CHỦ ĐỀ 5: CẦU NGUYỆN, KHẤN VÁI MỒ MẢ 08.05.2008 20:37 - đã xem : 3413 Trải qua lịch sử con người, việc vinh danh người chết qua các tang lễ, xây dựng và trang trí các ngôi mộ, cùng với các lễ tiết linh đình làm tuần, đám giổ, cúng bái… đã dẩn đến sự xáo trộn và lệch lạc lớn lao trong tín ngưỡng. Kết quả là phần lớn nhân loại đã dấn mình vào một số dạng thức thờ cúng mồ mả. Theo tập tục cổ truyền của nhân loại, phần nhiều thường hướng về việc thờ phượng tổ tiên ông bà, sau đó sinh ra những vấn đề cúng bái và cầu xin người chết trên mồ mả, nhất là những người dân ở vùng Châu Á nói chung. Người Muslim nói riêng, sau khi Rosul (saw) qua đời, theo thời gian các nhà cai trị người Muslim và quần chúng dần dần đã đi lệch khỏi các nguyên lý căn bản của niềm tin Islam và bắt đầu bắt chước cách làm của những người không phải là Muslim của các nước chung quanh. Thời gian cứ trôi qua, cha mẹ truyền lại cho con cái, hoặc con cái bắt chước cha mẹ, người này nối tiếp người kia, cứ thế mà tiếp diển trong sự mê muội và tâm tối… Chẳng hạn, xưa kia người dân vì quá hâm mộ những bậc « Tiền nhân » nên họ bỏ tiền và công sức để xây dựng những đền đài cao ốc trên những ngôi mộ của các vị Sahabah của Rosul (saw) như ngôi mộ của ông Aly ibnu AbuTalif ®, Imam Abu Hanifa, Imam Shafi’y và những người đã được chỉ định là các Thánh Sufy như là Junayd và Abdul Qadir al-Jilany… Thời gian gần đây, việc xây dựng đền thờ đã bao gồm thêm các nấm mồ của những nhà lãnh đạo các phong trào xã hội như Muhammad Ali Jinnah (nhà sáng lập nước Pakistan), Muhammad Ahmad (gọi là Mahdi của nước Sudan)… Ngày nay, có rất nhiều người Muslim thiếu sự hiểu biết đã đi xa ngàn dậm để thực hiện những việc ‘bid’ah’ rồi tiến tới ‘Shirk’ với Allah. Chẳng hạn, họ đi ‘Tawaf’ chung quanh ngôi đền hay các mồ mả lộng lẩy, một số thì dâng lễ nguyện bên trong hoặc bên ngoài các đền thờ này, và một số khác có lẽ mộ đạo hơn bằng cách mang những thú vật đến tế lễ (dhabh) ở các nơi đó, sau đó họ cầu xin những gì họ muốn qua trung gian hoặc trực tiếp ??? Cầu nguyện, khấn vái người chết. Thường thường, những người trực tiếp cúng bái trên mồ mả, hướng lời cầu nguyện về người chết theo hai lối : a)- Một số người dùng người chết như là người trung gian. Họ khấn vái người chết theo cung cách của người ‘Thiên Chúa giáo’ xưng tội với các linh mục, xưng tội với các linh mục để linh mục sẽ xin Thượng Đế tha tội cho họ. Do đó, linh mục hành động như là cấp trung gian giữa người dân và Thượng Đế. Còn vào thời trước Nabi Muhammad (saw) thì những người Arab đã sử dụng các bụt tượng để làm trung gian giữa người dân và Thượng đế của họ. Bởi thế, Allah đã nhắc lại lời lập luận của người Arab xưa kia như sau : « …Thế mà những kẻ đã chấp nhận những vị bảo hộ ngoài Ngài đã nói : ‘Chúng tôi tôn thờ họ chỉ vì nhờ họ đưa chúng tôi đến gần Allah hơn’… » S. 39 : 3 Một số người cúng bái mồ mả trong đó có người Muslim khấn vái người chết và xin họ chuyển các lời cầu xin của họ đến Thượng đế để thỏa mãn các nhu cầu của họ. Việc làm này được căn cứ trên mối tin tưởng rằng người ngay chánh chết chẳng những được gần gủi với Allah hơn mà còn có thể nghe lời cầu xin và đáp ứng cho người đời. Do đó, người chết trở thành những đấng khuất mặt, hình tượng trung gian, có khả năng giúp đỡ người sống. b)- Những người khác khấn nguyện và cầu xin người chết tha thứ về tội lỗi của họ. Khi làm như vậy, họ đã tự ban cấp cho người chết thuộc tính mà đáng lý ra chỉ có thể thuộc Allah (at-Tawwab), Đấng mà mọi ăn năn và sám hối được hướng vào, họ cũng cho người chết thuộc tính al-Gafur, Đấng duy nhất có khả năng dung tha tội lỗi. Việc làm này tương tự như người Thiên chúa giáo đã cầu nguyện Nabi Isa (A) thay vì Thượng đế. Nhiều người Muslim thiếu hiểu biết trên thế giới cũng cầu nguyện đến Nabi Muhammad (saw) theo lối này. Đó là cách làm đã hoàn toàn bị các lời chỉ dạy của Islam bác bỏ trên mọi cơ sở. Theo Islam, khi người nào đã chết tức đã vào chổ « al-Barzakh » để chờ đợi Ngày phán xét, thì mọi hành vi của y đã đến điểm chấm dứt, họ không còn có thể giúp gì cho người còn sống, mặc dù các hành động của y lúc còn sống có thể có hậu quả tác động lên cuộc sống và y tiếp tục thụ hưởng ân phước hoặc hứng chịu sự trừng phạt cho riêng mình y. Abu Hurayrah ® đã thuật lại lời của Rosul (saw) nói như sau : « Khi một người chết, thì các hành vi (tốt) đến hồi chấm dứt, ngoại trừ ba điều : việc từ thiện được tiếp tục hưởng lợi ích, kiến thức có lợi ích cho con người, và người con hiếu thảo cầu nguyện cho y. » Hadith do Muslim ghi lại. Nabi Muhammad (saw) đã giải thích, Người không thể làm gì cho ai cả trong cõi đời này, dù là có thân cận với Nabi (saw) bao nhiêu cũng vậy. Vì Allah đã phán bảo Nabi (saw) nói với các tín đồ như sau : « Hãy bảo họ : ‘Ta không có quyền quyết định điều lợi hoặc điều hại cho chính bản thân Ta trừ phi điều nào Allah muốn. Và nếu ta biết điều vô hình thì chắc chắn ta sẽ tom góp nhiều điều tốt cho ta và sẽ không gặp một điều bất hạnh nào. Thật sự ta chỉ là một người báo trước và là một người mang tin lành cho những người có đức tin. » S. 7 : 188 Một Sahaby của Nabi (saw) là Abu Hurayrah ® đã thuật lại khi câu kinh « Hãy cảnh giác người thân thuộc gần nhất » (Qur’an S.26 :214) được mặc khải cho Nabi (saw) thì Nabi nói : ‘Hỡi người dân Quraish, hãy đạt cứu rỗi từ Allah (bằng cách làm điều thiện). Ta không thể giúp các ngươi chống lại Allah ; Hỡi con cháu của Abdul-Mutalib, ta không giúp ích gì cho các ngươi chống Allah đâu ; Hỡi (bác của tôi) ‘Abbas ibn Abdul-Mutalib ; Hỡi cô Safiyah, ta không thể giúp các ngươi chống Allah ; Hỡi Fatimah, con gái của Muahammad, hãy xin ta những gì con thích, nhưng ta không có gì có thể giúp con chống Allah đâu. » hadith do Al Bukharry và Muslim ghi lại. Trong một dịp khác, một sahaby của Nabi (saw) đã kết thúc câu nói với Nabi (saw) « Đó là những gì Allah muốn và Nabi muốn » thì Nabi sửa sai ngay : « Có phải ngươi đang làm ta ngang với Allah đó không ? Hãy nói ‘Đó là những gì mà riêng Allah muốn. » Hadith do Ahmad ghi lại. Mặc dầu Nabi (saw) đã chống lại việc cầu nguyện Nabi (saw) như vậy, nhiều người Muslim vẩn làm điều đó và còn cầu nguyện một loạt các Thánh khác nữa. Cách làm dị giáo này được căn cứ trên lập luận của nhóm ‘Sufy’ thần bí cho rằng trật tự của vũ trụ được duy trì là do một số lượng cố định các bậc thánh gọi là « Riyal al-Ghayb » (những người của thế giới vô hình). Khi một thánh nhân trong số đó chết thì sẽ được thay thế bằng một thánh nhân khác ngay. Trên chóp bu của hệ thống là Qutb (cây chống hoặc trụ thần bí của thế giới) hoặc Ghâuth (cứu giúp) ‘Abdul Qadir al Jilany (mất năm 1166TL) nổi tiếng là al-Ghâuth al-A’dham (Ghâuth-e-Azam) : ‘Nguồn cội vĩ đại nhất của cứu giúp’ và trong thời kỳ loạn lạc nhiều người quay về ông ta cầu xin « Ya, Abdal Qadir Aghitny » (Hỡi ‘Abdal Qadir’, xin hãy cứu tôi). Thói quen cầu xin sai lệch như thế được phổ biến trong một số giới người Muslim mặc dầu trong một ngày ít nhất cũng khoảng 17 lần họ đã lập đi lập lại câu : « Iya kana’a budu iya kanas ta’in » (Ôi Allah duy chỉ Ngài chúng tôi thờ phụng và chỉ với riêng Ngài chúng tôi cầu xin được giúp đỡ) trong bài al-Fatiha (Qur’an S.1 – 5). Cho nên, sau khi nhận thức Allah là Rabb của mình, người Muslim chỉ tôn thờ và phụng sự riêng Allah và cầu xin Ngài giúp đỡ trong mọi hoàn cảnh. Người Muslim không được nhập nhằng giữa Đấng Tạo Hóa Allah và các tạo vật của Ngài. Mọi vật trong các tầng trời và trái đất và giữa trời đất đều là các tạo vật của Allah kể cả loài người. Người Muslim không được phép tôn thờ các tạo vật của Allah mà chỉ tôn thờ riêng Allah, Đấng Tạo Hóa. Tôn thờ các tạo vật của Allah là phạm một trọng tội mà Allah sẽ không bao giờ tha thứ. Tất cả các cung cách cầu nguyện ngoài Allah là trọng tội « Shirk » (Phản Allah) mà Islam đã cực lực lên án, vậy mà vẫn có người cả gan còn xâm nhập vào quần chúng người Muslim dưới hình thức này hay hình thức nọ. Abu Sa’id al-Khudry ® đã thuật lại lời cảnh giác của Nabi (saw) : « Các ngươi sẽ theo cách hành đạo của các vị tiền nhân, từng bước một, theo sát cho đến nỗi họ sụp lỗ rắn mối, các người cũng sụp theo. » Khi được hỏi có phải Nabi muốn nói đến người dân Kinh sách (Ahl-al-Kitab) hay không thì Nabi (saw) trả lời : ‘ Nếu không phải họ thì là ai ?’ ». Hadith do Al-Bukhary và Muslim ghi lại. Thâuban ® cũng thuật lại lời Nabi (saw) : « Giờ cuối cùng (Ngày Tận Thế) sẽ không đến cho mãi đến khi nào một vài nhóm trong cộng đồng của ta tôn thờ bụt tượng ». Hadith do Al-Bukhary và Abu Dawud ghi lại). Và Abu Hurayrah ® thuật lại là Nabi (saw) nói : « Giờ cuối cùng sẽ không đến cho đến khi người đàn bà từ bộ tộc Đaus lắc mông họ (trong khi làm Tawaf) quanh đền thờ tượng al-Khalasha ». Ibnu Khathir (An-Nihayah fi Gharib al-hadith wa al-Thar) Do đó, điều cần yếu đối với người Muslim là phải thấu hiểu Islam, nguồn gốc và sự phát triển dưới viễn tượng Islam. Sau khi tìm hiểu như vậy, việc hành đạo có thể được thông suốt trong một khung cảnh thích hợp và các quy định ràng buộc họ sẽ trở thành hiển nhiên rõ ràng hơn trong Islam. Trích một phần trong quyển “TAWHID Căn bản đức tin của Islam” Của nguyên tác Abu Aminah Bilal Philips và được ông Dohamide Abu Talib – Mariam Kiều thị Kim Quy – và Abdul Halim Ahmad đảm trách biên dịch. Người Muslim chỉ được quyền đu-a (cầu xin) cho người chết mà không được quyền đọc Qur'an cho người chết, vì Qur'an chỉ dành cho người còn sống. Giáo luật Islam tuyệt đối nghiêm cấm đọc thiên kinh Qur'an ở hai nơi: nghĩa trang và nhà vệ sinh. Ý kiến bạn đọc |