1)- Tăng thêm phước vào ngày Al Hasarat (Phán xét).
Nếu những điều mà con người tiêu dùng, bố thí trên con đường phục vụ Allah bằng những đồng tiền ‘Halal’ do mồ hôi nước mắt tạo ra, và chi dùng một cách thật tâm, trung trực vì Allah, thì Allah mới chấp nhận nó và Ngài sẽ ban bố trả lại với sự tăng trưởng thêm cho người bố thí đó, số lượng mà Ngài tăng thêm đó thì không ai biết được, chỉ có Ngài Duy Nhứt muốn ban bố bao nhiêu cho ai Ngài muốn. Allah giàu sang trên tất cả.
عن أبي هريرة َرضي الله أن رسول الله صلى الله عليه وسلم قال: ( مَن تَصدقَ بعَدْل تَمْرةٍ من كَسْبِ طَيب، ولاَ يَقْبَلُ الله إلا طَيِبًا، فإِنَّ الله يَقبَلُهاَ بِيَمِينِهِ، ويُربيْها كَما يُرَبِي أحدَكُم فَلُوَّهُ، أو قلوصَهُ حتى يَكُونَ مِثلَ الجَبَل، فَتَصدَقُوا ) . متفق عليه.
Ông Abi Hurairoh ® thuật lại lời của Rosul (saw) nói : « Những ai sođakoh dù với một trái chà là từ những gì thu họach được một cách chính trực (tốt lành), vì Allah chỉ chấp nhận những gì tốt lành (trông sạch). Quả vậy, Ngài chấp nhận qua bàn tay phải của Ngài, xong Ngài tu dưỡng nó giống như các người nuôi nấng con ngựa cái. Hay Ngài dành dụm (những gì chúng ta sođakoh) cho lớn bằng cái núi, xong bố thí nó ». Al Bukhory và Muslim.
Những gì chúng ta tiêu dùng trên con đừơng phục vụ Allah với những đồng tiền sức lực do mồ hôi nước mắt của chúng ta làm ra, thì những điều tiêu dùng đó sẽ được Allah chấp nhận và bồi bổ tăng trưởng thêm, giống như chúng ta nuôi con ngựa cái để làm giống và sanh sản mãi, hay Ngài tích trử nó vào một nơi nào đó, rồi nó sẽ được tăng trưởng mãi như cái núi, xong nó được đem ra bố thí, nên lúc nào chúng ta cũng đều có lợi chớ không bao giờ mất mát điều gì.
Vào ngày Phán Xét cuối cùng, những người Muslim lơ là bổn phận và trách nhiệm ở trên trần gian nầy sẽ buồn rầu, hối hận cho cuộc sống đã trải qua trên trần gian mà không thu họach được những gì tốt đẹp đem theo, cuộc sống và thời gian mà Allah ban cho đã tiêu dùng vào những điều vô ích, không nghĩ đến Allah cũng như không thi hành những gì Allah ra lệnh, không nhớ đến ân lộc mà Allah ban cho, họ lơ là những gì mà họ có thể làm được, nay đứng trước buổi tập hợp toàn nhân lọai để chờ Allah xét xử, lúc đó con người mới mong tăng được những gì trong cán cân dù chỉ một chút ít cũng đủ để đạt đựơc tiêu chuẩn mà tránh khỏi hình phạt trong hỏa ngục, dù chỉ nhỏ như một hạt cát cũng đủ. Nhưng than ôi ! tìm đâu ra đây, ai sẽ cho mình ???.
Ngày đó con người chỉ cần một cái phước nhỏ nhoi sẽ tránh được hình phạt của hỏa ngục. Cái phước đó thật dễ dàng nhưng mấy ai chú ý tới, đó là « Sự bố thí » (Sodakoh) dù là một trái chà là, hay những lời tụng niệm zikir nhắc nhở đến Allah, hay nhắm mắt trước những gì haram hay không nghe những gì gọi là haram, hay một nụ cười vui vẻ với người anh em muslim khác cũng đủ có phước. Đó là những điều hữu ích mà Allah sẽ bồi đắp lại cho chúng ta qua hành động thiện lành tốt đẹp với trái tim tinh khiết đó của chúng ta, Insha Allah nó sẽ giúp ích chúng ta vào Ngày Sau.
Hỡi anh chị em thân mến ! Chỉ một hành động nhỏ hữu ích, có thể cứu vớt chúng ta ra khỏi địa ngục, tại sao còn chần chờ mà không dấng thân vào việc làm thiện lành sẽ bảo đảm cho mạng sống chúng ta sau nầy. Allah là Đấng Từ Bi Bác Ái, sẳn sàng chấp nhận hành động tốt lành của chúng ta dù nhỏ đến đâu mà lúc nào chúng ta cũng thi hành được không cần tốn kém và nhục thể.
2)- Được Allah tha thứ những tội lỗi.
Là một điều vinh hạnh và quang vinh cho nô lệ, mà Allah đã tạo sự bố thí là một trong những lí do để được Ngài tha thứ tội lỗi, và thanh sạch tâm hồn con người. Qua hađith Ông Huzaifah ® thuật lại : « Ông Umar ibnu Al Khottob ® hỏi: - Ai trong các ngươi học thuộc hadith nói về sự Al Fitnah (thử thách) ? Ông Huzaifah ® nói : - Thưa tôi đã học thuộc lòng như những gì tôi đã nghe. Ông Umar ® nói : - Hadith đó nói về cái gì ? Tôi liền đọc :
( فتنةُ الرَجُلُ في أَهْلِهِ ووَلَدِهِ وَجَارِهِ تَكفُرها الصلاة والصَدقَة والمَعْرُوف..) .البخاري.
(Sự thử thách cám dổ của con người từ gia đình vợ con, người giúp việc, muốn tránh được những sự thử thách đó là do sự solah, sođakoh và làm việc thiện lành mà tranh nó). Do Al Bukhory ghi lại .
Gia đình, con cái, tiền bạc, của cải, chức vụ… là những sự thử thách lớn lao của con người, con người vì đó có thể thay lòng đổi dạ, nên muốn tránh được những sự thử thách, lôi cuốn cám dổ của những sự việc đó, con người nên solah thật nhiều, ngoài những sự solah bắt buộc, bố thí, sođakoh, làm việc thiện, khuyên nhủ nhau thi hành những việc tốt lành, hiếu thảo với cha mẹ… Nhờ những lí do đó, sẽ tránh con người thay đổi tánh tình và khỏi bị thử thách lôi cuốn bởi vật chất, con cái, thanh danh...
Phần trên đã thuật qua hadith do ông Muaz ibnu Jabal ® thuật lại lời của Rosul (saw) với ý nghĩa :
“Ta sẽ báo cho các ngươi biết về những điều các ngươi làm sẽ đem lại sự tốt đẹp ?” Rosul (saw) nói tiếp : “Nhịn chay sẽ đem lại sự quang vinh tốt lành, sođakoh là việc làm sẽ rửa sạch những tội lỗi giống như nước làm tắt đi ngọn lửa”. Do At Tirmizy ghi lại.
3)- Tâm hồn sẽ được thoải mái.
Những ai chịu bố thí, sẽ cảm thấy tấm lòng thoải mái cao cả, vì họ đã tạo sự vui vẻ sung túc cho người thiếu thốn khỏi lo âu trong thời gian nào đó, đó cũng là lí do làm lành đi vết thương nghèo nàn của đa số những người Muslim nghèo khổ. Qua những nghĩa cử cao đẹp đó, người bố thí chi tiền trên con đường phục vụ vì Allah đã thóat khỏi bản tánh của người keo kiệt hà tiện, sùng kính tiền bạc vật chất hơn tình thương nhân loại. Tâm hồn của họ cảm thấy thoải mái, vui sướng khi thấy người anh em của họ được ấm no, mà họ là lí do đem lại sự vui vẻ đó. Họ cũng đã làm hài lòng Allah, vì đã chi dùng những của cải mà Allah ban cho trên chính nghĩa của Ngài, nên lúc nào họ cũng cảm thấy thoải mái và an tâm, không giống như những người mà Rosul (saw) đã cảnh giác và nhắc nhở chúng ta nên đề phòng, qua lời nói của Người :
( تَعِسَّ عَبْدُ الدِّيْنَار تَعِسَّ عَبدُ الّدِرْهَم...) . البخاري.
« Thật bất hạnh cho những người chỉ biết nô lệ của đồng tiền ». Al Bukhory ghi lại.
Cầu xin Allah xa lánh chúng ta từ nô lệ của đồng tiền, đó là những người tối ngày chỉ biết đi kiếm tiền mà không dám tiêu xài và chi dùng trên con đường phuc vụ Allah, ngay cả zakat bắt buộc cũng không xuất ra. Thật bất hạnh cho những kẻ nô lệ của vật chất, họ sẽ không bao giờ tìm được hạnh phúc, thỏai mái ở trên đời này và Ngày Sau.
4)- Bản tánh cao cả rộng lượng của Nabi (saw).
Một trong những bản tánh của Rosul (saw) là sự cao cả rộng lượng, những gì Rosul (saw) xuất ra làm sodakoh thì không bao giờ Người nghĩ đến bản thân, gia đình hay gì cả, miễn sao những người hưởng sodakoh đó được vui vẻ là Người mừng lắm. Ngay cả những khi ngồi chung với những bạn hữu, nếu có ai cần việc gì, Người là Vị đầu tiên đưa tay cho người ta, điển hình qua hadith của ông Sahal ibnu Said ® thuật lại về câu chuyện của một người phụ nữ may áo cho Rosul (saw): « Một người phụ nữ may một cái áo choàng đem tặng cho Rosul (saw) và nói : - Thưa thiên sứ của Allah, tôi may cái áo nầy để tặng Người. Rosul (saw) vui vẻ nhận lấy quà tặng của bà chị ấy, vì quả thật Người cũng đang cần có một cái áo choàng. Sau đó, Người lấy cái áo đó khoác vào rồi đi ra. Lúc đó, có một người đàn ông lên tiếng: - Hỡi thiên sứ ! Người có thể cho tôi cái áo đó không, vì tôi cũng cần áo choàng như vậy ? Những người có mặt ở đó nói với người đàn ông kia : - Rosul (saw) mặc nó đẹp lắm, Người cũng đang cần cái áo như vậy mà sao bạn lại hỏi xin Rosul (saw), trong khi đó bạn cũng biết chắc là Người sẽ không từ chối ? Người đàn ông trả lời : - Tôi xin thề có Allah làm chứng, tôi xin Rosul (saw) là không phải để mặc nó, mà tôi muốn giữ nó để sau này lấy nó làm kafan (vải liệm khi tôi chết mà thôi). Ông Shahal (người thuật lại hadith) nói : ‘Quả thật, ông bạn đó đã được toại nguyện’. (Khi ông ấy chết đã được Rosul (saw) dùng cái áo đó làm kafan). Al Bukhory ghi lại trong « Kitab Janajah » (Chuẩn bị kafan vào thời đại của Rosul (saw) mà Người không cấm). Hadith số :1277.
Theo hadith trên, khi người đàn ông ấy vừa thốt lên lời xin, thì Rosul (saw) tức khắc chấp nhận lời thỉnh cầu đó mà không ngần ngại hay chần chờ gì cả, dù biết rằng Người cũng đang cần và những bạn hữu của Người không bằng lòng với người xin cái áo đó. Quả thật, Rosul (saw) là người rất thương mến và quan tâm đến bạn hữu và cộng đồng của Người. Cho nên bản tánh cao thượng rộng lượng của Rosul (saw) là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo.
Cầu xin với Allah ban cho chúng ta có tấm lòng nhân từ rộng lượng giống như bản tánh của Rosul (saw), amine.
عن أبي هريرة رضي الله عنه قال: قال رسول الله صلى الله عليه وسلم : ( مَا يَسرُنِي أَنَّ عِنْديِ مِثْلٌ أُحُدْ هَذا ذَهَبًا تَمْضيِ عليَّ ثَلاَثَةُ أّيَّام وَعِندي مِنهُ دِينَار إلا شَيء أرصِده لِدِين إلا أن أقول بِهِ في عِباد الله هكذا وهكذا وهكذا ) . مسلم.
Ông Abu Huairoh ® thuật lại lời của Rosul (saw) với ý nghĩa như sau : « Thật là sung sướng nếu Ta được gia tài bằng vàng chất đầy như núi Uhud, chỉ trong ba ngày thôi cũng đủ để Ta chi dùng nó trên con đường phục vụ Allah và Ta sẽ làm việc nầy, việc nọ… » Do Muslim ghi lại.
Tóm lại, mỗi người có một suy nghĩ khác nhau, có người thì mong ước được giàu sang để chi dùng vô mục đích, có người thì mong ước có nhiều tiền để sai khiến thiên hạ, nhưng cũng có người mong ước có tiền để chi dùng trên con đường phục vụ vì Allah. Do dó, Allah chỉ chấp nhận hành động dựa vào sự định tâm của con người mà thôi.
5)- Sẽ được Allah tăng thêm ân lộc.
Allah đã phán như sau :
قال تعالى: ( مَنْ ذَا الَّذِي يُقْرِضُ اللهَ قَرضًا حَسَنتًا فَيُضَاعِفَهُ لَهُ أَضْعَافًا كَثِيْرَةً واللهُ يَقْبِضُ وَيَبْصُطُ وَ إِلَيهِ تُرْجَعُونَ ) . البقرة: 245.
« Ai là người sẽ cho Allah mượn một món vật (mượn) tốt, thì Ngài sẽ trả lại gấp đôi và nhiều hơn nữa ? Bởi vì Allah (là Đấng) ban ít hay nhiều (bổng lộc) và các ngươi sẽ được đưa về gặp Ngài trở lại (ở Đời sau) ». Suroh 2 : 245.
Sự bố thí, chi dùng trên con đường phục vụ Allah, sẽ không bao giờ mất, ngược lại lúc nào cũng được tăng thêm bổng lộc, Allah ban phúc cho người đó trên mọi phương diện, và luôn tạo dựng được niềm vui thỏai mái trong lòng, qua hadith sau :
أن أبي هريرة رضي الله عنه قال: ( ما نَقصتْ صَدَقَةُ مِن مَال، ومَا زَادَ الله عَبْدا بِعَفْوٍ إِلا عِزًا، ومَا تَواضِعُ أَحْد للهِ إلا رَفَعَهُ الله عز وجل ) . مسلم.
Ông Abu Hurairoh ® thuật lại : « Đừng nghĩ rằng tiền bạc dùng để bố thí sẽ mất, không đâu, Allah sẽ tăng và tha thứ cho đến (hết tội), còn những người luôn khiêm tốn vì Allah, sẽ đựơc Ngài tăng thêm địa vị » Do Muslim ghi lại.
Những đồng tiền mà chúng ta bố thí, không bao giờ mất, chỉ con người không nhìn thấy nó mà thôi, thật ra đó là món tiền mà chúng ta bỏ vào công quỷ để Allah giữ cho và Ngài sẽ tăng thêm mãi, nhưng chúng ta không bao giờ thấy, và rồi Ngài còn tha thứ tội lỗi cho đến hết tội. Những người khiêm tốn làm việc chỉ vì Allah, dù người đời coi thường, hay không được trọng dụng nhưng đối với Allah thì có một địa vị cao cả, vì sự chính trực của họ.
Qua hadith khác ông Abu Hurairoh ® thuật lại lời của Rosul (saw) với ý nghĩa : « Có người đàn ông đang làm việc trên đồng ruộng thì bổng nghe tiếng vang trên trời vọng lại: - Hãy đến mãnh ruộng của (fulan : nguời kia) để giúp ông ấy tưới nước. Ông ta vội sách gáo đựng nước đi, lúc đó trên trời có áng mây đi theo, khi đến ruộng bên kia, thấy một người đàn ông đang tưới nước trong ruộng, do nước từ mây cao đổ xuống, ông ta liền hỏi : - Hỡi nô lệ của Allah (Abuđulloh) tên ông là gì ? Ông kia trả lời :- Fulan (người kia). Ông giựt mình vì đó là cái tên mà ông đã nghe từ trên trời cao vọng xuống. Ông đang tưới nước hỏi lại : - Hỡi nô lệ của Allah (Abudulloh) : Tại sao ông bạn lại hỏi tên tôi ? Ông nầy trả lời : Tại vì tôi nghe tiếng gọi từ trên trời kêu tôi đến tiếp tay để tưới nước cho cánh ruộng của fulan (ông kia) nên tôi liền đến đây thì gặp ông. Và sau nầy ông sẽ làm gì với hoa quả trổ ra ? Ông (fulan) nầy liền trả lời : Ông bạn đã hỏi như vậy, thì tôi xin trả lời. Những gì thu họach được từ ruộng nầy. Tôi sẽ bố thí một phần ba, một phần ba cho tôi và gia đình tôi dùng, còn lại một phần ba thì tôi bỏ vốn vào việc trồng trọt » Hadith do Muslim ghi lại.
(Còn tiếp)
Hosen Mohamad chuyển dịch theo cuốn kitab:
أنفق يُنفِق الله غليك ( Xuất ra thì Allah sẽ hòan trả lại).
Tác giả : Khalid Naaser Al As Saf,
Hiệu đính; Shiekh Abu Abdulloh Sad Abdulloh Al Barik.
Do Darul Al Watan - Riyad, Saudi Arabia.
Xuất bản lần thứ nhứt vào năm: 1415H- 1995.
Pontosie tháng 5-2008.