Những hình phạt dành cho những người không thực hiện Zakat.
Những ai không thực hiện « Zakat » thì tài sản của họ sẽ trở thành lò nung lửa để trừng phạt họ. Qua Lời phán của Allah như sau:
''... Những kẻ nào tích trữ vàng bạc mà không chi dùng vì con đường của Allah, hãy báo cho chúng biết sự trừng phạt đau đớn đang chờ chúng * Ngày mà vật ấy sẽ bị đốt nóng bằng lửa địa ngục,....."At-Tawbah : 34-35
Và hadith do ông Abu Hurairoh (R) thuật lại từ Rasoul (saw) có nói: ''Vào Ngày Tận thế, những người được Allah ban cho sự giàu sang mà không xuất tiền bố thí, họ sẽ bị những con rắn độc quấn vào cổ họng và lè lưỡi ra sẵn sàng phun độc, người đó cứ đi vòng vòng, và rắn nói: Ta là gia sản của ngươi, ta là tiền bạc của ngươi''. Hadith do Al Bukhory ghi lại
Zakat (bố thí) là gì ?
الركن الثالث هو: الزكاة
Nghĩa đen Zakat là: "Tinh khuyết trong lợi nhuận"
Nhưng nghĩa bóng Zakat là: Xuất một phần tài sản của người Muslim khi có điều kiện sở hữu tài sản trong mỗi năm, để chi cho những người Muslim nghèo khổ và túng thiếu.
شروط وجوب الكاة:
Những điều kiện bắt buộc phải xuất Zakat:
1- Người Muslim nào sở hửu tải sản tương đương với số lượng 84gram vàng trở lên, ngoại trừ những động sản hay bất động sản như (Nhà cửa, ruộng đất, xe, tàu...), hoặc những đồ dùng cần thiêt́ cho cá nhân thì không tính. Và cũng không tính những người đang thiếu nợ với số lượng nhiều hơn tài sản mà họ đang sở hữu.
2- Phương cách tính phải tròn một năm (giáp một năm).
3- Nhưng nông sản và hoa quả thì không tính theo phương cách phải đợi tròn một năm, mà tính theo mỗi khi thu hoạch xong thì phải xuất zakat.
Khi nào phải xuất Zakat?
- Bắt buộc phải xuất zakat ngay sau khi đủ số lượng để xuất Zakat, và nghiêm cấm chậm trễ trong việc thực hiện, trừ khi có lý do chính đáng được chấp nhận trong giáo lý, và được phép xuất Zakat trước khi tròn một năm.
Tài vật được tính theo Zakat:
- Vàng, Bạc, Súc Vật, Nông Sản và Hoa Qủa, Hàng Hóa kinh doanh.
نصاب الذهب ومقدار الواجب فيه:-
Số lượng vàng bắt buộc phải xuất Zakat:
- Số lượng Vàng tương đương với 84 gram phải xuất 2,5% của số lượng đang có.
- Số lượng Bạc tương đương với 595gram phải xuất 2,5% của số lượng đang có.
- Số lượng tiền tương đương với 84 gram giá Vàng, nghĩa là khi người Muslim sở hửu số tiền tương đương với 84gram Giá Vàng thì bắt buộc phải xuất 2,5%.
عروض التجارة:-
Hàng Hóa kinh doanh:
Phần đông những học giả (Ulama) và At-Tabien và những người noi theo đều cho rằng hàng hóa kinh doanh phải đóng Zakat.
نصا ب عروض التجارة:
Số lượng xuất Zakat của hàng kinh doanh:
Số lượng Zakat của hàng hóa kinh doanh cũng tính theo số lượng tương đương với Vàng, nghĩa là đổi ra thành tiền tương đương với giá 84gram vàng thì phải xuất 2,5% và những ai sở hữu bằng số lượng trên thì bắt buộc phải đóng Zakat từ vốn kinh doanh khi giáp một năm.
Nông Sản và Hoa Qủa:
- Bắt buộc phải đóng Zakat trong hạt quả khi đạt số lượng năm awsaq trở lên (một awsaq bằng 60 "sa", và một "sa" tương đương với 2,40kg hoặc 2,50kg). Nghĩa là khoảng 750kg cho 5 awsaq, phải đóng zakat sau khi thu hoạch xong, nhưng không bắt buộc đóng Zakat khi số lượng dưới năm awsaq, qua lời của Thiên Sứ Muhammad(saw) như sau:
« Không đóng Zakat với số lượng dưới năm awsaq ». Hadith do Ahmad ghi lại
- Số lượng doanh thu bắt buộc phải đóng zakat,
- Số lượng Zakat tính theo công sức của người thu hoạch,
- Nếu số lượng thu hoạch do lượng mưa hay nước sông mà không cần đến dụng cụ thì phải xuất tới 10% từ số lượng đã thu được.
- Còn nếu thu hoạch từ phương tiện dụng cụ như (bơm nước bằng dụng cụ) thì chỉ xuất 5% từ số lượng thu hoạch được. Khoáng chất (mỏ) và kim loại :
Khoáng chất (mỏ): Các chất kim loại ở dưới lòng đất, bất cứ người Muslim nào sở hữu khoáng này thì phải đóng zakat 20% kim loại, vì đây là tạo vật được Allah tạo hóa nằm dưới lòng đất có nhiều giá trị như Vàng, Bạc, Sắt, Thép, Đồng, Chì, Ngọc, Dầu Khoáng Sản… những ai phát hiện và sở hữu những thứ này thi phải xuất 20%.
Những thành phần được hưởng zakat:
1)- Al Fukoro : Ðó là những người không đủ tự lo cho bản thân và gia đình, thì họ được coi là người nghèo, họ được quyền hưởng tiền trợ giúp trong một năm.
2)- Al Miskin : Ðó là những người có thể lo cho gia đình trong khoảng nửa năm nhưng không đủ để lo trọn năm, thì họ được trợ giúp trong một năm. Nhưng nếu người nào không có tiền dư nhưng họ đã nhận được khoảng tiền đặc biệt (lương bổng, thu hoạch, giúp đỡ của người khác...) mà có thể bảo bộc cho gia đình trong một năm, thì thành phần này không được phép nhận zakat. Qua hadith của Nabi (saw): "Những ai có đầy đủ và có sức lao động không có phần nhận zakat".
3)- Al A'milu Alayha: Những công chức hay nhân viên được chính quyền giao phó công việc thu nhận zakat, giữ gìn sổ sách, phân phối zakat. Họ là nhân viên thu, chi và chỉ lo về việc zakat thì họ được hưởng lương bằng quỹ của zakat.
4)- Al Mu'allif kulubuhum: Những người mới gia nhập vào đạo Islam.
5)- Ar Rikob: Những người bị giam cầm, có nghĩa là tù binh hay nô lệ nằm trong quyền sở hữu của người khác, họ được dùng tiền zakat để đổi lấy sự tự do.
6)- Al Go'rimuna: Những người mắc nợ không có khả năng để trả, thì họ được hưởng zakat ít nhiều để trả nợ, vì họ chỉ có khả năng nuôi sống gia đình mà không có khả năng trả nợ.
7)- Fi-sabilillah: Những người phục vụ cho Chính-nghĩa của Allah. Những người nầy được hưởng tiền zakat để làm phương tiện hoặc chi tiêu trong khoảng thời gian phục vụ vì Allah.
8)- Ibnu As Sabil: Những người đang du hành gặp hoạn nạn giữa đường hay không đủ sở phí để di chuyển.
بسم الله الرحمن الرحيم
الحمد لله رب العالمين, والصلاة والسلام على خاتم الانبياء والمرسلين وعلى آله وصحبه اجمعين.......أما بعد!
Alhamdulillah, mọi lời ca tụng và ca ngợi đều dâng lên Allah. Đấng chủ Nhân của vũ trụ, và cầu xin bằng an tốt lành cho Vị Sứ Giả cuối cùng của những Sứ Giả được Ngài gửi xuống cho toàn dân gian. Cầu xin bằng an tốt lành cho Gia Quyến của Người và những Bạn Hữu của Người (saw).
MUHAMAD ZEN
Cựu sinh viên University Islamic Of Madina – Arabie Saudi
Bảng chiết tính những súc vật bắt buộc phải xuất Zakat nếu tài sản có số lượng như sau:
- Phải đúng số lượng, phải giáp tròn một năm, phải là vật nuôi và phải trả theo số lượng như sau:
Súc Vật | Số lượng bắt buộc | Số lượng phải xuất |
Lạc Đà | 5 | 1 con dê |
10 | 2 con dê | |
15 | 3 con dê | |
20 | 4 con dê | |
25 | 1 con lạc đà một tuổi | |
36 | 1 lạc đà hai tuổi | |
46 | 1 lạc đà 3 năm tuổi | |
61 | 2 lạc đà 2 năm tuổi | |
91-120 | 2 lạc đà 3 năm tuổi | |
Bò | 30 | 1 con bò 1 năm tuổi |
40 | 1 con bò 2 năm tuổi | |
60 | 2 con bò 1 năm tuổi | |
70 | 1con bò 2 năm và 1 con 1 năm tuổi | |
80 | 2 con bò 2 năm tuổi | |
Dê | 40-120 | 1 con dê |
121-200 | 2 con dê | |
201-300 | 3 con dê | |
Nếu số lượng tăng thêm thì 100 con thì phải xuất thêm 1 con. |