TÂM TÍNH THANH KHIẾT Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

TÂM TÍNH THANH KHIẾT

26.09.2007 23:35 - đã xem : 2360

Xin ca ngợi và tạ ơn Allah đã tạo ra nhân loại với hình hài đẹp đẽ và vẹn toàn. Nhờ đó, con người có thể sinh hoạt và dùng trí thông minh để chiêm ngưỡng hay thám hiểm vũ trụ như những nhà khoa học gia đã chinh phục cung trăng.

Nhờ trí thông minh mà Allah ban cho nên họ đã phát minh ra những máy truyền thanh, truyền hình, máy vi tính, điện thoại di động... cực kỳ hữu dụng để nhanh chóng trong việc trao đổi và thông tin với nhau dù ở cách xa hàng ngàn cây số.

Sự thông minh, sáng suốt, biết tính toán và sự suy nghĩ mà Allah đã ban cho con người là một ân huệ lớn lao, nhưng con người không thể đo lường để tạ ơn Ðấng Tạo Hóa. Cũng nhờ trí thông minh đó con người mới trở thành động vật vô giá không có gì để so sánh được. Con người hoàn toàn khác hẳn với loài động vật khác nên được Alalh giao phó trách nhiệm về vấn đề cai quản và khai thác thiên nhiên để tạo cuộc sống ấm no, thanh bình trên thế gian.

Ngược dòng lịch sử, trong Thiên-kinh Qur'an đã không ngớt nhắc đến công lao của những vị sứ giả của Allah được gởi xuống để giáo dục (giảng dạy) cho quần chúng biết sử dụng đất đai, cây cỏ, núi non, sắt đá... để dùng làm phương tiện cho cuộc sống. Nhưng còn nhiều thứ khác nữa trong vũ trụ này mà con người chưa được khám phá ra, ngược lại con người cố quên đi Sứ Mạng và Trách Nhiệm của mình...

Trách nhiệm của con người là gì? Trước tiên con người phải biết tuân phục Allah, Ðấng Tạo Hóa, phải tôn thờ Ngài Duy Nhứt và con người phải thay thế Ngài để cai quản và sử dụng những tài nguyên thiên nhiên mà Ngài đã tạo ra và sống cho đáng là một nô lệ trung kiên của Ngài, vì Ngài đã phán với ý nghĩa: "Và Ta (Allah) tạo ra loài Jinn và loài người chỉ để chúng thờ phụng Ta * Ta không đòi hỏi bổng lộc từ chúng và cũng không đòi hỏi chúng nuôi Ta * Chính Allah là Ðấng Cung Cấp bổng lộc (cho tất cả). Chủ Nhân của Quyền lực, rất Mực Cương Quyết." Suroh 51: 56-58.

Loài thú không hề bất tuân cũng như phản bội Ðấng Tạo Hóa và không hề đi ngược lại tính thiên nhiên của Allah. Nhưng ngược lại con người có trí thông minh, khôn ngoan lại bất tuân sứ mạng, không tin tưởng ở sự hiện hữu của Allah, không dùng tài nguyên sẵn có để đưa vào cuộc sống mà ngược lại còn gây tổn hại cho thiên nhiên (đất đai, sông biển, núi non...), vì thế Allah đã phán như sau: "...những kẻ như thế, chẳng khác nào thú vật, không, chúng còn tệ hơn nữa. Họ là những kẻ thờ ơ, khinh suất." Suroh 7:179.

Chúng ta có thể phân tích ý nghĩa của dòng kinh trên, vì đó là chìa khóa để mở ra mọi vấn đề. Vâng những kẽ thờ ơ, khinh suất đến nỗi quá tự cao tự đại trong sự hiểu biết của mình mà quên đi Ðấng Tạo Hóa, Ðấng An Bài (Allah). Họ không thờ phượng Ngài và không bao giờ tụng niệm hay nhắc nhở đến Ngài, và Allah cũng đã phán cho Sứ Giả của Ngài như sau: "..Ngươi cũng chớ nghe lời của người nào mà Ta (Allah) đã làm cho lòng y lơ là việc tưởng nhớ Ta và y chỉ biết theo đuổi dục vọng của y; và công việc của y đã trở thành thái quá." Suroh 18:28.

Allah cho họ có đầu óc học hỏi để hiểu biết, sau đó họ có chức vụ, quyền uy và trở thành giàu sang... Từ đó tham vọng của họ không thể kềm chế, họ chỉ biết trong cuộc sống của sự hơn thua và dành giựt, con tim của họ trở thành chai đá, đôi mắt của họ như có bức màn che lại nên họ không biết tội lỗi và họ đã quên đi Allah, Ðấng Tạo Hóa.

Sự thiếu suy nghĩ và không ý thức về sự Tạo Hóa của Allah, vì lo mải mê chạy theo danh vọng nên họ đã quên đi chính bản thân  họ, quên đi những người bên cạnh và quên đi lương tâm của họ... Rồi đến một ngày nào họ sẽ trở thành người khô khan, cằn cỗi, không tình cảm, không giao thiệp với bạn bè, đến khi nhắm mắt ra đi mà trong lòng chưa nghĩ đến Allah.

Có lẽ họ không bao giờ nghĩ đến sự tạo hóa của Allah, với một bầu trời mà không cần trụ cột để chống đỡ sông biển núi non, không thể nào tự nhiên mà có được... Qua sự vô ý thức đó, trái tim của họ đã trở thành đen tối, đôi mắt của họ đã trở thành mù lòa như không còn nhìn thấy gì.

Allah đã phán: "Và có bao nhiêu Dấu Hiệu (Ayat) trong các tầng trời và trái đất mà họ đã bỏ qua trong lúc họ quay mặt lánh xa chúng." Suroh 12: 105.

Và Allah phán ở đoạn khác: "Bởi thế, Ta (Allah) trả thù chúng và nhận chìm chúng dưới Biển (Hồng Hải) bởi vì chúng đã phủ nhận các Dấu Hiệu của Ta và không thèm lưu ý đến chúng." Suroh 7:136.

Sự vô ý thức và không quan tâm của con người nhiều nhất là về số phận ở mai sau (có nghĩa là sau cái chết). Thường thường con người chỉ nghĩ đến ngày mai họ sẽ làm gì? Làm giàu bằng cách nào?... Nhưng cái chết thì ít ai nghĩ đến, như Allah đã phán về nhân loại như sau: "Họ (những kẻ ngoại giáo, Quraysh) chỉ biết hình thức bề ngoài của đời sống trần tục và lơ là về Ðời Sống Ngày sau." Suroh 30:7.

Thiên Sứ Noah (A) là vị thiên sứ có tuổi thọ cao nhất và cũng có thể là Người được Allah cho sống lâu nhất trên thế gian này, lúc bốn mươi tuổi Người được nhận lãnh sứ mạng đi truyền bá thông điệp của Allah giao phó trong thời gian 995 năm, sau đó Người sống trong sự khốn khổ của trận Ðại Hồng Thủy kéo dài cũng nhiều năm và sau khi chấn hưng Người sống thêm một khoảng thời gian nữa mà không có ai biết chính xác thời gian là bao lâu. Cuối cùng Thần Chết cũng đến với Người qua lời phán của Allah: "Hãy bảo (họ, hỡi Muhamad): ' Thần Chết phụ trách các người sẽ bắt hồn các người rồi các người sẽ được đưa về gặp Rabb của các người trở lại'." Suroh 32:11.

Sử ghi lại khi Thần Chết đến rước linh hồn của Thiên Sứ Noah (A), Thần Chết hỏi: - Hỡi Thiên sứ được sống lâu nhất của Allah, Người cảm thấy cuộc đời nầy như thế nào ? Thiên Sứ Noah (A) trả lời : - Ta thấy cuộc đời này như căn nhà có hai cánh cửa, một để bước vào và một để bước ra. Ðời chỉ có thế ! thật ngắn ngủi. Nên hãy sống cho đáng sống, dù ta có sống bao lâu đi nữa, cuối cùng cũng phải trở về với Allah mà không một ai tránh được.

Quan tâm về cái chết là phương thức đưa con người ra khỏi sự vô ý thức.

Phương thức đầu tiên là chúng ta hãy tưởng nghĩ về cái chết, vì cái chết đến với chúng ta bất cứ giờ phút nào mà không một ai thấy cũng như biết trước được. Cái chết luôn luôn ở bên cạnh chúng ta, có thể nó còn gần hơn vợ chồng, con cái, của cải, thân nhân, bạn bè... mà chúng ta quí mến nhất. Khi cái chết đến, chúng ta ra đi với hai bàn tay trắng, lúc đó không một ai giúp được chúng ta gì cả...

Khi nghĩ đến cái chết thì có thể cho chúng ta sẽ giảm bớt nghĩ đến sự háo danh, giàu sang, phú quí, sẽ không còn tham vọng, khi nghĩ đến cái chết thì chúng ta sẽ đè nén được bản tính tự cao tự đại và những sự khao khát về sinh lý mà ngày nay con người đang vấp phải mà không nghĩ đến hậu quả mai sau...

Có một câu chuyện xảy ra tại một làng đang bị bệnh dịch tả lan tràn (theo Sunnah thì trong một làng Islam khi có bệnh dịch, thì người ở trong làng không được ra ngoài và ngược lại những người ở bên ngoài cũng không được vào trong làng). Nhưng có một anh thanh niên đến thưa với cha là quyết định bỏ làng ra đi để tránh bệnh dịch (sợ chết), người cha ngăn cản và nói: - Hãy ở lại, con đừng đi! Nếu con đi như vậy có thể sẽ mang bệnh ra ngoài. Người thanh niên không nghe lời khuyên của cha mà cuốn gói lén bỏ làng ra đi... Trên đoạn đường đi chàng thanh niên tìm một bóng cây để ngồi nghỉ mệt, đúng lúc ấy có một con rắn từ trên cây phóng xuống cắn chết chàng thanh niên này. Khi người cha nghe tin con chết thì nói: "Sợ chết bỏ đi lại gặp cái chết. Dù trốn tránh, nó vẫn không tha. Khi số mệnh đã định đố ai tránh khỏi."

Vì Allah đã phán: "Và Allah sẽ không bao giờ gia hạn cho một người (linh hồn) nào khi đã mãn hạn. Và Allah Rất Am Tường về những điều các người làm." Suroh 63:11.

Và dòng kinh khác Allah phán với ý nghĩa: "Một khi số phận đã mãn hạn, nó sẽ không sớm cũng như không trễ một khắc nào..." Thời gian ở đây không có nghĩa là một giờ có sáu chục phút và một phút có sáu chục giây, mà ý nghĩa ở đây là thời hạn hoặc hạn kỳ nhất định của nó, sẽ không sớm cũng như không trễ. Ngài phán ở chương khác: "...Quả thật, khi thời hạn do Allah ấn định đã mãn thì sẽ không còn việc gia hạn thêm nữa, nếu các người biết." Suroh 71: 4.

Allah cũng nhắc nhở chúng ta đừng vì tiền tài danh vọng hoặc quyền uy con người mà quên đi sự tưởng nhớ đến Allah, Ðấng Tạo Hóa. Nếu ai không tưởng nhớ đến Ngài thì sẽ thiệt thòi nặng nề về Sau.

Ngài cũng nhắc nhở chúng ta nên bố thí và nên làm việc thiện trước khi cái chết sẽ đến, vì giờ khắc ấy đến dù chúng ta muốn hy vọng được nói lên câu tạ ơn và khen ngợi Allah thì cũng không còn kịp nữa, cho nên phải chuẩn bị thi hành trước đừng đợi giờ phút lâm chung.

Allah phán: "Hởi những ai có niềm tin! Chớ để cho tài sản và con cái của các người làm cho các người xao lãng việc tưởng nhớ Allah, và ai làm thế thì sẽ là những người thua thiệt. Và hãy chi dùng (vào việc thiện) phần tài sản mà TA đã cung cấp cho các người trước khi (cái) chết đến cho mỗi một người trong các người. Bởi vì lúc đó y sẽ (hối tiếc) thưa: ' Lạy Rabb của tôi ! Nếu Ngài gia hạn cho tôi sống thêm một thời gian ngắn nữa thì tôi sẽ bố thí (rộng rãi) và trở thành một người đức hạnh." Suroh 63: A.9-10. Allah phán ở đoạn khác như sau: "Mỗi một linh hồn đều phải nếm cái chết, Ta thử thách các người với điều xấu và điều tốt, và các người sẽ được đưa trở về để gặp Ta (để chịu sự xét xử)." Suroh 21 : 34

Sau khi đọc kinh Qur'an hay tụng niệm (Zikir) đến Allah, thì tâm hồn của chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, phấn khởi, vì chúng ta đã chuẩn bị sẵn tinh thần để tiếp nhận cái chết, nên không dám gây thêm tội lỗi và từ đó chúng ta sẽ sống trong sự bình tâm không lo lắng.

Vâng số mệnh đã đến thì không ai tránh khỏi, dù người đó là Sứ giả cuối cùng (saw) của Allah. Ngài đã phán với thiên sứ cuối cùng của Ngài như sau: "Và trước Ngươi, Ta đã không làm cho một người phàm nào sống bất tử cả. Thế phải chăng nếu Ngươi chết đi thì chúng sẽ sống bất tử hay sao?." Suroh 21: 34.

Allah phán: "Thật sự (một ngày nào đó) Ngươi (Muhamad) sẽ chết và họ (cũng) sẽ chết * Rồi vào Ngày Xét Xử Cuối Cùng, các ngươi sẽ đối chất với nhau trước mặt Rabb của các người." Suroh 39: 30-31.

Rasul (saw) đã từ trần vào lúc sáu mươi ba tuổi, khi mà một số những vị ashabah (bạn hữu) của Người không nghĩ đến điều này. Vì quá thương Rasul (saw) nên ông Omar (R) đã nói: "Những ai nói Rasoul (saw) chết ta sẽ chặt đầu người đó". Riêng ông Abubakar (R) thì đứng dậy trấn an mọi người với một câu nói ngắn gọn và đã ghi vào lịch sử: "Hỡi nhân loại, những ai tôn thờ Muhammad, thì nay Muhammad đã chết, còn những ai tôn thờ Allah thì Allah sống vĩnh viển", kế tiếp ông đọc thêm lời phán của Allah: "Và Muhammad chỉ là một Sứ Giả (Rasoul). Nhiều sứ giả đã qua đời trước Người. Nếu Người chết hoặc bị giết thì các người sẽ quay gót bỏ chạy hay sao? Và ai quay gót bỏ chạy, thì y sẽ không bao giờ làm cho Allah thiệt thòi cả. Ngược lại, Allah sẽ trọng thưởng những người biết ơn." Suroh 3: 144. Cho nên cái chết không tha một người nào, dù người đó là sứ giả của Allah cũng phải chết như bao nhiêu người khác.

Hành đạo tốt lành ở đời nầy thì Ngày Sau con người sẽ sống lâu hơn...

Tôi xin nhắc lại, nếu là con người dù giàu có đến đâu hay có chức quyền cao cả nhất hoặc những người tự cao tự đại như Qorun, Firoun, Haman hay Ubai Ibni Kholaf vào thời của Rasoul (saw) thì cuối cùng họ cũng phải nếm cái chết. Nhưng sau cái chết của họ có được người đời lưu luyến và nhắc nhở về cái tốt của họ hay không? Có người thì được nhắc lại với sự mến thương lưu luyến qua sự đạo hạnh của họ khi còn sống, có người thì bị người đời nguyền rủa và khinh bỉ vì tội ác của họ...

Nhưng tất cả rồi sẽ trải qua cuộc Xét xử mà không một ai tránh khỏi và những di sản của họ sẽ được nhắc lại ở Ngày Sau mà Allah đã phán như sau: "Có bao nhiêu vườn tược và dòng suối chúng bỏ lại ? * Và ruộng đồng và biệt thự cao sang * Và lạc thú (trần gian) mà chúng đã từng hưởng thụ * (Cuộc đời của chúng cáo chung) đúng như thế. Và Ta đã làm cho đám người khác thừa huởng (di sản của chúng) * Bởi thế, trời đất chẳng ai nhỏ lệ (khóc thương) cho chúng. Chúng cũng không được tạm tha." Suroh 44: 25-29.

Những người được người đời thương mến và kính trọng, khi họ chết đi thì được người ta luyến tiếc và được nhắc nhở đời đời, cho nên dù họ đã chết nhưng thanh danh của họ vẫn xem như còn sống mãi, và sự sống nầy được kéo dài tùy theo kết quả mà họ đã làm khi còn sống... Hãy cố gắng hành động tốt lành, tránh xa những điều tai hại hoặc bất lành cho bản thân và cho láng giềng, xã hội... hầu chết đi còn được người đời thương tiếc và nhớ nhung.

Sử ghi lại, vào thời kỳ Islam hùng mạnh, có vị Kholifah (Lãnh đạo) tên là Harun Roshid đang lâm bệnh, Ông Harun Roshid là người đã đưa nền văn minh, văn hóa và kỷ thuật đến Islam… Khi ông lâm bệnh, thì bác sĩ chuyên môn săc sóc cho ông đến lấy nước tiểu của ông cùng với nước tiểu người khác đưa đến phòng thí nghiệm (để không biết là nước tiểu đó của ai), sau khi thử nghiệm thì kết quả cho biết là nước tiểu của Kholifah Harun Roshid có bệnh và cơn bệnh này sẽ không kéo dài được bao lâu nữa, bác sĩ đến báo cho ông Harun Roshid biết, nghe xong ông liền thốt: "Bác sĩ hiểu biết phần của họ - Khi số phận Allah chưa gọi, nhưng rồi khi Allah đã định, đố ai chống được dù là bác sĩ cũng phải bó tay."

Vâng, dù là bác sĩ hoặc bất cứ ai cũng không thể chống lại hoặc kéo dài cuộc sống cho họ thêm một giây phút nào khi cái chết đã đến. Trước khi ông Harun Roshid lâm chung ông nói đi nói lại câu nầy: "Tiền bạc, chức phận, ngai vương của Ta có giúp được gì Ta không !! Ðời ta cũng giống như bao người khác đã tàn trước ta..". Ðó là những lời trăn trối cuối cùng của một người hùng mạnh vào thời đó, nhưng khi ông chết thì tất cả những gì ông có cũng đều bỏ lại cho trần gian nầy. Sau khi ông chết, con trai của ông là Abdulloh Al Maamun lên kế vị, ông Abdoulloh cũng không thua kém cha là đã đưa Islam đến tột đỉnh của nền văn minh thời đó...

Nhưng khi ông Abdoulloh Al Maamun gần chết thì ông ta thường cầu xin với Allah: "Ôi hỡi Ðấng mà Ngai vương không bao giờ tàn, xin Ngài hãy thương xót cho vị vua sắp tàn nầy..". Ông lập đi lập lại câu nầy để nhắc nhở bản thân và con người rằng: Dù con người có tự cao tự đại mạnh đến đâu cũng phải bó tay trước mệnh lệnh của Allah khi Ngài gọi.

Nếu ai có đọc qua những trang lịch sử oanh liệt trung trực của Islam, thì ít ra cũng biết vào thời xưa Islam đã đưa thế giới đến sự tiến bộ văn minh về mọi phương diện như thế nào. Islam đi đến đâu thì xây dựng nơi đó, chớ họ không mang những gì từ đó về cố đô của họ để làm giàu hoặc tồn trữ những văn hóa của người khác. Như câu chuyện trên cho thấy, người Muslim đã biết cách phân tích những loại nước tiểu cả mấy trăm năm về trước chớ không phải mới đây...

Hãy nghĩ đến cái chết để tạo cho tâm hồn chúng ta thức tỉnh và cũng cố lại công việc hành đạo, cuộc sống lành mạnh tránh xa những tội lỗi và sự bất lành để tạo dựng hành trang tốt lành cho Mai Sau, cuộc sống Mai Sau mới là cuộc sống vĩnh viển, hạnh phúc, an nhàn... Ðó là phần thưởng nhiều hay ít do sự hành đạo của chúng ta trên đời nầy.

Cầu xin với Allah nhắc nhở chúng ta và tạo cho chúng ta có tâm linh thanh tịnh, trong sạch luôn nghĩ đến Ngài và được chết đi trong niềm tin ở Ngài, và mong được Ngài thương xót tha thứ và tránh khỏi lửa địa ngục của Ngài.

Do Abu Rozy trích dịch một đoạn trong bài Khuđbah (diễn thuyết ngày thứ sáu)

của Tiến Sĩ Yousof  Al Karodawy. (25/02/04).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: CẨM NANG

BÀI VIẾT VÀ CLIPS VIDEO: CẨM NANG "AL-ASMA AL-HUSNA # NHỮNG ĐẠI DANH...

Đây là quyển cẩm nang nói về trụ cột đầu tiên của Iman (đức tin) trong Islam là niềm tin vào Allah. Và trong niềm tin vào Allah, người Muslim phải tin vào những tên gọi và thuộc tính đẹp đẽ của Ngài. 

BÀI VIẾT VÀ BÀI THUYẾT GIẢNG KHUTHBAH NGÀY THỨ SÁU:

BÀI VIẾT VÀ BÀI THUYẾT GIẢNG KHUTHBAH NGÀY THỨ SÁU: "THANK YOU RAMADAN...

Cám ơn Ramadan đã cho chúng tôi cơ hội nhịn chay trong những ngày tháng không phân biệt lạnh hay nóng, bởi chúng tôi tin chắc rằng: {Ai nhịn chay Ramadan bằng niềm tin và hi vọng sẽ được xóa sạch mọi tội lỗi đã phạm.}

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁ TRỊ CỦA TAWHID (THẦN HỌC...

Tawhid là sự tôn thờ một mình Allah duy nhất, là điều kiện thiết yếu cho người bề tôi gia nhập tôn giáo Islam. Nó là ý nghĩa của lời Shahadah “لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ”. Ai không độc tôn Allah duy nhất trong thờ phượng thì không phải là người Muslim. 

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "AL IMAN - NIỀM TIN VÀO CÁC VỊ THIÊN...

Tin nơi các Thiên thần là một trong sáu trụ cột của đức tin Iman trong tôn giáo Islam, vậy niềm tin vào các vị Thiên thần là như thế nào? Đức tin trụ cột này bao gồm những điều gì và giá trị của nó ra sao đối với mỗi tín đồ Muslim?

BÀI VIẾT - THUYẾT GIẢNG AUDIO & CLIPS VIDEO: "Ý NGHĨA CỦA CÂU TUYÊN THỆ SHAHADAH"

BÀI VIẾT - THUYẾT GIẢNG AUDIO & CLIPS VIDEO: "Ý NGHĨA CỦA...

Này hỡi nhân loại, hãy kính sợ Allah và hãy biết rằng lời nói: “La ila-ha illollo-h” – (Không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah)” là lời nói phát ra từ sự thành tâm (Ikhlaass), đây là lời của lòng ngay chính và kính sợ (Taqwa), là lời chân thật trong tôn giáo Islam, là chiếc chìa khóa cho cõi Bằng An, là lời mà ai đó nói được lần sau cùng trên cõi trần thì Ngày sau sẽ được vào Thiên Đàng, InshaAllah.

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỨC TIN VỀ SỰ TIỀN ĐỊNH"

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG AUDIO: "ĐỨC TIN VỀ SỰ TIỀN...

Đức tin nơi sự tiền định là niềm tin kiên định rằng Allah I đã an bài và định sẵn tất cả mọi sự việc từ trước cho tất cả mọi vạn vật. Tất cả mọi sự việc, mọi hiện tượng và mọi hoạt động của mọi vạn vật đều được viết trong quyển "Al-Lawhu Al-Mahfuzh" (quyển Kinh Mẹ hay Văn bản lưu trữ), và chúng sẽ vận hành theo ý chỉ của Allah.

ÂN PHÚC CỦA TAWHID VÀ NHỮNG ĐIỀU BÔI XÓA TỘI LỖI

ÂN PHÚC CỦA TAWHID VÀ NHỮNG ĐIỀU BÔI XÓA TỘI LỖI

Tawhid là điều bắt buộc quan trọng nhất trong các điều bắt buộc và là điều trọng đại nhất trong các hình thức thờ phượng. Allah đã chuẩn bị một phần thưởng vĩ đại cho những ai chứng thực nó ở Đời này và Đời Sau.

CHỈ CÓ ALLAH LÀ ĐẤNG ĐỂ CHÚNG TA CẦU XIN VÀ KHẤN VÁI

CHỈ CÓ ALLAH LÀ ĐẤNG ĐỂ CHÚNG TA CẦU XIN VÀ KHẤN VÁI

Allah, Thượng Đế Tối Cao và Nhân Từ phán bảo vị Thiên sứ của Ngài, Muhammad, nói với nhân loại rằng Ngài luôn ở gần kề bên họ, Ngài luôn nhìn thấy và nghe thấy, và Ngài luôn đáp lại lời cầu xin, khấn vái của bất cứ người bề tôi nào thành tâm hướng về Ngài, tha thiết mong mỏi sự ban phát của Ngài.