ZAKAT (BỐ THÍ) Chân Lý Islam
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu

ZAKAT (BỐ THÍ)

29.08.2007 23:04 - đã xem : 7913

Zakat là nền tảng thứ ba của Islam, sau lời chấp nhận câu kalimah Shahađah và As Solah, bắt buộc những người Muslim có lợi tức phải bố thí đã được qui định trong thiên kinh Qur'an và Sunnah. Ai không thi hành hoặc xuất zakat một cách miễn cưỡng hay không đúng theo tiêu chuẩn của giáo luật thì họ sẽ bị Allah trừng phạt vào Ngày Sau.

Qua lời phán của Allah như sau: "Và những ai keo kiệt ôm lấy phần Thiên lộc mà Allah đã ban cấp chớ nên nghĩ đó là điều tốt cho họ. Không, việc đó chỉ xấu cho họ thôi. Tài sản mà họ hà tiện ôm giữ sẽ sớm được mang ra treo lủng lẳng nơi cổ của họ vào Ngày Phục Sinh. Bởi vì di sản của các tầng trời và trái đất đều là của Allah cả; Và Allah Rất Am Tường về những điều các ngươi làm''. Suroh Al Imran / Ayat 180.

Và hadith do ông Abu Hurairoh (R) thuật lại lời Rasoul (saw) đã nói: ''Vào ngày tận thế, những người được Allah ban cho sự giàu sang mà không xuất tiền bố thí, họ sẽ bị những con rắn độc quấn vào cổ họng và lè lưỡi ra sẵn sàng phun độc, người đó cư đi vòng vòng, và rắn nói: Ta là gia sản của ngươi, ta là tiền bạc của ngươi''. Hadith do Al Bukhory ghi lại.

Allah đã phán ở chương khác: ''... Những kẻ nào tích trữ vàng bạc mà không chi dùng vì con đường của Allah, hãy báo cho chúng biết sự trừng phạt đau đớn đang chờ chúng * Ngày mà vật ấy sẽ bị đốt nóng bằng lửa địa ngục, trán, hông và lưng của chúng sẽ bị đóng dấu bằng vật ấy: Ðây là vật mà các ngươi đã tích trữ cho chính các ngươi, vậy hãy nếm mùi vật mà các ngươi đã tích trữ ''. Suroh At Tawbah / Ayat 34-35.

Qua hadith khác do ông Abu Hurairoh (R) thuật lại lời của Rasoul (saw): ''Những người có vàng bạc mà không xuất ra để bố thí, thì vào Ngày Tận Thế, họ bị lửa địa ngục thổi vào lòng, cháy cả mình của họ, khi lửa vừa tắt thì ngọn lửa khác lại bừng cháy và cứ như vậy cho đến Allah xét xử xong toàn thể nhân gian, thời gian xét xử đó có thể kéo dài như năm trăm ngàn năm trên thế gian nầy ''. Hadith do Muslim ghi lại.

Việc xuất zakat sẽ mang lại rất nhiều điều tốt lành về tôn giáo và xã hội, vì nó tạo cho con người có tình tương thân tương ái và công bằng trong cuộc sống.

Sự ích lợi của Zakat:

1)- Tuân thủ theo một trong những căn bản của tôn giáo để đạc được sự hạnh phúc thành công ở trên đời nầy cũng như Ngày Sau.

2)- Ðây là sự thể hiện của một người có đức tin chân thật để mong làm hài lòng với Ðấng Chủ Nhân của họ.

3)- Những ai vui vẻ thi hành bổn phận nầy sẽ gặt hái được nhiều điều tốt lành và phước lộc qua lời phán của Allah như sau: ''Allah bải bỏ sự cho vay ăn lời nhưng Ngài bù thêm lợi ích cho những ai bố thí...''. Suroh Al Bakarah / Ayat 276.

Allah phán ở một đoạn khác: ''Các ngươi cho vay lãi nặng để làm giàu, nhưng dưới mắt Allah, điều ấy chẳng lời thêm phần nào cả. Nhưng chớ chi các ngươi bố thí để cầu xin ân đức của Ngài, những người này rồi sẽ được hậu thưởng gấp đôi''. Suroh Ar Rum /39.

Nabi (saw) có nói : "Những ai bố thí dù chỉ lớn bằng trái chà là từ gia sản trong sạch của họ, thì Allah mới chấp nhận, vì Allah chỉ chấp nhận những gì tinh khiết, Ngài chấp nhận nó từ tay phải và rồi sẽ ban bố lại phần thưởng cho người bố thí to lớn như quả núi''. Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.

4)- Nhờ sự bố thí của họ, Allah sẽ tha thứ những tội lỗi mà họ đã phạm. Qua một hadith mà Nabi (saw) đã nói: ''Sự bố thí sẽ xoá bỏ những tội lỗi như nước dập tắt đi ngọn lửa''.

Sự bố thí ở đây bao gồm sự bố thí bắt buộc (zakat) hoặc bố thí tự nguyện (sođakoh). Sự bố thí sẽ tạo cho con người có được tấm lòng rộng lượng và bác ái, sẵn sàng chia sẻ với những người có hoàn cảnh nghèo khổ, những người đóng Zakat thì sẽ được Allah thương mến và Ngài sẽ rộng luợng lại đối với chúng ta.

Tài vật được tính theo giáo lý để xuất Zakat.

ZAKATCách tính để xuất zakat thì những đồ vật phải được sở hữu chủ từ một năm trở lên, thí dụ nếu chúng ta để dành một số Vàng từ 20 Miskol (tương đương 92 gram) trở lên thì phải xuất ra 2.5% của số Vàng đó để bố thí. Nếu là Bạc hơn 140 Miskol tương đương với giá tiền là khoảng 56 Rials Saudi (khoảng 15 euros) phải xuất ra 2.5% để bố thí.

Tất cả Vàng, Bạc bằng khối (miếng, lượng) hoặc Vàng Bạc đã làm thành nữ trang để đeo đều phải xuất zakat qua sự dẫn chứng của hadith sau đây. Ông Amru ibnu Al Asy thuật lại: ''Có một bà đến gặp Rasoul (saw) với đứa con gái trên tay có đeo cái vòng bằng vàng. Rasoul (saw) hỏi: -Bà có xuất zakat về vàng mà cháu bé đang đeo không? Bà ấy trả lời: -Thưa không có. Rasoul nói: -Bà có muốn Ngày Sau, Allah đeo cho bà hai vòng lửa đỏ hay không? Nghe vậy, bà ta liền cởi trên tay đứa con gái và nói: - Nó thuộc về Allah và Rasoul''. Hadith do Abu Dawud và An Nasha-y ghi lại với đường dây Hasan và trong sách Hadith Al Bulugul Muram cho là đường dây xác thật.

Tất cả những động sản hay bất động sản (Nhà cửa, ruộng đất, xe, tàu...) có tính cách thương mại đều phải xuất zakat, tính theo tỉ lệ là 2.5% giống như Vàng Bạc. Qua hadith do ông Samroh thuật lại : "Rasoul (saw) đã ra lệnh cho chúng tôi phải xuất zakat những gì gọi là buôn bán (hay vật để mua bán)". Hadith do Abu Dawud ghi lại.

Số Vàng Bạc, nhà cửa, ruộng đất, xe, tàu... đó năm sau vẩn còn là sở hửu chủ của mình thì vẩn tiếp tục tính theo trị giá đương thời để xuất Zakat 2.5%.

Những phương tiện cần dùng trong sự sống như nhà, xe hơi hay những gì mướn lại của người khác thì không phải xuất zakat. Qua lời dạy của Rasoul (saw): ''Người muslim không xuất zakat đối với những nô lệ hay các con ngựa mà họ dùng''. Nghĩa là ai có con ngựa hay xe, tàu bè để dùng thì không bị bắt buộc phải xuất zakat.

Những ai được quyền hưởng zakat.

Thiên kinh Quran đã đề cập như sau: ''Thật ra, Của bố thí chỉ dành cho người nghèo, người thiếu thốn, cho người thu và quản lý của bố thí, những người mà tấm lòng của họ vừa mới hài hòa (với chân lý của Islam), những người bị giam cầm (nộ lệ hay tù binh chiến tranh), những người mắc nợ, dành để phục vụ Chính nghĩa của Allah, và những người đi đường xa. Ðó là Lệnh của Allah bởi vì Allah Biết Tất Cả, Đấng Rất Mực Sáng Suốt''. Suroh At tawbah /60.

Qua ý nghĩa của lời phán trên thì có tám thành phần được quyền hưởng zakat:

1)- Al Fukoro : Ðó là những người không đủ tự lo cho bản thân và gia đình, thì họ được coi là người nghèo, họ được quyền hưởng tiền trợ giúp trong một năm.

2)- Al Miskin : Ðó là những người có thể lo cho gia đình trong khoảng nữa năm nhưng không đủ để lo trọn năm, thì họ được trợ giúp trong một năm.. Nhưng nếu người nào không có tiền dư nhưng họ đã nhận được khoảng tiền đặc biệt (lương bổng, thu hoạch, giúp đở của người khác...) mà có thể bảo bộc cho gia đình trong một năm, thì thành phần nầy không được phép nhận zakat. Qua hadith của Nabi (saw): "Những ai có đầy đủ và có sức lao động không có phần nhận zakat".

3)- Al A'milu fiha: Những công chức hay nhân viên được chánh quyền giao phó công việc thu nhận zakat, giữ gìn sổ sách, phân phối zakat. Họ là nhân viên thu, chi và chỉ lo về việc zakat thì họ đựoc trả tiền lương bằng quỷ của zakat.

4)- Al Mu'allif kulubuhum: Những người mới gia nhập vào đạo Islam.

5)- Ar Rikob: Những người bị giam cầm, có nghĩa là tù binh hay nô lệ nằm trong quyền sở hữu của người khác, họ được dùng tiền zakat để đổi lấy sự tự do.

6)- Al Go'rimuna: Những người mắc nợ không có khả năng để trả, thì họ được hưởng zakat ít nhiều để trả nợ, vì họ chỉ có khả năng nuôi sống gia đình mà không có khả năng trả nợ.

7)- Fi-sabilillah: Những người phục vụ cho Chính-nghĩa của Allah. Những người nầy được hưởng tiền zakat để làm phương tiện hoặc chi tiêu trong khoảng thời gian phục vụ vì Allah..

8)- Ibnu As Sabil: Những người đang du hành gặp hoạn nạn giữa đường hay không đủ sở phí để di chuyển.

Trên đây là những thành phần được ưu tiên hưởng tiền zakat mà Allah đã qui định, đây cũng là bổn phận và trách nhiệm của những người xuất zakat phải dựa vào tiêu chuẩn đó mà đóng góp, không được dùng tiền zakat vào việc khác như: xây cất masjid, đường xá ... mặc dù các việc này cũng nằm trong tính chất từ thiện.

Chỉ có Allah hiểu thấu mục đích và sự mầu nhiệm trong đó mà thôi, chúng ta phải luôn luôn tuân theo mệnh lệnh của Ngài. Mỗi cá nhân đều có bổn phận phải đóng góp trong khả năng hầu bảo vệ và nâng cao đời sống trong xã hội Islam. Allah luôn luôn kêu gọi con người hãy thương yêu và đùm bọc lẩn nhau và lên án những kẽ có cuộc sống thờ ơ và đối xữ bất công trong xã hội. Vinh Quang nơi Allah, Ðấng Cao Cả và Chủ Nhân của muôn loài. Chúng ta thuộc về Allah, nơi Ngài mà chúng ta sẽ trở về. Cầu xin Ngài tránh cho chúng ta sự cám dổ của vật chất và dục vọng.

Zakat Al Fitroh

Zakat al FitrohZakat Al Fitroh đã được Rasoul (saw) ra lệnh phải chi xuất trước khi hành lễ Idul Fitroh. Qua hadith của ông Abudulloh ibnu Omar (R) thuật lại: "Rasoul (saw) đã ra lệnh cho mọi người muslim, dù nô lệ hay tự do, trai hay gái, trẻ hay già đều phải xuất zakat fitroh". Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.

Zakat Fitroh là sự xuất zakat bắt buộc bằng giá trị của thực phẩm, tùy theo địa phương mà người dân cư ngụ. Qua hadith của ông Abu Said Al Khuđary thuật lại: "Vào thời Rasoul (Saw)chúng tôi xuất zakat fitro vào ngày Id bằng một số thực phẩm, vào thời điểm đó thức ăn hằng ngày của chúng tôi là: lúa mì, nho, bơ, sửa và chà là.". Hadith do Al Bukhory thuật lại.

Các vị đại Ulama trong bốn hệ phái có nhận xét là nếu thức ăn không thể giữ được lâu ngày để phân phát cho những người nghèo ở xa, cho nên chúng ta có thể thay thế bằng tiền để xuất zakat Fitroh, nếu thấy đủ phương tiện thì nên xuất zakat bằng thực phẩm thì tốt hơn. Số lượng gạo được xuất zakat fitroh mà Nabi (saw) nói trong hadith trên tương đương với 2kg 400 gram ngày hôm nay. Vì tính số chẳn nên chúng ta thường xuất ra 2,500kg.

Tất cả mọi người bắt buộc phải xuất Zakat Fitroh dù trẻ em vừa mới ra đời trong tháng Ramadan (cha mẹ xuất Zakat cho cháu bé), ngay cả người nghèo cũng phải xuất zakat Fitroh. Sau đó những người nghèo sẽ được nhận lại zakat đó. Tốt nhất là nên xuất zakat fitroh vào ngày lễ Id (trước khi làm lễ Soly Id), nhưng để sau soly Id thì tiền zakat fitroh trở thành sođakoh bình thường. Như hadith sau dẩn chứng, ông Ibnu Abbas (R) thuật lại lời của Nabi (saw) : "Sự xuất zakat fitroh để tẩy sạch (chuộc lỗi) cho những người nhịn chay lở phạm phải lỗi gây gổ, tán ngẫu (tục) và dùng nó để giúp người nghèo, những ai xuất ra trước khi soly Id thì nó được phần zakat fitroh còn ai xuất ra sau soly Id thì được liệt vào sođakoh như những sođakoh thường khác." Hadith do Abu Dawud và ibnu Majah ghi lại.

Cầu xin sự bình an tốt lành cho Thiên Sứ, cùng gia quyến, những bạn hữu của Người và những người đi theo cho đến ngày cuối cùng. Amin.

Do Hosen Mohamad trích dịch bài của cố shiekh Mohammad ibnu Soleh Al Uthaimy, do cơ quan Al Haramainy phát hành tại Riyad Saudi Arabia.

Ý kiến bạn đọc
Các bài viết khác
BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO:

BÀI VIẾT VÀ THUYẾT GIẢNG VIDEO: "GIÁO LUẬT ZAKAH AL FITRAH"

1- Tẩy sạch người nhịn chay khỏi những lỗi lầm đã lở phạm trong tháng Ramadan. Thí dụ như nói sàm bậy, tục tĩu. 2- Hổ trợ, tạo niềm vui, tạo hạnh phúc trọn vẹn cho người nghèo và người thiếu thốn được vui vẻ ăn uống vào ngày đại lễ E’id. 3- Thể hiện sự biết ơn Allah đã ban cho hoàn thành được nhiệm vụ nhịn chay, đứng hành lễ Salah và các việc ngoan đạo khác trọn tháng Ramadan Hồng Phúc.

BÀI VIẾT VÀ HAI BÀI THUYẾT GIẢNG AUDIO: "SỰ BỐ THÍ LÀ GIA TĂNG CÔNG ĐỨC"

BÀI VIẾT VÀ HAI BÀI THUYẾT GIẢNG AUDIO: "SỰ BỐ THÍ LÀ GIA...

Hỡi những anh em có đức tin nơi Allah, quả thật lời hứa của Allah là sự thật, Ngài hứa ban thưởng cho những ai làm bố thí (Sadaqah) vì Ngài, và chắc chắn lời hứa của Ngài sẽ được thực hiện bởi vì Ngài là Đấng không bao giờ thất hứa qua câu kinh sau đây:

XUẤT RA THÌ ALLAH SẼ HOÀN TRẢ LẠI

XUẤT RA THÌ ALLAH SẼ HOÀN TRẢ LẠI

Hãy nên làm việc từ thiện vì Allah Duy nhứt, dù ít hay nhiều, quan trọng nhứt trong việc hành đạo là sự trung trực thành tâm chỉ vì Allah chớ không vì mục đích nào khác, nếu không thì sự hành đạo đó trở thành vô ích, một trong sự hành đạo đó là sự sođakoh, nên phải luôn luôn cảnh giác và trung trực vì Allah Duy Nhứt mới có giá trị.

PHƯƠNG THỨC ĐÓNG ZAKAT 2,5% (BẮT BUỘC)

PHƯƠNG THỨC ĐÓNG ZAKAT 2,5% (BẮT BUỘC)

Zakat là tên gọi của nền tảng thứ ba trong tôn giáo Islam, đây là sự bắt buộc cho những người Muslim nếu có tài sản trị giá trên mức qui định, nếu ai (người Muslim) tiếc của mà không thi hành thì người đó sẽ được Allah hỏi tội vào Ngày Sau, mà hình phạt của nó đã được Allah ghi rõ trong thiên kinh Qur’an và Thiên sứ Muhammad (saw) đã khuyến cáo rõ ràng trong những hadith của Người.

NHỮNG SỰ HỮU ÍCH CỦA SODAKOH (Phần 2)

NHỮNG SỰ HỮU ÍCH CỦA SODAKOH (Phần 2)

Theo tâm lý thì người nghèo rất mặc cảm vì sự túng thiếu vật chất trong đời sống, vì nghèo nên cuộc sống ít người quan tâm đến…, cho nên giáo lý Islam khuyên chúng ta hãy quan tâm đến họ, quan tâm từ tinh thần lẫn vật chất, đó là điều mà người Muslim nên làm việc thiện tốt lành, và cũng nhờ đó làm cho họ giảm bớt đi sự buồn tủi và cô đơn, vì xung quanh họ vẫn còn những anh chị em Muslim tận tình giúp đỡ.

NHỮNG SỰ HỮU ÍCH CỦA SODAKOH (Phần 1)

NHỮNG SỰ HỮU ÍCH CỦA SODAKOH (Phần 1)

« Một miếng khi đói bằng một gói khi no » hay « Lá lành đùm lá rách » là những câu nói bất hữu sẽ lưu truyền mãi mãi trong dân gian. Đối với Islam, hai câu này là ngọn đuốc soi sáng để nhưng người tin tưởng áp dụng trong mọi lúc mọi nơi. Hỡi anh chị em thân mến ! Hãy nhớ rằng những điều mà chúng ta thường làm sodakoh (bố thí) một cách tình nguyện trên con đường phục vụ Allah, nó sẽ có rất nhiều điều hữu ích cho chúng ta ở trên đời nầy cũng như Ngày Sau. Chúng tôi xin dẫn chứng vài điều quan trọng sau đây:

QUR'AN VÀ HADITH NÓI VỀ SỰ BỐ THÍ (SODAKOH)

QUR'AN VÀ HADITH NÓI VỀ SỰ BỐ THÍ (SODAKOH)

Hỡi anh chị em thân mến! Con người có sanh rồi sẽ có tử, cho nên tất cả con người hay tạo vật của Allah sẽ có ngày phải giã từ trần thế, sau đó đến một “thế giới chờ đợi” để chờ Ngày Xét Xử của Allah. Chính vì thế, trong cuộc sống hiện tại là những chuổi ngày thử thách, chúng ta hãy sẳn sàng hành đạo theo giáo lý Islam chỉ dạy, một trong những sự hành đạo có kết quả tốt ở Ngày Sau là sự bố thí (Sadakoh), vì sự bố thí là việc làm từ thiện để mong rằng Sau này chuộc lại những lỗi lầm mà chúng ta phạm phải.

SADAKOH (LÀM VIỆC TỪ THIỆN CÓ BAN THƯỞNG)

SADAKOH (LÀM VIỆC TỪ THIỆN CÓ BAN THƯỞNG)

Alhamdulillah, xin chân thành khen ngợi và tạ ơn Allah đã tạo chúng ta trong đại gia đình của cộng đồng Islam, cộng đồng trung dung không tự cao cũng như không hạ thấp danh dự mà Allah đã ban sự tốt lành, vẻ vang hạnh phúc nhứt ở trên đời nầy và Ngày Sau, qua sự hướng dẩn dìu dắt của Thiên Sứ cuối cùng của nhân loại Nabi Muhammad (saw). Cầu xin Allah ban sự an bình tốt lành cho Người cùng gia quyến, những bạn hữu của Người và những người noi theo cho đến ngày cuối cùng.