-Chân Lý Islam | baiviet | PHÂN TÍCH | AL-AMANAH (SỰ ỦY THÁC VÀ TÍN NHIỆM) ?
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
AL-AMANAH (SỰ ỦY THÁC VÀ TÍN NHIỆM) ?
14.04.2010 12:08 - đã xem : 2499
_VIEWIMG
Văn tự Arab thường dùng chữ « Al-Amanah » có nghĩa là: Một người có tín nhiệm khi được ai ủy thác điều gì thì người đó có bổn phận và trách nhiệm thi hành một cách triệt để những điều được ủy thác, đó là trọng trách của người có tín nhiệm bắt buộc phải thi hành, họ phải bảo vệ giữ kín và giao chuyển lại không thiếu một điều gì.

Trong tôn giáo Islam, sự tín nhiệm đầu tiên mà Allah giao cho những nô lệ của Ngài là phải thi hành trọng trách những giáo luật bắt buộc của Islam như: Tawhid (Shahadah), Hành lễ (Solah), Nhịn chay (Ramadan), Bố thí (Zakat), Hành hương (Hajj)… Ngoài năm nền tảng đó ra còn có trọng trách phải thi hành cho hoàn hảo những công việc hay những bổn phận liên quan đến cuộc sống hằng ngày (như đi làm việc hay làm ăn buôn bán để lo kinh tế cho cuộc sống, lập gia đình, giao tế bạn bè và họ hàng thân quyến, sử dụng tiền bạc đúng nghĩa và giữ gìn những bí mật khi ai đó phó thác vịêc gì…). Thi hành trọng trách của người khác giao phó một cách hoàn hảo và tốt đẹp, đó là sự tín nhiệm của đôi bên. Chúng ta hãy phân tích những đoạn kinh mà Allah đã phán như sau:


قال تعالى: (( إِنَّا عَرَضْنَا الأَمَانَةَ عَلَى السَّمَوَاتِ وَالأَرْضِ وَالْجِبَالِ فَأَبَيْنَ أَنْ يَحْمِلْنَهَا وَأَشْفَقْنَ مِنْهَا وَحَمَلَهَا الإِنْسَانُ إِنَّهُ كَانَ ظًلُوْمًا جَهُوْلاَ )). الأحزاب: 72.


« Quả thật, TA đã trao việc ủy thác trọng trách và sứ mạng tinh thần cho các tầng trời và trái đất và núi non nhưng chúng từ chối và vì sợ nên đã tránh xa nó, nhưng con người lãnh nó, rõ ràng y hết sức sai quấy, ngu muội ». Suroh 33 : 72.


قال تعالى: (( وَالَّذِينَ هُمْ لِأَمَانَاتِهِمْ وَعَهْدِهِمْ رَاعُوْنَ )). المؤمنون : 8)).


« Và những ai thực hiện đúng lời ủy thác và lời hứa... ». Suroh 23 : 8.


قال تعالى: (( يَاآَيُّهَا الذِيْنَ ءَامَنُوا لاَ تَخُوْنُوا اللهَ وَالرَّسُولَ وَتَخُوْنُوا أَمَانَاتِكُمْ وَأَنْتُمْ تَعْلَمُونَ )). الأنفال: 27


« Hỡi những ai có niềm tin ! Chớ phản bội Allah và Sứ giả (Muhammad) và chớ cố ý gian lận tín vật đã được ký thác nơi các người trong lúc các người biết » Suroh 8 : 27.


قال تعالى: (( إِنَّ اللهَ يَأْمُرُكُمْ أَنْ تُؤّدَّوا الأَمَانَاتِ إِلى أَهْلِهَا..)). النساء: 58.


« Quả thật, Allah ra lệnh cho các người phải giao hòan tín vật (amanah) về lại cho chủ nhân của nó…» Suroh 4 : 58.


Những đoạn kinh trên đây đã nói lên sự dẫn chứng những gì liên quan đến ý nghĩa của sự ủy thác và tín nhiệm đã được giao phó, những ai được giao phó sự tín nhiệm đó bắt buộc phải giao hoàn lại cho đầy đủ như đã hứa trong lúc được ủy thác, nếu không thì sẽ mang tội ‘thiếu nợ’ mà ngày Sau Allah sẽ đòi lại cho nạn nhân…


عن أبي هريرة رض الله عنه قال: قال رسول الله صلى الله عليه وسلم: ( المُسْلِم مَنْ َسلَّمَ المُسْلِمُون مِن لِسَانِهِ وَ يَدِّهِ, وَالمُؤْمِن مَن أَمَنَه النَّاس عَلى دِمَائِهِم وَأَمْوَالِهِم ). الترمذي: 2627.


Ông Abu Hurairoh ® thuật lại lời của Rosul (saw) đã nói như sau : « Người muslim phải luôn tạo sự an bình cho những anh em muslim khác qua lời nói và hành động của họ, và những người có niềm tin là những người luôn tạo sự tín nhiệm an lành cho máu mũ và gia sản của người khác ». At Tirmizy 2627.


عن أنس رض الله عنه قال: قلما خطبنا رسول الله صلى الله عليه وسلم إلا قال: ( لَا إِيْمَان لِمَن لاَ أَمَانَة لَهُ، وَلاَ دِيْن لِمَن لاَ عَهْدَ لَهٌ ). أحمد: 11974.


Ông Anas ibnu Malik ® thuật lại, Rosul (saw) thường hay nói trong những bài diễn thuyết của Người với ý nghĩa là: « Không có đức tin ở những người nào không có sự tín nhiệm để ủy thác, và không có tôn giáo đối với ai không có giao ước (lời tuyên thệ với Allah là chấp nhận những giáo điều của Islam) ». Do Imam Ahmad ghi lại số 11975.


عن أبي هريرة رض الله عنه قال: قال رسول الله صلى الله عليه وسلم : ( أَدُّ الأَمَانَة َإِلى مَن اِئْتَمَنكَ و لا تُخَنَّ مَن خَانَكَ ). الترمذي 1264 و أبو داود 3535.


Ông Abu Hurairoh ® thuật lại lời của Rosul (saw): « Hãy giao hoàn tín vật đầy đủ lại cho chủ nhân của nó đã được ủy thác ở các người, và đừng phản bội những người đã tín nhiệm các người ». At Tirmizy số 1264 và Abu Dawud số 3535.


عن أبي سعيد الخدري قال : قال رسول الله صلى الله عليه وسلم : ( إِنَّ أَعْظَمَ الأَمَانَة عِنْدَ الله يَوْمَ القِيَامَة الِرجَل يَفْضِي إِلى اِمْرِأتِهِ وتَفْضِي إِلَيْهِ ثُمَّ يَنشُرُ سِرَّهَا ). مسلم : 1437


Ông Abi Said Al Khudry ® thuật lại lời của Rosul (saw): Vào Ngày tận thế Allah sẽ hỏi về sự ủy thác tín nhiệm nặng nề nhứt là cuộc sống của vợ chồng, nhứt là khi người chồng không giữ gìn bí mật (phòng the) mà đem chuyện (chăn gối) của vợ chồng ra nói cho người khác biết” Muslim 1437.


Ông Abu Hurairoh ® thuật lại: “Một hôm, Rosul (saw) đang ngồi trò chuyện với chúng tôi thì có một người du mục đến hỏi: ‘Chừng nào tận thế vậy thưa Thiên sứ?’ Rosul (saw) không trả lời câu hỏi người đó mà Người tiếp tục nói chuyện với chúng tôi, lúc ấy có vài người có mặt nghĩ rằng: ‘Rosul (saw) đã nghe câu hỏi nhưng có lẻ Người không thích trả lời câu hỏi đó’. Còn một số người khác thì nghĩ rằng: ‘Có lẻ Rosul (saw) không có nghe câu hỏi đó nên Người cứ tiếp tục nói cho xong câu chuyện của Người’. Nhưng khi xong câu chuyện thì Rosul (saw) hỏi rằng: Ta muốn biết ai đã hỏi về Ngày tận thế?” Người du mục đó liền trả lời: Thưa Rosul (saw) chính tôi đây. Rosul (saw) mới nói:


         قال صلى الله عليه وسلم : ( فَإِذا ضُيِّعَتْ الأَمَانَة فَانْتَظِر السَّاعَة ). قال كَيْفَ إِضَاعَتُهَا ؟. قال: ( إِذَا وُسَّد الأَمرُ إِلى غَيْرِ أَهْلِهِ فَانْتَظُر  السَّاعَة ) . البخاري: 33 ومسلم : 59.


« Khi nào người được tín nhiệm nhận lời ủy thác của người khác mà không thi hành thì hãy chờ Ngày tận thế sắp đến ». Người du mục liền hỏi thêm để hiểu rõ hơn : - Thưa Thiên sứ, sao có thể xảy ra như vậy được? Rosul (saw) nói: Khi một người được người khác ủy thác vật gì (việc gì), rồi lại giao vật (việc) đó cho người khác mà không cho người chủ của nó biết » Al Bukhory số 33 và Muslim số 59.


Qua ý nghĩa hadith trên, vấn đề tín nhiệm hay được người ta ủy thác tin tưởng giao cho công việc hay một đồ vật gì để giữ dùm, dù đó là lời nói như: « Tôi nói cho anh biết câu chuyện nầy, nhưng anh không được nói lại cho ai khác biết… », đó là ‘amanah’ (tín nhiệm) cho nên phải tuyệt đối giữ bí mật. Nếu người nào không tôn trọng sự ủy thác, thì họ đã phạm phải lỗi không thi hành đúng lời giao ước đã được ủy thác tín nhiệm, theo lời Rosul (saw) nói thì đó là một trong những dấu hiệu của Ngày tận thế sắp xảy ra. Ngày nay, chúng ta thấy hiện tượng đó xảy ra hằng ngày giữa anh em ruột thịt, anh em bà con họ hàng và anh em muslim với nhau… đây là điều thật đáng buồn vì chữ TÍN (uy tín) đã được biến thành chữ TÍNH (tính toán)… chỉ vì quyền lợi ngắn ngủi ở trên thế gian nầy…


Có lần Rosul (saw) bảo ông Anas ibnu Malik ® (người giúp việc) đi làm công việc gì đó, tiện đường ông Anas ghé lại thăm mẹ và người mẹ hỏi con đi đâu đó? Ông Anas trả lời: -Thưa mẹ, Rosul (saw) bảo con đi làm một công việc. Người mẹ hỏi : - Công việc gì vậy con? Ông Anas ® nói: - Đó là công việc mà Rosul (saw) giao phó, nên con không thể nói cho mẹ nghe được. Người mẹ nghe vậy nói: - Vậy thì con đừng nói cho ai biết điều nầy nhé, thôi con đi lo công việc cho Rosul (saw) đi, đừng chần chờ vì Rosul (saw) đang đợi con. Ông Anas trả lời : - Thưa mẹ, nếu con nói được sứ mạng nầy, thì mẹ là người đầu tiên con sẽ nói cho mẹ biết.


Câu chuyện trên muốn nói người mẹ tò mò hỏi đứa con đi làm công chuyện gì cho Rosul (saw), nhưng khi đứa con trả lời là công việc của Rosul (saw) giao phó không thể nói cho mẹ nghe được thì bà không hỏi tiếp nữa mà khuyên con nên giữ bí mật và thi hành tốt bổn phận của mình. Cho nên, sự ủy thác và tín nhiệm là điều bí mật quan trọng mà giáo lý Islam dạy bảo người muslim bắt buộc phải tôn trọng và thi hành đúng như sự giao ước… Muslim số 2487.


Khi xưa, quần chúng Quraish ở Mecca chống đối Rosul (saw) về ý thức hệ trong việc tôn thờ đa thần giáo của họ với sự tôn thờ Allah duy nhứt mà Rosul (saw) kêu gọi, mặc dù thời gian đầu không đồng quan điểm với Rosul (saw) về mặt tâm linh nhưng họ lúc nào cũng tin tưởng và ủy thác của cải của họ cho Rosul (saw) cất giữ dùm. Mãi đến khi Rosul (saw) bị họ bao vây tứ phía có ý giết Người thì Rosul (saw) đành phải quyết định rời khỏi Mecca, nhưng trước khi đi thì Người đã nhờ ông Aly ibnu Abi Talib ® giao trả lại tất cả đồ vật đã được quần chúng Quraish ủy thác trước kia??? Thử hỏi, trong tình trạng đang bị mọi người khủng bố để giết mình thì tâm trí nào còn thanh thản để nhờ người đem những đồ vật trả lại cho họ. Nhưng Rosul (saw) là vị truyền bá tôn giáo Islam, nên Người không thể nào quên những giáo lý mà Allah đã ra lệnh, đó là sự ủy thác và tín nhiệm, là sự bắt buộc mọi người muslim phải chấp hành theo cho đến Ngày Tận Thế.


Qua hadith khác được ông Abu Hurairoh ® thuật lại lời Rosul (saw) nói với ý nghĩa như sau: « Ba dấu hiệu của những người munafiq (đạo đức giả) như sau: Khi nói chuyện thì nói láo, khi hứa hẹn thì thất hẹn, khi được ủy thác giao trọng trách thì mất tín nhiệm (hay phản bội) ». Al Bukhory số 33 và Muslim số 59.


Trong cuộc sống hôm nay, chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều hiện tượng của những người ngụy thiện bất chấp thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của người khác mà họ bình thảng xem như không có chuyện gì xảy ra, vì những người ngụy thiện không bao giờ biết nghĩ đến hậu quả sau nầy sẽ bị Allah trừng phạt mãi mãi trong hỏa ngục… Cho nên, Rosul (saw) đã dạy chúng ta hãy luôn luôn cầu xin với Allah, cho chúng ta xa lánh những điều ngụy thiện, như từ đôi mắt đến lời nói, hành động và trái tim…


عن معقل بن يسار رض الله عنه سمعت رسول الله صلى الله يقول : ( مَا مِن عَبْدٍ يَسْتَرْعِيَّة الله رَعِيَّة يَمُوْت يَوْمَ يَمُوت وَهُوَ غَاشٍ لِرَعِيَّتِهِ إلا حَرَّمَ اللهُ عَلَيْهِ الجَنَّة ) . البخاري 715 و مسلم : 142.


Ông Maaqol Ibnu Yasar ® nghe Rosul (saw) đã nói như sau: « Bất cứ một nô lệ nào có bổn phận và trách nhiệm với kẻ mà mình phải bảo hộ vì Allah, khi người đó chết đi trong lúc họ lừa đảo, gian dối kẻ dưới quyền hay kẻ mà họ có trách nhiệm phải lo, thì Allah cấm không cho họ vào thiên đàng ». Al Bukhory số 715 và Muslim số 143.


Qua hadith của ông Abi Said Al Khudry thuật lại: « Có lần Rosul (saw) phân chia số tiền cho một số người muslim thì sau đó có một số người phàn nàn rằng: Chúng tôi là những người đáng hưởng nhiều hơn những người kia. Thông tin này đến tai Rosul (saw) nên Người nói: - Các người không tín nhiệm ở Ta sao!!! Trong khi đó Ta là người được (thiên thần) trên trời tín nhiệm ngày đêm để đem sứ mạng giao cho Ta ». Al Bukhory số 4351 và Muslim số 1064.


Một câu chuyện khác: « Một cô gái quí tộc thuộc bộ lạc Al Makzoummiyah của bộ tộc Quraish mang tội trộm cắp, họ lo lắng Rosul (saw) sẽ thi hành hình phạt khắc khe nên kiếm người đi thương lượng với Rosul (saw) để cô gái đó được nhẹ tội, cuối cùng họ chọn ông Uthamah là vị thanh niên rất được Rosul (saw) thương mến để đi thương lượng với Rosul (saw). Ông Uthamah đến xin Rosul (saw) tha thứ cho cô gái ấy, nghe vậy Rosul (saw) nói : - Ngươi đến đây để thương lượng với Ta về những trọng tội của Allah sao!!! Tức thời Người đứng lên rồi nói trước quần chúng: - Những người của cộng đồng trước kia đã bị tiêu diệt là vì khi những đứa con của những vị trưởng giả, giàu có, phú quí có trộm cắp thì họ nhắm mắt bỏ qua, còn những người nghèo khó mà trộm cắp thì họ chấp chánh hình phạt nặng nề. Ta thề với Allah, dù là Fatimah con của Muhammad có mang tội trộm cắp đi nữa thì Ta vẫn chặt tay nó như mọi người khác ». Al Bukhory số 3475 và Muslim 1788.


مر علي بن أبي طالب رض الله عنه في المسجد، فرأى واعظا يعظ الناس، فقال له: أتعرف أحكام القرآن وناسخه ومنسوخه ؟ فقال. لا، فقال علي: هلكت وأهلكت ، ثم منعه من الحديث إلى العامة، لئلا يفسد عليهم دينهم بجهله ، رعاية لأمانة العلم .


Một hôm, ông Aly ibnu Abi Talib ® đến masjid thì tình cờ nghe thấy một người (thầy) đang giảng đạo liên quan đến kinh Qur’an, ông dừng lại và hỏi ông đó: - Ông có hiểu gì về thiên kinh Qur’an, về giáo luật nào đã đựơc hủy bỏ (naasikhoh) và giáo lý (maasoukhoh) nào được thay thế hay không? Ông đó trả lời: - Thưa tôi không biết. Ông Aly ® nói: Tai biến, tai biến, chết rồi, chết rồi.


Sau đó ông Aly ® cấm không cho ông (thầy) đó giảng đạo nữa, vì sợ ông ấy sẽ đem những gì không hiểu biết rõ ràng về giáo lý, nhứt là giảng giãi sai về thiên kinh Qur’an để phổ biến cho quần chúng, nó sẽ gây tác hại đến tôn giáo vì kiến thức nông cạn của ông ta. Đây cũng gọi là sự ủy thác tín nhiệm mà chỉ có những người (Thầy) có kiến thức đúng thật mới có thể chuyển đạt cho người khác được, nếu không thì giá trị của kiến thức và sự tín nhiệm của những vị học giả sẽ không còn giá trị nữa. Cho nên, nếu ai muốn làm một người truyền giáo (thầy) thì cần phải có kiến thức xác thực qua trường lớp, và nhứt là phải học hỏi ngôn ngữ Arab thì mới dể dàng thông hiểu thiên kinh Qur’an, Tawhid, Hadith và những giáo lý khác liên quan về Islam.


Ông Al Kafuwy ® có nói: « Al Amanah có nghĩa là: ‘Tất cả giáo lý mà Allah phán lệnh cho nô lệ phải thi hành, đó giống như là sự ủy thác tín nhiệm cho con người phải thi hành Solah, Zakat và tất cả những gì liên quan đến tôn giáo Islam và điều quan trọng trong sự kiện đó là phải biết giữ gìn bí mật hay những điều gì cần phải che dấu. (Thí dụ: Những điều không tốt của bạn bè, Islam cấm không thể đem ra nói cho người khác biết hay nói những điều thầm kín giữa vợ chồng).


Ông Ibnu Al Jawzy ghi lại từ những nhà phân tích kinh Qur’an rằng: « Trong kinh Qur’an Allah đã phán về ý nghĩa của al Al-Amanah với ba hình thức khác nhau như sau:


1)- Al Faro’iđ: Liên quan đến vấn đề chia gia tài, qua lời phán của Allah:


قال تعالى: (( يَآ أَيُّهَا الِذيْنَ ءَامَنُوا  لاَ تَخُوْنُوا اللهَ وَالرَّسُولَ وَتَخُوْنُوا أَمَانَاتِكُم ..)). الأنفال: 27.


« Hỡi những ai có niềm tin ! Chớ phản bội Allah và Sứ giả (Muhammad) và chớ cố ý gian lận tín vật đã được ký thác nơi các ngươi… » Suroh 8 : 27.


2)- Al Wađi-ah : Có nghĩa là giao hòan lại cho sở hữu chủ như Allah đã phán :


قال تعالى: (( إِنَّ اللهَ يَأْ مُرُكُم أَنْ تُؤَدُّوا الأَمَانَاتِ إِلى أَهَلِهَا ..)). النساء: 58.


« Quả thật, Allah ra lệnh cho các người phải giao hoàn tín vật (amanah) về lại cho chủ nhân của nó ». Suroh 4 : 58.


3)- Al If-fatun : Tự kềm chế, trung tín như Allah đã phán :


قال تعالى: (( إِنَّ خَيْرَ مَن إِسْتَأْجَرْتَ القَوِيُّ الأَمِيْنُ )). القصص: 26.


« …Thật sự, người tốt nhứt mà cha có thể mượn để giúp việc là một người khỏe mạnh và trung tín ». Suroh 28 : 26.


Ông Al Hasanh ® nói: « Là  điều gian dối khi người nào đó nói về những điều kín đáo (bí mật) của người anh em mình ».


Trên đây là những dẫn chứng từ kinh Qur’an, Sunnah và những lời giải thích của những vị Ulama về ý nghĩa của từ ngữ ‘Al-Amanah’ (sự ủy thác tín nhiệm). Đó là những điều rất quan trọng mà người muslim chúng ta cần phải hiểu biết và thi hành, vì tôn giáo Islam không chỉ đặt nặng trên năm nền tảng căn bản không thôi mà cần phải có bản tánh và tư cách hoàn thiện của người muslim nữa, một trong những sự thể đó là Al-Amanah.


Do Ibnu Hosen trích dịch từ quyển “Dalil Al Mauđoaat”, Trang 98-101. Ramadan năm 2009.


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 8236 Tổng lượt truy cập 3158971