QUR'AN VÀ HADITH NÓI VỀ SỰ BỐ THÍ (SODAKOH) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

QUR'AN VÀ HADITH NÓI VỀ SỰ BỐ THÍ (SODAKOH)

17.05.2008 03:56 - đã xem : 4530

Hỡi anh chị em thân mến! Con người có sanh rồi sẽ có tử, cho nên tất cả con người hay tạo vật của Allah sẽ có ngày phải giã từ trần thế, sau đó đến một “thế giới chờ đợi” để chờ Ngày Xét Xử của Allah. Chính vì thế, trong cuộc sống hiện tại là những chuổi ngày thử thách, chúng ta hãy sẳn sàng hành đạo theo giáo lý Islam chỉ dạy, một trong những sự hành đạo có kết quả tốt ở Ngày Sau là sự bố thí (Sadakoh), vì sự bố thí là việc làm từ thiện để mong rằng Sau này chuộc lại những lỗi lầm mà chúng ta phạm phải.

Allah có đề cập đến vấn đề này trong thiên kinh Qur’an như sau:

قال تعالى: (( وَأنْفِقُوا من مَّا رَزَقْنَاكمْ من قَبْلِ أنْ يَأتِي أَحَدَكُمْ الْمَوْتُ فَيَقُولَ رَبِّ لَولاَ أَخَّرتَني إلى أَجَلٍ قَرِيبٍ فَاَصَّدَّقَ وأَكُن من الصَّالِحِينَ )) . المنافقون: 10.

« Và hãy chi dùng (vào việc thiện) phần tài sản mà TA đã cung cấp cho các người trước khi (cái) chết đến cho mỗi người trong các người. Bởi vì lúc đó y sẽ (hối tiết) thưa : ‘Lạy Rabb của bề tôi ! Nếu Ngài gia hạn cho bề tôi  sống thêm một thời gian ngắn nữa thì bề tôi sẽ bố thí (rộng rãi) và trở thành một người đức hạnh’ ». Suroh 63 :10.

Chính vì cuộc đời ngắn ngủi, nếu là người tin tưởng thì nên cố gắng thi hành những sự hành đạo và làm việc thiện để tạo dựng hành trang mang theo. Những việc nên làm hôm nay thì đừng để ngày mai, vì không biết mai này sức khỏe và cơ hội có cho phép chúng ta chờ đợi đến ngày đó không. Sự ăn năn sám hối sẽ không được chấp nhận nếu đến giờ hấp hối, cho nên hãy hăng hái từ giờ phút này và đừng chần chờ kẻo hối hận không kịp.

Allah đã phán :

قال تعالى: (( فأتَّقُوا الله مَا اسْتَطَعْتُم واسْمَعُوا وأَطِيْعُوا وأنفِقُوا خَيْرًا لآَنْفُسِكُم  ومَن يُوقَ شُحَّ نَفْسهُ فأُولئِكَ هُمُ المُفْلِحُونَ )). التغاين :16.

« Do đó, hãy sợ Allah (và làm tròn bổn phận đối với Ngài) theo khả năng của các người. Và hãy nghe và vâng lệnh . Và chi tiêu (bố thí) có lợi cho bản thân (linh hồn) của các người. Và ai giữ bản thân của mình khỏi tham lam (ích kỷ) thì sẽ là những người thành đạt.” Suroh 64 : 16.  

(Islam không bắt buộc chúng ta phải hành đạo quá khả năng có thể của con người, không bắt buộc phải tu khổ hạnh. Sự hành đạo trong Islam được thực hiện mọi nơi, chẳng hạn lập gia đình, ăn uống, đi làm để nuôi sống bản thân và gia đình cũng là việc hành đạo, quan trọng là mỗi việc làm đều có ý định trong tâm của chúng ta. Hãy vâng lệnh Allah và Sứ giả của Ngài, hãy thi hành trong khả năng có thể với sự thành tâm, và thi hành thường xuyên, hy vọng sẽ được  Allah hài lòng và chấp nhận sự hành đạo của chúng ta).

Vào thời xưa có một vị đạo hạnh đi tawaf ở Ka’bah và cầu xin (đu-a) với lời như sau : ‘Ôi Allah, xin Ngài hãy bảo vệ tôi để khỏi vấp phải sự tham lam ích kỷ. Ôi Allah, xin Ngài hãy bảo vệ tôi để  khỏi vấp phải sự tham lam ích kỷ’.

Nghe vậy có người nói với ông ta : ‘Hỡi Abdulloh, ông không biết đu-a nào khác hay sao?’

Vị đạo hạnh nầy tươi cười rồi đọc lời của Allah đã phán :

قال تعالى: (( وَمَن يُوقَ شُحَّ نَفْسَهُ فأُلَئِكَ هُمُ المُفْلِحُونَ )) . الحشر: 9.

« .. Và ai giữ được lòng mình khỏi sự tham lam, thì sẽ là người chắc chắn sẽ thành công ». Suroh 59 : 9.

Những ai được Allah bảo vệ và che chở khỏi lòng tham lam ích kỷ, thương người như thương thân, và luôn nghĩ đến người khác, vui vẻ khi thấy ai mừng, lo âu khi thấy ai buồn, lo lắng thì sẽ được thành công ở đời nầy và Ngày Sau.

Những dòng kinh Qur’an và những hadith nói về sự cao quí của những người bố thí và chi dùng trên con đường phục vụ Allah thật nhiều, chúng tôi sẽ trích lên đây những bằng chứng cụ thể để quí vị tham khảo..

Những dòng kinh Qur’an từ Suroh At Tawbah (Hối cải).

قال تعالى: (( وَالذِينَ يَكْنِزًونَ الذَّهَبَ والفِضَّةَ ولاَ يُنْفِقُونَهَا في سَبِيلِ اللهِ فَبَشِّرْهُم بِعَذَابٍ أَلِيمٍ . يَومَ يُحمَى عَلَيهاَ في نَارِ جَهَنَّمَ فَتُكوى بِهاَ جِبَاهُهُم وَجُنُوبُهُم وظُهُورُهُم هَذا ما كَنَزْتُم لأَنْفُسِكم فَذُوقُوا ما كُنتُم تَكْنِزُونَ )). التوبة: 34ـ35.

« ...và có những kẻ dự trữ vàng và bạc nhưng không chi dùng nó cho Chính nghĩa của Allah, hãy báo cho họ biết về một sự trừng phạt đau đớn. Vào ngày mà nó (vàng bạc tích trữ) sẽ được nung đỏ trong lửa và sẽ được mang đến đóng vào trán, hông và lưng của họ (kèm theo lời phán) : ‘ Đây là vật mà các ngươi tích trữ cho bản thân của các ngươi. Thôi, hãy nếm món (vật) mà các nguơi đã tích trữ  ». Suroh 9 : 34-35.

Nếu ngẫm nghĩ xâu xa về ý nghĩa của dòng kinh trên, chúng ta không thể không hoảng sợ về hình phạt của Allah. Theo như đoạn kinh trên thì những người giàu có hoặc dư giả mà chỉ biết tích trữ vàng bạc, châu báu do Allah đã ban cho, họ hà tiện hay keo kiệt không dám xuất ra để bố thí, họ không chi dùng tài sản của mình vào con đường Chính Nghĩa của Allah, họ không giúp đở những anh chị em nghèo khó, thì vào Ngày Sau, Allah sẽ trừng phạt và hành hạ họ với những món đồ quí báo mà họ tích trữ đó. Những vàng bạc châu báu mà họ tích trữ sẽ được đem nung đỏ rồi đóng (ấn) vào mặt, thân thể của họ và chúng sẽ nói : Đây là những món quà quí giá mà các người đã tích trữ nó, nay nó sẽ ở bên các người bằng cách như vậy.

Hadith liên quan đến sự chi dùng cho Chính nghĩa.

Ông Anas ibnu Malik ® thuật lại : ‘ Ngày xưa ông Abu Talha ® là người giàu có nhứt trong hàng ngũ dân Ansar (bản xứ Medinah). Của cải mà ông mến thích nhứt là giếng nước tên (Bairuhan) và bên cạnh có vườn tượt thật lớn, nó nằm đối diện với masjid (An-Nabawy), Rosul (saw) thường hay vào đó để uống nước giếng này, vì chất nước rất ngọt và thơm. Ông Anas nói tiếp : ‘ Khi Allah phán xuống dòng kinh Al Imran :( لَنْ تَنالُوا البِرَّ حَتى تُنْفِقُوا مِمَّا تُحِبُّونَ )). آل عمران: 92.

« Các người sẽ không bao giờ đạt đến mức đạo đức trừ phi các người chi dùng (cho Chính nghĩa của Allah) những vật mà các người yêu thích nhứt… ». Suroh 3 : 92.

Sau khi đuợc nghe qua dòng kinh cao quí nầy, ông Abu Talha ® tìm đến gặp Rosul (saw) và thưa : Hỡi thiên sứ của Allah, của cải mà tôi mến thích nhứt đó là giếng nước Bairuhan, nay tôi xin dâng hiến (Sođakoh) nó vì Allah, hy vọng sẽ được Ngài hài lòng và Ngài sẽ giữ gìn nó nơi tốt lành và cầu xin Ngài ban cho tôi trở thành người có đạo đức và từ  nay Rosul (saw) cứ tự nhiên sử dụng nó thế nào tùy ý.

Nghe xong Rosul (saw) nói : « Bakhin Bakhin…( thật quí quá, thật quí quá…) đó là đồng tiền của cải có lời ». Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.

Hỡi những anh chị em tin tưởng! Hãy suy nghĩ kỷ về ý nghĩa cao quí và thực dụng của hadith trên một cách khách quan với sự thật tế của nó : Quả thật, không một ai trong hàng ngũ ashabah (bạn đạo của Rosul (saw) lúc đó lại không rõ về bản tánh rộng rãi, giàu có và niềm tin bất diệt của ông Abu Talah ®. Ông luôn biết tất cả những gì mà ông đang sở hữu trong tay đều do bổng lộc của Allah ban cho, và ông cũng biết rằng tất cả những gia sản đó đều thuộc về Allah Đấng Cao Cả, và ông cũng học hỏi và biết rõ là tất cả những gì hiện hữu trong trần gian nầy chỉ tồn tại trong thời gian nhất định nào đó rồi nó sẽ tiêu tan, nên ông đã chọn những gì quí báo mà ông thương mến nhứt nó ở trần gian nầy để làm vật bố thí (sođakoh trên con đường Chính nghĩa của Allah), đó là chủ tâm mà ông muốn tạo dựng hành trang để mai này ông sẽ đến trình diện Đấng Chủ Tể của nhân loại (Allah), bởi vì những gì con người đã gởi trước đến Allah thì sẽ không bao giờ mất hay thất lạc.

(Sử ghi lại, mỗi ngày số tiền lời buôn bán mà ông Abu Talha ® thâu vào nhiều lúc đếm không hết, và ông lo sợ không biết phải chi dùng vào đâu với số tiền này, khi thấy ông lo âu như vậy thì bà Salma vợ của ông nói : ‘ Có vậy mà ông cũng lo rầu, sáng mai ông cứ đem phân chia cho anh chị em nghèo khó là xong’. Ông mĩm cười nhìn vợ nói: ‘Alhamadulillah, bà đã giải thóat cho tôi’).   

Hỡi con cháu của Adam, tất cả những gì hiện hữu trên trần gian nầy, trước sau rồi cũng tiêu tan theo mây khói, không có một vật hay gì tồn tại mãi cả, những gì thuộc về ta ngày hôm nay, chưa chắc ngày mai nó lại còn của ta, nhưng những gì mà chúng ta bố thí hay làm việc thiện dù ít hay nhiều ở ngày hôm nay thì nó sẽ  tồn tại mãi mãi nơi Allah. Và Allah sẽ ban thưởng cho một thành mười hay nhiều hơn nữa, như Ngài đã phán :

قال تعالى: (( مَا عِنْدَكُمْ يَنْفَدُ ومَا عِنْدَ اللهِ بَاقٍ )). النحل: 96.

« Món vật gì với các người sẽ cạn kiệt và món gì với Allah sẽ tồn tại vĩnh viển.. ». Suroh 16 : 96.

قال تعالى: (( ومَا تُقَدِّمُوا لأَنْفُسِكُمْ من خَيْرٍ تَجِدوهُ عِندَ اللهِ هُوخَيرًا وأَعْظَمَ أَجْراً )) . المزمل: 20.

« .. Và điều thiện nào mà các người gởi đi trước cho bản thân của các người thì sẽ tìm thấy lại nơi Allah. Vâng nó sẽ trở thành một phần thưởng tốt và lớn hơn…». Suroh 73 : 20.

Vâng, những gì mà chúng ta gởi đi trước nơi Allah, chúng ta sẽ tìm thấy lại nơi Ngài, không bị mất mà còn tăng thêm phần lời lớn hơn. Nhưng tiết thay, con người không thấy trước mắt nên lơ là và nghi ngờ không biết có đúng hay không ? Con người chỉ nhìn thấy quyền lợi trước mắt và bất tin nơi Allah, nên họ chỉ nghĩ đến hiện tại mà không lo sợ ngày mai. Như ayat trên Allah đã cảnh giác con người là những gì mà chúng ta đang có hiện tại nó sẽ cạn kiệt và bị tan biến đi, ngược lại những gì thuộc về Allah thì sẽ tồn taị vĩnh viển, việc nầy thiết nghĩ không một ai từ chối.

Hãy nhìn lại thời đại ngông cuồng của « Firoun » đã dám tự xưng là Thượng Đế, nhưng rồi có tồn tại được không ? Ngay cả thân xác của ông ta cũng bị chết chìm giữa biển cả và Allah đã ra lệnh cho thiên thần đưa xác của ông ta lên bờ để hậu thế lấy đó làm gương. Hiện tại chỉ còn có ‘Kim tự tháp’ là tồn tại, nhưng một ngày nào đó nó cũng sẽ tiêu tan như mây khói.

Ông Abu Hurairoh ® đã thuật lại lời của Rosul (saw):  ( يا ابنُ آدم أَنْفِقُ أُنْفِقُ عَلَيْكَ) .متفق عليه.

 (Hỡi con cháu của Adam ! Hãy bố thí, Allah sẽ ban bố cho). Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.

Qua ý nghĩa của hadith nầy, chúng ta được biết rõ là : ‘Allah hứa sẽ đền bù hay ban bố lại cho những ai bố thí, chi dùng tài sản trên con đường phục vụ Chính nghĩa của Ngài. Sự hứa hẹn của Allah không bao giờ thất hứa.

Ông Abu Hurairroh ® thuật lại lời của Rosul (saw) với ý nghĩa : « Mỗi buổi sáng, khi nô lệ vừa thức dậy ; có hai vị thiên thần xuống trần, một vị nói : Ôi Allah xin Ngài ban bổng lộc cho người bố thí (chi dùng trên con đường Chính nghĩa), còn vị kia nói : Ôi Allah đừng ban bổng lộc cho người không bố thí. » Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.

Hỡi những ai chi dùng đồng tiền để bố thí, chi dùng trên con đường phuc vụ Chính nghĩa của Allah, xin chúc mừng quí vị, vì quí vị đã được thiên thần của Allah cầu xin với Allah ban thêm cho quí vị những bổng lộc, sự tốt lành, an bình cho quí vị, ngược laị những người không chi dùng, không giúp đở anh chị em muslim khác thì họ cũng đựơc thiên thần cầu xin những điều bất lành cho họ, nên hãy biết rõ mà cảnh giác đừng để bị thiên thần ghét và cầu xin những điều bất lành, vì những lời cầu xin của thiên thần rất được sự chú ý của Allah. Cầu xin với Allah ban cho chúng ta có trái tim rộng lượng và được an lành từ sự bất an và tránh khỏi lòng ích kỷ.

Ông Abu Zar ® thuật lại : Sau khi xong việc (tawaf) tôi tiến gần đến nơi Nabi (saw) đang ngồi dưới bóng mát của Ka’bah, khi thấy tôi Nabi (saw) nói :

( هُمُ الأَخْسَرُونَ ورَبُّ الكَعبَةُ )  ( Thề có chủ nhân của Ka’bah làm chứng. Họ là những người thua thiệt, mất mát). Nghe xong tôi liền thưa : - Thưa thiên sứ của Allah, cha mẹ tôi sanh ra tôi, nhưng lúc nào tôi cũng trung thành và thương mến Rosul hơn hết, họ là những ai vậy ? Rosul trả lời :

( هُمْ الأَكْثَرونَ أَموالأً إِلاَ مَن قالَ هَكَذا وهَكذا وهكَذا من بين يَديهِ ومن خَلفهِ وعن يَمينهِ وعن شِمالهِ وقَلِيلٌ ما هم ) . متفق عليه.

« Họ là những người giàu có, dư giả…, nhưng lúc nào họ cũng nói tại cái nầy tại cái kia mà tìm cách biện luận để tránh giúp đở người thiếu thốn bên phải cũng như bên trái, trước mặt hay sau lưng họ, đó là đa số những người thua thiệt mất mát, rất ít trong họ (những người giàu) có lòng hảo tâm ». Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.

(Câu ‘Cha mẹ tôi sanh ra tôi, nhưng lúc nào tôi cũng trung thành và thương mến Rosul hơn hết’ : Ý ở đây mà người Arab thường dùng để nói lên lòng trung thành, thương mến Rosul (saw) trên hết dù ngay cả cha mẹ của họ cũng không bằng, dù cha mẹ sanh thành, những tinh thần Islam trên hết).

Hỡi những người giàu có, Islam không đòi hỏi quá đáng ở mọi người, tùy theo lòng hảo tâm và nhu cầu cần thiết mà chúng ta cố gắng hi sinh chút ít, của cải bổng lộc mà Allah ban bố cho, để giúp đở những anh chị em muslim khác đang đói khổ, thiếu thốn, mồ côi, đàn bà góa, những người thiếu nợ mà không lối thóat hay những người đang bị bắt làm con tin vì không tiền trả nợ, dù ít hay nhiều hãy tỏ lòng nhân từ và rộng lượng với những người đang cần đến chúng ta. Nếu không, hãy coi chừng lời cảnh giác của Rosul (saw) mà Người đã thốt ra với lời thề có Đấng Chủ nhân của Ka’bah làm chứng. (Những gì gọi là quan trọng và nghiêm khắc Rosul (saw) mới thề.)

Ông Ađ Đy ibnu Hatim ® nói : « Rosul (saw) có nói về lửa địa ngục như sau: (اِتَّقُوا الناَّر) (Hãy cảnh giác từ lửa của địa ngục). Một khắc sau, dường như Người đang nhìn thấy ngọn lửa trước mắt, và lo tránh nó, xong Người nói tiếp :

( اتَّقوا النَّار ولو بِشق تَمرَةٌ،  فمن لم يَجِدْ فَبِكلِمَة طَيبة ). متفق عليه.

(Hãy cảnh giác từ ngọn lửa dù với một trái chàlà, những ai không có (dù một hạt chàlà để bố thí) thì với lời nói tốt lành (hữu ích). » Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.

Là một hồng phúc cao cả từ Rabb (Thượng Đế) của nhân loại, Ngài sẳn sàng chấp nhận sự hành đạo của nô lệ dù nhỏ nhoi đến đâu! của ít lòng nhiều, nhưng đối với Allah lúc nào cũng được tăng thêm nhiều hơn nữa…

Qua ý nghĩa cao quí của hadith trên, bất cứ người muslim nào cũng có thể bố thí hay làm được việc thiện lành, hữu ích cho cá nhân và cho người khác, để nhờ đó mà tránh xa được sự hành hạ trong hỏa ngục, dù chỉ một hạt chàlà hay phân nữa cũng có thể bố thí được. Cho nên, ngay cả người nghèo họ cũng có thể bố thí làm việc thiện lành tùy khả năng có thể của họ, bằng một trái chàlà hay khác nữa để chia xẻ với anh chị em của họ, nếu không có gì để bố thí, thì lời nói tốt lành hữu ích hay một nụ cười vui vẻ với anh chị em khác cũng được gọi là bố thí, nhờ những hành động nhỏ nhoi đó mà cứu vớt chúng ta ra khỏi Lữa địa ngục.

Là một vinh hạnh lớn lao cho người muslim chúng ta, hồng ân của Allah ban Islam cho chúng ta là một tôn giáo thật đơn giản, dể dàng, thật tế và hữu ích trong mọi hòan cảnh và trường hợp, con đường đưa chúng ta tránh khỏi địa ngục và được vào thiên đàng thật dể dàng đối với những ai biết sợ Allah và thi hành theo con đường hướng dẫn chỉ dạy của Rosul (saw).

Islam theo nghĩa khác, nó cũng là con đường dạy chúng ta cách sống ở trần gian nầy và tạo cái vốn để đem theo mà hưởng nhàn mãi mãi trong thiên đàng vĩnh cửu của Allah ở Ngày Sau.

عن زينب الثقفية امرأة عبدالله بن مسعود عن النبي صلى الله عليه وسلم ، قال: ( يَا مَعْشَرالنِساءُ تصدقَنَّ ولو من حليكن ) . متفق عليه.

Bà Zainob As Saqofiyah ® vợ của ông Abdulloh ibnu Masoud ® thuật lại lời của Rosul (saw) : « Hỡi chị em phụ nữ, hãy bố thí (sođakoh) dù chỉ một chút ít. » (Ý hadith nói : Một miếng bánh, một chén cơm, một miếng thịt (một miếng khi đói bằng một gói khi no), hay ngay cả người vợ làm vừa lòng chồng, lo chu đáo công việc nhà cửa, chăm nom con cái cũng xem như là việc làm sođakoh.) Al Bukhory và Muslim.

عن أبي سعيد الخدري رضي الله عنه قال: قال رسول الله صلى الله عليه وسلم : ( يا معشر النساءُ تَصدقَنَّ فإني رَاَيْتكُنَّ اَكْثَر أهْلُ النَّار ). فقلن: بم ياسول الله ؟ قال: تُكْثِرنَّ اللعن وتُكْفِرَنّ العَشِير..) . البخاري و مسلم.

Ông Abi Said Al Khuđry ® thuật lại của Nabi (saw) nói : « Hỡi những chị em phụ nữ, hãy cố gắng làm việc thiện (sođakoh) bởi vì Ta thấy đa số trong địa-ngục là phụ nữ. »  Có những chị em ở đó nghe vậy liền hỏi : - Thưa Thiên sứ của Allah, tại sao vậy ? Rosul (saw) trả lời : « Tại vì họ thường hay lên án và chỉ trích người nầy người kia, và phản bội (quên ơn) chồng... » Al Bukhory và Muslim.

Hỡi những chị em muslimate thân mến, hiểu qua hadith trên, Rosul (saw) kêu gọi chị em chúng ta hãy cố gắng làm việc thiện như bố thí, cầu xin Allah tha thứ tội lỗi thật nhiều, bởi vì Allah đã cho Rosul (saw) thấy những gì sẽ xảy ra trong địa ngục, trong đó Người thấy được đa số là phụ nữ, nên Người cảnh giác chúng ta, vì lí do : « Họ thường hay nhiều chuyện, lên án chỉ trích người nầy nói xấu người kia, quên đi những hồng ân phước lộc mà Allah ban cho họ ». Hoặc hai vợ chồng đã sống chung nhiều năm, người chồng lo chu toàn cho gia đình, vợ con hay cung phụng cho họ đủ điều, thế mà chỉ một sơ sót nào đó của chồng, thì người vợ đã quên đi tất cả những tình nghĩa tốt lành đã có từ bấy lâu nay, mà chỉ nhìn một khía cạnh xấu nào đó trước mắt, đó là ý nghĩa phản bội hay quên ơn của chồng.

Vì vậy mà Rosul (saw) kêu gọi những chị em hãy cảnh giác mà cố gắng làm việc thiện (sođakoh) và cầu xin Allah tha thứ thật nhiều. Sođakoh là việc làm cầu xin Allah giãm đi tội lỗi và được tăng thêm điểm tốt để được vào thiên đàng, Insha Allah.

Ông Ukbah ibnu A’mir ® nói : Tôi có nghe Rosul (saw) nói : « Những ngừơi bố thí làm việc thiện (sođakoh) sẽ được (Allah) che chở cho đến khi (Ngày) Phán xét. » Do Imam Ahmad ghi lại.

Ông Yazid ibnu Abi Habib người đã ghi lại hadith trên từ ông Abi Al Khoir thuật lại từ ông Ukbah là : Ngày xưa, không có ngày nào mà ông Abu Al Khoir lại không bố thí, dù chỉ một củ hành hay một cái gì đó để được Allah hài lòng.

Ông ibnu Umar ® thuật lời của Rosul (saw) nói : « Những người được Allah hài lòng mến thương là những người tạo sự ích lợi cho người khác, công việc được Allah mến thích là tạo sự vui vẻ phấn khởi trong lòng người muslim khác, hay che chở sự khó khăn của ai đó, họăc giúp đở trả nợ mà người anh em không thể trả nổi, hoặc xóa đói giãm nghèo cho ai đó ;  những ai kề cận với những người anh em cần đến, đối với Tôi (Nabi) những cái đó còn tốt hơn những người làm ‘Etikaf’ (giam mình trong masjid) một tháng. Những ai làm giảm đi cơn thịnh nộ của anh chị em, thì Allah sẽ che chở cho ;  những ai giúp đở lo lắng cho những người gặp hoạn nạn trong lúc đói khổ, thì Allah sẽ tạo sự an tâm, trong lòng vào Ngày Sau ; những ai kề cận giúp đở anh em trong lúc họ cần thì Allah sẽ tạo sự ổn định hai chân vào ngày mà ai cũng đều rung sợ hình phạt của Allah. » Hadith do At Tobbary ghi lại.

Vâng, đem lại sự hữu ích, an tâm cho người anh em muslim là điều mà Islam rất quan tâm và đánh giá tốt như ý nghĩa hadith trên đã nêu ra, ngược lại làm phiền người anh em muslim khác là trọng tội trong Islam, hãy cố gắng làm điều hữu ích cho cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng... Nếu được như vậy, sau khi chết đi thì thiên hạ còn nhắc mãi và họ sẽ cầu xin với Allah cho ta và phước đức mà chúng ta làm đó sẽ kéo dài mãi mãi và chúng ta sẽ được hưởng nó sau nầy.

عن معاذ بن جبل رضي الله عنه، أن رسول الله صلى الله عليه وسلم ، قال له: ( ألا أَدُلك على أَبْواب الخَير؟ .) قُلتُ بلى يارسول الله، قال: ( الصومُ جُنَّة والصدقة تُطفئ الخَطيئة كما تُطفِئُ المَاء الَّنار، وصلاة الرجل من جوف الليل ). الترمذي.

Ông Muaz ibnu Jabal ® thụât lại, Rosul (saw) nói với ông : « Ta sẽ chỉ ngươi đến cánh cửa tốt lành (thiên đàng). » Tôi liền nói : - Thưa Rosul, được vậy tốt quá, hỡi thiên sứ của Allah. Rosul (saw) nói : « Hãy nhịn chay để tạo được sự thanh khiết tốt đẹp, hãy bố thí (sođakoh) để rửa sạch tội lỗi giống như nước làm tắt đi ngọn lửa và người đàn ông thức khua để solah đêm ». Do At Tirmuzy.

Nếu chúng ta có thể thì nên làm thêm những sự hành đạo kể trên mà Rosul (saw) đã nhắc nhở, vì làm được những chuyện đó thì sẽ gặt hái đựợc nhiều phước lộc.

Islam luôn luôn đưa ra những việc làm rất dể dàng để tạo cho anh chị em có cơ hội để làm việc thiện tốt, một trong những điều dể dàng đó là :

-         Cầu sự tha thứ của Allah một cách trực tiếp không cần trung gian một ai, và vào bất cứ giờ phút nào cũng được.

-         Bố thí, làm việc thiện đó cũng là phương cách chuộc lại tội lỗi của chúng ta.

Hằng ngày, khi mỡ mắt ra thì chúng ta sẽ không tránh khỏi những điều tội lỗi, cho nên cần phải tẩy sạch nó trước khi trình diện Đấng Cao Cả vào Ngày Phán xét. Vinh Quang ở Allah đã tạo mọi sự dể dàng cho nô lệ để hành đạo và tạo sự tốt lành, hạnh phúc ở trên đời nầy và Ngày Sau.

Vì Allah đã phán như sau :

قال تعالى: (( فَمن يَعْمَل مِثْقَالَ ذَرَةٍ خَيْرًا يَرَهُ. وَمَن يَعْمَلْ مِثْقَالَ ذَرَةٍ شَرًا يَرَهُ )). الزلزلة: 7ـ8.

«  Bởi thế, ai làm việc thiện dù nhẹ bằng hạt cải cũng sẽ thấy nó ; Và ai làm việc ác dù nhẹ bằng hạt cải cũng sẽ thấy nó . »  Suroh 99 : 7-8.

Hosen Mohamad chuyển dịch theo cuốn kitab:

أنفق يُنفِق الله غليك  ( Xuất ra thì Allah sẽ hòan trả lại).

Tác giả: Khalid Naaser Al As Saf,

Hiệu đính; Shiekh Abu Abdulloh Sad Abdulloh Al Barik.

Do Darul Al Watan, Riyad, Saudi Arabie. Xuất bản lần thứ nhứt vào năm: 1415H- 1995. Pontosie tháng 5-2008.

 

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁO LUẬT ZAKAH AL FITRAH"

1- Tẩy sạch người nhịn chay khỏi những lỗi lầm đã lở phạm trong tháng Ramadan. Thí dụ như nói sàm bậy, tục tĩu. 2- Hổ trợ, tạo niềm vui, tạo hạnh phúc trọn vẹn cho người nghèo và người thiếu thốn được vui vẻ ăn uống vào ngày đại lễ E’id. 3- Thể hiện sự biết ơn Allah đã ban cho hoàn thành được nhiệm vụ nhịn chay, đứng hành lễ Salah và các việc ngoan đạo khác trọn tháng Ramadan Hồng Phúc.

BÀI VIẾT VÀ HAI BÀI THUYẾT GIẢNG AUDIO: "SỰ BỐ THÍ LÀ GIA TĂNG CÔNG ĐỨC"

BÀI VIẾT VÀ HAI BÀI THUYẾT GIẢNG AUDIO: "SỰ BỐ THÍ LÀ GIA...

Hỡi những anh em có đức tin nơi Allah, quả thật lời hứa của Allah là sự thật, Ngài hứa ban thưởng cho những ai làm bố thí (Sadaqah) vì Ngài, và chắc chắn lời hứa của Ngài sẽ được thực hiện bởi vì Ngài là Đấng không bao giờ thất hứa qua câu kinh sau đây:

XUẤT RA THÌ ALLAH SẼ HOÀN TRẢ LẠI

XUẤT RA THÌ ALLAH SẼ HOÀN TRẢ LẠI

Hãy nên làm việc từ thiện vì Allah Duy nhứt, dù ít hay nhiều, quan trọng nhứt trong việc hành đạo là sự trung trực thành tâm chỉ vì Allah chớ không vì mục đích nào khác, nếu không thì sự hành đạo đó trở thành vô ích, một trong sự hành đạo đó là sự sođakoh, nên phải luôn luôn cảnh giác và trung trực vì Allah Duy Nhứt mới có giá trị.

PHƯƠNG THỨC ĐÓNG ZAKAT 2,5% (BẮT BUỘC)

PHƯƠNG THỨC ĐÓNG ZAKAT 2,5% (BẮT BUỘC)

Zakat là tên gọi của nền tảng thứ ba trong tôn giáo Islam, đây là sự bắt buộc cho những người Muslim nếu có tài sản trị giá trên mức qui định, nếu ai (người Muslim) tiếc của mà không thi hành thì người đó sẽ được Allah hỏi tội vào Ngày Sau, mà hình phạt của nó đã được Allah ghi rõ trong thiên kinh Qur’an và Thiên sứ Muhammad (saw) đã khuyến cáo rõ ràng trong những hadith của Người.

NHỮNG SỰ HỮU ÍCH CỦA SODAKOH (Phần 2)

NHỮNG SỰ HỮU ÍCH CỦA SODAKOH (Phần 2)

Theo tâm lý thì người nghèo rất mặc cảm vì sự túng thiếu vật chất trong đời sống, vì nghèo nên cuộc sống ít người quan tâm đến…, cho nên giáo lý Islam khuyên chúng ta hãy quan tâm đến họ, quan tâm từ tinh thần lẫn vật chất, đó là điều mà người Muslim nên làm việc thiện tốt lành, và cũng nhờ đó làm cho họ giảm bớt đi sự buồn tủi và cô đơn, vì xung quanh họ vẫn còn những anh chị em Muslim tận tình giúp đỡ.

NHỮNG SỰ HỮU ÍCH CỦA SODAKOH (Phần 1)

NHỮNG SỰ HỮU ÍCH CỦA SODAKOH (Phần 1)

« Một miếng khi đói bằng một gói khi no » hay « Lá lành đùm lá rách » là những câu nói bất hữu sẽ lưu truyền mãi mãi trong dân gian. Đối với Islam, hai câu này là ngọn đuốc soi sáng để nhưng người tin tưởng áp dụng trong mọi lúc mọi nơi. Hỡi anh chị em thân mến ! Hãy nhớ rằng những điều mà chúng ta thường làm sodakoh (bố thí) một cách tình nguyện trên con đường phục vụ Allah, nó sẽ có rất nhiều điều hữu ích cho chúng ta ở trên đời nầy cũng như Ngày Sau. Chúng tôi xin dẫn chứng vài điều quan trọng sau đây:

QUR'AN VÀ HADITH NÓI VỀ SỰ BỐ THÍ (SODAKOH)

QUR'AN VÀ HADITH NÓI VỀ SỰ BỐ THÍ (SODAKOH)

Hỡi anh chị em thân mến! Con người có sanh rồi sẽ có tử, cho nên tất cả con người hay tạo vật của Allah sẽ có ngày phải giã từ trần thế, sau đó đến một “thế giới chờ đợi” để chờ Ngày Xét Xử của Allah. Chính vì thế, trong cuộc sống hiện tại là những chuổi ngày thử thách, chúng ta hãy sẳn sàng hành đạo theo giáo lý Islam chỉ dạy, một trong những sự hành đạo có kết quả tốt ở Ngày Sau là sự bố thí (Sadakoh), vì sự bố thí là việc làm từ thiện để mong rằng Sau này chuộc lại những lỗi lầm mà chúng ta phạm phải.

SADAKOH (LÀM VIỆC TỪ THIỆN CÓ BAN THƯỞNG)

SADAKOH (LÀM VIỆC TỪ THIỆN CÓ BAN THƯỞNG)

Alhamdulillah, xin chân thành khen ngợi và tạ ơn Allah đã tạo chúng ta trong đại gia đình của cộng đồng Islam, cộng đồng trung dung không tự cao cũng như không hạ thấp danh dự mà Allah đã ban sự tốt lành, vẻ vang hạnh phúc nhứt ở trên đời nầy và Ngày Sau, qua sự hướng dẩn dìu dắt của Thiên Sứ cuối cùng của nhân loại Nabi Muhammad (saw). Cầu xin Allah ban sự an bình tốt lành cho Người cùng gia quyến, những bạn hữu của Người và những người noi theo cho đến ngày cuối cùng.