát ra bất cứ những gì cần phải lấy lại nước soly hoặc cần phải tắm làm sạch toàn thân thể.

4)- Sự solah không được chấp nhận khi gây ra  nhiều động tác bằng tay hoặc chân mà không cần thiết ở đó.

5)- Sự solah không được chấp nhận khi cười giởn dù chỉ một tiếng cười nhỏ.

6)- Sự solah không được chấp nhận nếu người nào đó cố ý thêm một rukua,  sujuđ hoặc rak’at.

7)- Sự solah cũng không được chấp nhận, khi người soly theo imam có cử chỉ hoặc động tác trước imam một cách cố ý.

أحكام سجود السهو :

Những giáo lý liên quan đến sự Sujuđ As Sahwa (quên) :

Có ba lý do đưa đến sự sujuđ sahwa : a)- Dư những động tác hoặc gì đó trong lúc solah. b)- Thiếu. c)- Nghi ngờ.

الزيادة :

1)- Az ziyađah (sự dư).

Sự dư những động tác trong khi solah là trong khi soly có thể cúi rukua hai lần trong một rak’at thay vì một lần, hoặc cúi sujuđ ba lần thay vì hai lần trong một rak’at rồi đứng dậy solah tiếp, hoặc soly rak’at thứ năm thay vì chỉ có bốn rak’at, khi đứng dậy chuẩn bị vào rak’at thứ năm thì nhớ lại, liền ngồi xuống để đọc « At-Tahiya ».

Nếu ai gặp trường hợp dư những động tác như thế nầy thì phải làm « Sujuđ sahwa » sau khi salam xong. Có nghĩa là : Dựa theo sunnah của Rosul (saw) đã làm khi Người soly đến năm rak’at, sau khi salam xong những bạn hữu của Người nhắc là Người đã solah 5 Rak’at, Người liền cúi sujuđ sahwa hai lần, xong rồi cho salam bên phải và bên trái thêm một lần nữa. Trong khi Sujuđ Sahwa thì Người vẫn đọc câu « Subhana robbiyal Ala (3lần) » nhưng những người Solah theo (Moamum) thì không cần phải Sujuđ Sahwa.

Chú ý ở điểm nầy : Nếu biết được có dư những động tác nào trong lúc soly thì phải Sujuđ Sahwa sau khi cho Salam, không được Sujuđ Sahawa trước khi cho salam, vì Rosul (saw) không nói là nên Sujud trước, mà chính Người đã Sujuđ Sahwa sau khi Salam.

Một Hadith khác đã chứng minh cho biết có lần Rosul (saw) soly Dhur hoặc Asr gì đó, sau khi hai rak’at thì Người cho salam, xong các Shahabah (bạn hữu) nhắc Người là Người chỉ mới soly có hai rak’at, sau đó Người đứng lên tiếp tục soly thêm hai rak’at nữa rồi cho salam, sau khi salam xong Người cúi sujuđ sahwa hai lần rồi Người cho salam thêm lần nữa. Vấn đề ở đây thật rõ ràng, vì cho salam trước khi chấm dứt solah là điều dư trong thể thức soly, nên Người tiếp tục soly cho đủ bốn rak’at rồi cho salam, kế tiếp Người mới làm sujuđ sahwa (vì đã cho salam dư trước khi hoàn tất sự solah). Nhìn về khía cạnh khác, nếu chúng ta sujuđ sahwa trước khi cho salam trong sự solah, thì sự dư nầy đã tăng trội lên hai lần, ngược lại nếu chúng ta sujuđ sahwa sau khi cho salam xong thì sự dư nầy chỉ xảy ra có một lần mà thôi.

النقص :

An Naqsu (Sự thiếu hụt):

An Naqsu là trong lúc solah có làm thiếu một động tác hay quên đọc câu kinh bắt buộc trong những điều bắt buộc của thể thức solah thì phải sujuđ trước khi cho salam. Thí dụ như solah bốn rak’at mà quên đọc bài Tashahud (đọc bài At -Tahiya) thứ nhứt, hoặc quên đọc ‘Subhana robbiyal azim’ khi rukua hoặc ‘subhana robbiyal ala’ khi sujuđ, trường hợp nầy phải ‘sujuđ sahwa’ trước khi cho salam, bởi vì sự solah đó thiếu những điều cần thiết bắt buộc, nên cần phải sujuđ sahwa trước để bồi đấp lại những gì thiếu hụt trong thể thức solah đó trước khi ra khỏi solah. Nếu không thì sự solah đó coi như không hoàn hảo.

Qua hadith của ông Abdulloh ibnu Buhainah thuật lại : “Có lần Rosul (saw) soly Dhur với chúng tôi, sau khi được hai rak’at, Người không ngồi đọc bài Tashahuđ mà đứng dậy tiếp tục soly, sau khi xong bốn rak’at, khi ngồi đọc Tashahuđ xong, chúng tôi ngồi chờ Người cho salam, nhưng Người không cho salam mà sujuđ sahwa hai lần xong mới cho salam”.

Có nghĩa là Người quên đọc bài Attahiya khi được hai rak’at, nên trước khi cho salam để hoàn tất sự solah, Người cúi sujuđ shawa hai cái để chuộc lỗi sự thiếu hụt cho sự hoàn tất solah rồi mới cho salam sau. Ðây cũng là sunnah của Người mà chúng ta phải thi hành theo.

الشك :

Sự nghi ngờ là trong lúc solah có sự nghi ngờ không biết có dư hay thiếu một rak’at nào không? Sự kiện này có hai trường hợp như sau :

الحال الأولى :

Trường hợp thứ nhứt : Phải đặt niềm tin vào sự chắc chắn của mình, có nghĩa là mình phải quả quyết là ba hoặc bốn (dư hay thiếu), sau khi cho salam xong, cúi sujuđ sahwa hai cái rồi cho salam, như hadith do ông Ibnu Masoud (R) thuật lại : “Một khi các người có nghi ngờ trong lúc solah thì phải dựa vào sự chắc chắn và đúng của các người, rồi soly cho đầy đủ (nếu nghi ngờ là thiếu thì soly cho đủ), rồi cho salam, sau khi salam xong cúi sujuđ sahwa xong cho salam lần nữa”. Ðó là ý nghĩa mà Rosul (saw) đã nói .

الحالة الثانية :

Trường hợp thứ nhì : Trường hợp nghi ngờ không biết dư hay thiếu mà không chắc chắn được, trường hợp này phải tính vào số ít. Thí dụ như không biết đã soly ba hay bốn rak’at thì phải lấy cái số ít là ba, rồi tiếp tục soly thêm rak’at thứ tư cho đầy đủ, xong cũng phải làm sujuđ sahwa hai cái trước khi cho salam, đó là Sunnah mà Rosul (saw) đã thi hành.

Những điều làm hư solah.

Shiekh Muhamad ibnu Soleh Al Uthaimeen có trả lời một câu hỏi như sau: “Có nhiều người khi đứng solah, họ mặc áo rất mỏng, thấy được đồ lót ở trong, còn đồ lót ở trong rất là ngắn chỉ che phần kín thôi chớ không dài xuống đến đầu gối, vậy theo giáo lý Islam sự solah với áo mỏng đó có được chấp nhận hay không ?”

Shiekh Uthaimeen trả lời : “Dựa vào giáo lý, những người mặc quần áo mỏng để solah, dù có mặc đồ lót ngắn hay không thì cũng giống như những người không có mặc đồ để solah, dựa vào đa số ý kiến của các vị Ulama, nhứt là ý kiến của Imam Ahmad (R) thì sự solah đó không được chấp nhận. Bởi vì, bắt buộc cho đàn ông khi đứng soly phải che kín phần (awrat) từ trên rún xuống hết đầu gối, đó là phần giới hạn có thể chấp nhận được qua lời phán của Allah :

         قال تعالى: ( ينبي آدم خذوا زينتكم عند كل مسجد ) .الأعراف: 31.

« Hỡi con cháu của Ađam, Hãy phục sức trang nhã tại mỗi nơi thờ phượng. » Sourate 7 : 31

Cho nên, theo giáo lý bắt buộc thì không được mặc đồ hở hang khêu gợi (dù nam hay nữ) trong lúc solah. Ðối với những ai đã phạm phải tội bất kính trong khi solah, nên phải ăn năng sám hối với Allah và đừng tái diễn nữa, mà phải luôn thận trọng trong khi solah. Hy vọng nơi Allah sẽ đem lại sự ích lợi cho tất cả. Allah là Ðấng Nhìn Thấu tất cả.

ملخص أحكام سجود السهو :

Tóm lượt những giáo lý liên quan về sự sujuđ sahwa.

1)- Cho salam trước khi hoàn tất sự solah : Thí dụ có một người đang soly bốn rak’at, nhưng mới soly ba rak’at thì cho salam vì không chú ý trong thời gian đó. Theo vấn đề này có hai trường hợp phải giải quyết như sau : Thứ nhất, nếu sau khi cho salam chưa qua năm phút mà nhớ lại thiếu một rak’at thì tiếp tục đứng dậy soly thêm một rak’at để cho đủ 4 rak’at rồi cho salam, sau đó làm Sujuđ sahwa hai lần rồi làm thêm salam một lần nữa là xong. Thứ hai, nếu sau khi cho salam đã quá năm phút mà nhớ lại đã thiếu một rak’at thì bắt buộc phải soly lại từ đầu sự solah đó.

2)- Trường hợp đang solah mà nhớ lại (đang hay đã) làm thêm một cái đứng, ngồi, rukua hoặc sujuđ thì phải làm sao ?

Nếu đang soly mà nhớ lại mình đã làm dư một cái gì đó đã qua, thì tiếp tục solah cho xong, rồi làm sujuđ sahwa hai lần và cho salam. Nhưng nếu đang soly trong tư thế dư thừa và nhớ lại là mình đã làm rồi thì tức khắc bỏ phần dư thừa đó và phải trở lại tư thế tiếp theo. Sau đó thì phải sujuđ sahwa sau khi salam, xong cho salam thêm lần nữa.

3)- Bỏ quên những điều căn bản (arkan) của sự solah, như trường hợp quên nói « Takbir rotul ehrom » : Nếu đã soly đến rak’at thứ nhì rồi nhớ lại mình chưa nói « Takbir rotul ehrom » thì rak’at đó kể như không có giá trị. Ngược lại, nếu nhớ trong lúc chưa xong rak’at hay vừa mới bắt đầu được không lâu thì trở lại từ đầu và tiếp tục những gì sau đó. Trong hai trường hợp nầy, đều phải sujuđ sahwa sau khi salam xong.

4)- Trường hợp nghi ngờ, không biết đã soly được hai hoặc ba rak’at mà không quyết định được !

Thứ nhứt : Trở lại sự nghi ngờ đó nhưng với sự quả quyết trong lòng có nghĩa là có thể hai hoặc ba rak’at, rồi tiếp tục soly cho xong rồi salam.

Thứ nhì : Không nghi ngờ nữa mà trở về sự chắc chắn là sự ít nhứt, như nghi ngờ hai hoặc ba thì quyết định là hai rak’at.

Trường hợp thứ nhứt thì sujuđ sahwa sau khi salam. Trường hợp thứ nhì thì sujuđ sahwa trước khi salam.

5)- Bỏ quên Tashahud (nghĩa là quên đọc bài Attahiya...). Trường hợp này có ba cách để giải quyết:

a)- Đã trong tư thế đứng dậy để tiếp tục rak’at tiếp theo thì nhớ lại chưa đọc bài Tashahud thì cứ tiếp tục soly phần rak’at chưa đọc bài Tashahud đó, và sau khi soly trọn vẹn phần waktu đó, sau khi salam phải làm hai lần Sujuđ sahwa rồi cho salam thêm một lần nữa.

b)- Nếu đứng lên nữa chừng thì nhớ chưa đọc bài Tashahud thì tức khắc ngồi xuống đọc bài Tashahud, rồi tiếp tục hoàn tất sự solah đó một cách bình thường và làm Sujuđ sahwa trước khi cho salam.

c)- Nếu đang sửa soạn dự tính đứng lên thì nhớ lại chưa đọc bài Tashahud thì ngồi lại đọc bài Tashahud rồi tiếp tục những gì còn lại cho xong sự solah đó, mà không cần phải sujuđ shahwa vì chưa hề xảy ra sự dư hay thiếu trong lúc solah nầy.

Những điều quan trọng cần ghi nhớ sẽ không có hiệu lực trong khi solah như sau:

1)- Cho salam mà sự soly chưa có hoàn tất một cách cố ý.

2)- Cố ý thêm một rak’at, một rukua, một sujuđ (Có một động tác dư thừa một cách cố ý).

3)- Không đọc « Takbir rotul ehrom » (Allohu-Akbar) để khởi đầu sự soly, thì sự solah nầy không có giá trị dù quên hay cố ý vì sự solah chưa được bắt đầu hay nhập vào sự solah.

4)- Bỏ làm một trong những rukun (rukua, sujud…) một cách cố ý.  (Nếu bỏ một cách cố ý những điều gọi là wajid (bắt buộc) của sự solah thì solah đó không có hiệu lực.)

(Còn tiếp)

MOHAMAD HOSEN Chuyển ngữ


Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI THUYẾT GIẢNG VIDEO: "NHỮNG LỜI TỤNG NIỆM SAU HÀNH LỄ SALAH FARDU"

Thiên sứ Muhammad (saw) khuyên bảo tín đồ Muslim nên ngồi lại vài phút sau khi hành lễ salah bắt buộc hàng ngày để tụng niệm Allah, vì sự tụng niệm đó sẽ rất có giá trị để tăng thêm ân phước, vậy công thức tụng niệm đó như thế nào, chúng ta cùng tham khảo bài giảng thuyết qua đoạn video sau đây:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HẬU QUẢ CỦA VIỆC BỎ BÊ HÀNH LỄ SOLAH"

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "HẬU QUẢ CỦA VIỆC BỎ BÊ...

Một trong những tội lỗi sẽ gặp hình phạt đáng sợ nhứt là việc người Muslim bê tha và bỏ bê bổn phận hành lễ solah hàng ngày. Chẳng lẽ với tất cả ân huệ mà chúng ta có được không đáng để chúng ta cúi đầu quỳ lạy trước Đấng đã ban cho chúng ta hay sao??? Đây là bổn phận đầu tiên, một bổn phận cốt lõi, là trụ cột chính của tôn giáo, nếu không thực hiện được bổn phận này thì tất cả các bổn phận khác dù có làm thì cũng bằng không.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LÀ MUSLIM KHÔNG NÊN BỎ BÊ DÂNG LỄ NGUYỆN SALAH"

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "LÀ MUSLIM KHÔNG NÊN BỎ BÊ...

Là người Muslim, tội bỏ bê hành lễ Salah trọng đại hơn cả tội Zina, hơn cả tội cho Riba (cho vay lấy lãi), hơn cả tội uống rượu, hơn cả tội cờ bạc, hơn cả tội bất hiếu với cha mẹ, hơn cả tội lường gạt trong mua bán hoặc bất cứ đại tội nào khác thì vẫn không so sánh bằng tội bỏ bê hành lễ Salah.

ĐIỀU KIỆN DÂNG LỄ NGUYỆN SOLAH

ĐIỀU KIỆN DÂNG LỄ NGUYỆN SOLAH

Việc dâng lễ nguyện solah là nền tảng thứ hai của Islam, nó có tính cách bắt buộc tuyệt đối của mỗi người Muslim (nam cũng như nữ), và thực hiện dâng lễ nguyện solah có giá trị khi nào làm đúng theo những điều kiện của giáo luật đưa ra. Vậy điều kiện đó như thế nào? Chúng ta vào phần chi tiết của chín (9) điều kiện sau đây:

GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ SỰ SOLAH (Phần 2 - Hết)

GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ SỰ SOLAH (Phần 2 - Hết)

Trong khi solah hay đang đọc kinh Qur’an, nếu đến đoạn (ayat) có ý nghĩa thì người đang đọc kinh và những người soly theo (solah jama’ah) phải cúi xuống sujud Allah, đó gọi là Sujuđ At Tilawah. Những đoạn kinh có ý nghĩa phải cúi xuống sujuđ Allah đều có ghi chú trong thiên kinh Qur’an mà hầu như mọi người đều biết dấu hiệu của nó, mỗi khi đọc đến những ayat nầy thì người đọc phải cúi sujuđ để phủ phục Allah là Ðấng Tối Cao mà nô lệ phải phủ phục và thờ phụng.

GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ SỰ SOLAH (Phần 1)

GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ SỰ SOLAH (Phần 1)

Rosul (saw) có nói: “Nếu các người có soly ở nhà của các người đi nữa, thì các người cũng không đi đúng theo đường lối (sunnah) của Ta, nếu ai không đi theo đường lối (sunnah) của Ta chỉ dạy thì sẽ lạc lầm. Còn những ai lấy nước soly ở nhà một cách hòan hảo rồi đi đến một trong những masjid của Allah thì Allah sẽ ghi cho một bước đi là một phước, Allah sẽ tăng thêm địa vị và tha thứ những tội lỗi. Những người (không có bận rộn gì mà) không chịu đến Masjid để solah tập thể, mà chỉ solah một mình ớ nhà đó là sự ngụy thiện, hãy nhìn những người đến Masjid với hai bàn chân mõi mệt nhưng họ cũng nhập chung hàng ngũ (với anh em khác của họ).”

SOLATU AT TAWBAH (HÀNH LỄ TẠ LỖI)

SOLATU AT TAWBAH (HÀNH LỄ TẠ LỖI)

Là con người thì không thể nào gọi là hoàn hảo, là con người thì sẽ có vướng vào những chuyện lỗi lầm… Những gì tốt đẹp và hoàn hảo thì chỉ Allah, Đấng Cai Quản của Vũ trụ này có những đức tính toàn mỹ ấy mà thôi. Cho nên, giáo lý Islam đã chỉ dạy những người Muslim hãy thường xuyên kiểm điểm những hành vi (việc làm, lời nói…) của mình, vì thời gian đó còn có cơ hội để hành lễ (solah) sám hối với Allah.