-Chân Lý Islam | baiviet | GIÁO LUẬT | AL-EHSAN (HOÀN MỸ, TỐT ĐẸP) (Phần Cuối)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
AL-EHSAN (HOÀN MỸ, TỐT ĐẸP) (Phần Cuối)
14.12.2009 02:24 - đã xem : 2494
_VIEWIMG
Hỡi nhân loại, hãy suy nghĩ và quay trở về với Ngài, cánh cửa ăn năn xám hối luôn luôn được Ngài mỡ rộng để đón chờ những nô lệ lạc lầm, biết nhận tội mà quay về với Ngài, đối với Bản Tánh Nhân Từ của Ngài, người biết lỗi quay trở về nhận lỗi và ăn năn xám hối với Ngài và hứa là sẽ không tái phạm nữa, thì sẽ được Ngài tha thứ như chưa có tội !!!.

Trong thiên kinh Qur’an, Allah có phán lệnh liên quan về Ehsan như sau :

قال تعالى: (( وَاللهُ أَخْرَكُمْ مِنْ بُطُونِ أُمَّهَاتِكُم لاَ تَعْلَمُوْنَ شَيْئاً وَجَعَلَ لَكُمْ السَّمْعَ وَالأَبْصَارَ وَاْلأَفْعِدَةَ لَعَلَكًم تَشْكُرُونَ )) . النحل: 78

« Và Allah đã mang các người ra khỏi bụng mẹ (trong lúc) các người không biết gì cả và Ngài đã ban cho các người cái ‘nghe’ và ‘cái thấy’ và ‘tấm lòng’ để các người có thể tạ ơn (Allah)». Suroh 16 : 78.

Đây là một sự cao quí nhất của Đấng Tạo Hóa đã ban bố cho nhân loại, vậy mà con người ít ai chú ý để tạ ơn Đấng Tạo Hóa đã tạo ra tất cả… Hãy hồi tưởng lại, khi con người mới lọt lòng mẹ để chào đời, từ lúc không biết gì, chỉ biết khóc và nghe mà chưa được nhìn thấy gì cả, một thời gian sau Allah mới cho thấy được hình ảnh của cha mẹ, anh chị em đang săn sóc cho mình, nghĩa là Allah ban cho sự nghe trước tiên để làm gạch nối với cuộc sống ở trần gian, rồi từ từ Ngài mới cho thấy và hiểu biết được những gì đang xãy ra ở xung quanh… Khi đến tuổi trưởng thành, lúc mà Allah ban cho con người có đầy đủ sự nhận xét thì lúc đó Allah mới quyết định kết tội những gì mà con người đi sai đường của Ngài đã phán bảo. Đây là điều huyền bí, bác ái, độ lượng, khoan dung mà Ngài đã ban cho nhân loại, bằng chứng từ kinh Qur’an mà Allah đã phán như sau :

قال تعالى: (( وَإِنْ تَعُدُّوا نِعْمَةَ اللهِ لاَ تُحْصُوهَا.. )). النحل: 18

« Và nếu có đếm các Ân huệ của Allah, thì các người không thể đếm xiết. Quả thật, Allah Hằng Tha Thứ, Rất mực Khoan dung». Suroh 16 : 18.

Vinh Quang ở Đấng Tạo Hóa Vĩ Đại Cao Cả, xin ca ngợi và tạ ơn Ngài đã tạo ra con người với hình hài đẹp đẻ và hoàn mỹ nhứt, Ngài đã ban cho con người có đầy đủ trí khôn để biết nhận xét đâu là điều tốt, đâu là điều xấu. Ngài cũng ban cho con người có nghị lực cao cả để phấn đấu khi gặp phải những chuyện bất lành, và Ngài cũng ban cho con người biết nhận thức mỗi khi lầm đường lạc lối để quay trở về với Ngài, đó là sự ăn năn xám hối để tạ ơn Ngài mỗi khi được thành công…

Chúng ta hãy nên nghĩ rằng, ai là người bảo dưỡng bào thai khi còn nằm trong bụng của người mẹ, ai đã nuôi nấng chăm sóc bào thai cho đến ngày ra đời? Sau khi ra đời thì phải chờ đợi ba năm ròng rã mới biết đi, biết đứng, biết nói, biết kêu đau hay đói bụng… Thời gian cứ thế trôi qua, nếu Allah cho sống với sức khỏe tốt đẹp, thì một ngày nào đó cũng phải đến tuổi xế chiều, lúc đó người già sẽ trở về trạng thái như lúc còn trẻ thơ… Bao nhiêu thức ăn thức uống, hơi thở, bao nhiêu điều khác nữa… vậy mà con người có bao giờ nghỉ đến Ân Huệ đó do ai ban cho ??? Allah kêu gọi hãy tôn thờ Ngài thì con người quay mặt bỏ đi, mỗi khi con thuyền sắp chìm giữa đại dương thì con người cúi xin van lạy cầu khẩn ở Ngài để che chở, nhưng khi được Ngài đưa đến bờ an toàn thì liền phản lại Ngài…

Hỡi nhân loại, hãy suy nghĩ và quay trở về với Ngài, cánh cửa ăn năn xám hối luôn luôn được Ngài mỡ rộng để đón chờ những nô lệ lạc lầm, biết nhận tội mà quay về với Ngài, đối với Bản Tánh Nhân Từ của Ngài, người biết lỗi quay trở về nhận lỗi và ăn năn xám hối với Ngài và hứa là sẽ không tái phạm nữa, thì sẽ được Ngài tha thứ như chưa có tội !!!.

Đối với cha mẹ cũng vậy, chúng ta có bao giờ nghỉ đến ân huệ, sự chăm sóc của cha mẹ hay chưa ? Trước có Allah, sau đó nếu không có cha mẹ, thử hỏi sẽ có chúng ta hay không ? Nên hãy luôn hiếu thảo, phụng dưỡng công lao cao cả của cha mẹ, vì thiên đàng nằm dưới gót chân của người mẹ, nếu cha mẹ không tha thứ cho chúng ta, thì chúng ta sẽ không bao giờ ngửi được mùi vị của thiên đàng… Hãy quay về với chân lý của Islam mà Allah đã ra lệnh phải thi hành theo thiên kinh Qur’an, và đường lối chỉ dẩn (sunnah) của Nabi (saw) mà hành đạo một cách trung trực, thành tâm mới mong được Ngài hài lòng và ban thưởng…

Chúng tôi xin đưa vài hình ảnh mẫu mực để chúng ta nghiên cứu mà noi theo:

·        Có một câu chuyện : Có lần ông Urwah ibnu Az Zubairu ® nhìn thấy ông Ibnu Umar ® đang đi Tawaf ở Kab’ah thì lên tiếng tại đó là muốn xin cưới con gái của ông Ibnu Umar ®. Ông Ibnu Umar ® nghe nhưng không trả lời liền tại đó, sau khi đi Tawaf xong thì ông Umar ® đến gặp ông Urwah ® để xin lỗi vì đang Tawaf và ông nói : « Vì chúng ta đang Tawaf, cho nên phải tập trung tư tưởng vào việc hành đạo, và tôi nghĩ rằng lúc đó chúng ta đang trong tầm nhìn của Allah… Bây giờ, tôi bằng lòng gã con gái của tôi cho anh… » (Xem sách Huliyah Al Awliya : quyển 1 trang 309. Và sách Al Sirru 3/236).

·        Hãy nhìn lại sự đối xử của Rosul (saw) với những người nghèo không nơi trú ngụ, họ ngũ ở bên hiên masjid (Ahlus Sofhatu) như sau : « Người nói : ‘Những ai có thức ăn có thể đủ cho hai người thì hãy mời thêm người thứ ba, những người có thức ăn cho bốn người thì hãy mời thêm người thứ năm, thứ sáu…’, sau đó ông Abubakar ® đem thức ăn đến đủ mời cho ba người, nhưng Rosul (saw) mời đến mười người để cùng nhau ăn ». (Al Bukhory số 2057).

·        « Của ít nhưng lòng nhiều », cho nên đừng có ngần ngại đãi ăn khi khách đến nhà hay khách lữ hành đến bất thình lình, hãy mời họ dùng chung rồi Allah sẽ ban cho ân lộc khác…, Rosul (saw) có tấm lòng nhân hậu, Người luôn luôn chia sẽ với mọi người mà không hề nghĩ đến cho bản thân, từ đó vợ con của Người và các vị bạn hữu của Người đều noi gương học hỏi, cho nên nhiều vị sohabah của Người khi dùng bửa họ thường mời một hay nhiều người đến dùng chung để kiếm thêm ân phước, đó cũng là một phương cách hành đạo mà Islam thành công cho đến ngày hôm nay.

·        Ông Jafar ibnu Abi Talib ® bị giết trong trận Moutah, Rosul (saw) đã đến khuyên nhủ vợ con của ông Jafar ® như sau: « Ta sẽ là người bảo hộ chăm sóc cho gia đình của Jafar ở trên đời nầy cũng như ngày Sau ». Imam Ahmad số 1753.

Thể theo Sunnah của Rosul (saw), mỗi khi ở trong xóm làng nếu có người chết thì những anh chị em Muslim trong xóm làng đó phải lo thức ăn để phục vụ cho gia đình đang có tang lễ. Những người đến chia buồn cũng không được ăn uống ở nhà đang có tang lễ đó, dù là một tách nước trà hay một tách cà phê cũng không được, bởi lẽ gia đình đang có tang đang cần sự giúp đỡ của mọi người và họ cũng không còn tâm trí đâu mà lo những chuyện khác. Ngoài ra, những người có trách nhiệm tinh thần (an sinh xã hội) trong xóm làng phải đứng ra để lo việc mai táng, chẳng hạn như lo thủ tục giấy khai tử, tắm liệm và chôn cất… Mặc dù theo giáo lý nó không phải bắt buộc cho tất cả cộng đồng tại đó, nhưng ít nhất cũng phải có vài người đứng ra lo những thủ tục cần thiết trong việc mai táng. Ngược lại, nếu trong xóm làng đó không một ai biết thủ tục tắm liệm để lo chôn cất thì nguyên cả xóm làng đó sẽ mang tội vô trách nhiệm và từ đó nó trở thành Fardu Ainy (bắt buộc), nghĩa là tất cả phải học hỏi để hiểu biết cách tắm liệm và chôn cất khi có người chết trong làng…

·        Ông Anas ® nói : « Khi Nabi (saw) vừa đến Medinah, những người li hương đến gặp Người thưa rằng : « Thưa thiên sứ của Allah ! Chúng tôi chưa có thấy những anh em nào đã đối xử tử tế, tốt lành với chúng tôi như những anh em bản xứ, họ đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều ngay cả chia sẻ việc buôn bán làm ăn, dạy nghề cho chúng tôi, chúng tôi sợ rằng qua sự giúp đỡ đó, chúng tôi sẽ mất đi nhiều phước lộc của Allah ». Rosul (saw) trả lời : « Không đâu ! Các người hãy cầu xin Allah và khen thưởng họ, thì đó cũng là có phước rồi ». (At Tirmizy số 2487 và Abu Dawu số 4812).

·        Bà Aysah ® thuật lại : « Có một người đàn bà cùng hai đứa con gái đến xin ăn, trong lúc đó trong nhà tôi không có cái gì hơn một trái chà là, tôi liền đưa cho bà chị ấy, bà xé đôi chia đều cho hai đứa con gái, xong bà ra về. Khi Rosul (saw) trở về nhà, tôi liền thuật lại cảnh tượng cảm động của người mẹ đó cho Rosul (saw) nghe, Người nói : Những ai đối xử tử tế như bà chị kia đã lo cho con như vậy, họ sẽ được che chở tránh khỏi lửa địa ngục » Al Bukhory số 5995 và Muslim số 2629. Qua hadith khác Rosul (saw) nói với ý nghĩa: « Sođakoh dù chỉ một trái chà là... »

·        Ông Abdulloh ibnu Umar ® có nói là Rosul (saw) có thuật lại một câu chuyện của một bà già thường xuyên hành hạ con mèo cho đến chết, đến khi bà chết đi thì bị Allah trừng phạt và đày bà vào địa ngục, vì trong lúc bà nuôi con mèo nhưng không cho nó ăn uống, cũng không cho nó tự do đi kiếm thức ăn mà tối ngày cột nó lại một chỗ để nó đói mà chết, vì thế bà mang tội giết thú vật vô tội. (Al Bukhory số 3482 và Muslim số 2242).

Đó là sự trừng phạt vì tội bất cẩn không đối xử tử tế tốt lành với thú vật, vì chúng cũng là tạo vật của Allah, cho nên phải tôn trọng bất cứ sinh mạng nào mà Allah đã tạo ra, ngoại trừ những thú dữ làm hại đến chúng ta, chúng ta mới được phép giết nó để tránh tai họa.

* Ông As Sađy giải thích : Al Ehsan (thiện lành hoàn mỹ) có hai điều cần phải thi hành:

a)- Wajib (bắt buộc) : Những điều bắt buộc mà con người phải cố gắng thi hành, đó là  những giáo luật mà Đấng Tạo Hóa đã ban lệnh trong khả năng có thể của con người.

b)- Tùy khả năng thích hợp : Ngoài những giáo luật bắt buộc phải thi hành ra, con người phải cố gắng lo chu toàn cho bản thân, như tiện nghi về gia thất, đi làm để có tiền nuôi sống gia đình, học hỏi hay tìm hiểu để có kiến thức, hãy tham gia vào bất cứ những công việc tốt đẹp, thiện lành cho tôn giáo, xã hội và cộng đồng… Tất cả những điều thiện lành tốt đẹp đều được xem như là một việc làm sođakoh. Hoặc những điều gì mà chúng ta cố gắng tránh làm phiền não hay tránh làm những gì người khác không vui, dù ít hay nhiều đó cũng là sođakoh…

Thí dụ có một câu chuyện của một cô gái dù hành nghề mại dâm nhưng vì tình thương, cô đã xé áo để làm sợi dây thòng xuống sông múc nước cho con chó uống trong lúc nó đang đói khát sắp sửa chết, qua cử chỉ tốt đẹp đó Allah đã ngợi khen cô ta và Ngài tha thứ những hành vi xấu xa của cô ta trước kia và Ngài cho cô ta vào thiên đàng.

Có người (bạn hữu) hỏi Rosul (saw) : Thưa Thiên sứ của Allah, nếu chúng ta đối xử tốt đẹp với thú vật, vậy có phước hay không ? Rosul (saw) trả lời: « Đối xử tử tế tốt đẹp vói thú vật cũng như bất cứ nhân tạo nào cũng đều có phước cả ».

Trước khi chấm dứt bài này, tôi xin gởi đến quí vị một hadith do Muslim ghi lại, đây là một câu chuyện về tư cách cư xử của Rosul (saw) đối với người láng giềng Do-Thái như sau: «  Có một gia đình láng giềng với Rosul (saw) là một gia đình Do-Thái, ông ta là một người khó tánh và hay ganh tỵ, luôn luôn tìm mọi cách để gây phiền phức cho Rosul (saw), đôi lúc ông ta còn đổ những đồ dơ hay để những nhánh cây có gai trước cửa nhà, ý muốn gây sự cản trở và phiền phức cho Rosul (saw) mỗi khi đi và về, và ông ta cũng thường hay la hét khơi khơi để chọc tức Rosul (saw)… Nhưng mỗi lần gặp họ thì Rosul (saw) cũng vẫn cho salam (chào hỏi), và không bao giờ Người than phiền hay lên tiếng phản đối về hành động đê tiện của người láng giềng đó. Ngày tháng trôi qua, người láng giềng Do-Thái đó cứ muốn phá phách Rosul (saw) mà không chịu buông tha, nhưng cái gì mà Allah an bày thì nó sẽ đến mà không ai ngờ được…

Một hôm, Rosul (saw) ngạc nhiên sao mấy ngày nay không nghe tiếng tâm cũng không thấy mặt người láng giềng khó chịu này đâu cả, Rosul (saw) mới bước qua gõ cửa hỏi thăm xem có việc gì xãy ra không ? Ông láng giềng Do-Thái đó mỡ cửa nhưng với bộ mặt ủ rũ đau buồn vì đứa con trai đang nằm hôn mê trên giường, Rosul (saw) vào nhà nhìn gương mặt và ánh mắt của cậu bé, Rosul (saw) biết được là cậu thanh niên nầy sẽ không kéo dài được bao lâu nữa, Rosul (saw) nhìn cậu thanh niên đó nói rằng : « Cậu hãy chấp nhận câu ‘Shahađah’ sau đây đi: ‘La ila ha illolloh, Muhammad Rosul lulloh’  (Không có thần thánh nào khác ngoài Allah ra để tôn thờ và Muhammad là sứ giả của Ngài), thì sẽ bảo đảm cho cậu tránh khỏi địa ngục sau nầy ». Nghe xong cậu bé nhìn cha để hỏi ý, người cha thấy vậy liền nói : - Con hãy nghe lời Aba Kosem (tên tự của Rosul) đi ! Nghe vậy, chàng thanh niên liền thốt lên câu shahađah và chỉ vài phút sau cậu ấy trút hơi thở cuối cùng ra đi vĩnh viển. Rosul (saw) nói : « Alhamdulillah ! xin ca ngợi va tạ ơn Allah đã cứu được một linh hồn ra khỏi lửa địa ngục ». Kể từ ngày đó, người láng giềng khó chịu kia đã trở thành bạn hữu của Rosul (saw) như bao bạn hữu chân thành khác… Cho nên, chỉ vì cách cư xử tốt đẹp của Rosul (saw) mà đã làm cho người láng giềng khó chịu trở thành người bạn thân của Người sau này.

Qua bài học cao quí trên, chúng ta nên nhận thức rằng con đường hay phương thức đi làm ‘Daw’ah’ cần phải có sự tế nhị, kiến thức, hòa nhập với môi trường sinh hoạt và phải luôn luôn tạo sự tốt đẹp với đối tượng mà chúng ta cần đi đến với họ. Hãy luôn dùng tình thương, thiện cảm và trung trực mới có thể thành công cho việc ‘Daw’ah’ của mình, nếu ai dùng tâm lý ngọt ngào để lường gạt hoặc không thành tâm thì Allah sẽ không bao giờ cho họ thành công, nên nhớ rằng lúc nào Allah cũng chứng giám tấm lòng, lời ăn tiếng nói và cách làm của mỗi người…

Cầu xin Allah ban cho chúng ta luôn luôn có tấm lòng thành tâm, trung trực, luôn làm việc thiện lành tốt đẹp, tử tế với mọi tạo vật chỉ vì Ngài duy nhứt, xa lánh chúng ta từ trái tim ngụy thiện, đôi mắt tò mò lường gạt, lời nói giả dối xão trá, và dục vọng không bao giờ thỏa mãn, amin.


Do Ibnu Hosen trích dịch từ sách “Dalil Al Maođu-at” trang 11-15.

Tháng Shawal năm 2009.

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 2725 Tổng lượt truy cập 3158761